c
[00] Mục Lục
[00-1] Lời nói đầu
[00-2] Lời tựa
PHẦN I : TIA SÁNG THIỀN ÐỊNH
[01-01] Dẫn nhập
[01-02] Ðối Thoại 01-17
[01-03] Ðối Thoại 18
[01-04] Ðối Thoại 19-24
[01-05] Ðối Thoại 25-27
[01-06] Ðối Thoại 28-30
PHẦN II : THỜI KỲ NHIẾP TÂM
[02-01] Dẫn nhập
[02-02] Ngày Thứ Tư, Lời bình về " Ba bất lực" Công Án 88 của Bích nham lục
[02-03] Ngày Thứ Năm, Lời bình về" Tôi không biết" Công Án 1 của Bích nham lục
[02-04] Ngày thứ sáu,-
Lời bình về " Một người ở trên một cái cây" Công Án 5  Vô môn quan của Vũ môn.  Ngày thứ bảy, Lời bình về " Suy nghĩ không tốt cũng không xấu"?Công Án 23 Vô môn quan của Vũ môn
[02-05] Mô Tả  Sự  Giác Ngộ
[02-06]Thật hân hạnh là một con người
PHẦN III : SỰ TỤNG NIỆM
[03-01] Dẫn nhập
[03-02] I / NHỮNG BÀI KỆ: Tứ hoằng thệ nguyện - Tâm kinh Bát Nhã - Bạch Ẩn Huệ Hạc toạ thiền ca - Tín tâm minh
[03-03] II/ MỘT LÁ THƯ VÀ MỘT LỜI ÐÁP: Thiền đạo?" nó làm tôi mất khí thế"
[03-04] III NHỮNG ÐỐI THOẠI: Không phải cúng dường cho Ðức Phật sao? Từ bi , giống như tình yêu, không phải là những gì người ta nói đến - Quán thế âm, vị Bồ tát của lòng từ bi, thật sự hiện hữu hay không? Sám hối những hành vi tội lỗi và che dấu những hành động tốt
PHẦN IV: ÐẠO ÐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
[04-01] I NHỮNG BỨC THƯ VÀ LỜI ÐÁP: "Sống trên đời như là một Phật tử Thiền có ý nghĩa gì?"" Thiền là một cách trốn thoát?Bạn đang làm gì để giúp đở xã hội"" Tôi có phải từ bỏ gia đình để đắc ngộ trong Thiền hay không?"
[04-02] II CÁC ÐỐI THOẠI:  Ngộ đưa ra giải pháp cho những vấn đề đạo đức nan giải phải không? Thiền ở trên đạo đức nhưng đạo đức không thấp hơn Thiền - Nhà chứa và Phật giáo
[04-03] III THUYẾT PHÁP: Giới luật thứ nhất " đừng giết mà nên nuôi dưỡng những mầm sống" : tranh luận về giết thú vật, phá thai, chiến tranh, tự sát, giúp người bệnh chết nhẹ nhàng theo ý muốn. Lời cuối cùng? Một chú thích cá nhân
[05] Lời kết
c

 

cÐại Thừa Xuất bản 1998
THIỀN, ÁNH BÌNH MINH PHƯƠNG TÂY
Nguyên Tác: Roshi Philip Kapleau
Việt dịch : Huỳnh Công Hoàng
II MÔ TẢ SỰ GIÁC NGỘ

1 " SỰ HẠNH PHÚC NHƯ THẾ LÀM BẠN HIỂU SỰ BẤT HẠNH CỦA BẠN NHƯ THẾ NÀO TRƯỚC ÐÂY TRẢI QUA"

LÃO SƯ kính mến, thư này được trong niềm hi vọng khuyến khích những người khác. Ðặc biệt, những ai đang sống xa trung tâm thiền và phải thực hành đơn độc, những người cao niên bị trở ngại về thân xác, và những ai cảm thấy thiếu niềm tự tin. Năm năm qua, kể từ lần đầu tôi đến trung tâm vào tuổi năm mươi chín, tôi đã dự chỉ ba khóa nhiếp tâm bảy ngày ( chủ yếu vì lưng đau và chân bị tê cứng)--Nhưng khóa nhiếp tâm thứ ba- tháng 10/75-là khoá nhiếp tâm năng động kỳ diệu. Các trở ngại, đau đớn, tuổi tác, khủng hoảng vì tuyệt vọng, thậm chí cả tu tập đơn độc--bây giờ tất cả được nhìn như là trạn mưa rào ơn phước.

Mặc dù, ngay từ các buổi lể mở đầu, khoá nhiếp tâm đó đã phóng tôi vào sự luyện tập khẩn trương và cường độ tu tập tôi chưa từng biết trước đây. Chắn chắn rằng không có sự gợi ý đó là " khoá nhiếp tâm của tôi." Tôi đã dành cho thiền năm năm, đến đây là kết thúc, vì vậy có thoả thuận ngầm mới " Ðược, ta sẽ dành cho Thiền thêm ba năm nữa. Và rồi ta sẽ xem." Cách nào mang lại một chút ít hi vọng tức thời cho người tu tập quá tản mạn, bị lôi kéo bởi niệm tưởng? Người đọc không ngừng nghỉ? Người chắc chắn là không thể ngồi yên trên chiếu thiền? Ðiều duy nhất có thể nói được về sự tu tập của tôi là nó bền bỉ, trung thành bền bỉ và kiên định, bất kể vấn đề gì nảy sinh. Ðôi khi, sau những khủng hoảng, tôi thề bỏ cuộc, ngưng " sự lãng phí hoàn toàn ngay tức khắc," cố gắng bỏ và nhận ra tôi không thể. Thiền tóm lấy tôi và đang lắc tôi như mèo vờn chuột. Tôi đã chống trả và cố vượt thoát, nhưng mọi việc không thành.

Giờ đây, chúng tôi đang ở trong khóa nhiếp tâm. Câu chuyện cũ không thích hợp và nên quên.
 
 

Hai ngày đầu tiên, sự tu tập của tôi phóng đi có khí thế, một phần nhờ vào sự chuẩn bị kỹ ở nhà. Ðau lưng, các ý tưởng lơ đãng, nhưng tôi có thể quay lại và quay lại và rồi lại quay lại sự tập trung. Lời bình của lão sư vào ngày thứ hai nhắm chí tử vào ai lệ thuộc vào lời. Họ là những kẻ thất bại, lão sư nói. Từng là nhà văn và là kẻ cả đời sống với chữ nghĩa, tôi cảm thấy những mũi tên này cắm vào tim tôi, và khóc một cay đắng. Tôi nhớ đến những sổ ghi chép và báo chí lư giữ đã ba mươi năm, mà tôi rất hãnh diện, bám bụi nhưng không được ném bỏ đi--sự ràng buộc với qúa khứ, ràng buộc với ngã. "Tôi sẽ đốt chúng," tôi hứa," tôi sẽ tái sinh trong mỗi khoảnh khắc." Sự tập luyện của tôi đang nóng lên. Tôi được trợ giúp bởi mỗi người quanh tôi-- sự trợ giúp cá nhân đặc biệt được trao tặng không thể nào tin được, ít nhất, bởi bốn người nhiếp tâm kế cận.
 
 

Ngày thứ ba, thứ Ba "đen". Mọi sự vỡ vụn, sụp đổ. Tôi đắm mình vào nổi chán nãn đen tối nhất. Không thể tu tập. Không bao giờ có thể nữa. Chẳng thể nán thêm hơn ba mươi giây. Tôi sẽ rời khoá nhiếp tâm, lìa Thiền mãi mãi. Vì cái gì để sống? Tôi dừng lại ở ý định tự sát. Tại sao không? Tự sát. Sao lại sống? Sẽ không dự buổi độc tham. Không đủ can đảm để tới. Có ích gì? Tôi nói được gì? Tôi đã bị cháy hết rồi, chiếc hỏa tiển rời khỏi bệ phóng hai ngày…cạn kiệt, cạn kiệt. Ðau khổ dâng trào sôi sục. Cuối cùng, tôi lê bước đến buổi độc tham, đứng cuối cùng trong hàng. Lão sư ôm tôi, khuyến khích tôi. Sự nhiếp tâm mất trong tôi là không thực. Tôi có thể lôi nó ra. Phải không? Vâng, tôi có thể và tôi sẽ, tôi sẽ. Dần dần mây đen vén lên, cùng lúc ấy, tu tập sống lại ở mức độ sâu hơn. Năng lượng lại tuông trào.
 
 

Ngày thứ tư và năm, mọi việc đang xảy ra. Vốn là phóng viên--người quan sát, tôi theo dõi chúng với kinh ngạc dịu dàng. Nhưng đây là bầu trời quang minh tôi đã từng đọc đến! Ý tưởng bồng bềnh như mây, vô tội, tự do. Ô, kỳ diệu, chẳng thể tin được. Thời gian trôi qua, tôi phân tích và quan sát trạng thái mới của tôi, bám víu vào nó. Dĩ nhiên, nó mờ đi, lung linh, biến mất. Lại u ám,tảng mạn, chua xót, hoang tưởng. Quay lại trạng thái cũ. KHÔNG … KHÔNG… KHÔNG …Người đạo hữu bên phải tôi đang tu tập với sự vững chắc và sức mạnh của núi. Tôi hấp thu sức mạnh của anh ta, thậm chí hoà điệu vào hơi thở của anh ta. Ðược rồi. Năng lượng và sức mạnh tăng lên. Bổng nhiên người quan sát ghi nhận : núi bạc…vách sắt! Núi bạc trơn trợt như băng; tường sắt có cái cổng nặng nề được cài then chôn chặc. Tôi xô mình đẩy nó lần nữa, rồi lần nữa. Tôi dán mình vào nó KHÔNG … KHÔNG… KHÔNG … Và nó cũng biến mất và chẳng trở lại .

Tôi không biết làm gì. Tôi đang ở ngõ cụt, trong một cái hộp, không, căn phòng không cửa đi lẫn cửa sổ. Tôi phải phá ra, nhưng cách nào, cách nào , cách nào. Ðâm thẳng vào bức tường, cào cấu. Tuyệt vọng, tuyệt vọng, tôi phải thử bất kỳ thứ gì, làmbất cứ cách gì. Sôi nổi, tôi ôn lại toàn bộ hướng dẫn tôi đã nghe và đọc. Tôi sẽ như đứa trẻ, ngốc nghếch. Tôi phải tin? Tôi sẽ tin? Tôi thật tin. Họ nói tôi là KHÔNG? Vậy tôi là KHÔNG. Nếu tôi là KHÔNG, tôi biết KHÔNG. Do vậy tôi thật biết KHÔNG. Tôi là KHÔNG, tôi biết KHÔNG. Tôi không là gì ngoài KHÔNG. Tôi là đứa trẻ ngốc nghếch, là KHÔNG, và thấy KHÔNG ở mọi nơi… và tiếp tục và tiếp tục và tiếp tục. Nổi tuyệt vọng của tôi đến rồi đi như những đợt sóng. Không có cảm giác nào của bất kỳ giải pháp nào đang đi đến. Chỉ có đấu tranh, đấu tranh vì chính sự cấp thiết. Tôi phải xuyên phá, và dù tôi không mong mõi xuyên phá, hay nghĩ tới cái gì giống như xuyên phá. Các nổ lực của tôi vẩn còn khó hiểu, với sự tản mạn … Trên giường, tôi đấu tranh để lôi KHÔNG vào giấc ngủ. Ngươi muốn ngủ ư? Tốt thôi, cứ việc … Nhưng chỉ khi KHÔNG đi kèm với ngươi. Không chắc điều này có thành công như mong ước hay không. Nhưng nó xuất hiện con đường trống trải cho KHÔNG xâm nhập vào tâm với các chừng mực sâu hơn. Bây giờ, trong và ngoài thiền đường, các tản mạn ngày càng ít dần. Tôi không còn phải đấu tranh với chúng nữa. KHÔNG sẳn sàng quay lại; nó luôn ở đó, ngay dưới váng bẩn bề mặt.
 
 

Ngày thứ sáu và bảy. Cái bụng người cười. Lấy một cái thau to để lau rửa người, tôi phải đang đứng một cách kỳ quặc, vì cái bụng buồn cười kỳ lạ đang nhìn lên tôi bằng một con mắt của nó. Dường như nó lớn gấp hai lần như tôi đã nhớ và có một nhân cách kỳ quặc đầy đủ riêng nó. Chúng tôi chào nhau và ngã lăn ra cười. Vậy mà tôi tưởng nó là" của tôi". Ngạo mạn làm sao, lố bịch làm sao! Cái mà tôi tưởng là tôi là một bó thực thể buồn cười. Sau công việc sáng thứ Sáu tôi đang nằm trên giường nghỉ ngơi, khi chính lão sư đang đứng ở đó trong hình dạng cái còi hơi nước bằng đồng to lớn, áp lực bên trong đang tăng, tăng. Van mở--đó là miệng của ông--hơi nước phun lên và

KHÔNG!

Phát ra phiá trước tiếng còi làm rung chuyển thế giới. Rồi tôi là lão sư và tiếng còi đang phát ra từ tôi, là tôi, là mọi người, mọi sự! Rào chắng bắt đầu sụp đổ; tâm đang làm việc cuồng nhiệt; những tiếng nói bí mật trở nên rõ ràng. Dĩ nhiên, dĩ nhiên! Diệu kỳ biết bao, đúng lúc biết mấy… Một hạnh phúc chất ngất xâm đang xâm chiếm tôi. Hồ nghi còn lại--chẳng phải hiểu biết này vẫn còn qúa duy lý hay sao? Nhưng hồ nghi chẳng còn đắp đập ngăn cản hạnh phúc lẫn cảm xúc biết ơn, bắt đầu chảy mạnh đến nổi gần như quá mức chịu đựng. Ngày đó và kế tiếp, ngày cuối của khóa nhiếp tâm, trải qua trong sự sửng sốt của hạnh phúc, vui thú trong mỗikhoảnh khắc tới. Nhảy nhót trong hàng thiền hành, rồi khóc vì nghĩ là tới nợ nhiều biết bao nhiêu với lão sư, Tăng đoàn, chư Tổ, lực lượng nhân từ huyền bí chuyển dời mạng sống chúng ta.

Có lẽ tác động xúc cảm mạnh mẽ của kinh nghiệm này, chỉ nông cạn và cục bộ, do chính sự vô vọng của hoàn cảnh tôi trước khi nó xãy ra: gần như hoàn toàn không có niềm tin, khô như cục xương, cằn cổi, âm u, chết cứng, bị nhốt vào chứng tật hoài nghi, không thể nào phá thoát. Và luôn luôn khao khát--kẻ đói nhất trong những hồ ma đói.

Niềm hạnh phúc diệu kỳ như thế làm bạn hiểu ra( trong rất nhiều điều khác) sự bất hạnh thật sự của bạn như thế nào trước đây trải qua. Không phải trong các tình huống của cuộc đời, nhưng trong chính bạn, cái ngã khốn khổ bồn chồn, không thỏa mãn vĩnh viễn. Vui thú này là vui thú của sự trút bỏ các gánh nặng, các gánh nặng mà bạn chẳng từng biết có nó--nó đã xâm nhập vào bạn qúa sâu--lôi anh xuống, nghiền nát anh, làm anh nặng như chì, quay chầm chậm như quay rỉ mật đường lạnh lẽo đầy đặc.

Bây giờ, lần đầu tiên tôi cảm nghiệm niềm vui đến, với tràn ngập cảm giác của lòng tin. Lòng tin của tôi giới hạn ở lượng tối thiểu, thấp nhất: Ngộ hiện hữu. Nghi lễ ở Trung tâm đã làm tôi bối rối. Tôi bị bối rối và khó chịu khi ai đó nói về lòng tin, ngay cả lão sư, và sẽ hướng ý nghĩ của tôi sang về nơi khác. "Ðừng quan tâm nó," tôi tự nhủ. Giờ đây, với bước nhảy vọt vĩ đại, niềm tin trải ra xa và rộng. Nó chẳng có tí vẻ gì là niềm tin mà là cái biết rõ ràng nhất, chắc chắn nhất. Những hoạt động vô tâm của nghiệp (dĩ nhiên tôi chẳng bao giờ chấp nhận), cái khéo léo khó hiểu, dị thường của cung cách và mọi vật tự phát triển, cái mối quan hệ đan xen, cả thảy trở nên rõ ràng làm tôi choáng ngộp, vì kinh ngạc và biết ơn.

Những dòng thơ viết bởi Cơ đốc giáo thần bí hiện ra trong đầu tôi:

Tất cả rồi sẽ tốt đẹp

Và tất cả rồi sẽ tốt đẹp

Và tất cả mọi điều

Rồi sẽ tốt đẹp…

Vâng! Tôi nghĩ. Và không chỉ tất cả rồi se?tốt đẹp, mà tất cả tốt ngay bây giờ! Và luôn luôn đã tốt đẹp rồi, chỉ có tôi quá mù quáng để không nhận ra nó. Sự phối hợp khó tin của các tình huống may mắn đã dẫn tôi đến khoảnh khắc này, kể cả những thứ mà tôi đã xem là vận rủi đen tối nhất: lưng đau, sự cản trở của nghiệp văn, các sức mạnh của buồn chán, khó khăn gia đình, sự chậm trể được chấp nhận là hội viên của Trung tâm, những lá thư bị mất, đầu gối sưng vù không chịu co lại, di chuyển khỏi Mêhico quá xa --tất cả tạo nên mô hình thân thương, và rối ren dẫn tôi tới Thiền, đến khoảnh khắc này, ngăn cản hành động sốc nổi thiếu suy nghĩ mà tấm thân ở tuổi trung niên này chẳng thể chống đở nổi, dạy tôi kiên nhẫn, cung cấp những thất vọng và hổ thẹn ở một tốc độ tôi có thể hấp thu, đưa tôi chính xác vào con đường đúng, đối với tôi. Và tôi biết rằng cũng những kỳ diệu như vậy đang mở ra đối với mọi người.

Lối suy nghĩ này có lẽ không lạ gì đối với nhiều người đồng tu, đối với tôi đó là sự quay ngược 180 độ, nó là một cuộc cách mạng cũng như một sự thiên khải. Bây giờ, nếu những cản trở của người viết văn tồn tại với tôi--Tốt! Tôi tin nó, kính trọng nó, thậm chí sùng kính nó, vui trong nó. Một trí huệ nhân từ đang làm việc ở đây, tôi không thể hi vọng đo đạc. Kinh ngạc! Kinh ngạc!

Ðang khi khóa nhiếp tâm tiến dần đến kết thúc, dường như có một lổ hổng trên đỉnh đầu và một lổ hổng khác ở ngực, như thứ hố bom còn lại. Như khối u to lớn--khối u ngã--đã bị loại bỏ thành công, để lại tô,i lần đầu tiên trong đời, tự do. Tự do! Tiếng rên rỉ" KHÔNG" ở mọi người vào đêm thứ Sáu, tôi trở nên biết rằng cái đau khổ của lòng ham muốn đã đi xa hoàn toàn. Tôi còn thiếu cái gì?

Kinh nghiệm riêng tư của tôi là hạn hẹp và nông cạn. Kẻ bạo chúa, tôi hồ nghi, không bị đánh bại một lần vĩnh viễn. Tôi cảm thấy bị lèn chặc, bị gnuyền rủa, bị xô nghiêng--nhưng vô ngã hoàn toàn. Hiểu biết này--Vâng , nó là cái vốn có. Bất kỳ nó là cái gì, nó đem theo nổi vui thuần khiết, sự hoàn thành vĩ đại nhất của đời tôi.

Năm năm đau khổ

Chấm dứt trong tiếng hát

Cúi lạy thầy

Christine
 
 

2 " TÔI BƯỚC MỘT BƯỚC VÀ VŨ TRỤ LỘN NGƯỢC RA "

Lão sư mến, giờ đây đã một tuần kể từ khoá nhiếp tâm tháng Mười, công việc nghề nghiệp và gia đình thường ngày đã quay trở lại. Tuy vậy, khoá nhiếp tâm ấy đã thay đổi cả thế giới! Khi thầy nói ở buổi nhiếp tâm đang kết thúc, nó là một khóa nhiếp tâm mạnh mẽ khác thường. Con người ở Wisconsin đây nói là họ đã theo dõi khóa nhiếp tâm, thậm chí trong suốt ngay giữa các hoạt động mỗi ngày; một phụ nữ trẻ nói rằng chị thấy mình đã phải thức dậy trong đêm để toạ thiền và thời khắc trôi qua hồn nhiên.

Với tôi, nữa đầu của khoá nhiếp tâm cực kỳ khó khăn. Ôi, tâm trạng của tôi lúc ấy. Dường như khi ấy tôi phải trải qua nữa thời gian trong cơn tuyệt vọng hoàn toàn, sự chạm mặt tôi chưa từng gặp trước đây, sự thật là, trong xúc cảm sâu kín nhất, chúnh ta không làm chủ cái gì, không kiểm soát cái gì. Không ngay cả tâm và thân của chính chúng ta. Nửa thời gian còn lại trải qua trong dè bỉu Thiền:" ta chẳng bao giờ quen sợ cái chết," Tôi tự nhủ," bình thường, ta chẳng bao giờ có cảm giác vp6 vọng như thế này, khi đối mặt với thế giới không vô thường. Ta có thiền để mang ơn vì tất cả đau khổ chết tiệt này! Ðược, khi cái này qua đi, ta sẽ về với gia đình, và sống một cuộc sống bình thường, như người bình thường không hành thiền!"

Bên dưới mọi nuông chìu này, định lực đang xây dựng, và qua mọi trạng thái tâm tiêu cực, tôi có thể tra vấn thường xuyên. Ai sợ? Ai vô vọng? Ai ,Ai,AI đang trải qua mọi chuyện này? Rồi đêm cuối cùng tới, với mọi sự trợ giúp của các trưởng lớp, và đột nhiên, hai mươi phút trước buổi độc tham cuối cùng, Tôi biết! Dường như tôi bước một bước và toàn bộ vũ trụ lộn ngược ra.

Tôi đã phải, vặn vẹo theo đúng nghĩa đen, trên ghế đợi độc tham. Tôi không chờ đợi để được tham vấn, nhưng để diển tả cái kinh ngạc hoàn toàn của tôi, cái trạng thái sửng sốt vui sướng này. Cái vẻ kỳ lạ sửng sốt đó đã tràn ngập cảm xúc khi ấy. Bây giờ tôi hiểu tại sao, và đúng là điểm này cần tập trung vào. Tôi nhận ra, bây giờ, qua tất cả năm tháng tu tập luôn luôn tồn tại, ngay cả trong những lúc niềm tin có vẻ sâu sắc nhất , một loại hoài nghi còn sót lại về khả năng của tự giải thoát thực sự. Sâu lắng ở đó luôn có cảm giác " cuộc sống đang nắm lấy anh," và nếu cuộc sống không…, tốt, cái chết sẽ đón. Thật sự không có lối ra. Thậm chí, có những khi tôi cố thuyết phục bằng lý trí là có một lối ra; nhưng không, cái kinh nghiệm rằng có, lối ra này nhỏ hơn cả cái nạng (crutch) có thể, và đã, ngã nhào lần nữa và lần nữa. Vui thú biết bao để nếm trải, để kinh nghiệm thật sự, cái tự do tuyệt diệu này. Thêm nhiều "không gian" biết mấy trong vũ trụ rộng lớn này!

Có loạt hồ nghi khác hiện diện trong suốt những năm tháng vừa qua này. Tôi khởi sự hành Thiền sau một thời kỳ mất ảo tưởng thực sự về hoạt động xã hội và chính trị, và tôi hy vọng Thiền là con đường giúp tôi khuây khoả, ít nhất, con đường nhỏ, nổi đau khổ tôi nhìn thấy trong thế giới. Nhưng qua những năm này, tôi thường phiền muộn bởi những ý tưởng rằng ngồi và nhìn chăm chăm vào bức tường, có vẻ khó là cách hợp lý để làm bất cứ gì cho bất cứ ai. Cùng lúc đó, dĩ nhiên, nhận thức lớn hơn là tọa thiền làm người ta nhạy cảm hơn, có khả năng hơn để chịu đựng được trong những con đường chật hẹp, có lẽ ít đau đớn hơn. Nhưng điều này dường như còn quá ít để đối mặt với thế giới tối tăm đau khổ như thế. Do vậy, hãy tưởng tượng nổi kinh ngạc của tôi, cuối cùng, khi thoáng hiện quả thật không có trợ giúp nào vĩ đại mà chúng ta có thể ban tặng, hơn là đánh thức chân tánh của chúng ta, và hiến dâng chúng ta cho cái ngộ của chúng sanh. "Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ." Ôi, lời thề! Trước khi ngay cả có ý đồ nói ra lời thề như thế, chúng sanh hoàn toàn giải thoát rốt ráo và viên mãn.

Tuy thế, không có tất cả Phật và Bồ tát, không Tăng đoàn, không có thầy, lão sư, ông già tác động lắm mồm mép, bằng cách nào chúng tôi biết được điều này? Cám ơn Thầy vì chính cuộc đời của tôi!

Cung kính đãnh lể khắp mười phương.

Don

3 " AN VUI VÔ HẠN "

Sau khoá nhiếp tâm tháng Mười (lạp bát), là khoá nhiếp tâm tháng Mười Hai kỷ niệm ngày Ðức Phật thành đạo), ở khoá nhiếp tâm này, niềm hi vọng mới được nảy sinh. Hi vọng này, với niềm tin không đổi đã có trong tôi, cho tôi lòng xác tín rằng sự thành công sẽ là của tôi. Giữa tháng Mười và tháng Mười Hai, vợ tôi và tôi dành thời gian của mình để chuẩn bị cho khoá nhiếp tâm này. Chúng tôi ngồi thiền nhiều ngày mỗi tuần, dự buổi thọ giới tại Trung tâm thiền Toronto, và nhận pháp danh" mà chúng tôi rất khó đọc và viết". Khi khoá nhiếp tâm đến, cả hai chúng tôi đã chuẩn bị kỹ càng.

Hai ngày đầu diễn ra không có quá nhiều chuyện bất ngờ. Nề nếp bình thường diễn ra. Vào ngày thứ ba, lão sư thăm dò bằng vài câu hỏi thử nghiệm, và tôi nhận biết được tính tự phát của các câu đáp và sự hài lòng rõ ràng của thầy. Tôi hết sức lo," Ðây là khóa nhiếp tâm của tôi!" Quay lại thiền đường, tôi lao mình hoàn toàn vào công án.

Vào ngày kế tiếp sống trong cơn giận dữ không nguôi. Bị thôi dục bằng gậy, tiếng la của các trưởng lớp, sự thúc dục của lão sư, tôi cố dấn thân sâu hơn vào công án, nhưng các niệm tưởng luôn luôn phản kháng lại. Cố gắng trong thời gian tu tập và cả trong giờ ăn để trụ tâm trong công án, tâm tôi tản mạn.

Niềm hi vọng đã được nuôi dưỡng qua hai tháng giữa hai kỳ nhiếp tâm trôi tuộc đi. Những nghi ngờ cũ len vào: Tôi không bao giờ có thể làm được cái này; những người đã vượt qua công án đầu tiên ở trên bục, họ đều trẻ và có thể làm được. Hãy nhìn vào ông này,… ông ta đã tu tập chăm chỉ biết mấy, và ông ta không vượt qua công án của mình, ở đó có cơ hội nào cho tôi? Tình trạng tốt tâm bị giảm sút. Nó là vô vọng, và với điều đó, thất vọng lớn lên.

Trong thời gian ngắn ngủi, tôi rời khỏi công án và tự biện: Cái lý do tôi cảm thấy vô vọng như thế là vì khao khát KHÔNG quá nhiều. Nếu không có đòi hỏi to lớn như thế đối với KHÔNG, sẽ không có sự thối chí hay thất vọng này. Thực ra, khi ấy, thất vọng là đồng minh của tôi, cách thức và sự biểu lộ đòi hỏi của tôi. Sự thất vọng này thật sự là tiếng nói của chân tánh tôi! Mọi điều này diễn ra trong tâm như tia chớp. Nhưng trong lúc thấy được điều này, tim tôi trải ra, và ham muốn chất ngất, KHÔNG chiếm hữu tôi. Tôi khao khát KHÔNG nhiều đến nổi thân không đủ sức chứa. Và tôi mượn, đúng như thế, cái thân của tất cả những người tham gia nhiếp tâm, của trưởng lớp, của lão sư. Tôi khao khát nổi khao khát của họ. Và họ khát khao cái của tôi. Tôi trở thành khoá nhiếp tâm. Khi ai đó thét lên, họ thét lên nổi đau của tôi. Khi người khác chạy xô tới độc tham, họ tuyên bố sự cuồng nhiệt của tôi. Khi người trưởng lớp sử dụng cây gậy, và thở hào hển vì cố sức, họ thở KHÔNG cho tôi. Các nổ lực của lão sư là nổ lực của tôi. Gánh trách nhiệm khủng khiếp trở thành của tôi. Tôi không thể để khoá nhiếp tâm thất bại. Lực của toàn khoá nhiếp tâm dường như đang tập trung ở đan điền của tôi. Vai, ngực, tay, bụng đều thư giản nhưng ở đó lực rất tập trung mạnh mẽ đang vận hành.

Cuộc đấu tranh diễn ra trên phạm vi khổng lồ. Các thời kỳ vô niệm tới, nhưng sự bồn chồn qúa nhiều để đón chúng. Ðúng như người ta đang thử phá xuyên qua một bức tường.Vào ngày thứ năm, tôi dậy lúc hai giờ sáng và ngồi tới bốn giờ không động đậy, hoàn toàn chú tâm vào KHÔNG , cái đau ở hai chân gia tăng, và tuy vậy, được chuyển dễ dàng vào tra vấn KHÔNG. Tôi đổ xô tới độc tham trở về với hoang mang. Lão sư đã tham vấn tôi, giúp đở tôi, nhưng khi trở về, hồ nghi về thầy nổi lên." Ông ta sắp công nhận một cách quá dể dàng, ông ta không ngộ sâu và chẳng muốn bất kỳ ai khác được vậy." Trưởng lớp đánh đập ta, làm tổn thương,"Toàn bộ công việc này củaThiền là trò đánh lừa! Lão sư Ðại vân đã thừa nhận mọi việc ông làm là bán nước lấy từ sông."Chả có gì trong đó! "Tôi vật vã với cảm xúc đắm chìm của người cô đơn, bị từ bo hoàn toàn

Lời bình của lão sư sáng hôm đó làm sáng tỏ các hoài nghi của tôi hoàn toàn. Lão sư nói về trí thức ( intellect), về gã đầy tớ chưa chi đã tự xưng là thầy ra sao. Tôi bắt đầu khóc. Thầy dường như đang nói cho riêng mình tôi, đang thấy, đang thấy, đang thấy sâu trong chiều sâu của tôi.Tôi không nhớ điều thầy nói, nhưng rất đau đớn. Chắc chắn là kinh nghiệm này đã dọn đường cho cái điều sắp đến.

Tại buổi độc tham tối qua, lão sư sắp sửa lập lại cho tôi lời cảnh báo thường lệ về sự quan trọng của ngày vừa qua và đòi hỏi nổ lực to lớn. Tôi ngắt lời thầy và nói sôi nổi," Vâng, tôi biết, tôi hứa với thầy tôi sẽ, tôi sẽ thực hiện!" Và khi rời phòng độc tham, tôi quay lại nói," Tôi sẽ." Tôi đã quyết tâm với tôi ngồi trọn đêm và đắm mình một cách hồn nhiên vào KHÔNG.

Sau khi chuông kết thúc rung và lể bế mạc tối ấy cử hành, tôi trở lại toạ thiền ở thiền đường, nhưng bắt gặp sự chú tâm của tôi bị phân tán. Tôi ngồi khoảng hai mươi phút và động đậy liên tục. Vào giữa đêm tôi cảm thấy có lẽ tốt nhất là đi ngủ. Nhưng nhớ lại lời thề với lão sư và chính mình, tôi không thể làm vậy. Mặc dù, dường như ngồi như thế này không ích gì và không hiệu quả, tôi vẫn tiếp tục đấu tranh. Cuối cùng, lúc 2 giờ 30 phút sáng, tôi bỏ cuộc, vô cùng xấu hổ, đi ngủ.

Kỳ lạ là, sáng hôm sau, khi chuông báo thức vang lên, tôi chui ra khỏi túi ngủ với cảm giác chắc chắn mát mẽ lạ thường. Ngồi trên chiếu thiền, tôi thấy cái chổ ngồi đã được kiếm tìm một cách sốt sắng tối qua trở nên thanh thản vô cùng. Cuối cùng, nắm được KHÔNG. Tôi quyết định không đi tới buổi độc tham, thay vào đó, tiếp tục công việc toạ thiền.

Một trưởng lớp vổ vào vai tôi thì thào thầm" Hãy đi độc tham." Tôi miễn cưỡng đi với cảm giác phiền muộn vì bị cản trở buổi ngồi tốt như thế. Nhưng, ngồi trước lão sư, tôi bắt gặp những câu trả lời hiện ra mà không sẳn có trước đó. Buổi độc tham thành công to lớn và gieo vào tôi quyết tâm làm việc chăm chỉ hơn. Tôi đã bám chặt vào tu tập và đang hành trì một cách tinh tấn. Nhưng ở buổi độc tham vừa qua, lão sư, khi tham vấn, chỉ cho thấy là các câu trả lời của tôi còn qúa duy lý, và không có tiến bộ về những gì đã được truyền vào buổi sáng. Quay về thiền đường, tôi hoàn toàn mất can đảm, và cảm thấy tôi phải đầu hàng. Tôi hết năng lượng, và dường như, không còn ý chí. Người đàn ông trẻ bên phải tôi, tuy nhiên, đang ngồi thẳng lưng và rõ ràng đang tu tập cực kỳ chuyên tâm. Tôi nghĩ," Anh ta không bỏ cuộc, vậy tại sao ta từ bỏ?" và bằng tất cả cố gắng của ý chí, tôi tập trung tìm kiếm KHÔNG ở đan điền; cột sống tự nó làm thẳng và giử thẳng đến cuối buổi nhiếp tâm.

Thức vào lúc hai giờ sáng ngày kế tiếp, sự chú ý của tôi quay vào trạng thái nội tâm. Cái quay hướng nội này nói lên có cái ngăn trở, cái căng thẳng, phát sinh từ thiếu lòng tin, và một quyết tâm được thực hiện để có niềm tin hơn ở những khoá nhiếp tâm tới. Rồi nó được quyết định để diễn tả niềm tin này ngay bằng cách cho phép ngăn trở được mở ra. Sự mở này được kèm theo một cảm giác suy sụp và sợ hải.

Một lần lão sư khuyến khích người tham dự nhiếp tâm bằng cách nói là họ không thể rơi khỏi vũ trụ, nhớ lại điều đó tạo cho tôi can đảm cần thiết cho sự khai phóng tiếp tục. Cảm giác sụp đổ tiếp tục và được nhấn mạnh bởi tìm kiếm một nổi sợ xa xưa. Một nhận thức đến với sự giải phóng, đó là sự tự do chịu đựng, chứ không phải thoát đau khổ và nội kiến này tăng tốc tiến trình ( từ " tiến trình" được dùng ở đây, vì mong muốn một cái gì tốt hơn, dù từ này tạo ra hình bóng cái đang xãy ra ; những gì đang xãy ra đều là một " sự nhận biết". Cảm giác đang hấp hối, nảy sinh với sự chết.)

Tôi tự nhủ," Tôi đang hấp hối và nếu đúng như vậy thì để tôi quan sát cái gì sẽ xãy ra." Nỗi sợ và bối rối gia tăng cho đến khi nhận ra là tim tôi đang đập, và nhận thức loé lên rằng nếu tim đang đập thì tiến trình không phải là của sự hấp hối. Rồi tôi tự nhận ra mình trong một không gian bao la trống trải, như được thắp sáng bởi ánh trăng, với cảm giác đúng như đang ở nhà. Tôi nhận ra hoàn toàn chắc chắn tuy không quan tâm lắm về ý niệm, tôi không thể nào chết.

Tuy nhiên một nỗi lo sợ mới phát sinh, đó là nếu tôi không thể chết thì tôi chịu đựng một hình thức mất ngũ vũ trụ. Cùng với nó là mối bận tâm."Thế thì tất cả đều tồn tại, chỉ có vậy phải không?"và câu trả lời đến," Không, có đi, nói, ăn ngũ." Và nhìn thấy câu" Khi đói tôi ăn và khi mệt tôi ngũ" của Triệu Châu, có một thực tế mới. ( Người bình thường nhìn vào việc ngủ nghỉ và ăn uống của đời mình và hỏi ," Tất cả chỉ có thế thôi ư?" ," Không, có một 'cuộc sống cao hơn' , một cuộc sống bên ngoài thế giới này." Tôi hỏi" Tất cả chỉ có thế thôi ư?", và câu trả lời " Không, có một cuộc sống của sự tồn tại bình thường.") Nổi bận tâm rời khỏi tôi, và tôi còn lại đơn độc trong không gian trống rỗng bao la.

Không có cách nào mà trong đó điều kiện có thể được mô tả khác hơn là"tự nhiên". Nó không phải một " kinh nghiệm". Không có gì bên ngoài "tạo ra" kinh nghiệm, cũng không có gì bên trong, chỉ là cái toàn thể viên dung. Không có cảm giác cần thiết kiểm soát điều gì, cũng không có cảm giác theo cách nào đó bị mất tự chủ. Giải thoát hoàn toàn nhưng tự nhiên.

Tiến trình chậm chạp đi dần đến kết thúc trông giống như sắp đi ngũ, nhưng trở thành sắp thức dậy. Ðồng hồ gỏ bốn giờ sáng. Toàn bộ tiến trình kéo dài hai giờ.

Vợ tôi thức dậy lúc 4:30 sáng, tôi mô tả chi tiết với cô ấy những gì đã xãy ra. Một" thực tại" của trần gian đang sẳn sàng thay thế thực tại tiến trình, những hoài nghi đang nãy sinh về thực tế, tôi có đang mơ hay không. Tôi và bạn tôi bàn cải rất lâu về vấn đề chúng tôi phải làm gì.

Tôi cảm thấy mối quan tâm gia tăng về những điều đã xãy ra đơn giản chỉ là một giấc mơ hay ma cảnh. Không có cảm giác về nội kiến hay hiểu biết thêm về công án KHÔNG. Một cảm giác lo sợ phải phô bày kinh nghiệm khác với lão sư, người chắc chắn đã trải qua dồn dập hàng ngàn kinh nghiệm như vậy. Có một sự cám dỗ dai dẳng đang khuyên lơn "Hãy bỏ nó đi, về nhà thôi." Tuy nhiên câu hỏi còn lại là:" Nó là gì? " và nằm sẳn trong đan điền của tôi là trực giác. Vợ tôi thúc tôi ở lại để gặp lão sư.

Lúc bảy giờ sáng. Tôi đến gõ cửa phòng ông. Ông hỏi lớn,"Ai đó?" tôi đáp và nói tên mình. Tôi cảm thấy ơn ớn. Ô?g mở cửa, sự tiếp đón từ bi làm mất đi những luống cuống của tôi.

Cảm thấy hơi ngốc nghếch, tôi ngồi xuống, và lắp bắp kể lại rằng tôi có trải qua một loại kinh nghiệm và cần được lão sư chứng nhận. Sau khi tôi đưa ra nét chính, ông chậm chạp thăm dò và hỏi kỷ càng cho đến khi câu chuyện trên được thuật lại đầy đủ. Quả thật, lão sư tỏ ra rất quan tâm và ông từ chối ý kiến tôi khi tôi bảo có lẽ đó là ma cảnh.

Ông hỏi tôi một số câu hỏi về công án KHÔNG. Tôi suy nghĩ về câu hỏi đầu tiên mà đưa ra và cảm thấy nó vô nghĩa. Ông thử lần nữa và hỏi câu khác. Một lần nữa câu trả lời duy nhất tôi đưa ra dựa vào lý trí. Ông thử lần thứ ba và tôi thấy sự bồn chồn khuấy động nơi tôi. Tôi đứng dậy và lùi ra xa. Câu hỏi bổng nhiên thọc sâu và một sự bùng nổ, một ngọn núi lửa tuông trào, lao vút lên từ đan điền. Tôi la," Ðây là KHÔNG! KHÔNG! KHÔNG!" Tôi thét lên và cười to" KHÔNG thân yêu! Trời ơi, đây là KHÔNG! Ðây là KHÔNG! KHÔNG! KHÔNG!" Cơn kịch phát cuối cùng tự xãy ra, và thầy tôi, nhìn tôi với vẻ từ bi, nói," Ðúng, anh đã nhìn thấy KHÔNG, nhưng bây giờ anh phải giữ nó. Anh phải mở rộng và làm sâu những gì anh vừa có chỉ là cái bóng mờ." Tiếp theo, lão sư chỉ ra những gì tôi cần luyện trong tương lai.
 
 

CHÚ THÍCH

Tám hay chín giờ sau khi rời lão sư, tôi về đến nhà. Ðêm đó trôi qua không ngủ được. An bình, hoan lạc vô hạn. Tôi kiệt sức nhưng không thể ngủ. Niềm vui của tôi quá lớn.

Suốt những ngày còn lại trong tuần và nhiều ngày sau đó tôi có dai dẳng cảm giác không bị ngăn trở, như đi trên chính đôi chân của mình, thấy bằng chính mắt của mình. Ngoại trừ thời gian biết ơn sâu sắc hướng về lão sư và các bạn đồng khoá, và vợ tôi. Tất cả đều tự nhiên dễ dàng. Niềm vui rời bỏ, yên bình rời bỏ, chỉ để lại cảm giác cởi mở tự nhiên.

Cái nổ thực sự đã xãy ra, nhưng mãnh vụn còn lại. Thói quen cũ của tâm tính, phản ứng--chúng vẫn còn đó. Nhưng chúng mất vòng kềm tỏa. Những kẻ thù cũ trổi dậy, vỡ vụn và trở thành bụi, và tên bạo chúa đó, lão vua già yếu đuối bị đốn gục, lão không cần được cho ăn nữa. Giống như một mụn bỏng được chọc ra--vẫn hơi đau nhưng qúa dễ chịu.

Việc ngồi thiền của tôi cũng thay đổi--nó trở nên sâu và trơn tru hơn, nó không còn là điều gì tách biệt.
 
 

Có lẽ những giải thích trước đây sẽ có giá trị hơn nếu nó bao gồm những chi tiết thuộc về cuộc sống nhân tôi. Người ta thường tự hỏi rằng có thể hoà nhập việc hành thiền vào cuộc sống trần thế hay không. Bản thân tôi không xem là một trường hợp ngoại lệ. Thật đáng khích lệ nếu một người có cuộc sống gia đình bận rộn, có việc làm toàn thời gian mà vẫn có thể hành thiền một cách tinh tấn

Hôn nhân của tôi là một thành công lớn và nó đã tạo ra ba đứa con ngoan.

Tôi làm ở phòng Quản lý Nhân Sự của một công ty lớn, và có thể nói tôi thành công đều đều , có lẽ sắp được thăng chức Phó Chủ Tịch trong một thời gian không xa nữa.

Tôi bắt đầu hành thiền thực sự vào năm 1966 khi tôi dự một buổi toạ thiền suốt ngày tại Canada do lão sư Bạch vân hướng dẫn. Trước đó, đời sống tinh thần của tôi rất chao đảo, đi từ lúng túng này sang lúng túng khác, không lối thoát. Tình trạng kéo dài đến năm 1964 , kiệt sức và u buồn, tôi bắt đầu tự ngồi thiền.

Chỉ sau khi đến với lão sư Bạch vân, tôi mới tìm hiểu sâu hơn về thiền. Thất không thể hình dung được niềm vui sướng biết bao của tôi không khi nghe tin có một khóa nhiếp tâm ở Rochester. Nơi đó có một thiền sư người Mỹ, Phillip Kapleau, hướng dẫn. Nhưng niềm vui đó cũng mang lại một cảm giác lấn áp trong tôi, nó đánh thức nổi sợ chết, ám ảnh tôi gần như suốt hai năm trời. Tôi bị bão hoà bởi lo âu và xơ cứng tâm lý. Tôi sợ bị đơn độc. Có một lần tôi tin chắc rằng mình sắp chết vì vậy tôi ngừng xe và bước ra ngoài với mong muốn có người chứng kiến cái chết của mình. Khi bước ra khỏi xe, cú sốc của không khí lạnh làm tôi hoàn hồn trở lại.

Bác sĩ cho tôi dùng thuốc an thần. Nhưng tôi biết nếu tuân theo lời khuyên của bác sĩ thì có khả năng phải chấm dứt tọa thiền. Dù sao, trong tôi vẫn có niềm tin rằng toạ thiền đúng lúc, tự nó trở thành cách chửa trị. Lúc này, thầy tôi, lão sư Kapleau, sách tấn tôi liên tục và dạy rõ rằng, thật ra, có cái sợ như vậy là một dịp may dẫn ta đi sâu hơn vào con đường tu luyện, quả là nó biến thành động lực. Sức mạnh quyền lực của lo âu phát sinh năng lượng lớn, và ngồi thiền trong thời gian này sẽ sâu hơn.

Công việc của tôi cũng có ích, mặc dù có một sự cám dổ liên tục bằng cách nào đó nên rút ra khỏi môi trường làm việc mà tôi đang trông cậy vào; chính những vấn đề tầm thường, vụn vặt, những tranh chấp và bất đồng lại là những thúc dục tôi tiếp bước trên con đường tu tập. Chịu đựng bẽ bàng đau khổ, cố gắng đưa vào những ý tưởng mới là những chất mài mòn cái ngã một cách mạnh mẽ. Dù cuộc đấu tranh đang dồn nén, trong sâu kín sự điều hòa giữa tu tập và cuộc sống đời thường có phần phát triển. Cùng lúc đó, tôi có được một sinh khí và năng lượng khiến tôi thực hiện trót lọt nhiều chương trình lớn, mà có lẽ sẽ không làm được nếu không có nguồn lực tích luỷ được từ việc tu thiền.

Cho đến lúc này, vợ tôi và tôi tu thiền được tám năm, mỗi sáng từ năm giờ đến bảy giờ hai mươi và mỗi tối một giờ. Mỗi tháng một lần chúng tôi có một hay hai ngày toạ thiền suốt 24 giờ liền, thường là vào những ngày cuối tuần. Chúng tôi cũng thấy rất có ích khi đọc những loại sách gây cảm hứng tu tập, vì thế, trong thực tế chúng tôi dành nhiều thời gian cho Phật giáo.

Trong một mùa hè nóng nực, tôi bị mất ngủ và kèm theo căng thẳng hành hạ, sự quấy rầy kéo dài suốt tám tháng. Thầy tôi tiếp tục thúc tôi tọa thiền. "Hãy làm việc cho đến cùng kiệt nếu anh thấy phải như thế, nhưng đừng từ bỏ việc ngồi thiền."

Chẳng bao lâu sau, chúng tôi từ bỏ việc ăn thịt. Ðiều này tạo ra một khó khăn mới cho tôi ở cơ quan, nó làm cho tôi có vẻ khó khăn, và hơi dở hơi, nhưng rồi bạn bè tôi chấp nhận" sự kỳ quặc" này. Tuy nhiên, điều tệ hơn là không uống rượu. Trong giới kinh doanh, hể có dịp là rượu được khui và chuyền tay nhau. Ðôi khi tôi chỉ dùng bia gừng nguyên chất, và khi một ai đó nài ép tôi uống, tôi bảo tôi từng là một bợm nhậu nhưng đã được cải tạo. Thường thường tôi tránh các cuộc ăn nhậu.

Mặc dù có những khó khăn như thế, cái cảm giác về một người có hoàn cảnh công việc đã phát triển, và chính thách thức mà cuộc sống bị đặt ra bởi thiền đã tạo nên, đã là công cụ cung cấp năng lượng cần thiết để vượt qua những vấn đề nảy sinh từ những thách thức đó.

Cảm giác chung trong tôi bây giờ là trở thành một thành viên có đặc quyền về những công trình sáng tạo vĩ đại. "Tôi" thường là một người tham gia miễn cưỡng trong công việc vĩ đại này. Cái để đánh giá sự miễn cưỡng "của tôi" là biết ơn tôi. Bây giờ đây, tôi đanh hướng về lão sư, biết ơn thầy vì thầy đã đặt ra những luật lệ nghiêm khắc và tỏ lòng kính trọng với ai tuân theo kỹ luật này. Bài này được viết ra để diễn tả lòng biết ơn này, nhưng với cảm giác về sự vụng về và chán ngắt của ngôn từ. Nói khác đi, một cái chắp tay thanh tịnh là một niềm khuây khoả.

Với lòng biết ơn sâu sắc

Roger


   
 
 

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

簡単便利戒名授与水戸 大安法师讲五戒 教师节的对联 河南有专属的佛教 Phật giáo 仏壇の線香の位置 投影备品备件方案 Về ماتش مصر والراس الاخضر يلا 增上生和决定胜 人间佛教 秽土成佛 末法时代 me va tieng mua dem å¾ Muốn giảm cân hãy ăn bơ Chữ Hiếu viết như thế nào Sách Trà van dap ve viec an chay 什么是佛度正缘 七五三 小山 Lâm 念佛机 大般若經 簡易摘要 о ят ьея корчое наебывал mối nhung diem den khong the bo qua khi du lich tay lich su phat giao tay tang 忏悔 An hai khuynh huong lon trong lich su tu tuong phat 元代 僧人 功德碑 chuyến Bàn dieu kien den voi kinh phap hoa tâm thức suy tư liên tục thiền giữa đường hoa trí tuệ và kỉ cương 中孚卦 อาจารอเกว sự tích quan thế âm bồ tát お墓のお手入れ方法 xuân trong nét đẹp người tu æ æ æœ ç quay về với hiện tại 什么叫斋主 tứ thập nhị chương お寺との付き合い 檀家 大学生申请助学金的申请理由怎么写