Thiền : Ánh
bình minh ở phương Tây là cuốn sách đi kèm với quyển
Ba trụ Thiền. Ấn bản đầu tiên năm 1965, Ba trụ Thiền
bán được 150000 bản tiếng Anh. Ðến nay nó được dịch
sang tiếng Ðức, tiếng Tây ban nha, tiếng Pháp, tiếng Bồ
đào nha, tiếng Hòa lan, tiếng Ba lan. Chắc chắn nó là một
loại sách kinh điển của Thiền và sẽ tiếp tục được
sử dụng như cuốn sách hướng dẫn cho người tu luyện Thiền
trong những năm sắp tới.
Khi được xuất bản, cuốn
Ba trụ thiền gây tiếng vang lớn. Từ giữa thập niên
sáu mươi đến giữa thập niên bảy mươi, lão sư Kapleau đi
ngang dọc khắp nước Mỹ đáp lại lời mời đến thuyết
pháp cho đủ mọi tầng lớp xã hội.Ông nói chuyện ở trường
cao đẳng,viện đại học, trung tâm phát triển, và hội nghị
chuyên đề; ông xuất hiện trước những nhóm nhân sĩ, các
tổ chức tôn giáo, và những nhóm tham vấn; ông đi đến Canada,
Mê hi cô, Costa Rica, Ðức và ngay cả Ba Lan. Sự hiện diện
của ông?phong cách bình dị, kinh nghiệm và dãn dị?khẳng
định những gì đã hứa hẹn trong tác phẩm Ba trụ Thiền.
Ông là người phương Tây thấm nhuần Thiền. Hơn nữa, qua
phong cách ứng xử, cho thấy ông đã tiến sâu, len lỏi trong
Thiền, cố gắng vượt qua và giãi quyết được rất nhiều
điều vốn đã từng cản trở và làm thất vọng những người
đang lắng nghe ông. Kết quả trứơc tiên là từng cá nhân
một, rồi đến một dòng người rồi một biển người đến
Rochester để nghiên cứu và thực tập với ông ở trung tâm
Thiền do ông thành lập.
Trong nhiều năm lão sư Kapleau
đã chủ trì nhiều cuộc hội nghị và khoá nhiếp tâm, thuyết
pháp, cố vấn cho Thiền sinh, và tiếp xúc đủ các hạng người,
họ đến với ông vì mong được sự khuyên bảo và hướng
dẫn. Từ những kinh nghiệm đó, ông mạnh dạn viết cuốn
Thiền: Ánh bình minh ở phương Tây.
Năm 1966 Trung Tâm Thiền ở
Rochester tổ chức khóa nhiếp tâm đầu tiên; năm 1968 một
cơn hỏa hoạn tàn khốc và thiêu rụi tất cả chỉ còn cái
sườn toà nhà Trung tâm. Bằng những kỹ năng , các thành viên
nổ lực trong hai năm đấu tranh với chính họ, với những
người khác, với những chướng ngại vật chất đề tạo
nên một ngôi Thiền viện từ cái sườn cũ. Trung tâm đã
phát triển một cách qui mô kể từ lúc đó và có nhiều sự
cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, dù hỏa hoạn, bận rộn với
những đề án xây dựng, những thay đổi liên tục, những
sinh hoạt căn bản của Thiền?toạ thiền, nhiếp tâm , hội
thảo, lễ lạc và những buổi cầu nguyện?vẫn được tiến
hành đều đặn. Nhiều buổi lể truyền thống đã được
chọn lại và điều chỉnh để đáp ứng những đòi hỏi
phù hợp với thời đại và văn hoá của chúng ta, nhưng lão
sư Kapleau kiên quyết và không ngừng gìn giữ tinh thần Thiền
được các lão sư Ðại vân và Bạch vân truyền lại.
Những đòi hỏi của lão sư
Kapleau đối với những người làm việc với ông cũng lớn
như những đòi hỏi được thực hiện ở tu viện Phát Tâm,
nơi ông được đào tạo.Ông không dung thứ sự tự buông
thả hoặc tự ti, ông cũng không chấp nhận các lời xin lổi
hoặc lời cầu xin đặc biệt .Ông mong đợi sự tận tâm
và chăm chỉ. "Nếu trò không bằng hoặc vượt thầy", ông
nói," thì đều xem là thất bại."
Ðây là người phương Tây
vừa đắc ngộ vừa ăn nói lưu loát, biết được những nghi
ngờ, mối quan tâm, và những hi vọng của những người thiên
về kỹ thuật đương thời. Hiếm có một sự kết hợp các
phẩm chất như vậy.
Ðọc giả phải biết mục
đích thực của cuốn sách này: như là khóa nhiếp tâm dành
cho sự ngộ của những người tham gia, vì thế cuốn sách
được viết bởi người thầy đắc ngộ, có một mục đích
cuối cùng?vì sự giác ngộ sau cùng của đọc giả.
ALBERT LOW
Tác giả
cuốn Thiền và sự quản lý sáng tạo