c
[00] Mục Lục
[00-1] Lời nói đầu
[00-2] Lời tựa
PHẦN I : TIA SÁNG THIỀN ÐỊNH
[01-01] Dẫn nhập
[01-02] Ðối Thoại 01-17
[01-03] Ðối Thoại 18
[01-04] Ðối Thoại 19-24
[01-05] Ðối Thoại 25-27
[01-06] Ðối Thoại 28-30
PHẦN II : THỜI KỲ NHIẾP TÂM
[02-01] Dẫn nhập
[02-02] Ngày Thứ Tư, Lời bình về " Ba bất lực" Công Án 88 của Bích nham lục
[02-03] Ngày Thứ Năm, Lời bình về" Tôi không biết" Công Án 1 của Bích nham lục
[02-04] Ngày thứ sáu,-
Lời bình về " Một người ở trên một cái cây" Công Án 5  Vô môn quan của Vũ môn.  Ngày thứ bảy, Lời bình về " Suy nghĩ không tốt cũng không xấu"?Công Án 23 Vô môn quan của Vũ môn
[02-05] Mô Tả  Sự  Giác Ngộ
[02-06]Thật hân hạnh là một con người
PHẦN III : SỰ TỤNG NIỆM
[03-01] Dẫn nhập
[03-02] I / NHỮNG BÀI KỆ: Tứ hoằng thệ nguyện - Tâm kinh Bát Nhã - Bạch Ẩn Huệ Hạc toạ thiền ca - Tín tâm minh
[03-03] II/ MỘT LÁ THƯ VÀ MỘT LỜI ÐÁP: Thiền đạo?" nó làm tôi mất khí thế"
[03-04] III NHỮNG ÐỐI THOẠI: Không phải cúng dường cho Ðức Phật sao? Từ bi , giống như tình yêu, không phải là những gì người ta nói đến - Quán thế âm, vị Bồ tát của lòng từ bi, thật sự hiện hữu hay không? Sám hối những hành vi tội lỗi và che dấu những hành động tốt
PHẦN IV: ÐẠO ÐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
[04-01] I NHỮNG BỨC THƯ VÀ LỜI ÐÁP: "Sống trên đời như là một Phật tử Thiền có ý nghĩa gì?"" Thiền là một cách trốn thoát?Bạn đang làm gì để giúp đở xã hội"" Tôi có phải từ bỏ gia đình để đắc ngộ trong Thiền hay không?"
[04-02] II CÁC ÐỐI THOẠI:  Ngộ đưa ra giải pháp cho những vấn đề đạo đức nan giải phải không? Thiền ở trên đạo đức nhưng đạo đức không thấp hơn Thiền - Nhà chứa và Phật giáo
[04-03] III THUYẾT PHÁP: Giới luật thứ nhất " đừng giết mà nên nuôi dưỡng những mầm sống" : tranh luận về giết thú vật, phá thai, chiến tranh, tự sát, giúp người bệnh chết nhẹ nhàng theo ý muốn. Lời cuối cùng? Một chú thích cá nhân
[05] Lời kết
c

 

cÐại Thừa Xuất bản 1998
THIỀN, ÁNH BÌNH MINH PHƯƠNG TÂY
Nguyên Tác: Roshi Philip Kapleau
Việt dịch : Huỳnh Công Hoàng
 
19 NGỘ LÀ GÌ?

NGƯỜI HỎI : Ngộ là gì?

LÃO SƯ: Khi một thiền sư được hỏi " Phật giáo là gì?" ông đáp, " Tôi không hiểu Phật giáo."

Phần tôi, tôi không hiểu về ngộ.

NGƯỜI HỎI : Nếu thầy không hiểu thì ai hiểu?

LÃO SƯ: Tại sao anh không hỏi người nào nói " Tôi đã đắc ngộ"?
 
 

20 THẦY ÐẮC NGỘ CHƯA?

NGƯỜI HỎI : Thầy đắc ngộ chưa?

LÃO SƯ: Nếu tôi nói "rồi, tôi đã đắc ngộ," nhiều người trong qúi vị biết sẽ bước ra khỏi đây khinh bỉ. Nếu tôi nói " chưa, tôi chưa đắc ngộ," những người trong qúi vị hiểu lầm sẽ bước ra thất vọng.

Vậy…
 
 

21 CÓ THỂ ÐẮC NGỘ MÀ KHÔNG CẦN TU LUYỆN HAY KHÔNG?

NGƯỜI HỎI : Lão sư, không phải có trường hợp ngộ đến thình lình tự phát sao? Cái gì thúc đẩy nó và nó khác với ngộ thiền như thế nào?

LÃO SƯ: Nói đúng ra, mỗi loại ngộ thình lình theo nghĩa nó xảy ra đột ngột như nước sôi; cái "dần dần" là được huấn luyện lâu dài thường đi trước nó. Từ " tự phát" anh muốn nói có nghĩa là ngộ mà không cần tu tập, phải không?

NGƯỜI HỎI : Ðúng.

LÃO SƯ: Những cái gọi là ngộ thì thật sự như thế nào? Trong mười hai năm qua tôi đã thử hàng chục người tuyên bố là đắc ngộ và nhận ra chỉ một người tôi cảm thấy thật ngộ không được huấn luyện trước. Tuy nhiên, do không huấn luyện, cuộc sống của người đó sẽ không biến đổi đáng kể, vì người ấy không thể vận dụng sự ngộ đó và đến một lúc nào đó nó sẽ trở nên chỉ là ký ức được ấp ủ.

Nếu nghiên cứu những trường hợp của các người đã ngộ thật sự và sâu, qúi vị sẽ thấy hầu như mỗi trường hợp ngộ đến sau khi lắm sự xem xét nội tâm, thúc dục bởi những sự không thỏa mãn dày vò cuộc sống hay bởi những ray rức cá nhân lớn lên từ một kinh nghiệm tình cảm đau thương.

NGƯỜI HỎI : Tại sao một số người ngộ nhanh còn số khác phải mất nhiều năm?

LÃO SƯ: Ai có thể nói, trừ phi là nghiệp lực giải thoát nơi người này mạnh hơn một số khác; những thiền sư đã nói," Cách nhanh nhất để đắc ngộ là đấu tranh với một' khối nghi ngờ'." Khối hoài nghi là vấn đề căn bản gây bối rối không cho phép ta nghỉ ngơi, chẳng hạn, "Nếu, như Ðức Phật và các thiền sư đã nói, thế giới vốn thiện và không ô uế, thì tại sao ta thấy qúa nhiều điều xấu xa đau khổ quanh ta?" Rõ ràng nếu qúi vị có đức tin tuyệt đối, các bậc thầy nói đúng, qúi vị sẽ bị lái đến chổ giải quyết mâu thuẫn giữa cái gì qúi vị tin, như một vấn đề đức tin và sự hiển nhiên của các giác quan. Tuỳ thuộc vào độ sâu và mức kiên trì, sự bối rối này tóm lấy qúi vị và qúi vị tìm được câu trả lời một cách thoải mái như thế nào mới có thể phán đoán ngộ chiếm thời gian ngắn hay dài hơn.

Sự chất vấn như vậy là tọa thiền. Và qúi vị kiên trì tưởng như cuộc đời qúi vị lệ thuộc vào việc tìm câu trả lời, quí vị sẽ không cần làm điều gì khác. "Ðể đắc ngộ viên mãn," như một thiền sư nói," Anh phải hành động như một người rơi xuống một cái hố sâu-trăm-thước. Hàng ngàn, hàng chục ngàn tư niệm của anh ta rút lại còn một suy nghĩ duy nhất' làm cách nào để ra khỏi cái hố này?' anh ta giữ nó từ sáng đến tối và từ tối đến sáng hôm sau mà không có tư niệm nào khác." Nhưng có bao nhiêu người bị dồn ép như thế này? Rất ít.

Huấn luyện thiền chính thức cơ bản không gì hơn cố gắng của người thầy kích thích điều chất vấn căng thẳng, kích thích khối nghi ngờ này, khi nó không nảy sinh tự phát. Tiên đề thiết yếu của những tra vấn như vậy, tuy nhiên, là sự xác tín không lay động, là người ta có thể xóa tan khối nghi ngờ và quyết tâm làm một cách nghiêm túc. Một học viên thật sự khát khao tự ngộ, thường được giao một công án. Nếu anh ta vật lộn với nó một cách nghiêm túc--và sự lội cuốn của anh ta tùy thuộc vào cường độ mà anh ta cảm nhận nổi đau của cuộc sống và sự thúc dục, sự khao khát thoát ra khỏi nó.--rồi anh ta sẽ ngộ. Hơn nữa, sự ngộ của anh ta sẽ rất nhanh với một công án, nhanh hơn bất cứ kiểu thực hành khác, gợi nhớ và xoáy vào khối nghi ngờ.

NGƯỜI HỎI THỨ HAI: Ở trường đại học tôi có nghiên cứu khoa tâm lý để tìm ra những cái đầu vĩ đại nhất có suy nghĩ gì về sự hiện hữu của loài người và vì tôi muốn biết ý nghĩa cuộc đời của chính tôi. Sự nghiên cứu này không những không dẫn tới ngộ, nó cũng không thỏa mãn tôi về mặt lý trí.

LÃO SƯ: Loài người tồn tại như thế nào ư? Anh hỏi điều đó với sự tò mò, hay với những trăn trở của tất cả con tim và khối óc? Câu hỏi lý trí nhận được một câu trả lời lý trí; chúng không thể biến đổi đời bạn. Chỉ khi bạn bị thúc ép bằng quyết tâm " Tôi phải, tôi sẽ tìm ra!" câu hỏi của bạn sẽ được trã lời. Vì nó sẽ là ngộ, vì theo nghĩa sâu sắc nhất, hỏi và trả lời không phải là hai; chúng chỉ có vẻ như vậy, vì trí phân biệt của bạn, phân chia các thiết yếu không thể phân chia được.

Ðể tôi kể cho qúi vị nghe một trường hợp ngộ tự phát của một người thợ ống nước ở Brooklyn, Nữu-ước. Anh ta không được học hành đầy đủ mà chỉ học hết bậc tiểu học, không có khuynh hướng tâm linh hay tín ngưỡng. Trong thế chiến thứ hai, anh đóng quân ở Thái bình dương, nơi anh ta chứng kiến rất nhiều trận đánh, đến cuối trận chiến thì hoàn toàn kiệt sức và mệt mỏi.

Khi trở lại Brooklyn anh ta không thể, theo chính cách nói của anh ta," làm việc, giải trí hay làm tình. Mọi thứ có vẻ vô ích. Một câu hỏi đeo đuổi làm tôi khó chịu: Thực tại là gì? Tôi chưa bao giờ học triết và không có đạo. Tôi không biết câu hỏi đến từ đâu nhưng nó không rời tôi. Nếu tôi đang đi trên đường và điều duy nhất trong đầu tôi là,'Thực tại là gì?' thỉnh thoảng tôi đụng phải người hay tòa nhà, tôi qúa ngạc nhiên bởi câu hỏi. Ngay cả buổi tối câu hỏi cũng không rời tôi. Tôi nhớ thỉnh thoảng thức dậy lúc hai, ba giờ sáng, không thể ngủ lại và điều trước tiên hiện ra trong đầu là ,'Thực tại là gì?'

" Ðiều này xảy ra suốt sáu tháng. Rồi một hôm sự bùng nổ xảy ra trong tôi làm tôi tràn ngập niềm vui mà tôi chưa từng có trong đời, câu hỏi vừa tan biến vào hư không và tôi có thể làm việc trở lại một cách bình thường như mọi người khác.

" Sự phấn chấn này--đôi khi tôi nghĩ như tôi có thể nhảy qua tường cao mười mét--kéo dài bốn tháng. Một câu hỏi mới dai dẳng làm tiêu tan trạng thái đó:'Ðiều gì xảy đến với mày? Tất cả niềm vui và khoan khoái này không bình thường đối với mày!' tôi bắt đầu cảm thấy xấu chỉ vì tôi cảm thấy qúa tốt.

"Gia đình tôi và bạn tôi nói,'Anh phải khám bác sĩ tâm thần. Anh trải qua kinh nghiệm của cuộc chiến tranh khá tàn bạo và cảm giác đó có lẽ là triệu chứng đầu tiên của điều tồi tệ hơn.'

" Bác sĩ tâm thần ở bệnh viện cựu chiến binh rất quan tâm đến trường hợp của tôi. Họ đặt tôi vào những kiểm tra thường lệ, cho tôi dùng một ít thuốc, và bắt đầu hỏi tôi mỗi ngày, hỏi chi tiết về kinh nghiệm chiến tranh của tôi và về cuộc sống tôi sau khi trở lại Mỹ. Tôi có một phòng riêng, và không giống nhiều bệnh nhân khác, được tự do rời bệnh viện. Cách điều trị này tốt trong khoảng một tháng. Nhưng rồi tôi trở nên bồn chồn, mệt mỏi về mọi thủ tục rườm rà, nên đã nói với một bác sĩ thần kinh của tôi,' Xem này, tôi phải ở đây bao lâu nữa? Chừng nào ông sẽ quyết định tôi bệnh gì?'

" Ngày mai chúng tôi có một cuộc hội chẩn về trường hợp của anh và tôi sẻ báo tin sau khi tôi có đủ tất cả dữ liệu,' ông ta nói. Vài ngày sau tôi nhận được tin,' Anh đã trải qua sự biến đổi' Tôi không biết tôi đã biến đổi từ đâu và trở thành cái gì, nhưng tôi qúa lo âu, bèn rời bệnh viện nên tôi không hỏi sự chuẩn đoán của họ và để nó trôi đi ở đó.

" Phải mười năm sau, sau khi một người bạn cho tôi mượn cuốn Ba trụ thiền, cuối cùng tôi hiểu những gì đã xảy ra trong tôi, tôi đã có kinh nghiệm kiến tánh hay ngộ."

NGƯỜI HỎI THỨ NHẤT: Lão sư, thầy có cho là anh ta ngộ thật sự không?

LÃO SƯ: Trước khi anh ta đến Rochester, anh ta đã viết cho tôi một bức thư dài trong đó kể lại tất cả những điều qúi vị vừa nghe. Ðáp lại chúng tôi khuyên anh ta đến dự một buổi họ? thảo, lúc đó anh ta có thể nói tất cả về trường hợp mình, nếu muốn kiểm tra về sự chính xác kinh nghiệm của anh ta. Sau buổi hội thảo chúng tôi ôn lại tất cả sự việc, đặc biệt sự việc gần, dẫn đến "sự bùng nổ" và điều anh ta đã chứng kiến, cảm nhận trong biến đổi đột ngột của mình.

Khi anh ta làm sống lại những sự kiện của kinh nghiệm đó, mắt anh ta ngời sáng, điều nổi bật mà trước đó đã thiếu vắng trong suốt buổi hội thảo, vì tôi quan sát vẻ mặt và cử chỉ của anh ta một cách cẩn thận.

" Nói cho tôi biết, thực tại là gì? "Tôi hỏi anh ta.

Anh do dự, mĩm cười và đáp," cả cuộc đời tôi."

Anh nói "lúc sự bùng nổ xảy ra câu hỏi biến mất. Cái gì thay thế nó?"

" Tôi không nhớ. Không gì cả, tôi đoán thế. Tất cả tôi có thể kể cho thầy là tôi chưa bao giờ cảm thấy tốt hơn trong đời tôi. Nó giống như được tái sinh--tôi cảm thấy như một đứa bé. Mọi câu hỏi và vấn đề rơi mất, và lần đầu tiên từ khi tôi vào quân đội tôi có nhiều năng lượng và động cơ."

" Sau đó cái gì xảy ra?"

" Chậm chậm cảm giác thoải mái và an lạc phai đi và năng lượng phi thường đó cạn dần. Bây giờ tôi đọc được sách của thầy và đến buổi hội thảo này, tôi biết sự quan trọng của tọa thiền. Nhưng liệu tọa thiền có mang lại niềm vui kỳ diệu đó không?

" Hãy quên niềm vui," tôi bảo với anh ta," tọa thiền thường xuyên, lưu tâm và dấn thân đầy đủ vào công việc hàng ngày, anh sẽ có được cảm giác trong sáng đầy sinh khí và lòng biết ơn sâu sắc. Ðiều đó sẽ ảnh hưởng đời bạn một cách tích cực hơn sự lâng lâng khoái cảm bạn đã trải qua."

NGƯỜI HỎI THỨ HAI: Lão sư, thầy có thỏa mãn với những câu trả lời của anh ta không?

LÃO SƯ: Không, tôi thấy là những gì xảy ra với anh ta đủ thật, nhưng nó xảy ra nhiều năm về trước và bây giờ nó không còn hoạt động trong cuộc sống anh anh ta nữa; nó bây giờ chỉ là một nổi nhớ về hạnh phúc, một kỷ niệm đã tàn phai. Nếu lúc đó anh ta thực hành để duy trì và đào sâu nó hơn, anh ta đã trả lời câu hỏi tôi một cách khác.

NGƯỜI HỎI THỨ NHẤT: Niềm vui của ngộ kéo dài không?

LÃO SƯ: Không. Nếu anh muốn duy trì nó ở mãi mãi trên chín tầng mây, thì đâu có gì sai. Với ngộ thật, nhận thức không hề phai đi. Anh cần tọa thiền--định lực phát ra từ đó--nếu anh có thể sống theo thị kiến của anh, vì nghiệp lực qúa khứ luôn luôn kéo bạn trở lại kiểu cũ.

Qúi vị, ai đã đọc Ba trụ thiền hẵn còn nhớ bài thuyết pháp dẫn nhập câu chuyện phúng dụ về Vajradatta, một người nữa điên nữa tỉnh. Ông ta không thích gì hơn ngoài việc ngắm nhìn trong gương. Một hôm ông ta không thấy đầu của mình trong gương nên hốt hoảng chạy quanh, thét lên ầm ĩ," Tôi bị mất đầu rồi! Tôi mất đầu rồi! Nó có thể ở đâu?" và thật là vui sướng, sau khi bị đập vào đầu khóc lên vì đau, ông ta nói," Ðầu ta đây," và hiểu ra ông ta luôn có nó. Cái đầu trong chuyện phúng dụ này là chân tánh và sự khám phá của nó là ngộ. Không có gì kỳ lạ là vì qúa vui khi khám phá cái mà ta chưa có.Vấn đề là sau khi ngộ ta không thể sống cuộc sống tự nhiên chừng nào ta còn bám víu vào sự phấn chấn cực kỳ này.

NGƯỜI HỎI THỨ NHẤT: Giả sử có người giống như anh chàng thợ ống nước này đã có kinh nghiệm chiến tranh đau thương một cách sâu sắc và sau đó tọa thiền, liệu những kinh nghiệm đó có thật sự giúp anh ta đến ngộ, sâu và nhanh hơn người khác không?

LÃO SƯ: Sự kết hợp giữa kinh nghiệm đau thương và hành thiền đầy đủ có lẽ rất tốt cho sự ngộ sâu và kéo dài. Tôi biết có một bác sĩ người Nhật, thành viên của một nhóm tọa thiền ở Nhật. Một lần tôi hỏi ông ta," Cái gì đưa ông đến thiền?" Và đây là câu chuyện mà ông ta kể.

" Vào thời kỳ cuối chiến tranh thế giới lần thứ hai, tôi cũng vừa học xong y khoa và được tuyển vào quân đội. Người Nhật chúng tôi đang đánh nhau một trận khủng khiếp , người chúng tôi chết như rạ và không đủ bác sĩ để cứu họ. Cùng với những bác sĩ khác, tôi làm việc suốt ngày đêm với những người bị thương và hấp hối. Có lần tôi làm việc suốt tuần không ngủ một chút nào để chăm sóc những người bị thương.

" Sau chiến tranh tôi không thể trở lại ngành y. Tôi thường tự hỏi' Tại sao ta phải hành nghề y và cố gắng cứu mạng người khác? Dù sao họ cũng phải chết .' Lúc đó một người bạn thúc tôi thử thiền và tôi trở thành đồ đệ của lão sư Bạch vân. Ông hứa với tôi, nếu tôi tập luyện chăm chỉ và kiến tánh, cuộc sống tôi sẽ quay ngược 180 độ và tôi không chỉ muốn giúp người như một bác sĩ thuần tuý mà còn có lòng từ và yêu thương mọi người.

" Vì thế ba năm sau đấy tôi tọa thiền rất nhiệt thành và sùng mộ, thúc đẩy bởi những lời khuyến khích của lão sư và chính sự rối loạn không chịu được của mình. Tôi dự nhiều khóa nhiếp tâm. Rồi nó xảy đến: Bùng nổ nội tâm hủy diệt tất cả mọi suy nghĩ về sống chết--và mọi thứ khác. Tôi nhận ra bề ngoài không có gì sống chết nhưng cùng lúc trong chân tâm không có sanh và tử.

" Câu hỏi day rứt,' Tại sao tôi phải hành nghề thuốc?' được trả lời rồi phải không?" tôi hỏi.

" Vâng. Câu trả lời đơn giản, với ngộ,' vì tôi là bác sĩ!'"
 
 
 
 

22 CÓ SỰ KHÁC NHAU GIỮA NỘI KIẾN SIÊU HÌNH VÀ NGỘ HAY KHÔNG?

NGƯỜI HỎI: Có sự khác nhau giữa nội kiến siêu hình và ngộ hay không?

LÃO SƯ: Chúng phát xuất từ cùng một nguồn--đó là Tâm. Mọi người, không ngoại lệ, có tâm như quyền thừa kế. Nhưng người ngộ đã đánh thức nó còn người có năng lực siêu nhiên thì không. Sự khác nhau quan trọng ở mức độ nhận thức hay tri kiến. Người có năng lưc?siêu nhiên quan hệ đến lãnh vực tâm không thể đến được với ý thức bình thường; người ngộ nhìn vào bản tâm. Vì tâm ngộ viên mãn nhận thức khía cạnh không giới hạn của ý thức, nó tự nhiên bao gồm nhận thức siêu hình.

NGƯỜI HỎI THỨ HAI: Về Edgar Cayce thì sao? Không phải anh ta đắc ngộ sao?

LÃO SƯ : Cayce có năng lực phi thường, nhưng anh ta đắc ngộ là một điều nghi ngờ lớn.

NGƯỜI HỎI THỨ BA: Nói về Cayce, tôi có nghe ông ta tiên đoán rằng trong bốn mươi năm nữa California sẽ bị hũy diệt bởi động đất hay lụt lội. Thầy có tin những lời tiên tri đó không?

LÃO SƯ: Trừ phi một người có năng lực siêu nhân có thể đưa ra thời gian chính xác của sự việc sẽ xảy ra trong tương lai-- đó là xác định rõ ngày, giờ, năm, tháng-- tôi đặt rất ít niềm tin vào sự tiên đoán đó. Ðiều đó không có nghĩa là phủ nhận tài năng của ông ta nhưng năng lực của ông ta có giới hạn.

Cho dù người có khả năng siêu nhiên có thể tiếp xúc với lãnh vực đặc biệt mà người bình thường không thể đến được, nhưng anh ta không thật sự hiểu nguồn gốc sức mạnh này. Hơn nữa," thiên tài" của ông ta không ảnh hưởng đến việc bào mòn cái ngã hay biến đổi nhân cách. Anh ta vẫn bị thống trị bởi khái niệm'cái tôi' này chống lại những 'cái tôi khác'. Trái lại, ngộ thật sự khái niệm cái ngã--tôi bị đẩy lùi và sự phân biệt nhị nguyên của 'tôi' và 'không phải tôi' bị vượt qua. Các hệ qủa của điều này rất lớn.

NGƯỜI HỎI THỨ HAI: Từ quan điểm thiền, những kinh nghiệm siêu nhiên không có giá trị?

LÃO SƯ: Những nhận thức siêu nhiên nào đó gở bỏ những nghi ngờ về tái sinh và giá trị của nghiệp, quả là có giá trị. Anh có thể tưởng tượng ai đó có thể hoàn nguyên đời trước, và giữ lại ký ức của họ, ai sẽ không bị thuyết phục bởi bóng tối nghi ngờ về cái vòng lẫn quẫn của cuộc đời? Sự thuyết phục này giải thoát người ta khỏi sự sợ hãi về " ta chỉ sống một lần, vì vậy ăn, uống và vui chơi đi" mà người ta tìm cách tận hưởng các thú vui để quên đi nổi lo sợ về cái chết mỗi lúc một gần kề.

Ngộ, bắt nguồn từ việc nhớ lại những kiếp quá khứ, rằng chết cũng như sống, là một điểm dừng tạm thời, cái trước và cái sau đều ảnh hưởng sâu sắc đến hành vi của con người trong kiếp này. Ai không phải là kẻ ngốc hay điên, ai là người thích hũy diệt cuộc sống nếu hắn ta biết rõ rằng có nghiệp báo dưới hình thức một cuộc sống như địa ngục sẽ theo sau kiếp này hay kiếp sau? Ai cũng sẽ ăn năng về những lỗi lầm của mình trong kiếp trước nếu như hiểu được rằng chết không phải là một sự kết thúc mà chỉ là sự tiếp tục, và một bước nhảy vô ý của mình anh ta chắc chắn sẽ phải trả giá với người chơi đàn, nếu không bây giờ thì kiếp sau?

Hãy để tôi kể một câu chuyện chứng minh sự khác nhau giữa khả năng huyền thuật và sự tự ngộ. Một giáo sư người Mỹ gặp tôi ở Nhật kể lại chuyện ông ta đến Ấn độ để tìm một bậc thầy đắc ngộ. Một hôm trong khi đang đi tìm kiếm người thầy khó tìm ấy, ông gặp một đám đông tại một ngôi làng nhỏ. Lách mình vào giữa, ông thấy một người Ấn thi triển các phép lạ. Nhìn thấy người Mỹ này, người ấy bước tới gần kể về cuộc đời ông, vợ con ông một cách rõ ràng chi tiết mặc dù người này trước đây không hề gặp họ. Ðó là kinh nghiệm trực tiếp đầu tiên của giáo sư về ngoại cảm nên ông vô cùng sửng sốt. Ðiều là lùng là người này không nhận tiền thù lao của vị giáo sư như ông ta vẫn thường nhận của người khác mỗi khi ông ta đoán số.

Sau khi biểu diễn, người này gọi giáo sư đến bên cạnh và nói:

" Không phải ngài đến Ấn độ để tìm ngộ sao?"

" Vâng."

" Ngài không giống những người nước ngoài mà tôi gặp ở Ấn độ, nên tôi thành thực khuyên ngài. Có lẽ ngài bị ấn tượng bởi khả năng nhìn thấy qúa khứ và vị lai của tôi, nhưng đối với tôi nó là điều không đáng kể. Tôi có khả năng huyền bí này từ lúc còn nhỏ, cha tôi có nó trước tôi. Khi tôi còn là một thanh niên tôi cũng có ý nguyện tôn giáo sâu như ngài. Nhưng vì người ta bao quanh tôi để nhờ tôi đoán số mệnh của họ-- và cha tôi khuyến khích tôi dùng khả năng đặc biệt của mình để giúp ông nuôi dưỡng gia đình vốn đã nghèo mà lại đông con. Thế là sự khao khát giải thoát tâm linh bị bỏ qua một bên. Bây giờ tôi đã già và trực giác siêu nhiên của tôi không còn giống như sự tự ngộ của bốn mươi năm về trước.

" Ở Ấn độ này ngài sẽ gặp nhiều nhiều người có năng lực siêu nhiên đóng vai thánh nhân giác ngộ, nhưng ngài đứng để họ lừa. Những người có năng lực siêu nhiên chỉ biết liên hệ với những hiện thân huyền ảo về sự hiện diện của Thượng đế. Thánh nhân tự nhìn thấy Thượng đế. Có một cách để phân biệt chân sư với kẻ giả hiệu: một chân sư sẽ không cho phép đệ tử quan tâm hay phô bày phép thuật."

NGƯỜI HỎI THỨ BA: Có nguy hiểm gì không khi cố gắng luyện pháp thuật?

LÃO SƯ: Câu chuyện anh vừa nghe đã chứng minh rằng sự bận rộn phát triển năng lực kỳ bí gây chướng ngại cho sự tự ngộ. Không những thế còn có những nguy hiểm khác. Người cố gắng phát triển khả năng kỳ bí thường hành động để được trả giá không xứng đáng với nhân cách thực của họ. Họ trở nên một chiều và giả dối, kiêu căng tự phụ vì khả năng hiếm có và đặc biệt của mình. Thần thông cũng có sức quyến rủ-- ta càng dấn thân vào, ta càng khó thoát ra, cuối cùng như cá mắc lưới.

Bất cứ ai tọa thiền nghiêm túc sẽ có lúc phát triển những khả năng kỳ bí. Ðức Phật có những cảm nhận kỳ bí như nhớ lại tiền kiếp, thấy được tương lai, và đọc được ý nghĩ của người khác nhưng không bao giờ Ngài khuyến khích những đồ đệ dùng thần thông như phương tiện để giác ngộ, hoặc phô trương những gì họ đã đạt tới.

Có một giai thoại nữa minh họa giá trị của thiền đối với vấn đề phép thuật. Một hôm một thiền sư nổi tiếng của Trung hoa cổ đang đi hành hương, khi đến bờ một con sông rộng, ngài còn lưỡng lự đứng đó, bổng có một người lạ xuất hiện không biết từ đâu đến, bảo," Nào, chúng ta cùng qua sông nhé." Cảm thấy không cần phải vội, sư đáp," Ðạo huynh, nếu muốn thì huynh cứ sang bên ấy thì đi một mình đi." Vị tăng bước lên mặt nước như đi trên đất liền, và quay đầu dục ," nhanh lên." Vị sư mắng," Khoe khoang, nếu ta biết ngươi làm thế , ta đã đập ngươi què chân!"
 
 
 
 

23 KHÔNG VÀO HANG HÙM SAO BẮT ÐƯỢC CỌP

NGƯỜI HỎI: Trước buổi hội thảo này tôi chưa hề tọa thiền và cũng không biết gì về nó, thật lạ là không mấy dễ chịu. Và tôi tưởng chừng như đợt ngồi thiền thứ hai sẽ không bao giờ chấm dứt! Tại sao cần phải chịu đựng sự khó chịu như vậy để làm trong sạch tinh thần?

LÃO SƯ: Qua suy nghĩ sai lầm và lười biếng, chúng ta cho phép tâm mình bị chi phối bởi những vọng tưởng vu vơ. Suốt ngày tư niệm lười biếng lượn qua lượn lại như những con ong vờn quanh tổ của nó. Tuy nhiên những tư niệm tồi tệ nhất, những kẻ thống trị vĩnh viễn, là những kiến chấp. Kiến chấp bắt rễ sâu trong tâm, giúp cái ngã cũng cố vị trí thống trị của nó.

Kiến chấp giống như những vết bẩn khó tẩy sạch. Vì chúng mà tâm ta trở nên một bãi rác khổng lồ với bao nhiêu năm tích luỷ những ý niệm đúng sai yêu ghét hy vọng, u sầu. Vì thế cần tập trung sức mạnh với sự bền bỉ mới có thể dọn sạch những rác rưởi trong tâm.

NGƯỜI HỎI THỨ HAI: Tôi thấy mình trở nên bồn chồn không yên vì không quen với việc ngồi bất động.

LÃO SƯ: Ít người bị như thế. Buổi hội thảo tôi vừa thực hiện ở Chicago, có một trong số những người tham gia, vị giáo sư, động đậy không ngừng trong buổi ngồi thiền. Mặc dầu mọi người được dạy cách ngồi đầu gối chạm chiếu, một vị trí thiết lập sự ổn định củatâm thân. Vì lý do nào đó, người này ngồi với đầu gối nâng cao. Vị trí vụn về này tạo sự căng thẳng lên tâm-thân khiến ông ta động đậy liên tục. Sau khi nhắc nhở ông nhiều lần phải ngưng động đậy vì nó cản trở sự tập trung của chính ông và làm ảnh hưởng đến người khác. Tôi ở phiá sau lưng ông ta và cầm cái roi đi lê chân để cho ông biết rằng tôi đang ở đó. Ông ta cố gắng ngồi yên đến cuối buổi, nhưng rồi hầu như không thể đứng dậy. Khập khiểng đến với tôi, ông ta rên rĩ nói," Ðây là công việc khó khăn nhất đời tôi. Tồi tệ nhất là tôi đã khám phá ra rằng tôi không thể liên tục đếm hơi thở hơn số hai. Nhưng tôi cám ơn thầy không tỏ ra dể dãi với tôi. Trong hai mươi phút ngồi khổ sở đó tôi đã biết được nhiều về tôi hơn qua bất cứ điều gì khác."

Lý do mà nhiều người cảm thấy khó chịu khi ngồi yên là vì họ quen phát năng lượng của họ ra trong những hoạt động vô ích để tránh đương đầu với những khó khăn trong cuộc sống. Toạ thiền không những hạn chế tiêu hao năng lượng mà còn buộc họ nhìn vào trong và đương đầu trực diện với chính nó--đối đầu với những vấn đề họ đang cố tình lẫn tránh.Và vì tọa thiền phơi bày những vấn đề làm họ bực tức, họ bực tức thầy, người mà họ cho là chịu trách nhiệm trong việc gây ra tình trạng khó khăn mà họ đang chịu đựng. Vì vậy việc ngồi yên lặng trở nên một sự khổ sở.

Tuy nhiên, nơi đây là một ngã ba đường, là lúc quyết tâm của con người được kiểm nghiệm. Liệu bạn sẽ tiếp tục đi theo lối sống cũ--dể dải và hoang phí--hay đi theo con đường giải thoát? Nếu qúi vị thật sự hiểu rằng cho đến giây phút bây giờ cuộc sống của qúi vị đang đang dẫn quí vị đến một ngõ cụt, và niềm tin vào chân thực vào chân tánh của qúi vị đủ mạnh , thì quyết tâm của qúy vị để có được tự do sẽ ngang bằng với công việc toạ thiền. Và nếu bạn kiên trì đấu tranh, đánh bại tất cả những cám dổ, bạn sẽ có được sự hiểu biết sâu sắc và có được một sự bình yên trong sáng đầy sinh khí.

NGƯỜI HỎI THỨ HAI:Mất bao lâu trước khi người ta có thể ngồi theo một trong các thế kiết già mà không đau đớn?

LÃO SƯ: Nó lệ thuộc vào sự uyển chuyển của tâm và những dây chằng. Dù vậy, tâm là trên hết. Tâm nhanh chóng thích nghi-- không ươn ngạnh hay bướng bỉnh--tạo ra một cơ thể dễ thích nghi. Những bài tập duỗi chân đơn giản vẫn có ích. Một khi có một sự mềm dẽo nào đó qúi vị sẽ thoải mái trong những tư thế đó và cảm nhận sâu cái cảm giác tràn đầy nhựa sống. Về nhà sau một ngày làm việc, ngồi trên trường kỷ ở tư thế bán già tạo ra một sự thư giản hiệu quả hơn so với ở những tư thế khác. Khi học hay đọc sách, sự tập trung của người ấy mạnh hơn khi ngồi thế kiết già.

NGƯỜI HỎI THỨ HAI: Tại sao như vậy?

LÃO SƯ: Kéo hai cực về trung tâm như trong tư thế này, là thống nhất và thu tâm lại, rồi thực hiện với thế cân bằng nhất điểm. Ðừng thất vọng nếu lúc đầu bạn cảm thấy khó chịu, vì học tọa thiền cũng giống như học những môn học có giá trị khác, nó đòi hỏi sự kiên trì. Nên nhớ rằng từ bấy lâu nay chúng ta không sử dụng đúng tâm thân; thay vì ngồi hay đứng một cách thẳng thớm, chẳng hạn, chúng ta lại khòm xuống hoặc nghiêng ngã tạo sức căng lên toàn thể các cơ quan và làm hỏng hơi thở. Ngoài việc học đi, đứng, nằm, ngồi cho đúng cách; ta phải luyện tâm thực hiện chức năng hướng tâm-- hướng nội-- cũng như ly tâm. Thoạt đầu, có một sức căng ngược với tiến trình cố hữu này, nhưng nếu bạn kiên trì tọa thiền bạn sẽ bắt đầu trải qua sự trong sáng, khoan khoái và có năng lựơng nhiều hơn trong cuộc sống hàng ngày của bạn.

NGƯỜI HỎI THỨ BA: Ðó có phải là chứng tình dục biến thái hay không ? nếu không, tại sao ta lại phải chịu đau đớn trong khi có thể tránh được?

LÃO SƯ: Phật dạy đời là bể khổ và nếu ta cố né tránh nó có nghiã là tự kết án mình có một cuộc sống hời hợt, vì khổ và lạc là hai mặt của một vấn đề. Khổ đau hiện diện khắp mọi nơi, phải không? Sinh tự nó là đau khổ, đối với người mẹ cũng như với đứ bé. Bệnh bao hàm cái đau, cũng như sự suy nhược của tuổi già. Nó đi theo những người không thích đau đớn; nó rời bỏ những người xem hạnh phúc và đau khổ như nhau. Thế còn những đau khổ của các dân tộc phải sống trong sự khốn khổ và gần như chết đói thì sao? Ðiều gì làm con người suy tư không đồng ý rằng cuộc sống của chúng ta chứa nhiều lo âu đau khổ hơn về niềm vui và hạnh phúc?

NGƯỜI HỎI THỨ TƯ: Thế thì tại sao lại thêm đau đớn nữa bằng cách ngồi kiết già?

LÃO SƯ: Những thế ngồi kiết già không phải là những tư thế duy nhất để tọa thiền. Có nhiều tư thế khác được mô tả trong Ba trụ thiền. Ðau khổ nói chung có thể tránh được chỉ với một cuộc sống phong phú đa dạng, chủ động nắm bắt lấy đau khổ không phải là điều khôn ngoan sao? Nếu không tóm lấy nó, đau khổ mãi mãi đối đầu với bạn. Ở trong những tu viện, thiền viện, những nơi ẩn tu hạng nhất mà tôi đã từng ở tại Á châu, người ta nói,"không vào hang hùm sao bắt được cọp."

NGƯỜI HỎI THỨ TƯ: Nhưng làm cách nào để biết là mình tóm bắt được cái đau?

LÃO SƯ: Trong tu tập thiền định, qúi vị sẽ được dạy nhiều phương pháp để giải quyết cái đau. Sau đây là một cách được sử dụng ở một số thiền viện bên Nhật-- vào lúc thời tiết ấm áp khi muỗi nhiều dầy đặc nhất vào lúc sáng sớm và lúc hoàng hôn; các trưởng tăng thường đặt nhang muỗi giữa hai người ngồi. Tuy nhiên thỉnh thoảng nhang này không hoạt động và muỗi giống như một đoàn quân xâm lược hung dữ, lao vào đánh chén. Bạn không dám đưa tay đuổi vì các trưởng tăng đứng phía sau để canh chừng không cho bạn động đậy. Tất cả mọi tư niệm tấn công vào tâm bạn. Bạn đột nhiên nhớ ra rằng trong sách nói muỗi truyền bệnh sốt rét và nếu chúng cắn bạn với một số lượng lớn bạn có thể bị nhiểm bệnh này. Thật ra, cái đau mà bạn cảm thấy phát xuất từ ý niệm lo sợ về những gì có thể xảy ra với bạn hơn là bị chúng cắn. Nhưng không có cách nào thoát khỏi những con muỗi đói và sau một lúc quằn quại bạn thường làm những gì mà các trưởng tăng thúc đẩy bạn phải thực hiện-- nhập thành một với việc cắn. Rồi ồ! Một phép mầu xảy ra! Bạn không còn cảm thấy nó nữa. Chúng đang cắn nhưng không còn người bị cắn. Bạn biến mất--không còn gì để cắn!

Từ đó bạn biết rằng không có một thứ gì có thể đe dọa tâm bạn, nếu bạn trở nên là một với nó. Vào lúc bạn trở nên ít quyến luyến với thân hơn khi sự thật chìm xuống, càng theo đuổi đeo bám víu vào sự thoả mãn những thú vui của các giác quan, cuối cùng bạn phải chịu đựng càng nhiều đau khổ.

NGƯỜI HỎI THỨ TƯ: Cho rằng chúng ta cần thiết học cách đối phó với cái đau, nhưng không còn cách nào khác để tránh nguy hại cho sức khỏe sao?

LÃO SƯ: " Phương pháp muỗi" chỉ là một trong nhiều cách. Nếu bản thân bạn tiếp xúc, va chạm với nổi đau bằng ý chí khổ hạnh để làm mình chai đi khiến bạn sẽ mạnh mẽ hơn những người khác, hay thực hành khổ hạnh vì một động lực khác, sự đau đớn trở nên vô nghĩa. Nhưng nếu mục tiêu của bạn cao thượng hơn, trong sáng hơn nhưng không có cách nào khác để đạt những mục tiêu ấy ngoài việc trải qua đau đớn, tất nhiên bạn phải chấp nhận đau khổ.

NGƯỜI HỎI THỨ TƯ: Lão sư, thầy không cảm thấy bực tức khi các lão tăng đã gây ra đau đớn cho thầy lúc tu ở Nhật sao?

LÃO SƯ: Ðau đớn là một điều kỳ diệu. Những vị thầy mà bạn luôn nhớ tới với tấm lòng biết ơn không phải là những vị thầy dễ dãi với bạn, mà là người mỗi lúc mỗi tạo sự khó khăn đau đớn cho bạn. Sau hai mươi lăm năm, tôi vẫn còn biết ơn một vị trưởng tăng, người thức suốt đêm trong một buổi nhiếp tâm khuyến khích tôi bằng gậy. Thức-bảng là một miếng gỗ dẹp dài khoản sáu đến chín tấc, được dùng trong các thiền viện Trung hoa và Nhật từ nhiều thế kỷ qua để kích động năng lực của người ngồi toạ thiền, buộc người ấy phải hết sức tập trung tinh thần. Mỗi bên vai bị đánh hai lần ở huyệt nhằm kích thích năng lực vô hình. Tôi đã ở tu viện suốt sáu tháng và đó là đêm cuối cùng của tháng thứ sáu--tột điểm--của khóa nhiếp tâm. Sau buổi tọa thiền chính thức lúc chín giờ tối. Tôi tìm một cái ghế ọp ẹp để đa tọa ( ngồi đêm cuối cùng) trong nhà tắm. Tôi gần như ngồi chưa yên thì ngọn roi quất cạch mạnh vào vai tôi. Vị trưởng tăng đã đứng trên tôi tự lúc nào, ông là người coi sóc tôi từ khi tôi mới bước chân vào tu viện, người mà tôi cảm thấy đặc biệt gần gũi. Mặc dù rất bận rộn vì nhu cầu công việc, ông cũng giống như những trưởng tăng khác thường đi ngủ lúc mười hay mười một giờ đêm, nhưng hôm nay vì lòng từ bi sâu sắc nhất ông bỏ cả ngủ để thúc tôi bằng roi. Giờ đầu tiên trôi qua, rồi giờ thứ hai, nhưng ông ta không ngớt đánh. Khi đêm tàn dần ông bám theo tôi làm việc không mệt mỏi; khi cái đau ở chân, do ôm quanh những chân ghế bén cạnh, trở nên tồi tệ hơn cái đau ở vai và lưng. Cuối cùng tôi cũng đã vượt qua tất cả bằng sự mệt mỏi kiệt sức và tôi bất tỉnh. Khi mở mắt ra có một vị sư đứng cạnh tôi, thay vì cầm roi, là một bát trứng tươi; tôi uống sạch.

" Ngày kế tiếp sẽ bắt đầu trong nữa giờ nữa," ông nói, " anh có thể nghỉ ngơi cho đến lúc đó," chúng tôi nhìn nhau và ôm nhau yên lặng.

Sau khóa nhiếp tâm tôi hỏi vị trưởng tăng, " Nếu tôi bị yếu tim và chết từ trận thử thách bằng gậy suốt đêm đó thì sao! Ông không xem những báo nước ngoài đăng tải," Một người Mỹ trung niên bị đánh chết ở thiền viện Nhật bản hay sao? Thiền ở phương Tây có lẽ đã chậm lại năm mươi năm, không kể tiếng vang từ Nhật bản. Không phải ông đang quá mạo hiểm hay sao? Ông ta tươi cười," Kapleau, anh mạnh mẽ hơn tôi tưởng." Ðó là tất cả những gì ông nói.

Còn một điều khác mà vị trưởng tăng này đã làm vẫn còn in nguyên trong trí nhớ của tôi. Trong khóa nhiếp tâm ông thường làm phiên dịch tiếng Anh cho lão sư. Nghi thức dành cho buổi tiếp xúc riêng với lão sư ( độc tham) được qui định như sau: theo hiệu lệnh phát ra, học viên xếp hàng ở ngoài phòng trong tư thế ngồi xổm. Khi lão sư ở phòng trong run chuông đuổi người học viên đã tiếp xúc xong ra, người kế tiếp đánh vào cái chuông ở phía trước mình bằng cái búa gỗ và đi vào phòng.

Khi đến phiên tôi, vị tăng phiên dịch đó vẫn đợi ở phi? sau tôi, tôi đánh chuông theo sự ra dấu của lão sư, đặt cái búa xuống và đứng dậy đi đến trước lão sư. Lúc đó vị tăng không báo trước đánh mạnh vào phía sau tai tôi bằng nguyên mu bàn tay. Vì đau và giận-- cái bản ngã--tôi quay lại vung tay đánh ông ta. Ông ấy né rồi nắm cổ tay tôi, xoay và đẩy tôi về hướng phòng độc tham. Khi tôi đứng trước lão sư, ông la lên:" Tốt! Tốt!"-- đấy là những lời bằng lòng đầu tiên của ông từ khi tôi đến tu viện. Cách tôi đối đáp ở buổi độc tham trước đó thường là ngập ngừng hay trả lời câu hỏi một cách thông thái. Nhưng bây giờ tôi thấy mình trả lời một cách vô tâm--từ trong lòng chứ không phải từ cái đầu--và rõ ràng là lão sư bằng lòng. Giai đoạn này có lợi ích kéo dài. Tôi nhận ra mình hoạt động ở mức năng lực cao hơn, và ở những buổi độc tham tôi không còn sợ lão sư nữa. Ở những tình huống khác nữa, tôi có thể trả lời với nhận thức sắc bén hơn.

Có nhiều giai đoạn đau đớn khác giúp tôi rất nhiều nhưng tôi không làm qúi vị nặng trỉu vì chúng.

NGƯỜI HỎI THỨ NĂM: NHư vậy, nếu không trải qua tất cả cái đau như thế, ắt hẳn thầy đã không thể làm được việc gì phải không?

LÃO SƯ: Trước khi đến với thiền, tôi là người bê tha tự đại. Tôi làm những gì tôi thích, theo đuổi những thú vui của mình, dửng dưng với những hệ quả của nó trên cuộc đời những kẻ khác. Thay vì làm chủ cuộc sống của mình, tôi là nô lệ của nó mà không hề biết. Nhưng thầy dạy thiền biết điều đó, có những phán đoán sắc sảo về cá tính như thật, họ đối xử tôi đúng như tôi mong muốn. Ngoài việc làm cho tôi hiểu về mình điều mà trước đây tôi chưa hề biết, cách đối xử này ban cho tôi hạnh khiêm cung cần thiết. Hơn hết, cái đau có thể làm điều đó cho bạn miễn là bạn không bực tức nó.

NGƯỜI HỎI THỨ SÁU:Lão sư, thầy có muốn làm lại điều ấy không?

LÃO SƯ: Anh nên hiểu rằng mọi cái do nghiệp, nếu không có nghiệp cần thiết cho tôi đi Nhật thì tôi đã không đi, tôi cũng không ở lại lâu như tôi đã làm. Và các bạn cũng không có mặt ở đây hôm nay. Nếu đó không là nghiệp của qúi vị--và của tôi nữa. Cũng giống như vậy, bây giờ và trước tôi cũng hiểu rằng đau khổ cần thiết cho sự trưởng thành và phát triển, tất cả qúi vị phải thấy điều đó cần thiết trong việc tu tập thiền định.

NGƯỜI HỎI THỨ SÁU: Lão sư, thầy có bao giờ được giới thiệu đi Nhật để nghiên cứu thiền hay không?

LÃO SƯ: Ở đất ta ngày nay có nhiều thầy dạy thiền có năng lực và những trung tâm huấn luyện thiền tốt. Năm 1953, khi tôi ra đi, tôi không biết đến những nơi như vậy ở phương Tây.

MỘT GIỌNG NÓI: Hẳn là thầy có một nghiệp khá xấu nên cần phải đi đến Nhật để nhận lãnh tất cả nổi đau đó.

MỘT GIỌNG NÓI: Có nghiệp hay không có nghiệp, tôi sẽ không bao giờ đi và chịu đựng đau khổ như thế.

LÃO SƯ: Vì tôi đã đi rồi nên không ai trong qúi vị cần phải đi.
 
 

24 TÁNH KHÔNG LÀ GÌ?

NGƯỜI HỎI: Tánh không trong Phật giáo là gì? Theo sách nói nó là trống không, và chỉ thế thôi. Vậy câu " Sắc tức thị không, không tức thị sắc" có ý nghĩa gì?

LÃO SƯ: Giả sử anh là một nghệ nhân đồ bạc, và anh muốn làm một tượng Phật nhỏ. Khi bạc của anh bị nấu chảy, nó có khả năng trở thành một vật gì đó. Ðó là tính không. Rồi anh rót kim loại nóng chảy vào khuôn và nó cứng lại--đó là sắc. Nhưng bây giờ sau khi anh hình thành tượng Phật, anh lại không thỏa mãn với nó, nên muốn làm một cái gì khác cũng từ số bạc đó. Vì vậy, anh nấu chảy tượng và bạc trở thành vô (sắc) dạng. Chính yếu là tánh không này không khác với sắc.

Ðừng quên, tất cả những điều đó chỉ là một kiểu quan niệm, không phải là một vật thật. Vậy hãy cho tôi biết làm cách nào bạn nắm được tánh không như một cái gì cụ thể? Ði tới phiá trước và chỉ cho tôi thấy đi!

NGƯỜI HỎI[đi đến lão sư]: Cách này [ nắm vào hư không]

LÃO SƯ: Không phải thế, như thế này này. [chỉ bằng tay]

NGƯỜI HỎI : Ôi cha!

LÃO SƯ: Tánh không, dù sao cũng chỉ là sắc, phải không?
 


   
 
 

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

hoc phat Vu lan nhớ mẹ 簡単便利戒名授与水戸 大安法师讲五戒 教师节的对联 河南有专属的佛教 Phật giáo 仏壇の線香の位置 投影备品备件方案 Về ماتش مصر والراس الاخضر يلا 增上生和决定胜 人间佛教 秽土成佛 末法时代 me va tieng mua dem å¾ Muốn giảm cân hãy ăn bơ Chữ Hiếu viết như thế nào Sách Trà van dap ve viec an chay 什么是佛度正缘 七五三 小山 Lâm 念佛机 大般若經 簡易摘要 о ят ьея корчое наебывал mối nhung diem den khong the bo qua khi du lich tay lich su phat giao tay tang 忏悔 An hai khuynh huong lon trong lich su tu tuong phat 元代 僧人 功德碑 chuyến Bàn dieu kien den voi kinh phap hoa tâm thức suy tư liên tục thiền giữa đường hoa trí tuệ và kỉ cương 中孚卦 อาจารอเกว sự tích quan thế âm bồ tát お墓のお手入れ方法 xuân trong nét đẹp người tu æ æ æœ ç quay về với hiện tại 什么叫斋主 tứ thập nhị chương