PHẦN
MỘT
Những
tia sáng Thiền
DẪN
NHẬP
Thiền
từ lâu được xem như "ngoại giáo biệt truyền, bất lập
văn tự." Từ khi Ðức phật Thích ca mâu ni giơ lên một hoa
sen trước đại chúng tăng ở đỉnh núi Linh thứu và ngài
Ðại ca diếp mĩm cười đáp lại, Thiền đã nở hoa ngào
ngạt nhất, không bằng lời mà bằng hành động. Với điều
này trong tâm, thoạt tiên đọc giả tự hỏi những đối thoại
sau đây phục vụ điều gì trong việc chuyển tải tinh thần
Thiền.
Quả là một điều thú vị
nếu có người đến trước một thiền sư mang theo khả năng
tiếp nhận và tri kiến của Ðại Ca diếp. Thông thường người
thầy phải nhờ vào những phương tiện thuận lợi, hạ thấp
xuống mức độ thông tin bằng lời nói đến người nghe.
Ðặc biệt trong nền văn hoá phương Tây, nơi mà hầu hết
các nguyên tắc cơ bản nhất của Phật giáo, phần lớn, vẫn
chưa được biết đến -- hoặc hiểu sai-- người thầy bắt
buộc phải nói với người mới nhập môn bằng ngôn ngữ
mà họ có thể lĩnh hội. Ðối với người sơ cơ còn do dự,
nhút nhát, trong tâm họ là một khối nghi ngờ chứa đầy
những câu hỏi, để đáp lại mệnh lệnh một cách không
hoài nghi " Ngồi xuống rồi quí vị sẽ hiểu!" là đòi hỏi
một cái nhảy đầy kiên nhẫn của đức tin vào Chân tánh.
Giống như con voi, như người ta nói, sẽ không bước đi trên
những bề mặt mà nó chưa hề đi qua trừ phi nó thử bước
trước một bước để xem có chắc là mặt đất ở đó có
thể chịu được sức nặng của nó, cũng vậy, người mới
đến với Thiền cần dò dẩm một cách chậm chạp, trước
hết là thoả mãn lý trí là anh ta đã đi đúng hướng và
có được niềm tin, để cuối cùng anh ta "đi đến nơi mình
không biết bằng con đường mà mình cũng không biết nốt."
Những câu hỏi ở trong tâm,
chứ không nằm ở trong đầu, là huyết mạch của các Thiền
sư. Những câu hỏi lý thuyết cũng có vị trí của nó, tuy
giới hạn, hơn bất cứ những thứ gì khác, chúng biểu lộ
chính xác chổ đứng của người hỏi và anh ta đã bắt rễ
ở đó sâu tới mức nào. Hiểu biết này rất có ích đối
với người thầy.
Tài liệu về những cuộc đối
thoại sau đây được rút từ những nguồn khác nhau trong hơn
mười hai năm qua, nhưng chính yếu là từ các bài nói ở các
trường đại học , cao đẳng và những trung tâm phát triển
tinh thần và các trung tâm văn hoá khác. Nguồn khác nữa là
dẫn nhập của các buổi hội thảo thực hiện thường xuyên
tại trung tâm Thiền Rochester.
Ở các trường đại học cách
thức tổ chức luôn bao gồm một bài giảng công khai trước
công chúng vào chiều thứ Sáu; những người tham dự các buổi
nói chuyện này không chỉ là sinh viên và giáo sư đại học,
mà còn có cả những nam nữ có thành phần bản thân rất
khác nhau ở các vùng lân cận đến nghe. Luôn có dịp để
đặt câu hỏi, vì ngày kế tiếp thường có một cuộc hội
thảo đầy đủ.
Nói chung, các bài thuyết pháp
và các buổi hội thảo được tổ chức ở giảng đường,
thư viện, và những nơi công cộng khác, cũng như ở nơi riêng
của những nhóm đặc biệt, ít thu hút người có tâm nhiệt
thành hơn tại các buổi hội thảo ở Trung tâm. Người có
sự quan tâm tình cờ đến Thiền , có lẽ vì óc tò mò, có
thể với một ít cố gắng, tham gia các buổi hội thảo miễn
phí ở trường hoặc ở quê nhà anh ta. Kết quả là, các câu
hỏi lý thuyết -- ví dụ-- liên quan đến so sánh Thiền với
các tôn giáo khác-- trong bối cảnh như vậy, đặc biệt ở
các buổi nói chuyện trước sinh viên và giáo sư đại học,
là rất nhiều, hơn trong các giai đoạn thảo luận ở các
buổi hội thảo ở Rochester.
Những nhóm tụ?tập lại trong
các buổi hội thảo tại trung tâm Thiền Rochester về thành
phần như kính vạn hoa. Cái kính vạn hoa tiêu biểu bao gồm
nhà tư vấn quản lý, thầy dạy nhảy,tài xế xe tải, chủ
nhà băng, đầu bếp và phụ tá bác sĩ tâm thần, cũng như
các họa sĩ và nhạc sĩ, các bà mẹ và người nột trợ,
nhà văn nhà biểu diễn, bác sĩ, nhà tâm lý, học sinh, giáo
viên. Hầu hết nhà ở nữa phía Ðông của đất nước, nhưng
lại có nhiều người đến từ bang Oregon, tỉnh Nova Scotia,
Mê hi cô, Ðức, và Thụy sĩ. Tuổi cũng bao gồm một khoảng
cách rất lớn từ mười tám đến tám mươi.
Người ta thường nói cái giếng
không đến với người khát nước, mà người khát nước
đến với cái giếng. Dù trước đây dường như thật là
xứng đáng nhận lời mời của các nhóm để thực hiện các
buổi hội thảo tại các thành phố, hầu hết thời gian của
tôi bây giờ dành cho những người đến Trung tâm Rochester.
Những thiện nam tín nữ hơn mười hai năm qua đã tiêu tốn
năng lực, thời gian, tiền bạc để đến Rochester thường
từ những vùng xa xôi vì những lý do khác nhau: một số chỉ
vì tò mò, một số đến để thảo luận, một số đến để
tranh luận. Nhưng phi? dưới luôn là những cuộc đời với
sự bất mãn đang gậm nhấm và niềm khao khát, tuy mờ nhạt,
để vượt qua tình trạng khó chịu này.
Không phải tất cả câu hỏi
được đưa ra từ phía thính giả đều được trả lời từ
trên bục giảng. Thường sau thời gian thảo luận chính thức
chấm dứt, nước giải khát được phục vụ và một nhóm
những người tham gia quan tâm đặc biệt vấn đề sẽ vây
quanh tôi. Thường ở đây, trong các cuộc thảo luận tự do
theo sau là những câu hỏi sâu sắc nhất xuất hiện, những
câu hỏi mà vì lý do nào đó người tham dự không muốn hỏi
trước đám đông khán thính giả
Những đối thoại sau đây
không được lầm tưởng với những gì xảy ra trong buổi
độc tham, ở đó học viên mặt đối mặt với lão sư trong
phòng riêng. Những câu hỏi đưa ra trong các buổi hội thảo
có phạm vi khác hoàn toàn với những câu hỏi được đưa
ra ở buổi độc tham.
Những người tham gia các buổi
hội thảo không có quan hệ chính thức, với tôi cũng được
chấp nhận vào các buổi độc tham. Ðặc biệt đã có kinh
nghiệm với những kiểu liệu pháp và hệ thống tâm-sinh-lý
hiện đại, những người tham gia hội thảo này có lẽ vẫn
có mối quan hệ không thường xuyên với một truyền thống
tôn giáo khác, ngay cả nói lên sự trung thành đối với ai
mà họ xem là bậc thầy. Mẫu số chung đáng kể nhất trong
các thành viên tham gia hội thảo là sự thiếu vắng bất cứ
sự cam kết vững chắc nào. Có thể thật công bằng gọi
là " người tìm kiếm" để phân biệt với " người thực
hành" đến trước tôi trong buổi độc tham.
Có những giới hạn rất lớn
từ khả năng tiếp thu và hiểu biết của khán thính giả
ở các buổi nói chuyện hoặc trong buổi hội thảo và sự
thiếu thân quen với Thiền của họ và phương pháp của Thiền
sư. Ðể thích hợp với một tập thể khán giả như vậy
tôi không thể tiến hành theo cách Thiền truyền thống. Một
câu hỏi tiêu biểu trong buổi hội thảo, nếu mang vào buổi
độc tham, chỉ được trả lời một hoặc hai từ, có khi
là cái đánh hoặc im lặng. Một lời giải đáp dài cho một
câu hỏi phức tạp, tuy nhiên, không ngược với việc dạy
Thiền, vì Ðức phật tự mình nhấn mạnh sự cần thiết
chọn câu trả lời tùy theo sự hiểu của người chất vấn.
Một số đọc giả có thể
bị bối rối khi thấy câu hỏi tương tự thu được những
lời đáp khác nhau ở những đối thoại khác nhau. Song có
rất nhiều điều nằm sau những từ ngữ trong từng câu hỏi.
Trong khi lắng nghe câu hỏi người thầy phải khẳng định
chổ đứng của người hỏi, vì vậy ông biết cách tốt nhất
để hướng câu trả lời. Vì chân lý chính nó không tĩnh
mà là năng động, nên câu trả lời "đúng " không bao giờ
cố định. Vì những lý do này, một lời đáp không phản
ánh nhu cầu đặc thù của người hỏi chỉ là sự thiếu
cụ thể.
Trong hầu hết các trường
hợp, các đối thoại được các đệ tử đi theo trợ giúp
tôi trong các buổi hội thảo ghi chép lại và từ những băng
ghi âm các buổi hội thảo ở ngoài tỉnh được gởi về
trung tâm. Cuối cùng, để tránh sự lập lại, những câu hỏi
quan trọng đưa ra trong các buổi hội thảo đã được trả
lời trong cuốn Ba trụ Thiền được loại ra khỏi những cuộc
đối thoại này.
Nếu nội dung của phần này
có khả năng khích lệ theo một cách độc đáo, có lẽ bởi
vì lấy trực tiếp từ những loạt câu hỏi thật và trả
lời thật-- từ những khó khăn và nghi ngờ, sự tò mò và
thách thức của những nhà doanh nghiệp, thầy giáo, học sinh,
công nhân và nhiều người khác trong xã hội phương Tây hiện
thời của chúng ta.