I CÁC BÀI
TỤNG
1 TỨ HOẰNG
THỆ NGUYỆN
Bài kệ này gốm bốn đại
thệ của một vị Bồ tát, được đọc tụng rộng rải nhất
trong Phật giáo Ðại thừa:
Chúng sinh vô biên thệ nguyện
độ
Phiền não vô tận thệ nguyện
đoạn.
Pháp môn vô lượng thệ nguyện
học
Phật đạo vô thượng thệ
nguyện hành.
Nội dung của bài kệ này thường
gây khó khăn cho các học viên phương Tây, họ đưa ra hai sự
phản đối chính. Những người từng là tín đồ Cơ đốc
giáo phàn nàn rằng họ đã rời bỏ Thiên chúa giáo và tinh
thần truyền giáo của nó, điều cuối cùng họ muốn, trong
Thiền, nhiều hơn những gì họ hiểu sai ở lời đầu của
bài kệ như "độ " chẳng hạn. Nhiều người hỏi," Làm sao
tôi có thể độ hết chúng sanh khi mà tôi chưa có thể tự
độ mình? Và nếu tôi độ được mình, thì làm cách nào
mà độ cho hết thảy chúng sinh?" Một người có tâm nguyện
nghiêm túc viết về nó như sau trong thư:
" Ðiều trở ngại cho tôi về
bốn lời thề là tôi không thể thành thật tự cam kết. Theo
tôi, phải thêm' chừng nào mà những giới hạn và sự yếu
đuối của tôi cho phép', nhưng như vậy nó phá đi sự hữu
ích của việc đọc bốn lời thề. Tôi muốn có thể khẳng
định những lời thề, nhưng thật sự tôi không thể."
Vấn đề đằng sau cả hai
sự phản đối này là việc xem bốn lời thề như một công
thức bên ngoài cần phải học và bằng cách nào đó, dù bất
lợi và không chấp nhận, cũng phải cư xử theo nó. Câu đầu
tiên theo truyền thống được dịch là " cứu" nhưng ở trung
tâm Rochester được tụng là" độ". Sự khác nhau về lối
diễn đạt này là để tránh cái hàm ý phi Phật giáo, tính
đạo lý của sự chuộc tội và phản ánh chân thực hơn tinh
thần nguyên thủy. Hiểu một cách đúng đắn, lời thề này
là một tuyên ngôn về mục đích và phạm vi tu tập, một
sự khẳng định, rằng người toạ thiền không chỉ vì chính
mình mà còn vì tất cả chúng sinh. Ba lời thề còn lại phát
thảo một tâm thái mà nhờ đó được trao quyền cứu độ
chúng sinh trong vô số cỏi.
Nói rằng cứu độ " tất cả
chúng sinh" không phải là cường điệu hay ngoa ngữ. Ngộ trong
thiền tiết lộ một cách không lầm lẫn là tất cả là một
và một là tất cả. Vì bất cứ điều gì xãy ra với một
người này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến mọi người khác.
Vì vậy khi một người đắc ngộ, thì cái ngộ đó bao trùm
lên trên cả thảy. Ðiều này được thiền sư Ðạo nguyên
khẳng định, ," Không giác ngộ cho người khác thì làm gì
có sự tự ngộ."
Từ lòng đại từ bi của mình
Bồ tát thệ không chấp nhận Niết bàn đến chừng nào mà
chúng sinh còn trầm luân trong bể khổ. Ngài tự nhiên coi trọng
hạnh phúc của người khác hơn chính mình. Tuy nhiên, Bồ tát
tiếp tục tu luyện vì có người nào không tự giúp mình mà
lại có thể thành thật giúp kẻ khác. Lời thề nhấn mạnh
rằng đã tự hi sinh cho người khác thời sẽ không quay lưng
lại khi gặp khó khăn.
Bồ tát nguyện không chỉ là
suy nghĩ tích cực mà còn nhiều hơn thế nữa. Cùng một ý
nghĩa như vậy, hạt đào trở thành trái đào, quả đấu trở
thành cây sồi, trẻ sơ sinh trở thành người lớn, chúng sinh
thành Phật. Tứ hoằng thệ nguyện là sự tái khẳng định
của lời thề bẩm sinh của chúng ta để trở thành cái mà
chúng ta vốn là--tổng thể và trọn vẹn. Nhìn dưới ánh
sáng này, các lời thệ nguyện hoàn toàn là tiếng gọi đến
với ngộ, đến với giải thoát.
2 BÁT NHÃ TÂM
KINH
Kinh Bát Nhã được đọc tụng
hàng ngày trong các tu viện, trung tâm Phật giáo trên toàn thế
giới và được xem như công thức hiệu nghiệm nhất để
xuyên thủng tâm mê. Nó là cốt lỏi của giáo pháp, thông
điệp cô đọng tất cả những lời dạy của Ðức Phật.
Gọi nó là Tâm kinh vì nó không được nắm bắt bằng cách
thông qua tri thức mà bởi kinh nghiệm trực giác sâu nhất
của riêng mình. Vì vậy "trí tuệ bát nhã" ở đây có nghĩa
là trí siêu việt, và bát nhã cũng là con đường dẫn đến
tuệ giác này. Và nội dung của lời dạy đưa đến sự hiểu
thấu cặn kẻ về nó.
Trong Tâm kinh, Phật thuyết
giảng cho Xá Lợi Phất, một đại đệ tử nổi tiếng thông
minh bậc nhất, về cách mà Quán Âm Bồ tát đã ngộ rằng
con người, chỉ là sản phẩm của ngũ uẩn--sắc, thọ, tưởng,
hành, thức--căn bản của nó là cái không của chân bản thể.
Ngài cũng tiết lộ rằng tính ảo giác của mười tám xứ
do lục căn, lục trần và lục thức, mười hai nhân duyên
nối vào chuổi nhân quả, tứ đế và khái niệm nhị nguyên
của Niết bàn và Luân hồi.
Câu thần chú ở cuối bài
kinh có thể được dịch là:
Này Bồ đề, đi qua, đi qua,
Qua bờ bên bên kia, qua đến
bờ bên kia
Ta-bà-ha
Ta-bà-ha hay "swaha" rất khó
dịch sang tiếng Anh, nhưng nó có nghĩa là " thành tựu như
sở nguyện."
BÁT NHÃ TÂM KINH
Quán tự tại bồ tát
Hành tham bát nhã ba la mật
đa
Thời chiếu kiến ngũ uẫn
giai không
Ðộ nhất thiết khổ ách
Xá lợi tử!
Sắc bất dị không
Không bất dị sắc
Sắc tức thị không
Không tức thị sắc
Thọ tưởng hành
Thức diệc phục như thị
Thị chư pháp không tướng
Bất sanh bất diệt
Bất cấu bất tịnh
Bất tăng bất gỉam
Thị cố không trung vô sắc
Vô thọ ,tưởng, hành, thức
Vô nhãn, nhĩ ,tỷ ,thiệt ,thân
,ý
Vô sắc thanh, hương, vị ,
xúc, pháp
Vô nhãn giới nãi chí vô ý
thức giới
Vô vô minh diệc
Vô vô minh tận nãi chí vô
lão
Tử diệc vô lão tử tận
Vô khổ, tập , diệt,đạo
Vô trí diệc vô đắc
Dĩ vô sở đắc cố bồ đề
Tát đoả Ba la yết đế
Ba la tăng yết đế
Bồ đề tát bà ha.
Y bát nhã
Ba la mật đa
Cố tâm vô quái ngại
Vô quái ngại cố
Vô hữu khủng bố
Viễn ly điên đảo mộng tưởng
Cứu cánh niết bàn
Tam thế chư phật
Y bát nhã ba la mật đa
Cố đắc nậu đa la
Tam miệu tam bồ đề
Cố tri bát nhã ba la mật đa
Ða thị đại thần chú
Thị đại minh chú
Thị vô thượng chú
Thị vô đẳng đẳng chú
Năng trừ nhứt thiết khổ
Chân thật bất hư
Cố thuyết bát nhã ba la mật
chú
Tức thuyết chú viết
Yết đế, yết đế
Khi Bồ Tát Quán Tự tại thực
hành Bát Nhã Ba La Mật sâu xa, soi thấy rằng, có năm uẩn
và năm uẩn đó không có tự tánh trong chúng.
Này, Xá Lợi Phất, sắc ở
đây là Không, Không là sắc, sắc không khác Không, Không không
khác sắc, sắc tức thị Không, Không tức thị sắc. Thọ,
tưởng, hành, thức cũng vậy.
Này, Xá Lợi Phất, hết thảy
các pháp ở đây được biểu thị là Không: chúng không sinh,
không diệt, không cấu nhiễm, không không cấu nhiễm, không
tăng, không giảm.
Vì vậy, này Xá Lợi Phất,
trong Không không có sắc, không có thọ, tưởng, hành, thức,
không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, không có sắc, thanh,
hương, vị, xúc, pháp, không có nhãn giới cho đến không có
ý thức giới, không có minh, không có vô minh, không có minh
diệt, không có vô minh diệt, cho đến không có tuổi già và
sự chết, không có khổ, tận, diệt, đạo, không có trí,
không có đắc và không có chứng…bởi vì không có đắc.
Trong tâm của Bồ Tát an trụ trên Bát Nhã Ba La Mật không
có những chướng ngại. Và bởi vì không có những chướng
ngại trong tâm đó nên không có sợ hãi, và vượt ngoài những
tà kiến điên đảo, đạt đến niết bàn. Hết thảy chư
Phật trong quá khứ, hiện tại và vị lai, do y theo Bát Nhã
Ba La Mật, mà chứng đắc giác ngộ viên mãn tối thượng.
Vì vậy, nên biết Bát Nhã
Ba La Mật là đại thần chú, là chú của đại minh huệ, là
thần chú cao tuyệt, thần chú vô giá, có thể trừ tiệt hết
mọi đau khổ, đó là chân lý vì không sai lầm. Ðây là thần
chú được công bố trong kinh Ba la mật. Yết đế, Yết đế.
Ba la yết đế. Ba la tăng yết đế . bồ đề tát bà ha.
3 BẠCH ẨN
TOẠ THIỀN CA
Một trong những thiền sư nổi
tiếng nhất của Phật giáo Nhật bản là ngài Bạch ẩn (1686-1769).
Mặc dù giáo lý của ngài đại diện cho truyền thống thiền
của Trung hoa. Ngài cũng tu chỉnh lại cho phù hợp với nền
văn hoá Nhật bản; tạo ra một loại thiền sống động có
thể đến được đối với hàng cư sĩ, cho dù nó vốn bắt
rễ trong di sản thuần tuý định hướng tu viện của chính
ngài. Có lẽ thiền sư Bạch ẩn nổi tiếng nhất là vì ngài
làm tăng sinh khí cho hệ thống công án, và vì các công án
tự do ông chế ra mà ngày nay vẫn còn được sử dụng rộng
rãi trong giảng dạy:" Âm thanh của một tay là gì?"
Ngay khi còn sinh tiền, Bạch
ẩn thiền sư rất được tôn kính và quí mến, đặc biệt
là tầng lớp lao động nghèo khổ, họ đến ngài để tìm
sự an lạc, khuây khỏa hầu quên đi nổi khổ và bất công
trong xã hội phong kiến đầy áp bức của thuở ấy. Ngay cả
các quan đại thần và giới quí tộc cũng đến thọ pháp
với ngài hoặc họ viết thư nêu những thắc mắc thỉnh cầu
ngài giải đáp những nghi tình về pháp. Trong những phúc thư
cho họ, người ta thấy ngài công kích mạnh mẽ cái gọi là
"thiền hổ lốn" thiền thu thập số đông tu không có chất
lượng và lối toạ thiền " ngồi yên lặng như chết."
Mối quan tâm chính của ngài
là đào tạo tài tăng và trưởng dưỡng những nhân tố xuất
chúng để kế thừa sư nghiệp hoằng pháp của ngài. Trong
một bài tự bạch, ngài cho biết có khoảng ít nhất hơn năm
trăm môn nhân cả tăng lẫn tục dưới sự huấn luyện của
ngài.
Là một con người đa tài đa
năng, Bạch ẩn thiền sư còn là một nhà văn một nhà thơ,
hoạ sĩ, nhà điêu khắc, thư hoạ. Ngài là tác giả của bài
tụng" Bạch Ẩn toạ thiền ca". Bài này được thường xuyên
đọc tụng trong các thiền viện ở Nhật, ở trung tâm thiền
Rochester và những nơi khác. Có lẽ chúng ta không tìm thấy
ở nơi nào khác cái bằng chứng sinh động và sự quyến rủ
của năng lực thiền.
BẠCH ẨN TOẠ
THIỀN CA
Tất cả chúng sinh bổn lai
là Phật
Cũng như băng với nước
Ngoài nước không đâu có băng
Ngoài chúng sinh tìm đâu ra
Phật?
Ðạo gần bên mình mà không
biết
Bao người tìm kiếm xa vời--đáng
thương
Ðó cũng như người nằm trong
nước
Gào rát cổ xin cho đở khát
Ðó cũng như con trai vị trưởng
giả
Lang thang sống với phường
nghèo khó
Nguyên do ta luân hồi trong sáu
cỏi
Vì tại ta chìm đắm trong hắc
ám vô minh
Mãi lạc xa, xa mãi trong u minh
--
Biết bao giờ mới lià sinh
tử?
Pháp môn toạ thiền của Ðại
thừa
Ta không đủ lời để tán
tụng
Những pháp hạnh cao quí như
bố thí, trì giới
Như niệm hồng danh Phật, sám
hối và khổ hạnh
Và biết bao công đức khác
Tất cả đều là kết quả
của tọa thiền
Thậm chí những người chỉ
ngồi qua một lần
Cũng diệt trừ được tất
cả ác nghiệp
Không đâu tìm thấy ác đạo
nữa
Mà tịnh độ vẫn sát kề
bên
Xin cung kính nghe nói cái Thực
ấy
Dầu chỉ một lần
Hãy tán thán, hãy hoan hỷ ôm
choàng lấy
Và sẽ được muôn vàn phước
huệ
Ví như những người tự mình
phản tỉnh
Chứng vào cái Thực của Tự
tánh
Cái thực của Tự tánh là
Vô tự tánh
Người ấy thực đã thoát
ngoài điên đảo vọng tưởng
Ðã mở ra cánh cửa đồng
nhất của nhân và quả
Và thênh thang con đường pháp
phi-nhị, phi-tam
Trụ nơi Bất dị giữa những
cái dị
Ðầu tới, đầu lui vẫn không
bao giờ động
Nắm cái Vô niệm trong cái
niệm
Tất cả thanh âm đều là tiếng
pháp
Trời Tam muội lồng lộng vô
biên
Trăng Từ Trí sáng ngời viên
mãn
Ấy là lúc ta thiếu gì đâu?
Ðạo bổn lai thanh tịnh hiện
thành
Thế giới này là vùng Tịnh
độ
Và thân này là Pháp thân Phật.