I.NHỮNG
BÀI THUYẾT KHÍCH LỆ
VÀ NHỮNG
LỜI BÌNH
1. NGÀY
THỨ TƯ
BÀI THUYẾT
KHÍCH LỆ
Hiện giờ ta đã đi được
nửa chặng đường của khoá nhiếp tâm này, nhiều vị ở
buổi độc tham đã báo cáo về việc gặp ma cảnh. Ðó là
điều mong đợi -"những bão tố" ma cảnh thường tấn công
vào ngày thứ ba hay thứ tư, đó là khi có sự huy động năng
lượng lớn hơn.Theo nghĩa này ma cảnh là một yếu tố tích
cực, một dấu hiệu là năng lượng của khóa nhiếp tâm đang
được hình thành. Ma cảnh thường không xuất hiện khi sự
tập trung tinh thần còn lỏng lẽo hoặc khi tâm người ta ở
trạng thái gần như định.Vì vậy, chúng ta đánh dấu điểm
giữa của chặng đường tu tập.
Quí vị đã nhiều lần nghe
nói về bản chất và nguyên nhân của ma cảnh, nhưng dù sao
sự bối rối và hoài nghi vẫn còn đó. Vì vậy, hãy lắng
nghe cẩn thận.Tại sao những ảo giác mộng tưởng này phát
khởi? Ngay sau ba ngày trọn toạ thiền, tâm có phần nào yên
tĩnh, những vọng niệm và những thứ còn lại của những
kinh nghiệm trong quá khứ bắt đầu trồi lên trên bề mặt
của nhận thức. Chúng gần giống những giấc mơ. Chẳng hạn,
thông thường người ta thấy những khuôn mặt trên tường
phía trước mặt họ. Nhiều người nghe tiếng chuông nhà thờ
bên cạnh vọng lại liên tục. Người khác cảm thấy như
côn trùng bò lên trên người. Hay quí vị có thể tưởng là
mình đang bay bổng hay là cơ thể đang tan ra.Khóc là một kiểu
ma cảnh thường xuyên nhất. Chừng nào mà quí vị không khóc
vì buồn cho chính mình, nước mắt có hiệu lực tẩy xổ,
làm tan đi và cuốn đi những lớp vỏ cứng của ngã. Ma cảnh
cũng có thể xuất hiện khi tâm và hơi thở của quí vị không
cùng nhịp, đó là kết quả từ một cái thân căng thẳng
và một cái tâm làm việc quá sức .
Ma cảnh cũng đến trong những
trạng thái tâm lý: giận, ghen hay háo hức. Ngay cả u sầu
hay nản chí cũng không gì khác hơn ma cảnh. Ma cảnh là một
loại hố đen sâu mà hầu như mọi thành viên của khoá nhiếp
tâm rơi vào ít nhất một lần.
Ảo tưởng mà quí vị thấy
đi ra đi vào trong nhiều ngày cũng là ma cảnh mà có lẽ quí
vị không một chút nghi ngờ về nó. Ma cảnh gây thoả thích
và quyến rũ có thể là loại vừa thu hút vừa gây sợ hãi.
Nhiều năm về trước khi tôi đang tu luyện, một vị trưởng
tăng đến nói với tôi:"Trong khoá nhiếp tâm, anh biểu diễn
một ma cảnh rất lạ mà tôi chưa từng thấy trước đây.Vào
giữa buổi thiền anh đột nhiên giơ một tay như thể để
nắm lấy cái gì và kéo nó vào lòng, rồi tay kia cũng làm
y như vậy. Sau đó hai tay cùng thực hiện một động tác như
cũ .Anh có nhớ ma cảnh đó không ?"
"Vâng, có nhớ. Tôi đang đi
ngang một dãy hàng của một siêu thị lớn ở Mỹ, tôi tự
lấy thịt bít -tếch, trứng, bơ, và những món mà tu viện
không có."
Ma cảnh cũng có thể xuất
hiện rất dai dẳng. Có một lần tôi gặp phải trường hợp
này trong những ngày đầu của khoá huấn luyện, nó liên quan
đến những bức tranh của Paul Klee, mà tôi thường thán phục,
chiêm ngưỡng tại các viện bảo tàng. Trong ma cảnh của tôi,
toàn thể vũ trụ được nhuộm màu rực rở của các tác
phẩm hội hoạ của Paul Klee, nhưng màu sắc ở đây nhẹ nhàng
hơn, sống động hơn so với những gì chính Klee vẽ. Suốt
gần một tháng tôi đắm mình trong cái cảm giác hài lòng
về những màu sắc vũ trụ này, bị thuyết phục là tôi đã
ngộ. Chỉ sau những lời cảnh cáo nghiêm khắc của lão sư,
cuối cùng tôi từ bỏ những tri kiến này, cái đang làm tê
liệt sự tu tập của tôi.
Một trong những ma cảnh thông
thường nhất -và có lẻ phản trắc nhất là sự sợ hãi.
Khi sự tụ tập của một người vượt qua giai đoạn khó
khăn nhất, cái ngã bắt đầu cảm thấy bị đe doạ. Trong
sự tuyệt vọng, nó moi lên toàn bộ nỗi sợ hãi này.Trong
một nỗ lực cuối cùng, cái ngã muốn lấy lại quyền thống
trị của nó. Có những nỗi sợ cụ thể :sợ kém ăn, sợ
mất ngủ, sợ cây roi khích lệ, và ngay cả sợ sự kiến
tánh. Có những nỗi sợ vô danh, sự lo âu mơ hồ ám ảnh
tâm thức khi người ta tập trung sâu hơn. Những sợ hãi này
bắt nguồn từ những kinh nghiệm khó quên của thời thơ ấu
hay ngay cả từ kiếp trước nữa. Ðiều quan trọng nhất là
nhìn thẳng vào chúng không một chút sợ sệt để nhìn ra
chúng là -không thật. Thật ra chúng đủ thật để làm chúng
ta sợ hãi, nhưng nó không có bản thể bền bỉ, một chỗ
trú cố định. Và ngay cả nếu cuộc sống của quí vị là
một giấc mơ, những nỗi sợ này còn nhiều vô số nữa.
Vấn đề là trong khoá nhiếp tâm này, với sự kết hợp sức
mạnh của lão sư và các trưởng lớp, tạo ra cho những ai
trong quí vị bị nỗi sợ dai dẳng quấy rầy, một cơ hội
lớn. Với tất cả năng lượng tập trung hoạt động vì quí
vị, quí vị sẽ không bao giờ có được cơ hội tốt hơn
để nhìn thấu những nỗi sợ và làm tan biến nó một lần
cuối rồi thôi.
Cũng có những cái được gọi
là ma cảnh "cấp cao":hoàn nguyên về những kiếp trước, nói
với giọng lưỡi nội kiến tâm lý hay triết lý sâu xa. Ðiều
đó có thể xảy đến với quí vị ở khoá nhiếp tâm này.
Không có cái gì để mừng vui về những ma cảnh như vậy.
Nếu quí vị bám víu vào chúng bằng niềm tin lầm lẫn rằng
quí vị đã trải qua một cái gì đó có giá trị hiếm hoi
hay vĩnh cửu, chúng sẽ trở thành chướng ngại đối với
ngộ, nếu không chấp trước vào nó, chúng trở nên có lợi
vì chúng thường giải thoát những khu vực bị khoá chặt
trong thân-tâm và giải phóng năng lượng mà bình thường không
sẵn có trong quí vị .Tuy nhiên, năng lượng được giải thoát
này phải được dẫn vào vùng đan điền, nơi đó nó trở
thành một giếng phun, từ đó quí vị rút ra để phá vỡ
công án. Nếu để năng lượng này dâng lên đầu hay ngực,
chúng chỉ gây ra sự nặng nề đau đớn hay cảm giác đập
bình bịch ở vùng này.
Ðiều quan trọng cần phải
nhớ khi đương đầu với bất cứ ma cảnh nào, là không chấp
vào chúng. Ma cảnh là trò ảo thuật của bản ngã, không có
khán gia,?gã ảo thuật gia ranh ma này sẽ cuốn gói đồ nghề
và bỏ đi. Hay chúng như những vị khách không mời mà đến--nếu
qúi vị không ân cần với chúng, chúng sẽ bỏ đi. Thết đải
chúng chỉ làm chúng nán lại lâu hơn. Thật đáng tiếc khi
thấy một vài tham dự viên nào đó bỏ công tu tập của mình--công
án của họ--để nuôi dưỡng những trạng thái hạnh phúc
hay năng lượng cao hay vì sự quyến rũ của cao ngạo mà đắm
mình trong bùn đen ma cảnh lo âu và sợ hãi.
Ðừng bao giờ lầm lẫn những
trạng thái tinh thần này với ngộ thật sự. Hãy đặt toàn
tâm vàosự hành trì của qúi vị! Ðiều này quả thật không
dễ, ma cảnh mạnh và sống động. Ðể tránh làm mồi cho
chúng, qúi vị cần quyết tâm khi chúng dể chịu và can đảm
khi chúng đáng sợ. Ðiều quan trọng hơn hết là niềm tin--niềm
tin vào chính mình, vào việc tu tập của mình, vào thầy của
mình. Nếu qúi tham công án một cách quên mình đến nổi "qúi
vị" cảm thấy tâm thân mình biến mất và chỉ còn lại công
án. Làm như vậy, ma cảnh sẽ tan đi như bỏ nước đá vào
trong một ly nước nóng.
LỜI BÌNH VỀ
"BA VÔ NĂNG LỰC" -- CÔNG ÁN 88
CỦA BÍCH NHAM
LỤC
CÔNG ÁN : Chú ý! Huyền Sa(Ghensha)
nói với đại chúng :" Chư tổ nói dìu dắt và cứu độ chúng
sanh. Nhưng giả sử một người vừa mù, vừa điếc, vừa
câm ( ba vô năng lực) đến với qúi vị; làm thế nào qúi
vị giao tiếp với anh ta? Giơ cái dùi gỗ hay vẩy cây phất
trần là vô ích đối với người mù. Lời nói sẽ vô ích
đối với người điếc. Và dù cố gắng bằng mọi cách,
qúi vị cũng không thể làm một người câm nói được. Trong
trường hợp này qúi vị làm cách nào hướng dẫn một con
người như vậy? Nếu qúi vị làm không được, Phật pháp
nào có ích chi?"
Một vị tăng đem vấn đề
này đến tham vấn sư Vô môn:
"Cuối xuống!" Sư nói. Vị
tăng làm theo. Sư thọc cây trượng vào ông tăng, ông ta thụt
lui.
"Ông không mù!" Sư tuyên bố,
"lại gần đây!" Vị tăng đến gần hơn.
"Ông không điếc. Ông hiểu
không?"
Tăng đáp,"Không, tôi không
hiểu."
Sư nói," Ô?g không câm."
Và như thế vị tăng được
thông suốt.
Ở đây chúng ta có một ví
dụ thật tuyệt diệu về cách diễn đạt phi thường và đầy
hiệu quả của một thiền sư. Gensha và Vô môn, là huynh đệ
đồng môn. Tâm họ rất tương hợp đến nổi các pháp môn
của họ đan vào nhau rất tự nhiên, thậm chí hàng môn đệ
của họ cũng vậy, họ trao đổi thông tin với nhau không nhờ
đến ngôn ngữ hay văn tự.
Không có một tài liệu nào
ghi chép lại đầy đủ về cuộc đời của Gensha, chỉ biết
là ông sinh năm 835 và mất vào năm 908 và trước khi xuất
gia ông làm nghề đánh cá.
Ngược lại, cuộc đời và
hành tung của thiền sư Vô môn được ghi chép lại nhiều
hơn. Dù năm sinh không được biết đến, các tài liệu đều
nói rằng ông mất năm 949, vào cuối đời Ðường ( 618-907)
đây cũng là giai đoạn cực thịnh của Phật giáo tại Trung
quốc. Vô Môn thiền sư là một con người thông căn linh lợi,
biện tài vô ngại, tính khí quật cường và thẳng thắn.
Ngoại trừ Ðại sư Joshu, không có thiền sư nào đưa ra nhiều
công án như ông.
Vô môn không hài lòng với
kiến giải về Phật pháp của mình, thâu lượm từ các sách
vở, nên đến với Mục Châu để tìm một giải đáp chung
quyết cho cán cân trí não ở đây. Khi thấyVô Môn gần đến
cổng, Mục Châu đóng cửa ngay mặt Vô Môn. Môn không hiểu
nổi cái đó là nghĩa lý gì, nhưng cứ gõ cửa, và có tiếng
nói từ trong vọng ra,
" Ai đó?"
" Tôi là Vô Môn, từ luật
sư Chí Trừng đến."
" Ngươi muốn gì?"
" Vì không thấy rõ bản sự
của mình, nên rất mong được chỉ thị cho tỏ."
Mục Châu mở hé cửa, nhìn
Vô Môn rồi lập tức đóng lại. Chẳng biết phải làm gì
, Vô Môn bỏ đi. Ðây quả là một bí ẩn lớn, không bao lâu
ngài quay lại kiếm Mục Châu nữa. Nhưng vẫn bị đối xử
như lần trước. Lần thứ ba, Vô Môn đến gõ cửa nhà Mục
Châu , lòng đã nhất quyết phải gặp thầy cho được, bằng
mọi cách. Lần này trong lúc cánh cửa vừa mở, ngài chen mình
vào phòng. Tức thì, Mục Châu cản lại bảo: "Nói! Nói!" Vô
Môn bối rối ngập ngừng. Nhưng Mục Châu không một chút
chần chừ đẩy sư ra khỏi nhà, la lớn, " Cái gã vô tích
sự!" và cách cửa nặng nề đóng xập lại, chặn xuống một
ngón chân của Vô Môn. Ngài kêu lên: "Ôi chao!" nhưng sự tình
ấy đã mở mắt cho ngài thấy ý nghĩa của tất cả những
gì trước đây.
Bình luận về câu chuyện thiền
này, một nhà văn đương thời hỏi," Một nhà sư có nhất
thiết phải tỏ ra thô lổ như thế không? Ngộ có xứng đáng
với gãy một ngón chân không? Hãy để ông ta hỏi hồn ma
của Vô Môn! Hay ông ta thử hỏi một người mẹ rằng liệu
con bà có xứng đáng với nổi đau khi sinh nở không? Người
ta chỉ mĩm cười với sự ngây thơ như vậy. Kẻ thiểu trí
hay chỉ tu tập hời hợt bên ngoài không bao giờ hiểu được
quyết tâm của Vô Môn và sự từ chối quyết liệt của thiền
sư Mục Châu.
Tại sao Mục Châu phải đóng
sầm cửa đối với Vô môn? Ðó là nguyên tắc cứng rắn
của sư. Ðộc tham chỉ dành cho người thật sự khao khát
chân lý, Mục Châu cũng như tất cả các thiền sư khác đều
biết rằng ngộ cao đòi hỏi một tấm lòng chân thật và
sự nổ lực không chùn bước. Một người thiếu cương quyết
chắc chắn sẽ chạy dài trước sự cự tuyệt đầu tiên
hay sao. Vô Môn đâu phải là con người như vậy, thế tại
sao Mục Châu từ chối sư? Qúi vị phải nhìn vào điểm chính
yếu này.
Qúi vị cũng phải nắm được
ý nghĩa của " Nói! Nói!" Vô Môn lẽ ra phải nói điều gì
để có được chấp nhận thay vì một sự đối đãi cứng
rắn quyết liệt như vậy? Nếu Quí vị là Vô môn, quí
vị sẽ nói gì? Trả lời mau!
Trong các giai thoại về Thiền,Vô
Môn là người nổi tiếng về cách ứng đáp" không một khe
hở" của ông. Hãy thưởng thức lối đối đáp chớp nhoáng
này của ông:
" Con đường của Vô môn là
gì?"
" Tự chứng!"
"Ðạo là gì?"
"Hãy đi!"
" Ðạo ở đâu?"
"Bước lên mà đi!"
Lối đối đáp không do dự
như vậy xuất phát từ tâm chứ không từ cái đầu và nó
được đánh giá rất cao trong thiền.
Trong số những giai thoại về
Vô môn, mẫu chuyện sau đây được coi là đặc biệt nhất
trong lịch sử của Thiền.
Trụ trì một tự viện lớn
suốt hai mươi năm, nhưng chưa bao giờ vị viện chủ đề
cập đến việc chỉ định một trưởng tăng. Mỗi khi chúng
tăng nêu thắc mắc thì ngài luôn trả lời một cách khó hiểu,
" Trưởng tăng của ta chưa xuất gia." Một hôm sư lại bảo"Hôm
nay trưởng tăng của ta thọ giới sa di." Khi được hỏi chừng
nào vị trưởng tăng đến, sư chỉ đáp," Trưởng tăng của
ta chưa thọ đại giới.
Một thời gian khá lâu sau đó,
mọi người hầu như quên lãng chuyện ấy, sư lại tuyên bố,
"Hôm nay trưởng tăng của ta thọ đại giới!" Lần nữa, chúng
tăng lại hoang mang. Hai năm nữa trôi qua, một ngày nọ đột
nhiên sư họp chúng lại và tuyên bố," Ðúng vào giờ ngọ
ngày hôm nay trưởng tăng của ta sẽ đến. Rồi ngài rung chuông
dẫn chúng tăng ra cổng chính để đón trưởng tăng.". Và
nơi cổng đã có một vị tăng vừa mới đến đứng đó,
không ai khác chính là Vô Môn.
Vô Môn lấy làm ngạc nghiên,
bước tới đãnh lễ sư và hỏi," Làm sao thầy biết được
hôm nay tôi đến? Tôi không nói với ai ý định tôi đến
đây." Sư mĩm cười đáp," trong vô số kiếp trước--khi Ðức
Phật còn tại thế--ông và ta là huynh đệ đồng môn. Cả
hai chúng ta đều tu luyện rất công phu và phát triển định
lực đáng kể. Trong đời kế tiếp, ông tái sinh nơi gia đình
quyền quí, đam mê thế tục nên mất đi năng lực đó. Riêng
ta, tiếp tục tu luyện năng lực sâu mạnh hơn. Vì vậy, ta
biết khi nào ông thọ tiểu giới sa di, khi nào ông thọ đại
giới tì kheo và khi nào ông tự dẫn mình đến đây."
Những khả năng huyền bí như
vậy chỉ là phó phẩm của việc tọa thiền không được
lầm lẫn với ngộ. Các thiền sư không bao giờ trau giồi
pháp thuật hay thi triển pháp thuật, họ cũng không. Chúng
được xem như ma cảnh.
Công án trên được xem như
vở kịch có hai hồi. Ở hồi thứ nhất, Gensha tạo ra sự
xung đột và hồi hai Vô Môn xung đột đó. Hãy chú ý cách
thức mà các thiền sư đặt một thiền giả vào trong một
tình huống nan giải: để thực hiện Bồ tát nguyện giải
thoát chúng sinh, một vị tăng phải làm thế nào để độ
một người không thể nghe, không thể hỏi và không thể thấy?
"Nếu các ông không thể làm được việc này, chẳng hoá ra
Phật pháp vô ích ư? " Huyền Sa thật độc ác khi ném họ
vào ngục tù nghi ngờ và nhìn họ lúng túng trong nổi cố
gắng tuyệt vọng giải thoát cho chính mình. Cái độc ác của
Huyền Sa thật từ bi làm sao, quí vị có biết không?
Thiền giải quyết vấn đề
cụ thể và cá nhân. Thế thì cái gì nằm đằng sau câu hỏi
ấy? Ðây là chướng ngại đầu tiên mà quí vị phải vượt
qua. Tại sao ông tăng này đưa vấn đề với Vô Môn mà không
nài nỉ Huyền Sa? Ông ta muốn thử thách Vô Môn hay đánh giá
cao Vô Môn?
Với nhãn thiền sắc bén, Vô
Môn lập tức nhận ra vấn đề. Cái gì đó bắt rễ sâu hơn
trong sự tò mò đơn thuần, ấy là sự thiếu lòng tin vào
chính mình của vị tăng. Ông đang tuyệt vọng tìm kiếm sự
tái bảo đảm thông qua giải pháp khai ngộ cho một người
bất túc. Tại sao ông ta dám đương đầu với con sư tử Vô
môn trong hang động của nó?
Cảm nhận được câu hỏi
phát xuất từ tâm hoài nghi của ông tăng, Vô Môn đón nhận
trực tiếp vấn đề. Ngài không ném người hỏi vào một
cuộc tranh luận hay cho xem một bức tranh vẻ sống động miêu
tả Phật tâm. Ông chỉ ra lệnh," cuối xuống!" Vị tăng vâng
lời không một chút do dự nghi ngờ với mệnh lệnh độc
đoán này vi ?ắp được câu trả lời. Nhưng ngay khi anh ngẫn
đầu lên, liếc thấy roi của Vô Môn sắp giáng vào vai, ông
tăng nhảy lui ra sau. "Á," Vô Môn hô lên," ông không mù! Bây
giờ bước tới." Có lẽ lúc ấy trong tâm ông tăng thoáng
một ý nghĩ," Việc làm của thầy thật là vô cớ." Nhưng
ông vẫn tuân lời. "Ồ, ông cũng không điếc!" Vô Môn nhận
xét. "Ông có hiểu không?" "Hiểu gì ạ?", ông tăng đáp một
cách vô niệm. Bây giờ tâm ông hoàn toàn trống rỗng " Và
ông cũng nói đượcTốt!Tốt!"
Hãy ghi chú về "tấm bảng
sạch" , tâm qui nhất của vị tăng và mối quan hệ của nó
với sự thông suốt sau đó của ông. Nó là điều cốt tử.
Trước khi xem xét vị tăng
nhận ra điều gì, tôi xin hỏi qúi vị: Nghe thật là gì ?
Thấy thật là gì? Nói thật là gì?
Có một câu chuyện khác kể
về bốn người trong một bữa tiệc. Một người đưa ra câu
hỏi," Trong cơ thể con ngườ,i bộ phận nào các anh cho là
cần thiết nhất? Người thứ nhất bảo," Ðó là tai. Vì tôi
là một nhạc sĩ. Cuộc đời tôi sẽ ra sao nếu tôi không
còn có thể nghe được âm nhạc tuyệt vời của Bach hay Mozart
hay tiếng trẻ thơ cười, hay tiếng gió thổi sào sạt? Thật
không đáng sống."
Người thứ hai nói," Ðó là
mắt. Tôi nghĩ thật không gì tệ hơn là phải sống trong bóng
tối. Chao ôi thử hình dung xem cuộc sống sẽ như thế nào
nếu không còn đôi mắt để chiêm ngưỡng các kỳ quan như
tượng Nhân sư, đền Taj-Mahal hay cảm nhận sự huy hoàng của
ánh bình minh hay vẻ đẹp lúc chiều tà!"
"Ðối với tôi," người thứ
ba nói," không gì tồi tệ hơn là không có lưỡi. Tôi là thầy
giáo. Không nói được làm sao tôi có thể hành nghề? Không
gì làm tôi thú vị hơn là được đàm luận văn chương, nghệ
thuật và triết học với những người tao nhã. Không có lưỡi
con người còn thấp kém hơn thú vật, vì chúng có thể thông
tin cho nhau bằng tiếng hót, tiếng hú, tiếng rít."
Rồi cả ba quay sang hỏi người
thứ tư,"Cơ quan nào trong cơ thể ông qúi nhất?"
"Lổ rún!".
" Lổ rún!" cả ba đồng loạt
la lên một cách ngạc nhiên, "Tại sao nó qúi như vậy?"
" Vì tôi thích ăn cần tây
trên giường và đó là chổ tôi để muối."
[cười]
Không, họ vẫn chưa hiểu ý
nghĩa thật của nghe, thấy, nói; vì mỗi người vẫn còn bám
vào giác quan của mình và sự phân biệt nảy sinh từ đó.
Hãy trả lời tôi: Âm thanh
đến với tai hay tai đến với âm thanh? Ðể nắm bắt được
nguồn âm thanh, qúi vị phải vượt qua tai, não, và âm thanh.
Trong kinh Lăng nghiêm Bồ tát Quán thế âm đã thuật lại cách
Ngài đắc ngộ tối thượng như thế nào qua việc quán niệm
về chân tánh của âm thanh. Một thiền sư khuyên rằng," Bất
cứ khi nào qúi vị nghe một âm thanh, thì hãy tự hỏi mình
,' cái gì đang nghe âm thanh này?'" Nhưng đối với những ai
trong số quí vị tham công án "Âm thanh của một tay" chỉ cần
vô niệm hỏi," Âm thanh của một tay là gì?" một khi qúi vị
phá vở được công án này, qúi vị sẽ nghe lớn và rõ âm
thanh của 'vô thanh'--một sự yên lặng vang lên, một tiếng
vang yên tỉnh.
Thật ngữ đâu liên quan gì
đến các từ mỹ miều, hay khôn ngoan . Nghe đây: Ta nói hay
ta không nói?
Ngươi có câm đâu mà không
thể nói.
Hãy học nói không cần đến
môi và lưỡi.
Ngươi sẽ đi vào cảnh giớikhông
thể nghĩ bàn.
Rồi qúi vị sẽ hiểu :
Suốt ngày dài nói chuyện
Không một lời thốt ra.
Có ý nghĩa gì?
Thật sự nhìn là gì? Ðối
với người thật ngộ, nhãn quan công bằng, không gì cao hơn
không gì thấp hơn, tốt hơn hay xấu hơn. Ðó không phải là
cái nhìn rốt ráo hay sao? Vì vậy người ta nói," Phật bị
điếc, câm và mù." Ngài không nhắm mắt tránh nhìn những
điều xấu xa, không bịt tai để tránh nghe điều xấu, không
bịt miệng để tránh nói lời xằng bậy. Trái lại, Ngài
nhìn, nghe và nói, nhưng cái thấy của ngài là cái không thấy,
cái nghe của ngài là cái không nghe , cái nói của ngài là
cái không nói. Qúi vị hiểu không? Qúi vị thật sự hiểu
không?
Cái gì làm vị tăng đột ngộ?
Là nhìn không bằng mắt mà thấy tất cả, là nghe không dùng
tai mà nghe được cả thảy, nói không dùng lưỡi mà lời
lẽ thật vi diệu.
[Giơ roi lên] Qúi vị có thấy
không?
[Ðánh roi] Quí vị có nghe không?
Nói đi! Cái gì mới vừa được
nói?