c
|
[00]
Mục Lục |
[00-1]
Lời nói đầu |
[00-2]
Lời tựa |
PHẦN
I : TIA SÁNG THIỀN ÐỊNH
|
[01-01]
Dẫn nhập |
[01-02]
Ðối Thoại 01-17 |
[01-03]
Ðối Thoại 18 |
[01-04]
Ðối Thoại 19-24 |
[01-05]
Ðối Thoại 25-27 |
[01-06]
Ðối Thoại 28-30 |
PHẦN
II : THỜI KỲ NHIẾP TÂM
|
[02-01]
Dẫn
nhập |
[02-02]
Ngày
Thứ Tư, Lời bình về " Ba bất lực" Công Án 88 của Bích
nham lục |
[02-03]
Ngày
Thứ Năm, Lời bình về" Tôi không biết" Công Án 1 của
Bích nham lục |
[02-04]
Ngày
thứ sáu,-
Lời
bình về " Một người ở trên một cái cây" Công Án 5
Vô môn quan của Vũ môn. Ngày thứ bảy, Lời bình
về " Suy nghĩ không tốt cũng không xấu"?Công Án 23 Vô môn
quan của Vũ môn |
[02-05]
Mô Tả Sự Giác Ngộ |
[02-06]Thật
hân hạnh là một con người |
PHẦN
III : SỰ TỤNG NIỆM
|
[03-01]
Dẫn nhập |
[03-02]
I
/ NHỮNG BÀI KỆ: Tứ hoằng thệ nguyện - Tâm kinh Bát Nhã
- Bạch Ẩn Huệ Hạc toạ thiền ca - Tín tâm minh |
[03-03]
II/
MỘT LÁ THƯ VÀ MỘT LỜI ÐÁP: Thiền đạo?" nó làm tôi
mất khí thế" |
[03-04]
III
NHỮNG ÐỐI THOẠI: Không phải cúng dường cho Ðức Phật
sao? Từ bi , giống như tình yêu, không phải là những gì người
ta nói đến - Quán thế âm, vị Bồ tát của lòng từ bi, thật
sự hiện hữu hay không? Sám hối những hành vi tội lỗi và
che dấu những hành động tốt |
PHẦN
IV: ÐẠO ÐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
|
[04-01]
I NHỮNG BỨC THƯ VÀ LỜI ÐÁP: "Sống trên đời như là
một Phật tử Thiền có ý nghĩa gì?"" Thiền là một cách
trốn thoát?Bạn đang làm gì để giúp đở xã hội"" Tôi có
phải từ bỏ gia đình để đắc ngộ trong Thiền hay không?" |
[04-02]
II CÁC ÐỐI THOẠI: Ngộ đưa ra giải pháp cho những
vấn đề đạo đức nan giải phải không? Thiền ở trên đạo
đức nhưng đạo đức không thấp hơn Thiền - Nhà chứa và
Phật giáo |
[04-03]
III
THUYẾT PHÁP: Giới luật thứ nhất " đừng giết
mà nên nuôi dưỡng những mầm sống" : tranh luận về giết
thú vật, phá thai, chiến tranh, tự sát, giúp người bệnh
chết nhẹ nhàng theo ý muốn. Lời cuối cùng? Một chú thích
cá nhân |
[05]
Lời kết |
c |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
cÐại
Thừa Xuất bản 1998
THIỀN,
ÁNH BÌNH MINH PHƯƠNG TÂY
Nguyên
Tác: Roshi Philip Kapleau
Việt
dịch : Huỳnh Công Hoàng
28 CÓ PHẢI TỪ BỎ
TÌNH DỤC ÐỂ ÐẮC NGỘ HAY KHÔNG?
NGƯỜI HỎI: Có phải từ bỏ
tình dục để đắc ngộ hay không?
LÃO SƯ: Không, điểm quan trọng
là không bị ám ảnh bởi tình dục.
NGƯỜI HỎI:Thế tại sao Ðức
Phật đặt nặng vấn đề sống độc thân?
LÃO SƯ: Không chỉ riêng Ðức
Phật mà những vị thầy tâm linh vĩ đại đều lấy cuộc
sống độc thân là điều kiện tiên khởi của cuộc đời
tu tập của mình. Tại sao như vậy? Vì Phật biết đòi hỏi
xác thịt và sự nuông chìu thân xác dể dàng dẫn đến tham
lam và chấp thủ. Không những thế nó còn trói buộc người
đàn ông và người đàn bà vào sự khóai lạc của các giác
quan và vòng luân hồi sinh tử.
Ngài cũng biết rằng nếu tu
sĩ được phép lập gia đình, vợ con của họ phải được
họ chu cấp đầy đủ. Ðiều này có nghĩa là các tu sĩ không
có thể nhất tâm cống hiến tất cả thời gian, năng lực,
và tinh thần cho sự truy tầm cái ngộ. Hơn nữa, khi trở thành
bậc thầy họ cũng không hăng hái phục vụ đạo pháp, vì
gia đình họ là trên hết. Trong kinh luận chúng ta thường
thấy đề cập đến cuộc sống độc thân--vì khi thân-tâm
chín mùi trong sự tu luyện--sự độc thân tạo nền tảng
cho việc biến năng lựơng tình dục sang những xung động
trong sạch hơn, thiết yếu cho trạng thái định và tỉnh thức
sâu nhất.
Ðộc thân bao hàm nhiều ý
nghĩa hơn là kiêng tình dục. Nó là sự siêu việt về giới
tính, sống một cuộc sống trọn vẹn và vượt xa. Việc "sống
trọn vẹn và vượt xa" có thể trải qua một thời gian ngắn
hay nhiều năm. Ở mức độ cao nhất, độc thân là một trạng
thái hiếm hoi mà trong đó những rung động thô hơn kệt của
thân-tâm trở nên vi tế, tuyệt hảo, tạo ra sự yên tỉnh
thanh tịnh tỏa ra khắp nơi.
NGƯỜI HỎI THỨ HAI: Nhưng
tại sao lại đè nén tình dục--không phải nó là chức năng
tự nhiên, như ăn uống sao?
LÃO SƯ: Chúng ta có thể sống
mà không cần có tình dục, nhưng ta có thể sống bao lâu nếu
không ăn? Vấn đề mà chúng ta nói siêu việt không phải là
sự đè nén. Sự đè nén lại là mộtvấn đề khác.
Nhiều người xem tình dục
như một kinh nghiệm không giới hạn, cần thiết cho mối quan
hệ thắm thiết. Tuy nhiên có nhiều cặp vợ chồng mà cuối
cùng họ đạt đến một điểm trong mối quan hệ của họ
vượt qua tình dục trong cái nghĩa hẹp của ái ân và họ
cùng nhau sống một cuộc sống trinh bạch và phong phú về
mặt tâm linh. Tình yêu cao cả nhất không dựa trên căn bản
tình dục mà là tr6n nền tảng hiểu biết đúng đắn về
mối tương quan của tất cả các pháp và sự quí trọng cuộc
sống mà nó sinh ra.
Khi nói về độc thân và giới
tính, tuy nhiên, ta không nên lầm lẫn hoàn cảnh sống của
một người có gia đình với một tu sĩ độc thân. Ðối với
một người có gia đình, hạnh phúc thường lệ thuộc vào
mối quan hệ tình yêu xác thịt hài hoà, đặc biệt là trong
những năm đầu của của cuộc sống lứa đôi. Hạnh phúc
gia đình đem lại cho tâm trạng thái điềm đạm, điều này
có lợi cho việc tọa thiền. Nhưng đối với người sống
ở tu viện, dĩ nhiên, hoàn toàn ngược lại. Vì vậy một
người có gia đình cố gắng sống một đời sống tu viện
hay tu sĩ sống cuộc sống của một người chủ hộ, thì chỉ
làm hại mà không có lợi cho việc luyện tập. Dù sao cuộc
sống độc thân hay có gia đình được quyết định bởi nghiệp
của họ.
NGƯỜI HỎI THỨ BA:Nhưng làm
cách nào người ta biết được nghiệp của họ là gì? Có
liên quan gì đến tình dục hay không?
LÃO SƯ: Có một cách thử đơn
giản. Nếu việc xuất gia tiến hành một cách thuận lợi
không bị trục trặc -- không do hoàn cảnh trói buộc hay lo
âu nghi ngờ--ta có thể nói rằng nghiệp của người đó chín
mùi đối với tình dục và người đó sẵn sàng sống một
cuộc sống độc thân.
NGƯỜI HỎI THỨ BA:Nhưng nếu
người ta không thích sống độc thân, vẫn say mê tình dục
đồng thời thực hành thiền thì có thể giác ngộ được
không?
LÃO SƯ: Vẫn có thể được.
Nhiều cự sĩ đã đắc ngộ sâu. Có ba vị nổi tiếng trong
lịch sử Phật giáo. Vào thời của Ðức Phật còn tại thế
có Duy-ma-cật, vào thế kỹ thứ năm, có Fu-ta-shih; và vào
thế kỹ thứ chín có Bàng cư sĩ. Mặc dù Duy-ma-cật một
người tu tại gia có vợ, con nhưng vẫn được coi như người
duy nhất phát triển tâm linh đứng vào hàng thứ hai chỉ sau
Ðức Phật, và nhiều mẫu chuyện kể về lòng từ bi và trí
tuệ sắc bén của ông.
Fu-ta-shih tu luyện tâm linh trong
khi vẫn sống với vợ con, và cố gắng dành nhiều thời gian
làm việc từ thiện.
Bàng cư sĩ cũng có vợ và
hai con .Ông đem tất cả tài sản, của cải ném xuống biển,
và sau đó kiếm sống bằng nghề đan tre.
Cả ba đều làm tròn trách
nhiệm của một người chủ gia đình và đồng thời thể
hiện từ bi và trí tuệ trong cuộc sống của họ. Ðó là
hệ quả của sự phát triển tâm linh cao tột độ của họ.
Một trường hợp hơi khác
là Thân Loan (Shinran), một vị thầy tu Tịnh độ tông. Sư
Thân Loan giữ gìn giới luật rất tinh nghiêm nhưng ngài cảm
thấy rằng một cư sĩ tại gia có gia đình vẫn có thể giác
ngộ thực sự. Ðể chứng minh điều đó ngài quyết định
lấy vợ. Trước khi thực hiện một quyết định táo bạo
như vậy, sư đến tham bái thầy của mình là sư Pháp nhiên,
một cao tăng đã tu luyện thành tưụ. Pháp nhiên nói" Nếu
điều đó giúp ông tu luyện tốt nhất thì ông hãy cưới
vợ. Nếu ông có thể tu luyện thành tựu mà không cần phải
cưới vợ thì đừng cưới."
Ở Nhật ngày nay, hầu hết
các tu sĩ Phật giáo và một số thiền sư là những người
có gia đình; tình trạng độc thân chỉ được yêu cầu trong
thời kỳ tu luyện ở các tu viện. Ở Trung tâm của chúng
tôi thật ra, theo lời dạy của Pháp Nhiên, chúng tôi truyền
giới cho tăng nhân độc thân và người có gia đình.
NGƯỜI HỎI THỨ NHẤT: Ở
Trung tâm của thầy, vấn đề tình dục có gây rắc rối cho
các tăng nhân độc thân khi họ phải thường xuyên tiếp xúc
với các nam nữ cư sĩ hay không?
LÃO SƯ: Thỉnh thoảng có. Ðể
giúp họ và những người khác học cách đối phó với loại
tình cảm này, những lời bình được đưa cho những công
án, những mẫu chuyện thiền minh hoạ sự khôn ngoan của các
thiền sư khi buộc phải ứng xử trong những tình huống có
liên quan đến tình dục. Tôi xin kể một ví dụ.
Một lão ni đã đắc ngộ sâu
cho phép một ông tăng trẻ đến trú ngụ trong khuôn viên đất
của bà. Không những thế bà còn chu cấp vật thực và những
thứ cần thiết khác để vị tăng trẻ chuyên tâm tu tập.
Sau thời gian ba năm, lão ni muốn thử xem nhà tu trẻ tu hành
tinh tấn đến mức nào. Nhân một hôm có người cháu gái
trẻ đẹp của bà đến thăm bà ngay bà bảo với cô," Ta cần
cháu giúp ta thử vị tăng trẻ đang trú trong căn lều kia."
"Bà ơi, cháu có thể làm gì?"
cô cháu hỏi.
" Hôm nay cháu sẽ mang thức
ăn cho ông ta. Sau đó quàng tay ôm ông ta, mĩm cười ngọt ngào
và hỏi, Thầy cảm thấy thế nào?' rồi trở về kể lại
chính xác câu trả lời của ông ta."
Cô gái thoạt đầu do dự nhưng
thấy bà mình quá khẩn thiết yêu cầu nên cô gái đành phảilàm
theo lời dạy.
Vị tăng lùi bước nghiêm giọng
đáp," Tôi cảm thấy như cái cây khô bên cạnh tảng đá lạnh
giữa mùa đông."
Khi cô cháu kể lại lời đáp
của ông tăng trẻ kia, lão ni hét lên," Thật là một gã vô
dụng! Hắn chưa học được một điều gì về thiền cả!"
và bà đuổi ông ta ra khỏi lều rồi đốt bỏ nó đi.
Là một vị tăng, qúi vị sẽ
đáp như thế nào trong trường hợp này?
GIỌNG NÓI THỨ NHẤT: Tôi sẽ
nói,"Tôi đói lắm rồi." Và chộp lấy thức ăn nhưng không
thèm chú ý đến cô gái.
GIỌNG NÓI THỨ HAI: Không như
thế đâu. Tôi biết anh sẽ chốp lấy cô gái và ngấu nghiến
cô ấy.
[cười]
GIỌNG NÓI THỨ BA: Tôi sẽ
nghi ngờ ai sai cô ấy làm như thế và tôi sẽ không chạm
vào người cô ta.
GIỌNG NÓI THỨ TƯ: Nếu tôi
là vị tăng đó, tôi sẽ nói," Một người xinh đẹp như cô
làm gì ở một nơi như thế này?
[cười]
LÃO SƯ: Phật giáo Ðại thừa
dạy con đường Trung đạo. Nếu ôm lấy cô gái và ái ân
với cô ta, đó là một thái cực. Nếu tỏ vẻ lạnh nhạt
với cô ta như vị tăng trẻ, đó cũng là một thái cực nốt.
NGƯỜI HỎI THỨ NĂM: Vậy
ý của Thầy muốn nói trung dung có nghĩa là chạm nhẹ vào
cô ta, nắm tay hay hôn nhẹ lên má cô ta, phải không?
LÃO SƯ: Liệu có khôn ngoan
hay không nếu một tu sĩ làm như thế?
MỘT GIỌNG NÓI: Vậy câu trả
lời đúng là gì?
LÃO SƯ: Không chỉ có một
câu trả lời "đúng" duy nhấtmà có nhiều câu trả lời khác
nhau. Công án này cũng giống như những công án khác trong Thiền,
là một cú đấm vào mặt qúi vị, cú đấm chân lý. Sự thật
đó không thể dạy mà phải tự nắm bắt. Ðể qúi vị có
thể hiểu rõ hơn, tôi xin kể một câu chuyện mà thầy tôi
đã kể khi tôi tham gia một công án kiểu này nhiều năm về
trước.
Vào thời trung cổ tại một
tu viện ở bên Nhật, có một lão sư giới luật tinh nghiêm
và từ bi vô cùng nên ngài được Tu viện trưởng giao cho
nhiệm vụ quản chúng. Ngài phụ trách khoảng 500 tăng chúng.
Cạnh tu viện là một nhà chứa nổi tiếng vì có rất nhiều
kỷ nữ xinh đẹp ( các kỷ nữ Nhật được gọi là Geisha).
NGƯỜI HỎI THỨ NĂM: Geisha
có phải là gái điếm không?
LÃO SƯ: Không, theo truyền thống
Nhật bản người ta không sánh Geisha với gái điếm, nhưng
ngày nay khó mà phân biệt ranh giới giữa Geisha và gái điếm.
Ðể trở thành một Geisha thực thụ có tài ca múa, các cô
gái phải được đào tạo từ khi còn bé và phải là người
có nhan sắc. Các Geisha cao cấp có một đời sống rất cao,
vì họ được huấn luyện nhiều kỹ thuật khéo léo để
giải khuâycho các thương nhân, chính trị gia và những nhân
vật giàu có quyền thế. Khách đến những nơi này phải trả
giá rất cao.
Osan là một trong những Geisha
sống gần tu viện. Cô ta đang cần một món tiền lớn để
chửa bệnh cho mẹ. Ðẹp và có tài, cô được nhiều người
ưa thích, nhưng khi cô ngỏ ý mượn tiền thì mọi người
đều từ chối vì cô đã nợ họ qúa nhiều. Trong khi cô đang
trong tình trạng tuyệt vọng thì một thương nhân giàu có
đến thăm. Lão này nổi tiếng keo kiệt và thích rượu sa-kê.
Hy vọng lão ta rộng lòng mở hầu bao, cô hầu rượu rất
tận tình. Ðợi đến lúc hắn ta bắt đầu ngấm rượu, nói
năng có vẻ tình cảm, cô bộc lộ hoàn cảnh khó khăn của
mình và khẩn thiết yêu cầu:
" Thưa ngài, tôi cần một khoản
tiền để cứu mẹ tôi. Tin tôi đi, tôi sẽ trả lại."
Hắn lặng yên một hồi lâu,
tưởng chừng như ngủ. Rồi đột nhiên ngẫn đầu nói," Tôi
không cho cô mượn tiền, tôi sẽ cho cô--nhưng chỉ với một
điều kiện."
"Tôi sẽ làm bất cứ điều
gì mà ông yêu cầu."
"Có chắc không?"
" Vâng, chắc chắn."
"Ðược, cô biết lão sư ở
tu viện gần bên , một con người không uống rượu, không
hút thuốc và không bao giờ liên quan đến phụ nữ--tôi ghét
ông ta và sự ngay thẳng của ông ta."
" Ông ta có liên quan gì đến
tôi đâu?"
" Có đấy cô em ạ. Nếu cô
có thể quyến rũ hắn ta, tôi sẽ biếu cô một khoản tiền
mà cô cần có để chữa bệnh cho mẹ già."
Gương mặt cô gái bổng tối
lại." Mọi người ai cũng biết lão sư rất trong sạch và
tính tình rất kiên quyết. Có lẽ tôi không bao giờ thành
công. Và dù tôi có thể, tôi cũng không làm nữa--vì điều
đó là không đúng."
" Nếu vậy, cô chẳng được
đồng nào của tôi."
Osan đau khổ vì hoàn cảnh
của mình. Cô đã thử mọi cách nhưng vô ích. Ðây là cơ
hội cuối cùng. Cái giá cao dễ sợ, nhưng cô ta nghĩ không
có sự lựa chọn nào khác.
Vì vậy ngày hôm sau, cô đi
đến tu viện. Cơn mưa phùn lạnh lẽo bay giăng giăng tạo
một bầu không khí ảm đạm, đúng như kế hoạch cô đã
vạch ra. Ở xa xa cuối sân của tu viện, cô tìm thấy ngôi
nhà nhỏ của lão sư. Bây giờ áo quần cô ướt sũng và tóc
rối bời. Nghe tiếng gõ cửa của cô, lão sư ra mở cửa.
Cô nói," Xin thứ lỗi vì tôi đã làm phiền ngài. Tôi lạc
đường và bị lạnh. Xin thầy làm ơn cho tôi tắm nước nóng
để làm ấm lại? (Mời người xa lạ vào buồng tắm nhà
mình không phải là chuyện không thông thường vào thời đó.)
" Mời vào," lão sư nói và
chỉ cô phòng tắm. Tắm sau, cô quay ra trong bộ kimônô hở
cổ và vai. Bây giờ cô bắt đầu thực hiện tất cả mưu
mẹo phụ nữ trong nổ lực quyến rũ lão sư--nhưng vô ích.
Cuối cùng cô nức nở khóc,
kể lại toàn bộ hoàn cảnh chua xót của mình "Hãy tin tôi"
cô sụt sùi," tôi không muốn làm điều này. Tôi biết thầy
nổi tiếng trong sạch và đang phụ trách hàng trăm vị tăng
trẻ. Nhưng tôi đang tuyệt vọng. Hãy tha thứ cho tôi, tôi
sẽ đi bây giờ." Và khi cô bắt đầu đớm bước.
"Ðợi đấy," sư nói," Vì cách
duy nhất để cho cô có được tiền chữa bệnh cho mẹ cô
là chúng ta ngũ cùng nhau. Vậy cô có thể ở lại suốt đêm.
Chỉ vài ngày sau tin đồn lan
truyền khắp tu viện rằng cô kỷ nữ Osan xinh đẹp đã ở
lại đêm với lão sư tại nhà ông. Hoảng sợ, vị trụ trì
gọi lão sư lên và đòi hỏi sự thật về tin đồn ấy có
đúng hay không.
"Vâng , quả thực đúng vậy."
" Cái gì!" vị trụ trì hét
lên như thể không tin vào tai của chính mình " Tôi không hiểu
một người như ông lại có thể làm những việc như vậy
được. Ông không biết việc này ảnh hưởng như thế nào
đến tăng chúng trẻ dưới quyền của ông sao? Sự có mặt
của ông ở đây không còn lợi ích gì nữa. Hãy đi khỏi
đây đi."
" Nếu đó là những cảm nghĩ
của thầy tôi sẽ đi ngay."
Không nói thêm một lời nào
để biện bạch cho hành vi của mình, lão sư ra đi.
Ðược tin lão sư bị trục
xuất ra khỏi tu viện, chư tăng bèn đến gặp viện chủ,
cầu xin cho vị lão sư được phục chức cũ.
" Nhưng tại sao?" vị viện
chủ hỏi," các vị có biết ông ta đã làm gì không?"
"Bạch thầy, chúng tôi biết."
" Không những giới đức của
ông ta tồi tệ, thậm chí ông ta không hề tỏ ra ăn năn hối
tiếc. Tại sao lại cho phép ông ta trở lại?"
" Vì ," chư tăng đáp," thầy
ấy dạy chúng tôi một bài học thực tiễnvô cùng hữu ích
về lòng từ bi. Nếu thầy không phục chức thầy ấy, chúng
tôi tất cả sẽ ra đi." Nghe chư tăng biện bạch như thế,
vị tu viện trưởng xiêu lòng cho gọi lão sư trở về.
NGƯỜI HỎI THỨ SÁU: Vị trụ
trì có biết lý do tại sao lão sư cho phép cô gái ở lại
đêm với ông ta hay không?
LÃO SƯ: Chắc chắn ông ta không
quan tâm đến lý do. Trên hết, trong suy nghĩ của ông, đó
là sự vi phạm đạo đức, sự phá giới của lão sư sẽ
gây ảnh hưởng không tốt đến các học tăng trẻ. Nhưng
lão sư đã dạy cho các vị tăng một bài học từ bi, thì
các tăng dạy lại tu viện trưởng một bài học khác không
kém phần có ích.
NGƯỜI HỎI THỨ NHẤT: Ðể
giúp đở một phụ nữ, lão sư đã hi sinh sự trinh nguyên
đạo đức của ông phải không?
LÃO SƯ: Theo một nghĩa nào
đó, đúng là lão sư đã hi sinh. Nhưng đừng cho điều đó
dễ dàng đối với lão sư. Giữa việc bảo toàn đức hạnh
và thể hiện lòng từ bi lão sư đã chọn cái sau một cách
tự nhiên vì lão sư là một hành giả của Ðại thừa. Phật
giáo đại thừa nhấn mạnh lý tưởng của Bồ tát là quên
mình để cứu độ người.
Về sau một thiền sư hỏi
lão sư: "Thầysẽ về đâu sau khi chết?".
Ông trả lời," Tôi sẽ xuống
địa ngục, vì nơi đó cần sự cứu độ nhiều nhất."
29 NGƯỜI TA CÓ THỂ TỰ
MÌNH THAM GIA CÔNG ÁN KHÔNG?
NGƯỜI HỎI : Sáng nay thầy
nói người ta không nên tự mình tham công án mà cần phải
do người thầy chỉ định. Tại sao vậy?
LÃO SƯ: Cám ơn anh đã đưa
ra đề tài này. Tôi định nói về điều này sớm hơn.
Ðể thực cứu thành công một
công án, tâm nguyện của quí vị phải cao và khả năng tập
trung tinh thần phải mạnh mẽ. Chỉ có người mới có thể
xác định được những yếu tố này. Nội dung cơ bản của
công án cũng rất quan trọng. Trước khi trao công án đặc
biệt nào đó, thông thường người thầy sẽ chất vấn riêng
người đệ tử để xem loại công án nào tốt nhất với
anh ta. Và khi đi vào giai đoạn thực hành, qúi vị phải có
mối quan hệ mật thiết với lão sư, đặc biệt là lúc ban
đầu.
Bình thường vị thầy thích
giao công án trong buổi nhiếp tâm, với ba lần độc tham trong
một ngày, như vậy đệ tử biết khởi nghi tình và thực
hành vững chắc trên công án của mình. Cũng trong các buổi
nhiếp tâm, phần bình luận về công án khác nhau được đưa
ra, điều này giúp ích cho bất cứ ai tham công án.
NGƯỜI HỎI : Tương đối mà
nói công án dễ hay khó?
LÃO SƯ: Dễ và khó.
NGƯỜI HỎI : Ý thầy muốn
nói gì?
LÃO SƯ: Dể là khi bạn giải
quyết công án, bạn thấy " câu trả lời" có sẳn trong công
án đó. Khó là khi bạn mất thời gian khá lâu để hiểu được
cái gần gủi nhất.
30 TẠI SAO CHÚNG TA LẠI TỪ
CHỐI KHÔNG ÐI THEO LỐI CŨ CỦA CÁC BẬC THẦY THUỞ TRƯỚC
MÀ LẠI TÌM CON ÐƯỜNG DỂ HƠN?
NGƯỜI HỎI: Hẳn thầy cũng
đồng ý rằng chúng ta đang sống trong một thời đại mà
con người có những nhận thức cao hơn? Ta biết nhiều hơn
người xưa về thế giới tâm linh và thế giới vật chất
nhờ những khám phá trong các ngành tâm lý học, cận tâm lý
học, vật lý nguyên tử, sinh hóa, và các lĩnh vực khoa học
khác.
LÃO SƯ: Theo ý nghĩa sâu xa
nhất, có thật chúng ta biết nhiều hơn người xưa về con
người và vũ trụ không? Các khoa học gia có thể nói tại
sao mặt trời mọc ở hướng Ðông và lặn ở hướng Tây,
tại sao con qụa đen mà con diệt trắng, tại sao nước sôi
ở 100 độ C và đông ở 0 độ C , tại sao chó đuổi mèo
và mèo vờn chuột không? Các nhà tâm lý học hay sinh vật
có thể giải thích nguồn gốc hay bản chất ý thức của
chính họ không? Với tất cả những thành tựu của họ, thậm
chí các nhà khoa học không biết ngay cả con người là gì.
" Tất cả các triết lý ngày nay," Whitehead nói," chỉ là một
chú thích của Plato." Gần giống như vậy, kiến thức chúng
ta về nhân tâm, và về bản chất của vũ trụ cũng chỉ là
một chú thích của những gì mà Ðức Phật khám phá cách
đây 2500 năm về trước, một phụ chú cho trí huệ của mỗi
chúng ta. Vào thế kỹ thứ chín, một vị tăng sau này trở
thành một thiền sư vĩ đại tuyên bố về sự giác ngộ của
mình:" Học và hiểu những triết lý thâm sâu nhất giống
như một sợi tóc đơn độc trong một không gian bao la. Giới
hạn xa nhất của kiến thức con người là giọt nước rảy
vào vực sâu."
NGƯỜI HỎI THỨ HAI: Thầy
biết con người là gì không, lão sư?
LÃO SƯ: Anh là ai?
NGƯỜI HỎI THỨ HAI:Tôi là
thân tôi và tâm tôi, không đúng sao?
LÃO SƯ: Anh có thể điều chỉnh
dòng chảy trong anh hay ngăn chận sự lão hoá và cái chết
của thân anh không? Anh có thể kiểm soát tư niệm của anh
không? Nếu nói đó là thân của anh và tâm của anh,
chắc
chắn anh có thể làm những điều đó.
Hãy nói cho tôi biết, tâm này
"của anh" giống như cái gì?
NGƯỜI HỎI THỨ HAI: Tôi không
biết. Thầy có thể nói không?
LÃO SƯ: Anh có nhìn thấy cây
thông cao bên ngoài cử a sổ kia không? Anh dùng nó để làm
chiếc cầu nối liền trời và đất. Anh có nghe tiếng chim
hót líu lo không? Ðó là âm thanh đưa anh đi vào thế giới.
Hãy nhìn! Hãy lắng nghe!
NGƯỜI HỎI THỨ NHẤT: Ta có
thể trở lại câu hỏi đầu tiên của tôi hay không? Tôi vẩn
chưa hỏi hết.
LÃO SƯ: Ðược.
NGƯỜI HỎI THỨ NHẤT: Trong
Thiền, tại sao ta phải ngồi thiền nhiều giờ trong tư thế
đau đớn và phải mất nhiều năm mới đắc ngộ? Thuở xưa,
đó là điều cần thiết nhưng ngày nay tốc độ hoạt động
của con người gia tăng một cách khủng khiếp, không những
thế còn có liệu pháp mới và kỹ thuật mới giúp ta đi tới
sự giác ngộ nhanh hơn và ít đau đớn hơn.
LÃO SƯ: Ðiều anh hỏi rất
giống câu hỏi được đặt ra vào cuối thập niên sáu mươi
khi mà ma tuý trở thành một phong trào rộng rãi. Người ta
thường cho rằng nếu qúi vị căng thẳng thần kinh, lo âu
hay thất vọng; chỉ cần một điếu cần sa, một ly rượu
mạnh hay ma tuý đủ làm cuộc sống dể chịu hơn. Vấn đề
được "giải quyết" bằng phương pháp hoá học. Người ta
nghĩ rằng ngộ có thể đạt tới bằng con đường nhanh chóng
như vậy.
Trong khi sự đam mê đi tìm
cảm giác lâng lâng này tàn phá đất nước chúng ta tôi đang
sống ở Nhật nên hoàn toàn không biết gì hiện tượng ma
tuý. Lần đầu tiên được giới thiệu về nó bởi một người
gọi là "bạn" gởi cho tôi nhiều bản sao của một cuốn sách
với nhan đề "Ðảo" của Aldous Huxley. Tài liệu này
cũng chẳng giúp được gì nhưng nó thúc tôi trong việc tu
tập. Nội dung của nó thuật lại câu chuyện về một người
đi tìm chân ngộ, người này khao khát một sự mặc khải
của thần linh nhưng không còn phải chiụ đựng những gian
khổ hay phải nổ lực tu tập như các bậc thầy thuở xưa.
Ðiều đầu tiên là anh ta đến bác sĩ phân tâm học nhờ
mở các gút tâm linh, rồi sau đó, đến một dược sĩ lành
nghề để mua đúng loại thuốc hay hóa chất có thể làm tỉnh
dậy một số tế bào não bị lão hoá và trải rộng tầm
hoạt động của ý thức -rất nhanh! Anh ta là người được
mặc khải thần linh: được giác ngộ, được tỉnh thức,
được thấm nhuần -Chúa ơi!
Nhiều người trong giới văn
hoá phản động tìm đến bác sĩ thần kinh, không phải để
điều chỉnh tâm thần mà vì được cung cấp thứ thuốc mà
họ cần dùng và những gì theo sau đó. Những kẻ cao giọng
rêu rao về ngộ hoá học "tức thì" trở thành cái gì? Thật
nực cười là nhiều người trong số họ bây giờ đang tu
thiền hay một tôn giáo khác.
NGƯỜI HỎI THỨ BA: Thầy có
bao giờ thử ma tuý hay cần sa chưa?
LÃO SƯ: Dùng bất cứ loại
ma tuý nào cũng được coi như là thiếu lòng tin vào bản tách
thanh tịnh của tâm-thân và khả năng tự chửa trị của nó,
bởi đã có những lúc nó tẩy trừ những mê hoặc sai lầm
trong cuộc sống. Sử dụng ma túy cũng có nghĩalà chối bỏ
trách nhiệm bảo vệ tinh thần, thể chất và tâm linh của
chính mình. Hầu hết các loại ma tuý là tác nhân thuận mà
người dùng chúng với hy vọng hảo huyền là họ có thể
đạt được dễ dàng những gì người ta không muốn mất
nhiều thời gian và công sức.
Về những liệu pháp mới,
có bao thứ trong đó thật sự mang đến ngộ? Những cá nhân
tuyên bố đắc ngộ qua một liệu pháp tâm lý nào đó thường
yêu cầu tôi kiểm tra họ. Trong số hàng chục người được
thử, không ai nếm được vị đầu lưỡi của kiến tánh.
Ngày nay tên của trò chơi là
thiền định. Nhiều người ở đủ mọi độ tuổi đang bị
lừa bịp khiến họ tin rằng để ngộ không cần đi qua con
đường dài khúc khuỷu cheo leo của thiền sư mà chỉ trong
20 ngày thiền định ,trừ hao vài ngày. Thật dễ chịu như
ngủ, ngáy, ngồi lom khom -thiền như ý bạn -sống như bạn
thích -và chắc chắn bạn đang đi đến giác ngộ!
Rồi có kẻ bán thuốc dạo
rao bán một loại thuốc khác" Ba ngày được kiến tánh!" và
anh ta bảo đảm công hiệu của thuốc.Chỉ có lang băm hay
người khùng mới có thể tuyên bố trân tráo như vậy, kiến
tánh -nhìn vào chân tánh của con người-có thể trở nên hiện
thực với "mọi người"trong vòng ba ngày.
P.T Barnum biết cách lừa những
kẻ ngây ngô. Ðể giữ họ nán lại gian hàng triễn lãm của
ông ta, Barnum đặt một cái bảng ghi"ngõ này dẫn tới lối
ra" (nguyên văn: This way to egress - Ngay một người Mỹ trung
bình cũng ít biết từ "egress" có nghĩa là "lối ra" nên nhiếu
người bị lừa bởi cách chơi chữ này của Barnum). Ít người
biết được ý nghĩa của cụm từ này nên cho rằng phải
có con vật kì lạ và họ bu quanh theo hứơng mũi tên, đi ra
phía ngoài căn lều, đúng nơi mà Barnum muốn họ ghé chân.
"Ba ngày được kiến tánh"
"ngỏ này tới lối ra"-một dụ họ vào và cái kia dụ họ
ra. Mỗi cách đều là trò lừa đảo cũ rích như nhau.Trước
khi kết thúc, tôi xin đọc cho qúi vị một đoạn văn liên
quan của John Wu trong quyển"Thời đại hoàng kim của Thiền".
"Thiền sư biết rằng trở
nên một con người phát triển toàn diện là một công việc
khó tột bực nhưng ông biết những thử thách nào gây nản
chí gì….những nghi ngờ nào bóp nghẹt tâm trí, những cám
dổ nào cần phải vượt qua, những đau khổ nào cần phải
kham chịu, trước khi có thể hi vọng đến được ngưỡng
cửa giác ngộ. Ðó là lý do tại sao họ tới với tất cả
sức lực và chưa bao giờ chấp nhận ngừng cách xa đích cuối
cùng của họ.
|