PHẦN
HAI
THỜI
KỲ NHIẾP TÂM
NHỮNG
CUỘC NÓI CHUYỆN KHUYẾN KHÍCH VÀ NHỮNG LỜI BÌNH
DẪN
NHẬP
Khoá
nhiếp tâm! 55 người đàn ông lẫn đàn bà cùng đến với
nhau trong bảy ngày để leo núi (tọa thiền), 55 con người
dũng cảm tham gia leo " ngọn núi bạc" của tâm. 55 người có
mức độ nhiệt tình, bền bỉ quyết tâm khác nhau. Một số
trẻ, một số già hơn, một số cao niên. Nhiều người đến
từ xa, tất cả đã trải qua những thử thách ở những ngọn
núi nhỏ hơn.
Họ bắt đầu từ nơi xuất
phát, đi lên chân đồi. Người cầm đầu và người hướng
dẫn leo trước lên ngọn núi này hàng chục năm trước. Ông
ta biết rằng trong suốt ba ngày đầu thì vô ích trong việc
thúc dục nhóm vì họ phải tìm chổ đặt chân leo của họ.
Họ cần có cảm giác về địa hình, và học cách di chuyển
nhanh với ba lô cồng kềnh( những phán đoán, những niệm
tưởng, những hi vọng, và những mê hoặc khác) cho đến khi
họ có thể quẳng chúng đi. Thường vào ngày thứ tư sự
đi lên bắt đầu nghiêm túc , rồi đến lúc người leo phải
di chuyển theo bước đi của chính mình. Họ di chuyển đều,
tìm lấy nhịp và tạo đà.
Khi người cầm đầu nhìn vào
những khuôn mặt lộ nét quyết tâm và háo hức của những
người trong nhóm, ông tự hỏi mỗi người trong bọn họ làm
thế nào để đối phó với những cạm bẩy phía trước.
Làm thế nào để họ có thể đương đầu với những ngọn
gió ác liệt, những cơn bão cuồng nộ, những tuyết rơi mù
lối ( ma cảnh). Ô?g biết khi họ đến chặng giữa, họ sẽ
bị phục kích bởi những con ma chấp ngã đầy quyền lực
của núi và bị làm cho mê hoặc bởi không có ngọn núi nào
mà không có ma. Những con ma ngã chấp đường hoàng với từng
mánh khóe trong tay không ngừng dỏi mắt canh chừng đoàn thám
hiểm. Không bằng lòng từ bỏ lảnh thổ của ông cha chúng,
nên bọn ma này hăng say một cách cật lực để đẩy lui những
người leo núi. Suốt ngày chúng tìm cách mê hoặc những người
leo núi bằng những lời lẽ ngọt ngào huyền ảo để họ
từ bỏ nổ lực tiến lên. Chúng làm đá rơi, băng trượt
và khuấy động sự bất đồng trong nhóm. Nếu họ kiên trì
leo lên được những dốc núi cao hơn, chúng ma sẽ trở nên
tuyệt vọng tung ra tất cả quyền lực hiểm ác làm cho họ
nản chí. Khi họ nằm nghỉ, chúng sẽ hiện ra những hình
ảnh khêu gợi trong tâm để họ không thể nghĩ ngơi.
Nhưng người hướng dẫn biết
rằng những người leo núi cần được trợ giúp để đối
phó với những thử thách này. Mỗi ngày ông gặp riêng họ
( độc tham) và xem lại con đường mòn mà họ phải theo, chỉ
đi chỉ lại ngọn núi đích phía trước, nhấn mạnh sự cố
gắng cần thiết để đi đến đó. Một lần một ngày, ông
cũng nói chuyện với tập thể ( lời bình) thúc họ tiến
tới bằng những hiểu biết về núi, làm cho họ phấn khởi
bằng cách kể lại những tấm gương dũng cảm của bản thân
ông cũng như của những người khác. Ông mô tả những cuộc
đấu tranh quyết liệt của những người leo núi trong qúa
khứ, họ đã thành công, họ đã đến đỉnh của ngọn núi
cao nhất. Rồi ông cũng sẽ nhấn mạnh rằng thật ra đỉnh
và chân núi hoàn toàn không khác nhau.
Người cầm đầu nhóm leo núi
không đơn độc trong việc hướng dẫn vì có hai người leo
núi kinh nghiệm ( trưởng lớp) sẽ giúp đở ông. Những người
phụ tá này sẽ có nhiệm vụ khuyến khích dổ dành, vì thế
không một người nào bị bỏ lại phía sau. Hai lần trong một
ngày người cầm đầu sẽ gặp các phụ tá để thảo ra các
chiến lược cho cuộc tiến quân ngày hôm sau. Họ sẽ hội
ý về những điểm mạnh và điểm yếu của từng thành viên
và làm cách nào tốt nhất cho thành viên ấy chịu đựng được
sự nghiệt ngã của việc leo núi.
Người cầm đầu cũng biết
rằng không ai được dành ưu tiên cho một ai trong nhóm bằng
cách cõng họ lên núi. Ông biết điều duy nhất mà cả nhóm
tin rằng muốn lên tới đỉnh cần có quyết tâmvà nổ lực.
Hơn ai hết, ông biết sức bật của nổ lực tập thể không
được phép phung phí. Vì sự gắn bó của các thành viên là
yếu tố quyết định sự thành công của việc thám hiểm.
Nhưng khi những người leo núi
vượt qua chặng giữa cuộc hành trình thì có những dấu hiệu
yếu đi: người bị đau ở chân, người bị đau ở tâm. Lẻ
tẻ nhiều người bị ngã dưới phép thuật của loài ma sân
và bị thuyết phục không ích gì phải leo cao hơn nữa. Ngay
cả những người đi đều hơn thì bắt đầu chựng lại,
nghĩ rằng họ đã vượt qua những gờ dốc nhất, và đỉnh
kia có vẻ qúa gần và dể đến. Bằng lòng, họ nhìn qua những
bờ đá phía dưới để ngắm phong cảnh. Họ hỏi riêng người
cầm đầu" Tại sao phải leo xa hơn? Có thể ở đây và đỉnh
không gì khác gì nhau đâu. Tại sao ta phải tiếp tục nổ
lực? Người cầm đầu thúc họ tiến tới, ông biết rằng
trừ phi kiểm soát được cảm giác mệt mỏi này, nếu không
nó sẽ lan nhanh sang những người khác; chỉ khuyến khích không
chưa đủ, ông và các phụ tá còn liên tục hối thúc cả
nhóm.
Nhưng ngay cả những người
leo gần đến đỉnh tuy không qúa mệt mỏi nhưng bị mê hoặc
và bắt đầu mất nhiệt tình: "Nó gần đến ngày thứ bảy--vùng
đất tồi tệ nhất nắm phía dưới chúng ta, vì vậy phần
còn lại chắc chắn dể dàng," họ lý luận. Và người cầm
đầu thấy được hình ảnh trong tâm họ: họ đang diễu hành
trước bạn bè gia đình, được chúc mừng và đón tiếp tưng
bừng. Một lần nữa, người cầm đầukhuyến khích những
người leo xa nhất " Ðây là núi Bạc! Từ đây đến đỉnh
sẽ không có chổ đặt chân và sẽ không có gì để bám.
Một trăm thước nổ lực cuối cùng sẽ rất mệt mỏi và
kiệt sức và ma núi sẽ tuôn ra tất cả sự giận dữ của
nó."
Hàng chục người leo đến
được mép cao hơn. Nhóm ba người liều mạng gần đến đỉnh…
một cú nhảy! Và rồi…Họ nhìn quanh ngạc nhiên vui mừng…Một
sự lặng yên ban sơ sâu thẳm… Một khỏang trống mênh mông,
tuy họ thấy thật nhiều! Họ biết thật nhiều! Ðã luôn
biết đến--tuy nhiên chưa bao giờ thật sự biết!
Mọi thứ như nó yêu cầu;
đây và đó, đỉnh và đáy, ngã và tha, giao nhau, đan vào nhau--không
có gì xâm phạm --mọi nơi thông suốt và hài hòa.
Sau đó người cầm đầu khuyến
cáo cả nhóm là việc xuống núi ( hợp nhất kinh nghiệm vào
cuộc sống họ) sẽ khó như lúc leo lên, và cho biết rằng
không thể nói là thành công cho đến chừng nào họ xuống
tới chân núi về đến nhà trở lại cuộc sống thường nhật.
Ô?g nhắc nhở rằng việc leo núi không chỉ vì thỏa mãn
cá nhân, núi là tâm con người, và những gì họ đạt được
từ việc leo núi thuộc về tất cả những ai đặt được
chân lên ngọn núi như vậy.
Vổ tay, khóc, ôm nhau… âm
nhạc… bước chậm chạp của bản giao hưởng đồng quê
của Beethoven… và một tiếng thở dài của niềm vui trong
khúc nhạc diễn tả qúa đầy đủ những gì khó có thể diễn
đạt bằng lời.
Sự miêu tả ẩn dụ kể trên
bao gồm tất cả những yếu tố chính của khóa huấn luyện
tách biệt bảy ngày. Ðối với người Nhật là khóa nhiếp
tâm, suốt nhiều thế kỷ nó là nét đặc thù của phái Thiền.
Các thiền sư đã nói rằng một khóa nhiếp tâm bảy ngày
có thể chửa lành các chứng bệnh của tâm thân mà một người
tự ngồi thiền phải mất từ một đến ba năm mới đạt
tới mức độ này. Vì nhiếp tâm đòi hỏi ngồi suốt ngày
với nhiệt tâm, chứ không với sự yếu ớt hay dễ dãi. Ngược
lại, nó nuôi dưỡng lòng khao khát tự ngộ. Ðiều này cần
có quyết tâm cao và nổ lực liên tục. Ở Trung tâm thiền
Rochester không ai được phép dự khóa nhiếp tâm bảy ngày
mà trước đó không chứng tỏ sự nhiệt tình, sự chịu đựng
của mình ở khóa nhiếp tâm bốn ngày.
Dĩ nhiên, ngộ không hạn chế
trong khóa nhiếp tâm. Nhưng vì trong nhiếp tâm tất cả nhân
tố huấn luyện thiền được kết hợp trong một toàn thể
năng động, và mỗi thành viên nhận được sự giúp đở
liên tục từ lão sư, trưởng lớp và khoản 55 bạn đồng
tu, khoá nhiếp tâm chắc chắn là lò ấp hiệu qủa nhất của
giác ngộ. Tuy nhiên, điều ấy chỉ khi đúng khi khóa nhiếp
tâm được dẫn dắt bởi một lão sư có năng lực và những
phụ tá dũng cảm về tâm thần nhưng nhạy cảm và từ bi.
Ðối với những người qúa
bồn chồn, không kiên nhẫn để chịu trải qua nhiều năm
tọa thiền đơn độc, cuối cùng những qủa chín của giác
ngộ viên mãn rơi xuống, thì khoá nhiếp tâm bảy ngày trên
căn bản công án là cách rung cây sẽ nhanh chóng thu được
qủa. Nhưng qủa lấy bằng cách này vẫn còn xanh ( tương ứng
một phần với ngộ) , vì vậy nó phải được ủ chín qua
việc tham công án lâu dài kế tiếp nhau cả trong và ngoài
khóa nhiếp tâm.
Một trong những nhân tố chính
yếu của khóa nhiếp tâm là lời bình của thiền sư. Những
lời bình này được thực hiện hằng ngày, nó còn quan trọng
hơn là thuyết pháp hay giảng bài. Hướng về bàn thờ khi
nói, lão sư như đang cúng dường Ðức Phật sự trình bày
sống động và cụ thể của người. Trong khi làm như vậy,
lão sư không nói về thiền mà là đâm thẳng vào chính sự
thật và người nghe không bị pha loãng bởi những sự giải
thích triết lý dài dòng. Lời bình có thể làm tiêu tan những
tư tưởng bất an và sợ hãi nó tạo ra sự ủng hộ lớn
cho những tâm hồn bị chùng bước. Nó cũng định hướng
khích lệ như nhau đối với mỗi thành viên tham dự dù sơ
cơ hay thuần thục.
Lắng nghe lời bình thật sự
là một cách tọa thiền; người tham gia ngồi ở tư thế kiết
già, mắt nhìn xuống, không cử động, hoàn toàn tập trung.
Lời của lão sư xuất phát từ đáy lòng, cắt mỏng tiềm
thức người nghe và gieo vào đó những mầm Phật pháp và
chẳng chóng thì chày những mầm này sẽ nở hoa giác ngộ.
Chính trong khi bình giảng, hơn bao giờ hết ngoại trừ lúc
độc tham, tâm mê hoặc có thể bị phá vở--nếu thời gian
đã chín muồi.
Sau đây là những lời bình
được đưa ra trong khoá nhiếp tâm bảy ngày, tổ chức ở
Trung tâm Thiền Rochester. Những bài được giới thiệu ở
đây thuộc trong bốn ngày đầu của khoá nhiếp tâm. Hai bài
đầu là về những công án lấy từ Bích nham lục
và hai bài kia về những công án trích từ Vô môn quan
. Ðó là những bộ sách chính được dùng trong thiền. Sở
dĩ những lời bình trong ba ngày đầu của khoá nhiếp tâm
không đưa vào đây là vì chúng bàn về những kinh sách khác
nhau về thiền hơn là về công án .
Phần quan trọng khác của khóa
nhiếp tâm là bài thuyết giảng khuyến khích. Trong một khoá
nhiếp tâm bảy ngày, những bài nói khích lệ chỉ bắt đầu
vào ngày thứ tư, vì đến lúc đó thường năng lực của
cả nhóm thường đạt đến mức độ mà sự khuyến khích
trở nên thật sự hiệu quả .Giô?g như đầu máy xe lửa,
các lò phải được đốt trước khi nó có thể tăng hết
ga, khoá nhiếp tâm phải hợp thành một động lực thống
nhất trước khi những tham dự viên có thể đáp lại đầy
đủ sự khích lệ .
Những bài thuyết khích lệ
này có thể do lão sư hay lớp trưởng trình bày vào bất cứ
lúc nào dù ngày hay đêm, nhưng thường nó đến ngay trước
buổi độc tham . Khi các tham dự viên được lão sư mong đợi
đưa ra kết quả của việc toạ thiền của họ, chính là
lúc khích thích nhất. Ði đầu là toạ thiền một cách nhiệt
tâm, theo sau là độc tham, bài nói khích lệ có thể trở nên
chất xúc tác kích thích người tham dự tự đẩy họ thoát
khỏi những giới hạn có thể hình dung được của bản thân
họ. Tuy nhiên không phải tất cả bài nói khuyến khích đều
thuộc loại sấm chớp. Chúng tôi luôn được thể hiện sao
cho hợp với năng lượng của tập thể giống như những chỗ
thay đổi mạnh dần lên hay yếu dần đi của một bản nhạc
giao hưởng, lên xuống nhưng không bao giờ mất đi nhịp chính
của nó.
Phần nữa thứ hai bao gồm
những bài miêu tả giác ngộ, ngoại trừ bài thứ ba, tất
cả đều có dạng những bức thư tâm sự .Bài thứ ba cũng
là một bức thư mà trong đó tác giả cô đọng kinh nghiệm
ngộ sau khoá nhiếp tâm của ông ta.Vì ông là nhà quản lý
trung niên có gia đình, ông đã kiên trì toạ thiền vượt
qua nhiều năm tháng khó khăn. Ðiều này thường xảy ra đối
với người sống trong doanh nghiệp. Ông được yêu cầu viết
chi tiết hơn về kinh nghiệm, về hoàn cảnh sống của mình
và những thứ ảnh hưởng đến việc luyện tập thiền của
ông .
Những lá thư giác ngộ, được
gởi tới ngay sau khi ngộ xảy ra sau khoá nhiếp tâm, ngoại
trừ lá thư thứ năm được gởi tới sau một năm kiến tánh.
Ðọc giả sẽ nhận thấy bức thư này không giống những
cái khác, nó là thư phúc đáp. Nội dung thư phúc đáp nhằm
xóa tan những quan niệm sai lầm nêu ra trong bức thư của tác
giả mà phần lớn sống xa Rochester nên có ít cơ hội nghe
những lời bình và những bài thuyết pháp khác được nói
ở Trung tâm. Trong tất cả các bức thư nói trên, tên hư cấu
được dùng thay cho tên thật của người viết.
Những bức thư này diễn tả
sự thất bại và niềm vô vọng mà người ta phải vượt
qua trong những thử thách thần bí của chư Thánh để đạt
tới giải thoát cũng như niềm vui sướng bàng hoàng và tự
do theo sau.