Cũng
vì sự bí mật của sanh, lão, bệnh, tử mà các đức Phật
đã xuất hiện trong cuộc đời. Không một cõi thế giới
nào mà lại không bị chi phối bởi những sự thật này, và
sự giác ngộ của đức Phật chỉ có mỗi một mục đích
duy nhất là để hiểu thấu được các nguyên nhân gốc rễ
của nó. Có lẽ phần uyên thâm nhất của giáo lý đức Phật
là một diễn tả về sự luân chuyển không ngừng của sợi
dây xích hiện hữu này được gọi là luật Nhân Duyên.
Có
mười hai nhân duyên mà chúng ta thường gọi là Thập Nhị
Nhân Duyên, chúng là: Vô minh, Hành, Thức tái sanh, Danh sắc,
Lục nhập, Xúc, Thọ, Ái, Thủ, Hữu, Sanh, Lão Bệnh tử.
Hai
nhân duyên đầu tiên nói về các nhân được gieo trong nhũng
kiếp quá khứ và làm điều kiện cho kiếp sau này. Nhân duyên
đầu tiên là Vô minh. Vô minh có nghĩa là u tối, không thấy
được chân lý, không hiểu giáo pháp, không biết được Tứ
Diệu Ðế. Cũng vì ta không ý thức được sự việc một
cách rõ ràng, không thấy đuợc sự thật khổ đau, gốc rễ
của nó và phương pháp giải thoát, cho nên sự Vô minh đã
làm điều kiện cho nhân thứ hai trong chuỗi Thập Nhị Nhân
Duyên là Hành. Hành có nghĩa là ý chí, ý muốn bắt đầu
cho những hành động của thân, khẩu và ý. Những hành động
này phát sinh lên do những tâm thiện hay bất thiện. Hành là
do Vô minh tạo nên, vì chúng ta không hiểu được sự thật
cho nên ta tạo tác nên đủ loại nghiệp. Và rồi nghiệp lực
của những hành động này lại làm điều kiện cho móc nối
thứ ba trong chuỗi Nhân Duyên.
Nhân
duyên thứ ba là Thức tái sanh, có nghĩa là tâm thức đầu
tiên khi ta mới sanh ra. Vì Vô minh làm điều kiện cho nghiệp
lực mà ta đã tạo tác trong kiếp trước, Thức tái sanh sẽ
khởi lên trong giây phút thụ thai. Tâm Hành là nhân mà Thức
tái sanh là quả. Một sự liên hệ có điều kiện của luật
nhân quả. Sự Vô minh sanh ra tâm Hành tạo nên nhiều nghiệp
lực. Những nghiệp lực ấy làm phát sanh ra Thức tái sanh,
điều kiện bắt đầu cho cuộc sống này. Và cũng vì có tâm
thức đầu tiên ấy mà cả hiện tượng Danh sắc được khởi
lên với đầy đủ mọi phần tử của thân và mọi yếu tố
của tâm. Rồi tự hiện tượng Danh sắc mà Lục nhập phát
sinh. Lục nhập tức những quan năng của mắt, tai, mũi, lưỡi,
thân và ý, được phát triển trong giai đoạn ta còn bào thai.
Thức
tái sanh trong giây phút thụ thai làm điều kiện phát sanh nên
hiện tượng Danh sắc. Vì sự có mặt của Danh sắc mà Lục
nhập, gồm năm giác quan và ý thức sanh ra. Rồi Lục nhập
lại làm điều kiện cho Xúc, tức sự tiếp nhận của những
giác quan (Căn), khi tiếp xúc với những đối tượng của
chúng (Trần), như là mắt với màu sắc, tai với tiếng động,
mũi với mùi, lưỡi với vị, thân với cảm giác, ý thức
với lại tư tưởng. Xúc đòi hỏi cả ba yếu tố: Căn (giác
quan), Trần (đối tượng của giác quan) và Thức (sự nghe,
thấy, ngữi, nếm, cảm giác và suy nghĩ). Lục nhập làm phát
sinh Xúc. Rồi bởi vì sự tiếp xúc giữa mắt với màu sắc,
tai với tiếng động, và những Căn với Trần khác mà Thọ
sanh lên. Thọ tức là những cảm giác dễ chịu, khó chịu
hay trung hòa xảy ra trong từng sát na của tâm, khi có sự xúc
chạm. Dù sự tiếp xúc có qua những cánh cửa giác quan hay
là qua ý thức, Thọ lúc nào cũng có mặt, và nó được gọi
là một tâm hành cơ bản. Xúc làm điều kiện phát sanh của
Thọ, tức là những cảm giác của ta.
Bởi
vì có Thọ nên mới có Ái. Ái tức là lòng tham dục, ham muốn,
khao khát một vật gì. Chúng ta muốn gì? Chúng ta muốn những
hình ảnh âm thanh dễ chịu, những mùi vị thơm ngon, những
cảm giác, tư tưởng tươi mát, nhẹ nhàng. Chúng ta muốn vứt
bỏ mọi điều gì làm cho mình khó chịu. Ái sanh ra là bởi
có Thọ. Chúng ta bắt đầu khao khát hoặc là trốn tránh những
đối tượng khác nhau của Lục nhập. Thọ là điều kiện
phát sanh của Ái. Ái là điều kiện phát sanh ra Thủ. Thủ
có nghĩa là nắm giữ, muốn lấy làm của mình. Bởi vì chúng
ta có tham dục nơi các đối tượng của sáu giác quan, kể
cả ý thức, nên ta muốn chiếm giữ, nắm bắt, ta nhận chúng
là mình, gắn bó với chúng. Bởi có Ái nên mới có Thủ.
Rồi
bởi vì Thủ mà ta bắt đầu tạo nghiệp, gây quả, tiếp
tục những hành động trong kiếp trước mà đã tạo nêm Thức
tái sanh cho kiếp này. Thọ sanh Ái, Ái sanh ra Thủ và Thủ
làm điều kiện cho Hữu tức là một sự tiếp nối trở thành,
nó làm năng lực cho hạt giống luân hồi, Thức tái sanh cho
kiếp sau. Từ những nghiệp lực này, được tạo nên do Thủ,
mà ta lại có Sanh.
Vì
Sanh nên mới có Bệnh tật, chán nản. Có tàn hoại và đau
đớn. Có khổ đau, có Chết. Và bánh xe luân hồi lại tiếp
tục xoay tròn, kéo theo một chuỗi Nhân Duyên vô Ngã.
Vấn
đề của đức Phật và của tất cả chúng ta, là làm sao
tìm được một lối thoát ra khỏi cái vòng lẩn quẩn Nhân
Duyên tiếp nối này. Tương truyền rằng trong đêm giác ngộ
dưới gốc Bồ đề, đức Phật đã đi ngược lại dòng Nhân
Duyên tìm một lối thoát. Tại sao có già, có bệnh, có chết?
Vì có Sanh. Tại sao lại có Sanh? Vì có Hành phát khởi do tham,
sân, si. Nhưng tại sao chúng ta lại bị vướng víu vào những
hành động này? Vì có Hữu. Tại sao lại có Hữu? Vì có Ái.
Tại sao lại có Ái? Vì có Thọ, vì những cảm giác dễ chịu,
khó chịu khởi lên. Tại sao lại có Thọ? Vi có Xúc. Tại
sao lại có Xúc? Vì có Lục nhập, và cả một hiện tượng
Danh và Sắc.
Chúng
ta không làm gì được khi đối diện với tiến trình thân
tâm này. Nó có vì sự Vô minh trong quá khứ và vì chúng ta
đã sanh ra ở đây. Không có cách nào để tránh sự tiếp
xúc, đụng chạm cả. Chúng ta không thể nào đóng lại những
cửa giác quan của mình, cho dù chúng ta có muốn. Mà đã có
tiếp xúc, đụng chạm thì ta không thể nào ngăn không cho
Thọ khỏi phát sinh lên được. Hễ đã có Xúc thì sẽ có
Thọ. Ðó là một tâm hành cơ bản của tâm. Nhưng cũng ngay
ở điểm quan trọng này, Thọ, mà ta có thể cắt đứt được
chuỗi Nhân Duyên liên tục ấy.
Hiểu
được luật Nhân Duyên, bởi vì cái này có mà cái kia có,
chúng ta có thể chặt đứt đi sợi dây xích liên tục ấy.
Khi một lạc thọ phát sinh, ta không nên nắm bắt, khi một
thọ khổ có mặt, ta không xua đuổi. Khi có một cảm thọ
trung hòa, ta không rơi vào quên lãng, thất niệm. Ðức Phật
dạy con đường của thất niệm là con đường của sự chết.
Và con đường của chánh niệm và trí tuệ là con đường
đưa đến sự bất tử. Chúng ta có hoàn toàn tự do để phá
tung sợi dây xiềng xích này, thoát ra khỏi những phản ứng
do điều kiện. Chúng ta phải duy trì một sự tỉnh thức,
một chánh niệm vững chãi trong từng giây phút, để giữ
cho cảm Thọ không khởi sanh lên Ái dục.
Những
khi ta thất niệm, cảm thọ sẽ làm cho ái dục phát sanh. Nếu
có điều gì dễ chịu, ta sanh ra sự ưa thích; còn những gì
khó chịu, ta lại có lòng muốn hủy diệt nó đi. Nhưng nếu
thay vì thất niệm, ta có một chánh niệm và trí tuệ, thì
mỗi khi có một cảm thọ sinh lên, ta chỉ kinh nghiệm nó mà
không phản ứng mù quáng theo thói quen là nắm bắt hay chối
bỏ. Ðối với một cảm thọ dễ chịu, ta kinh nghiệm nó
bằng chánh niệm mà không bám víu. Ðối với cảm thọ khó
chịu, ta kinh nghiệm bằng chánh niệm mà không ghét bỏ. Cảm
thọ không còn làm phát khởi Ái dục nữa. Bây giờ chỉ có
chánh niệm, vô tư, xả bỏ. Không có Ái dục thì sẽ không
có Thủ, không còn Thủ thì Hữu cũng sẽ không sanh. Mà chúng
ta không còn tạo nên năng lực thì sẽ không có tái sanh, không
bệnh, không già, không chết. Chúng ta hoàn toàn tự do. Không
còn bị lôi cuốn bởi Vô minh và Ái dục, tất cả khối khổ
đau sẽ bị hoàn toàn tiêu trừ.
Mỗi
giây phút của chánh niệm, tỉnh thức là một nhát búa đập
xuống sợi dây xiềng xích Nhân Duyên này. Những nhát búa
giáng xuống với sức mạnh của trí tuệ, của ý thức sẽ
làm cho sợi dây xích càng lúc càng yếu đi, cho đến khi nó
bị đứt tung. Những gì chúng ta đang thực hành ở đây là
quán chiếu thẳm thấu vào trong chân lý của luật Nhân Duyên,
để giải thoát tâm ta ra khỏi sự ràng buộc của chúng.
Hỏi:
Tôi thấy rằng càng đi sâu vào sự tu tập, tôi lại càng
cảm nhận được cái hay, cái đẹp của giáo pháp, tự tính
của mọi sự vật.
Ðáp:
Hạnh phúc cao thượng nhất là hạnh phúc của Vipassana, hạnh
phúc của trí tuệ, nhìn thấy được tự tướng của vạn
hữu. Khi ta bắt đầu cảm nhận bằng một sơ tâm của đứa
trẻ thơ, mỗi giây phút đều là mới lạ, tươi mát, thì
trạng thái này an lạc lắm. Cũng vậy, sự sống của ta sẽ
là một niềm vui lớn nếu ta biết sống với cái sơ tâm ấy,
một tâm không bị điều kiện chi phối, một tâm biết trực
nghiệm thay vì cứ tưởng tượng. Ðức Phật dạy rằng mùi
vị của đạo pháp siêu diệu hơn mọi thứ mùi vị khác.
Nó đem lại cho ta một cảm giác sáng suốt, hiểu biết, để
nhìn thấy rõ tự thể của vạn hữu, để hòa hợp chung một
giai điệu và trở thành một với Ðạo lớn.
Nhưng
trên con đường đi đến sự hòa điệu hoàn toàn ấy, đôi
khi ta phải trải qua một kinh nghiệm bất mãn rất sâu đậm.
Một khổ đau mà ta đã thừa hưởng từ luật vô thường
của cuộc sống. Có nhiều người đã phải nếm qua mùi vị
của sự chán nản này. Những ai đã từng trải qua cảnh ngộ
ấy, thường được một lợi lộc là có một thái độ ung
dung tự tại, Vì khi ta kinh nghiệm được một cách sâu xa
những nỗi khổ đau của thân và tâm, ta sẽ hiểu rõ ràng
giá trị của một thái độ vô chấp, xả bỏ, ta sẽ không
còn muốn nắm giữ nữa. Ta biết chúng chẳng có gì đáng
để cho mình ham muốn. Và từ sự vô chấp ấy, tâm của ta
sẽ trở nên quân bình và có thể nhìn sự thay đổi của
mọi vật bằng một thái độ ung dung, với một ý thức sáng
tỏ và an lạc.
Hỏi:
Muốn đạt được giác ngộ, ta có cần phải chết đi không?
Ðáp:
Giác ngộ có nghĩa là sự chết của tham, sân và si. Lý do
chúng ta sợ chết là vì ta không hiểu rằng tiến trình của
sự chết đang xảy ra trong giờ phút này. Cho nên đối với
những người không tu tập, họ có nỗi sợ phải mất đi
thân này. Thật ra thì không có một ai chết cả, vì đâu có
một cá nhân nào đứng phía sau tiến trình ấy. Sự thật
chỉ là một chuỗi sanh diệt, sanh diệt liên tục tiếp nối
nhau... theo sự lôi cuốn của Ái và Thủ. Muốn giải trừ
những điều kiện ấy, giải thoát tâm ta ra khỏi sự đam
mê và bám víu ta phải biết kinh nghiệm được sự an vui lúc
nào cũng đang hiện có mặt, nhưng vì ái dục mà ta không thấy
được. Cũng giống như mốt con khỉ đang nắm chặt bàn tay,
nó chẳng bị một ai trói buộc ngoài trừ lòng tham dục của
chính nó. Nó chỉ cần mở rộng bàn tay ra là thoát được.
Chúng ta cũng vậy, chỉ cần buông xả là có thể tự tại
bước đi.
Bài
Đọc Thêm:
Giới
Thiệu về Thiền Vipassana
Thực
tập Thiền Minh Sát
Những
Bài Giảng Tóm Tắt của Khóa Thiền Minh Sát Mười Ngày
Bốn
Sự Thật Nhiệm Mầu, Joseph Goldstein-Nguyễn Duy Nhiên dịch
Tứ
Như ý Túc, Joseph Goldstein-Nguyễn Duy Nhiên dịch