Có
rất nhiều diễn biến của thân và tâm xảy ra trong khi ta
ăn. Ðiều quan trọng là ta phải ý thức được thứ tự của
diễn tiến ấy; chứ nếu không, tâm ta sẽ khởi lên sự ham
muốn, tham lam đối với thực phẩm. Và khi ta thiếu chánh
niệm, ta sẽ không thực sự thưởng thức được các món
ăn. Nhai được đôi ba miếng là tâm ta đã chu du đến tận
phương nào rồi.
Ðiều
trước nhất trong khi ăn là ta phải nhìn thấy món ăn của
mình. Niệm thầm trong đầu "thấy, thấy". Kế đó là một
tác ý muốn gắp đồ ăn. Ta phải niệm "muốn, muốn" hay là
"tác ý, tác ý". Rồi tác ý này là động lực khiến tay ta
cử động. "Ðưa lên, đưa lên". Khi đủa hay muổng chạm vào
thức ăn, ta sẽ có một cảm giác đụng chạm. Hãy ý thức
được cảm giác này. Kế đó là tác ý muốn giơ tay lên,
rồi hành động giơ tay theo sau. Ta phải cẩn thận ghi nhận
hết mọi sự việc xảy ra.
Mở
miệng ra. Ðút đồ ăn vào. Ngậm miệng lại. Tác ý muốn
để tay xuống, theo sau là cử động hạ tay. Mỗi lần một
việc một. Nếm, cảm giác được thực phẩm trong miệng,
cách cấu tạo của chúng. Nhai. Kinh nghiệm được cử động
này. Khi bạn bắt đầu nhai, cảm giác về mùi vị sẽ có
mặt. Hãy ý thức được vị giác. Sau một thời gian nhai,
vị giác sẽ biến mất. Nuốt vào. Phải ý thức được diễn
tiến của những sự việc xảy ra liên tục kế tiếp nhau.
Không có một cá nhân nào đứng sau những hành động ấy,
không có người ăn. Tất cả chỉ là một sự nối tiếp của
những tác ý, cử động, nếm, cảm xúc liên tục theo nhau.
Chúng ta là như thế đó - một tập hợp của những việc
xảy ra, của các diễn biến, và bằng cách ý thức được
tiến trình, dòng liên tục này mà ta có thể giải thoát ra
ngoài ý niệm về một cái Ngã. Chúng ta thấy rằng, tất cả
những hoạt động này của thân và tâm đều là một chuỗi
nhân duyên hiện hành vô chủ. Tác ý, tư tưởng, cảm giác,
cử động, tất cả đều có liên hệ mật thiết với nhau,
tâm là nguyên nhân khiến thân cử động, cũng như cảm giác
ở thân là nguyên nhân cho sự ham muốn và tác ý của tâm.
Thường
thường thì chúng ta ăn trong thất niệm. Mùi vị đến và
đi một cách thật nhanh chóng. Trong khi thực phẩm vẫn còn
trong miệng, vì sự ham mê nơi vị giác, tay ta đưa lên và
gắp thêm, không hề ý thức được những diễn biến đang
xảy ra trong thân tâm. Hãy nhai cho xong trước khi lấy thêm.
Như vậy, ta sẽ có thể cảm nhận được những nhu cầu thật
sự của thân. Ăn trong chánh niệm, ta sẽ không bao giờ bị
bội thực hết.
Trong
một tháng tu tập này, chúng ta sẽ làm mọi việc một cách
chậm chạp để ta có thể theo dõi, quán xét chúng một cách
cẩn thận. Một khi chánh niệm khai triển rồi, ta có thể
hành động nhanh hơn nếu ta muốn. Nhưng bây giờ là thời
gian tu tập. Không có gì để vội vã cả. Làm mọi việc một
cách chậm rãi, với thinh lặng và chánh niệm. Hãy phối hợp
việc ăn trong chánh niệm vào sự tu tập hằng ngày, sao cho
công phu thiền quán của ta lúc nào cũng đưọc liên tục.
Từ lúc bạn vừa mới thức dậy, qua mọi công việc làm trong
ngày, hãy thật tỉnh thức mọi hành động đều là thiền.
Bài
Đọc Thêm:
Giới
Thiệu về Thiền Vipassana
Thực
tập Thiền Minh Sát
Những
Bài Giảng Tóm Tắt của Khóa Thiền Minh Sát Mười Ngày
Bốn
Sự Thật Nhiệm Mầu, Joseph Goldstein-Nguyễn Duy Nhiên dịch
Tứ
Như ý Túc, Joseph Goldstein-Nguyễn Duy Nhiên dịch