Một
trong những lãnh vực quán niệm là quán tâm thức. Tâm thức
có nghĩa là tri giác, sự hiểu biết, phân biệt của mình.
Một phương pháp tu tập chánh niệm là dùng tâm thức của
mình làm một đối tượng để quán niệm. Trong mỗi cử động
của thân (sắc), ta đều có thể thấy được tâm thức của
mình (danh) đi đôi. Bạn hãy thử an tĩnh tâm mình, và cố
nhìn rõ để thấy được sự phát khởi của tâm thức cùng
một lúc với cử động của mình. Ðiều quan trọng cần nhớ
là tâm thức của ta và đối tượng của nó, lúc nào cũng
đi đôi với nhau. Ta không thể nào đem tách rời tâm thức
ra khỏi đối tượng được. Nhưng ta có thể phân biệt được
hai tiến trình khác nhau, một tiến trình của tâm, còn gọi
là danh, và một tiến trình của đối tượng còn gọi là
sắc. Chúng đồng xảy ra cùng một lúc, nhưng có hai nhiệm
vụ hoàn toàn khác biệt nhau. Nhiệm vụ của tâm là nhận
định và phân biệt. Tỷ dụ như khi ta bước đi, chân ta không
có một ý thức nào hết. Nó chỉ là những yếu tố vật
chất hoạt động với nhau, nặng hay nhẹ là do yếu tố về
đất, cử động là do yếu tố thuộc về gió. Biết được
những yếu tố này nhờ tâm thức của ta. Có một cử động
bước chân đi và có một ý thức. Song song với cử động
là tâm thức nhận biết về nó. Ðừng cố gắng tìm kiếm
tâm thức mình một cách chính xác, cũng đừng ráng định
nghĩa nó cho chắc chắn hay là tìm cách giới hạn nó lại.
Nó có tính cách trừu tượng và rất tế nhị. Nhưng với
chánh niệm, ta sẽ có khả năng nhận định được tâm thức
mình. Bởi tâm thức của ta có tính cách hơi mơ hồ, nên nó
đòi hỏi một sự chú ý rất cao. Nếu sự chú ý của ta dễ
duôi hay hời hợt, ta sẽ không thể nào nhận thấy được
nó một cách rõ ràng.
Trong
những lúc ngồi thiền bạn có thể quay sự chú ý trở vào
tâm thức của mình. Hơi thở được kinh nghiệm bằng sự
lên xuống nơi bụng hay ra vào nơi mũi, chỉ là một diễn
biến ở thân (sắc). Sự nhận biết được nó là nhờ ở
tâm thức (danh). Khi bạn có được an tĩnh và tập trung hãy
xoay chánh niệm của mình về quán chiếu nơi chính cái "biết"
ấy. Ðừng cố gắng tìm kiếm hay đặt để cho nó một chỗ
nào trong thân ta. Chỉ giản dị chú ý một cách thoải mái,
nhẹ nhàng những gì đang xảy ra trong tâm thức của mình.
Một
trong những đức tính dẫn đến giác ngộ là Trạch pháp.
Trạch pháp có nghĩa là quán xét giáo pháp nơi mình, hay nói
một cách khác là quán chiếu, tìm hiểu những hoạt động
liên hệ giữa thân và tâm, danh và sắc. Ðừng ngại ngùng
gì mà không dám sử dụng tâm mình trong lãnh vực này: quán
chiếu. Nhưng quán chiếu có nghĩa là không dùng đến ngôn
ngữ, tư tưởng hay khái niệm. Hãy cố cảm nhận, kinh nghiệm
cho được sự khởi sanh đồng một lúc của tâm thức cùng
với đối tượng của nó - của danh và sắc. Kinh nghiệm này
sẽ giải thoát ta ra khỏi sự chấp ngã, chấp vào có một
người quan sát. Trí tuệ sẽ đến, khi ta nhận thức được
rằng có sự quan sát nhưng không có người quan sát, có sự
thấy nhưng không có một chứng nhân nào hết.
Bài
Đọc Thêm:
Giới
Thiệu về Thiền Vipassana
Thực
tập Thiền Minh Sát
Những
Bài Giảng Tóm Tắt của Khóa Thiền Minh Sát Mười Ngày
Bốn
Sự Thật Nhiệm Mầu, Joseph Goldstein-Nguyễn Duy Nhiên dịch
Tứ
Như ý Túc, Joseph Goldstein-Nguyễn Duy Nhiên dịch