Một
phương pháp để phát triển sự tỉnh thức và chánh niệm
là gia tăng nhịp độ ghi nhận của mình. Trong thời gian bắt
đầu tu tập, sự ghi nhận của ta rất là rời rạc. Bạn
ghi nhận một chuyện đã xảy ra, rồi một lát sau bạn mới
ghi nhận được sự có mặt của một đối tượng khác. Công
phu tu tập của bạn tiến bộ nhờ ở sự gia tăng nhịp độ
ghi nhận của bạn. Ðến một lúc, bạn sẽ có khả năng ghi
nhận trong từng giây từng phút phút một, mọi sự việc xảy
đến với bạn, có lúc đối tượng là hơi thở ra vào, có
lúc là những cảm giác trong thân, có lúc đó là hình ảnh
hay tư tưởng. Theo dõi mọi biến chuyển của hiện tượng
trên một bình diện vi tế là một đặc tính của chánh niệm,
mà phương pháp tu tập này đem lại. Ðức Phật có kể cguyện
một người tử tội bị bắt đội trên đầu một lọ nước
đầy ấp tới miệng, đi bộ ngang qua một phố chợ chen chúc
người. Phía sau anh ta là một người lính cầm một cây gươm
đi theo. Chỉ cần một giọt nước rơi xuống đất là người
lính sẽ chặt đầu anh ta lập tức. Lẽ dỉ nhiên người
tử tội này sẽ bước đi rất là có chánh niệm. Nhưng anh
ta cũng không được trịnh trọng gò bó quá, chánh niệm của
anh ta phải tự nhiên. Bởi chỉ cần một sự cố gắng nhỏ
của anh ta cũng có thể lào chao động lọ nước đang đội
trên đầu. Anh ta phải giữ thoải mái và nhịp nhàng, uyển
chuyển theo hoàn cảnh chung quanh, nhưng vẫn có chánh niệm
trong mỗi giây phút. Bạn cũng vậy, đây là một thái độ
mà bạn nên có trong sự tu tập chánh niệm của mình: có ý
thức một cách thoải mái tự nhiên.
Công
phu tu tập giữ chánh niệm trong từng giây phút, đòi hỏi
một sự cố gắng luyện tập. Nhưng đây không phải là một
cố gắng để đạt đến một mục đích nào ở tương lai.
Sự cố gắng ở đây là sống trong hiện tại, chú ý với
một tâm bình thản những gì đang xảy ra trong giờ phút này.
Có một câu chuyện về một thiền sinh nọ, anh ta theo học
thiền cũng đã được một thời gian. Một hôm anh ta tìm đến
thăm vị thầy của mình. Hôm ấy trời mưa. Anh ta để cây
dù và giày của mình bên ngoài cửa, rồi đi vào trong. Sau
khi đảnh lễ vị thầy, ông thầy hỏi anh khi nãy bước vào
trong, anh để cây dù bên phía nào của đôi giày. Anh bối
rối, không trả lời được. Vị thầy bắt anh trở về tu
tập thêm.
Vấn
đề quan trọng là ta phải đào luyện cho mình một chánh niệm
sâu sắc và đều đặn trong bất cứ việc gi ta đang làm,
từ lúc vừa mới thức dậy cho đến khi đi ngủ. Lúc vừa
mới thức giấc, ta phải lập tức chú ý đến hơi thở "phồng,
xẹp" hay "ra, vào", và bắt đầu từ giây phút ấy chú ý đến
mọi cử động xuống giường, đánh răng, rửa mặt, rồi
bước đi, ngồi xuống, đứng dậy, đi ăn. Theo dõi từng hành
động một. Khi nằm xuống ngủ, ta hãy chú ý vào sự "phồng,
xẹp" hay "ra, vào" của hơi thở cho đến khi đi vào giấc ngủ.
Sự luyện tập này đem đến một lợi ích rất lớn lao cho
sự tu tập thiền quán của chúng ta. Nếu ta nghĩ rằng, còn
những lúc khác không quan trọng, là ta đã làm mất đi sự
liên tục trong sự tu tập của mình. Ðào luyện một sự chú
ý rõ ràng vào từng hành động trong ngày, giúp tâm ta lúc
nào cũng được tập trung và yên lặng. Nhờ ở sự quyết
chí và cân bằng nơi tâm như thế này, mà giác ngộ xảy ra.
Không
có một thời gian nào, hoàn cảnh nào mà lại không đáng để
cho ta giữ chánh niệm. Sự giác ngộ có thể xảy đến cho
ta trong bất cứ giây phút nào, khi tâm ta đã chín mùi và hoàn
toàn quân bình, hòa hợp.
Có
một câu chuyện về ngài Ananda, là vị thị giả thân tín
nhất của đức Phật. Ngài có bổn phận chăm sóc và lo cho
những nhu cầu cửa đức Phật. Nhưng vì thế mà ngài lại
xao lãng công việc tu tập của mình. Tất cả những người
bạn của ngài trong giáo đoàn đều đắc quả, chỉ duy có
ngài là vẫn còn như lúc mới vào tu. Cho đến khi đức Phật
nhập diệt, ngài mới bỏ nhiều thì giờ cho việc tu tập
thiền quán của mình. Một thời gian sau khi đức Phật nhập
diệt, các vị sư trong giáo đoàn cho triệu tập một đại
hội để ghi chép lại lời dạy của đức Phật cho khỏi
quên. Họ chọn lựa ra 499 vị sư, tất cả đều đã giác
ngộ và có đầu đủ thần thông, và ngài Ananda. Ananda được
chọn vì ngài lúc nào cũng có mặt bên cạnh đức Phật trong
những lúc thuyết pháp, và ngài có một trí nhớ rất đặc
biệt. Thế cho nên mặc dù ngài chưa giác ngộ, nhưng ngài
là người rất cần thiết cho đại hội. Khi gần đến ngày
hội, tất cả các bạn của Ananda đều khuyên ngài nên gia
tăng công phu tu tập của mình. Trong đêm chót trước ngày
đại hội triệu tập, ngài bỏ ăn bỏ ngủ tinh tấn công
phu. Ananda đi kinh hành suốt đêm, theo dõi từng bước chân
của mình "dở, bước, đạp". Nửa đêm, canh một rồi canh
hai qua, vẫn chưa có chuyện gì xảy ra. Ðến canh bốn, ngài
nhìn lại tình trạng của mình. Là một đệ tử thông minh
của Phật, học rộng hiểu nhiều. Ananda phải biết tâm mình
giờ này đã mất đi sự quân bình. Ngài đã cố gắng quá
sức mà không có sự hổ trợ đầy đủ của định lực và
sự an tĩnh. Trong tâm ngài có quá nhiều mong mỏi và vọng
động. Ananda quyết định đi nằm trong chốc lát để đem
lại chút quân bình trong tâm. Trong chánh niệm, ngài đi về
giường của mình, vẫn theo dõi từng cử động một. Chuyện
kể lại rằng, vừa khi đầu Ananda chạm vào gối, chân ngài
vẫn chưa đặt lên giường, trong giây phút ấy ngài đột
nhiên giác ngộ. Theo với sự giác ngộ ấy, ngài đắc được
lục thông. Và từ giây phút ấy cho đến sáng, ngài được
nếm mùi vị an lạc của niết bàn, giải thoát. Buổi sáng
ra, ngài hóa thân mình xuất hiện trước đại hội, lúc ấy
mọi người đều hiểu rằng Ananda đã đắc đạo.
Không
ai có thể đoán được tấm màn vô minh sẽ được phá mở
lúc nào. Nó có thể xảy ra trong khi ta đặt lưng xuống ngủ.
Hãy giữ chánh niệm luôn luôn. Trong từng mỗi giây phút một,
hãy quán sát, tỉnh dậy mà nhìn những sự việc đang xảy
ra. Sự luyện tập này, ngày qua ngày, sẽ tạo cho tâm ta một
sức mạnh phi thường. Bạn hãy lợi dụng khóa tu này đến
mức tối đa, đừng phung phí thì giờ hay nghĩ rằng mình công
phu như vậy là đủ rồi. Tối đến nếu bạn không cảm thấy
buồn ngủ, hãy cứ tiếp tục công phu. Thường thường những
iờ khuya lại thích hợp nhất cho việc thiền quán. Hãy tinh
tấn, cố gắng tối đa nhưng nhớ đừng thúc đẩy hay gò
bó quá.
Khi
tôi còn ở Ấn Ðộ, trong thời gian đầu tu tập, đối diện
phòng tôi có một người bạn. Anh ta là một người kiên trì
gương mẫu. Mỗi khi tôi gặp anh, là thấy anh đang ngồi thiền.
Mỗi đến đến chín, mười giờ là tôi sửa soạn đi ngủ.
Nhưng nhìn sang phòng anh ta, tôi thấy vẫn còn ánh đèn. Ðiều
này khiến tôi phấn khởi tiếp tục công phu, cho nên tôi đứng
dạy và đi kinh hành. Sau khi đi kinh hành, đầu óc tôi trở
nên sáng suốt và tôi có thể ngồi thêm vài tiếng nữa. Tôi
thay đổi giữa đi kinh hành và ngồi thiền. Nhờ thế, tôi
có thể cố gắng đến hết sức mình, và nó rất là hữu
ích. Sự hòa hợp giữa định lực và chánh niệm trong ngày,
sẽ khiến cho tâm ta vào cuối ngày, nhất là những đêm khuya,
trở nên vô cùng sắc bén. Nếu bạn cảm thấy được điều
này, xin bạn hãy tiếp tục công phu. Ngồi thiền và đi kinh
hành càng nhiều càng tốt. Còn có rất nhiều sự việc, rất
nhiều bình diện tâm thức, để cho bạn kinh nghiệm.
Tại
những trung tâm thiền viện ở Miến Ðiện, các thiền sinh
mới bắt đầu chỉ ngủ có bốn giờ mỗi ngày, rồi khi sự
tu tập tiến bộ, họ dần dần bớt lại. Chúng ta đừng để
bị điều kiện bởi thói quen của mình, cho rằng nếu không
ngủ đủ bảy, tám tiếng một ngày ta sẽ mệt mỏi không
còn sức làm gì nữa. Ðó chỉ là khuôn mẫu của một thói
quen cũ. Trong một ngày nếu tâm ta lúc nào cũng quân bình,
không bám víu, không ghét bỏ, không đánh mất mình, chúng
ta sẽ không bị mệt mỏi hay căng thẳng nhiều. Vị thầy
của tôi kể rằng hồi ông còn tu ở Miến Ðiện, có một
thời gian ông không ngủ trong năm ngày liên tiếp mà không
hề cảm thấy mệt. Ông tu tập đều đặn và nhịp nhàng,
thực hành pháp môn Minh Sát Tuệ Vipassana, con đường chánh
niệm mà chúng ta đang theo đây. Hãy để ý đến những nhu
cầu của thân thể bạn, nhưng nếu bạn không cảm thấy mệt
hay buồn ngủ, cứ tiếp tục thực hành cho tới khuya.
Bài
Đọc Thêm:
Giới
Thiệu về Thiền Vipassana
Thực
tập Thiền Minh Sát
Những
Bài Giảng Tóm Tắt của Khóa Thiền Minh Sát Mười Ngày
Bốn
Sự Thật Nhiệm Mầu, Joseph Goldstein-Nguyễn Duy Nhiên dịch
Tứ
Như ý Túc, Joseph Goldstein-Nguyễn Duy Nhiên dịch