MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU
Buổi tối thứ nhất LỜI DẠY MỞ ÐẦU
Buổi tối thứ hai BÁT CHÁNH ÐẠO
Buổi sáng thứ ba BÀI THỰC TẬP: CẢM THỌ
Buổi tối thứ tư CHÚ Ý ÐƠN THUẦN
Buổi sáng thứ năm BÀI THỰC TẬP: TƯ TƯỞNG
Buổi tối thứ năm KHÁI NIỆM VÀ THỰC TẠI
Buổi sáng thứ sáu Bài thực tập: NHỮNG ÐỐI TƯỢNG CỦA CẢM GIÁC
Buổi tối thứ bảy NHỮNG MẪU CHUYỆN
Buổi sáng thứ tám Bài thực tập: TÁC Ý
Buổi sáng thứ chín Bài thực tập: ĂN TRONG CHÁNH NIỆM
Buổi tối thứ chín NGŨ TRẦN CÁI
Buổi sáng thứ mười Bài thực tập: QUÁN TÂM THỨC
Buổi tối thứ mười DŨNG SĨ
Buổi sáng thứ mười một TRÒ CHƠI ÐỊNH TÂM
Buổi tối thứ mười hai Ba Trụ Pháp: BA LA MẬT
Buổi tối thứ mười ba THÁNH JOHN và THÁNH FRANCIS
Buổi tối thứ mười bốn TỨ DIỆU ÐẾ
Buổi tối thứ mười lăm SỰ CƯƠNG QUYẾT NỬA VỜI
Buổi tối thứ thứ mười sáu NGHIỆP QUẢ
Buổi tối thứ mười bảy Bài tập: HÔN TRẦM
Buổi tối thứ mười tám SỰ TRONG SẠCH VÀ HẠNH PHÚC
Buổi tối thứ mười chín TÍN NGƯỠNG
Buổi tối thứ hai mươi mốt THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN
Buổi tối thứ hai mươi hai CHẾT VÀ TỪ BI
Buổi tối thứ hai mươi lăm ÐẠO
Buổi tối thứ hai mươi sáu THẤT GIÁC CHI
Buổi tối thứ hai mươi chín CON ÐƯỜNG CỦA PHẬT
Buổi sáng thứ ba mươi KẾT THÚC
 
c
BA MƯƠI NGÀY THIỀN QUÁN 
Kim Chỉ Nam Thiền Vipassana 
Nguyên tác: The Experience of Insight - Tác giả: Joseph Goldstein 
Dịch giả: Nguyễn Duy Nhiên - Nhà xuất bản: Sinh Thức. 
Buổi tối thứ hai mươi lăm 
ÐẠO 

Trong đạo Lão có một câu chuyện về một thân cây mọc trên rừng. Cây ấy già và cong queo, các cành đèu cằn cội và đầy những u bướu. Có người đi ngang qua và phê bình với Trang Tử rằng cây ấy thật là vô dụng, vì thân và cành đều cong vòng, khúc khuỷu cho nên không thể dùng vào việc gì được hết. 

Trang Tử đáp: 

- Cây trên núi là tự vời người đến đốn phá. Mỡ chứa lửa là tự làm cho mình bị thiêu đốt. Cây quế ăn được nên bị chặt. Cây sơn dùng được nên bị cắt. Người biết dùng cái dùng được, mà không ai biết dùng cái không dùng được. 

Sự vô dụng của cây là yếu tố bảo vệ cho nó. Vì không ai cần nó nên chẳng ai đốn xuống, nhờ vậy mà nó được yên thân, sống thọ, hưởng trọn kiếp thiên nhiên của mình. 

"Không mấy ai biết dùng cái không dùng được". Vô dụng có nghĩa là gì? Nó có nghĩa là rỗng không, không nỗ lực để trở thành một cái gì quan trọng, hay bất cứ một cái gì khác, giải thoát tâm mình ra khỏi tư tưởng mong cầu. Trở nên vô dụng có nghĩa là ổn định xuống và để cho tự tính của mình được phát hiện một cách giản dị và tự nhiên. 

Có một vị sư nổi tiếng ở Thái Lan đã tóm tắt thái độ này, và có lẽ trọn vẹn cả giáo pháp trong một câu ngắn gọn. Ông ta nói: "Không có gì để trở thành, không có gì để làm, không có gì để giữ". Chẳng có gì là quan trọng hết. Mọi vật đều vô thường và luôn luôn trôi chảy, chuyển hóa. Nếu chúng ta có thể tự giải thoát ra khỏi nỗ lực để trở thành một người nào quan trọng, theo một đường hướng nào đó, hay là để đạt được một điều gì - không còn ham muốn hành động, trở thành và chiếm hữu - chúng ta có thể an trú trong sự phô bày của giáo pháp. 

Ðạo Lão thường bàn nhiều về vấn đề trở nên vô hình trong cuộc đời. Có câu chuyện kể về một vị hoàng tử đi săn khỉ. Khi ông ta vừa vào đến rừng, thì những con khỉ thấy bóng dáng ông ta là đã chạy tán loạn đi trốn hết. Nhưng duy có một con khỉ vẫn cứ ngồi yên trên cành, không có vẽ gì sợ hãi. Hoàng tử bèn lấp tên vào cung và bắn. Nhanh như chớp, con khỉ đưa tay ra bắt lấy mũi tên trong khi nó vẫn còn đang bay tới. Thấy vậy, vị hoàng tử ra lệnh cho tất cả quân lính của ông lấp tên vào cung bắn một lượt. Con khỉ bị trúng tên ngã xuống. 

Bởi vì con khỉ ấy đã phô trương tài năng của nó, tự kiêu một cách vô lối, nên tài năng ấy đã trở thành nguyên nhân cho sự diệt vong. Tương tự như vậy, khi chúng ta hành động với một ý khoe khoan, muốn phô trương cái hay cái giỏi của mình, hay khi những hành động phát xuất từ một sự chấp ngã, chúng sẽ tạo ra một lực đối kháng lại, gây cho ta những sự xung đột và mâu thuẩn. Bước đi trong cuộc đời một cách vô hình có nghĩa là không quá khích quả quyết tài năng hay đức tính của mình. Không phô trương. Ðây chính là một thái độ của sự vô ngã, không có một ý niệm tự quan trọng hay tự nỗ lực nào. Chỉ có mặt trong giờ phút hiện tại, sống hòa hợp với hoàn cảnh chung quanh. 

Một trong những khám phá quan trọng nhất khi tôi mới bắt đầu tu thiền, là có biết bao nhiêu hành động bắt nguồn từ ý muốn tạo nên một hình ảnh về mình: trang sức theo một lối riêng, đối xử với người chung quanh theo một cách nào đó. Tất cả đều xoay chung quanh ý niệm về một cái Tôi, mà tôi đã bỏ công tạo dựng và rồi cố gắng duy trì nó. Cứ mang vác theo một hình ảnh về mình là một gánh nặng gây ra một sự mâu thuẩn, đối chọi giữa con người thật của mình trong giây phút hiện tại với hình ảnh mà mình mong muốn. Vấn đề không phải là hành động một cách vô hình, mà là hành động với một sự vô ngã, giúp ta an trú trong giáo pháp, trong Ðạo lớn. Chẳng có gì đặc biệt để ta trở thành, chẳng có gì đặc biệt để ta làm, chẳng có gì đặc biệt để ta giữ. Chúng ta có thể buông bỏ những hình ảnh về mình, buông bỏ những phóng ảnh, và mọi cố gắng nỗ lực để duy trì chúng. Hãy an trú trong hiện tại và để cho nó tự hiển lộ, mà không mảy may có một thành kiến nào về con người thật của mình hết. 

Suzuki Roshi trong quyển Thiền Tâm, Sơ Tâm có đưa một thí dụ về sự thư thái và bao la của tâm ấy. Ông nói rằng một cách hay nhất để kiểm soát một con bò là cho nó một đồng cỏ thật rộng. Khó mà có thể kiểm soát được một con bò trong một khoảng không gian nhỏ bé và giới hạn. Nhưng nếu bạn cho nó một bầu trời bao la, thì khoảng trời rộng lớn ấy sẽ giữ con bò lại. Cũng vậy, một cách để kiểm soát tâm mình là để cho nó được thoải mái. Không cần gì phải nhốt hay kềm hảm nó lại trong một khoảng không gian chật hẹp. Hãy thư thái và để cho nó tự nhiên hiện hữu, thoát ra ngoài mọi cố gắng, ý niệm muốn đạt một việc gì. Hãy cho nó một cánh đồng cỏ bao la và nhìn nó tỏa bày. Thái độ cố gắng để thực hiện một điều gì, để trở thành một người nào, đôi khi cũng lan tràng trong lãnh vực tu hành. Ý niệm tăng tiến, thủ đắc là một chướng ngại rất lớn cho sự tu tập. Tất cả cũng vì ta không hiểu được tự thể rỗng không của mọi vật, của Ðạo lớn. 

Có một văn hào tên là Wei Wu Wei đã diễn tả một cách thật hàm súc về vấn đề an trú trong hiện tại và không cần nỗ lực. Ông nói: "Cái gì mà ta đang tìm kiếm là cái gì đang tìm kiếm". Không có cái gì ở bên ngoài ta để cho ta tìm kiếm, nắm giữ hay là đạt đến. Ông nói: "Chỉ có một câu hỏi, và hỏi tức là trả lời". Hỏi tức là việc xảy ra trong giờ phút hiện tại. Và đó cũng là câu trả lời cho câu hỏi. Câu trả lời không phải là một cái gì "ở bên ngoài" mà ta cần phải tìm kiếm hay khám phá. Câu trả lời cho câu hỏi trọng đại "ta là ai", chính là việc nêu lên nghi vấn ấy. 

Ðiều này giúp ta hiểu được truyền thống thiền của Zen và việc sử dụng các công án, là những vấn đề không thể giải quyết được. Chúng ta bắt tâm mình phải suy nghĩ về những câu hỏi mà không thể nào có một sự giải đáp hữu lý được, như là: "Hãy nói cho ta nghe về tiếng vỗ của một bàn tay?" Khi mà ta đi tìm câu trả lời bằng cách cố gắng giải quyết vấn đề, tức là ta đã không hiểu gì hết. Câu hỏi mà vấn đề đưa ra, nghi vấn của một công án, tự chính nó là câu trả lời. Và sự thật thì lời giải đáp cho một công án, là không có một câu trả lời nhất định nào hết. Nó chính là khả năng ứng đối hoàn toàn trong giây phút hiện tại. Thì đây cũng là mục đích cho sự tu tập của chúng ta: hoàn toàn sống trong giờ phút hiện tại - trong câu hỏi và trong câu trả lời. Không phải đi tìm giải đáp bằng cách mong cầu một loại trí thức, hiểu biết hay kiến thức nào cả, nhưng là kinh nghiệm một cách trọn vẹn tiến trình xảy ra trong giờ phút hiện tại. 

Trở ngại to tát nhất cho sự ổn định là sự cố chấp vào một hình ảnh, ý niệm về mình và những mơ tưởng về một nhân vật mà mình muốn được trở thành. Chúng làm phức tạp một cách không cần thiết cái kinh nghiệm giản dị của việc sống trong hiện tại. Thường thường thì những người trên con đường tu hành thường hay bị chấp kẹt vào một hình ảnh. Một hình ảnh về một nhà tu, một thiền sư, một đạo sư mà họ tự tạo nên, rồi cố gắng bó buộc mình phải hành động, sống theo giống như vậy. 

Trong thời gian tu tập ở Ấn Ðộ, tôi có ba vị thầy khác nhau. Qua những vị thầy tôi học được một bài học vô cùng quan trọng: tôi hiểu rằng không có một phương pháp nào là duy nhất hết. Sự giác ngộ không được diễn tả qua một cá tính, hay một tác phong duy nhất nào. Mỗi vị thầy đều có một cá tính riêng, theo một cách thức hoàn toàn khác nhau. Mỗi ngưòi đều là hiện thân của trí tuệ, tình thương và sức mạnh, nhưng hoàn toàn không có một ý niệm rằng hiện thân này phải được biểu hiện bằng một cách này hay một cách khác. 

Wei Wu Wei nói rằng đức khiêm tốn chính là sự vắng mặt của một cá nhân kiêu hảnh. Nó không phải là một vị thế của thân hay của cá tính. Một khiêm tốn thật sự chính là sự vô ngã. Những vị thầy của tôi biểu lộ sự "vắng mặt" này theo một lối riêng tự nhiên của họ. Thấy được giáo pháp có thể biểu lộ qua nhiều cách khác nhau, giúp ta hiểu rằng không có một đường lối nhất định bắt buộc ta phải theo cả. Trong sự tinh luyện này, ta không phải đảm đương hay bắt chước theo một tác phong nào hết. Cứ thoải mái và để cho những cá tính của ta hiển bày một cách tự nhiên, hãy để giáo pháp phô bày. Không có việc gì để làm, không có một ai để trở thành và cũng không có gì để lấy. Và với thái độ đó ta có thể làm, ta có thể trở thành và ta có thể lấy, một cách vô cùng tự tại. 

Có một câu chuyện thiền nói về ý niệm chấp có mình và có người khác. Ngài tổng đốc của Kyoto đến thăm một vị thiền sư. Ngài tổng đốc sai người hầu đem tấm thiệp vào đưa vị thiền sư. Trên thiệp có ghi tên ông với hàng chữ: "Tổng đốc của Kyoto". Vị thiền sư xem xong tấm thiệp, nói với người hầu: 

- Ta không biết người này là ai cả! Ngươi hãy bảo ông ấy cút đi cho khuất mắt ta! 

Người hầu ra kể lại với lời xin lỗi. 

- Chết! đó là lỗi của ta. 

Ngài tổng đốc nói rồi lấy bút ra gạch bỏ hàng chữ "Tổng đốc của Kyoto". 

- Xin anh đem vào trình lại với thiền sư dùm tôi. 

Vị thiền sư đọc xong tấm thiệp rồi la lên: 

- À! té ra là ông ấy! Mời ông vào ngay, ta đang muốn gặp ông ta đây! 

Khi ông ta tự cho mình là "Tổng đốc của Kyoto", ông đã xa lìa đạo pháp. Và khi ông tự giới thiệu mình như là trong giờ phút hiện tại, không hình ảnh, không chức tước, không một ý niệm, ông chỉ là ông trong giờ phút đó thì ông được vào gặp vị thiền sư. Một khả năng đối xử với người khác, không bị gìới hạn trong một hình ảnh nào, giúp cho ta có được sự tự tại trong những liên hệ với mình. Thói thường thì ta hay đem tự dồn nhét mình với người khác vào trong những hộp hay những ngăn tâm lý - "Hắn là như vậy đó, tôi biết quá mà!" Mối liên hệ của ta đối với người khác rất là cố định, qua tấm màn thành kiến. Mà sự vật thì thay đổi trong mỗi giây phút: tâm ta, thân ta, hoàn cảnh chung quanh ta. Ta phải biết uyển chuyển thoát ra khỏi các thành kiến về mình hay người khác, để cho những sự thay đổi này cùng sự hiểu biết của ta được cởi mở và không bị ngăn ngại. 

Cuộc đời của chúng ta phần nhiều quay chung quanh ý niệm về cái Tôi của mình, và nỗ lực để bảo vệ và thỏa mãn nó. Năng lực này, khi mang vào trong sự tu tập thì ngược lại, trở thành một ý định muốn chiến đấu với cái Tôi ấy, cho rằng nó là một cái gì cần phải bị tiêu diệt. Nhưng chiến đấu với cái Tôi tức là ta vẫn chưa hiểu được tự tánh của sự vật. 

Wei Wu Wei có viết một ngụ ngôn gọi là: "Con vịt trời": 

Muốn diệt cái Ngã ư? Săn nó, đập nó, đánh hơi nó, nói cho ta nghe nó trốn ở chỗ nào? Vui thú là cái chắc. Nhưng, nó ở đâu? Có phải ta nên cần tìm thấy nó trước chăng? Hình như người ta có nói ta phải bắt được con vịt trời trước cái đã, rồi hãy nói đến chuyện làm thịt nó? 

Mà vấn đề khó khăn ở đây là không có một con vịt trời nào cả. 

Mọi nỗ lực, mọi công phu, cố gắng để diệt trừ cái ngã... nhưng nó có hề hiện hữu bao giờ đâu nà để cho ta tiêu diệt. Không có gì để cho ta ra sức đeo đuổi và cũng không có gì để loại trừ. Chúng ta cần phải chấm dứt việc tạo dựng lên một cái Tôi trong mỗi giây phút. Hãy sống trong giờ phút hiện tại mà không dùng ý niệm, hình ảnh. Sống một cách giản dị và thư thái. Không có một mảy may tranh đấu hay khích động trong một cụôc sống vô hình, vô dụng công ấy. 

Có một bài văn thật đẹp diễn tả về một lối sống này: 

Thế nào là bậc Chân nhân? Bậc chân nhân ngày xưa không nghịch với ai, dù là thiểu số, không cầu công, không cầu danh. Người như vậy, mất không tiếc, được không mừng... Bậc chân nhân ngày xưa ngủ không mộng mị, thức chẳng lo âu, ăn không cầu ngon, thở hít thì thâm sâu... Bậc chân nhân ngày xưa không tham sống, không sợ chết. Lúc ra không hăm hở, lúc vào không do dự. Thản nhiên mà đến, thản nhiên mà đi. Họ không quên lúc bắt đầu, không cầu lúc sau chót. Nhậnlãnh cuộc sống thì vui với đó, mà quên đi, khi cái chết đến, phải trở về. Ðó gọi là không lấy cái "người" nơi mình mà làm trở ngại lẽ "trời" nơi mình. Thế gọi là chân nhân. Nhờ được thế mà lòng của họ luôn luôn vững vàng,, cử chỉ điềm đạm, gương mặt bình thản. Lạnh như mùa thu mà ấm như mùa xuân. Tất cả luân chuyển như bốn mùa nên cùng vạn vật hợp nhau, không biết đâu là cùng. 

Hỏi: Làm sao mà ta lại có thể nỗ lực mà không có một sự cố gắng được? 

Ðáp: Chính nỗ lực của ta là để không còn cố gắng an trú và có chánh niệm trong hiện tại. Có lẽ một vài bạn đã có kinh nghiệm, khi chánh niệm tăng trưởng, không còn bị vướng mắc vào những thành kiến, mơ tưởng của mình. Khi tâm ta ở trong trạng thái đó, chẳng có gì để làm cả.Khi ta ngồi, chỉ có ngồi, và ta ý thức được bất cứ một chuyện gì xảy ra một cách không cố gắng. 

Hỏi: Dường như bây giờ, tình trạng tu của tôi có thể được diễn tả như là một người mơ ngủ trong thất niệm. Mặc dù kiên nhẫn, tôi vẫn mong chờ nó qua đi, nhìn vượt qua giai đoạn này. Dường như là tôi chỉ có thể làm được bấy nhiêu đó mà thôi... 

Ðáp: Có loại trí tuệ phát xuất từ việc ý thức rằng mình đang mơ mộng viễn vông. Chỉ cần nhìn thoáng qua được cái tâm thơ thẩn, lang thang đó cũng đã chứng tỏ khả năng sống mà không bị lệ thuộc vào những bóng dáng và ý niệm ấy. 

Hỏi: Như thế thì ta chọn lựa một lối sống bằng cách nào? 

Ðáp: Nó có thể được thực hiện bằng cách ý thức về những nhu cầu cần thiết của mình, hơn là những phưong tiện để phô trương cái Tôi. Thay vì coi nó như là sự hoàn tất của một ước vọng cán nhân nào đó, chúng ta có thể làm những gì thích hợp trong giây phút hiện tại, sẵn sàng để phục vụ và khởi sự vì lòng từ bi. Rồi nó sẽ tự trôi chảy một cách giản dị và thư thả. Không có gì là đạc biệt để làm, để trở thành hay để có. 

Hỏi: Thế còn những dự định phải thực hiện thì sao? 

Ðáp: Tâm suy tính, hoạch định cũng chỉ xảy ra trong giờ phút hiện tại. Hãy ý thức rằng tâm dự định là một biểu hiệu của hiện tại. Sống với những gì đang xảy ra, sử dụng tiến trình tư tưởng và cả toàn thể khuôn khổ của khái niệm để đối phó với cuộc đời, nhưng bao giờ cũng vẫn đứng vững bằng một nhận thức rằng tất cả là bây giờ. Hành động nhưng không mong cầu vào kết quả của chúng. 

Hỏi: Khi tôi nói chuyện, tôi có rất nhiều ý kiến về những gì tôi muốn nói. Tôi muốn biết, khi ta thật sự biết nghe và nói trong chánh niệm nó ra thế nào? 

Ðáp: Chỉ có mỗi một cách để biết được. Ðó cũng là thông điệp của những công án Zen. Một thiền sư trao cho người đệ tử của mình công án về chữ Vô. Người đệ tử, ngồi đấy trên tọa cụ, suy nghĩ: "Vô, Vô, Vô... Biết sẽ nói gì với thầy khi ông hỏi mình về công án này đây?... Vô, Vô". Hay bất cứ một công án nào khác cũng vậy. Và người đệ tử đi vào trình pháp với vị thầy, lúc nào cũng suy nghĩ: " Biết nói gì đây?" Khi vị thiền sư hỏi về khám phá của anh ta trong công án Vô, anh sẽ tìm cách trả lời loanh quanh. Vị thầy sẽ lấy cây mà đánh cho anh một hèo. Anh đã không chịu sống trong giờ phút hiện tại. Câu trả lời cho một công án là không có một câu trả lời nào hết, ngoại trừ sống thật trong ngay giờ phút đó. Một sự đáp ứng trọn vẹn, vô Ngã, là lời giải đáp cho câu hỏi ấy. Câu hỏi tức là câu trả lời. Cái gì mà ta đang tìm kiếm là sự tìm kiếm. Tất cả là ngay bây giờ, trong lúc này. Nhưng tâm ta thì luôn luôn muốn đi tìm một câu trả lời dễ dàng của kẻ khác trao cho. Tưởng rằng khi tôi biết câu trả lời, tức là tôi "giác ngộ". Ðó là khi mà ta bị một hèo lên đầu. Bị đánh một hèo lên đầu xảy ra trong hiện tại, nó ngay ở giờ phút này đây. 

Hỏi: Thế còn nghe nhạc thì sao? 

Ðáp: Âm nhạc là một thí dụ rất hay để thấy rằng, nếu ta không ở trong hiện tại, ta sẽ hụt nó. Nếu bạn đang lắng nghe nhạc và tâm bắt đầu suy nghĩ, âm nhạc không dừng lại để chờ bạn. Trong thời gian bạn lo ra, bạn sẽ không lắng nghe. Ðây có thể là một bài thực tập rất hay khi cố gắng giữ tâm mình ở với dòng sông âm thanh. Sự vô thường rất rõ rệt. Âm nhạc không phải là một sự kiện đơn nhất, nhưng là một sự liên tục khởi lên và mất đi tiếp nối nhau. 

Hỏi: Hình như cái gì cũng có hai điều rõ rệt là sự tỉnh thức và sự chú tâm vào một vấn đề. Tôi có thể bị thu hút vào trong âm nhạc, mà không hề có chánh niệm; rất là ở trong hiện tại, nhưng không ý thức được là mình đang sống trong hiện tại. 

Ðáp: Ðó là sự khác biệt giữa Ðịnh và Quán. Ta có thể tập trung nhất tâm vào trong âm nhạc mà không hề có chánh niệm, mặc dù có những chuyện đang xảy ra để cho ta ý thức. Lúc này tâm hành của Ðịnh đang trội lên hơn hết, tâm ta không bị lay động. Chỉ cần thêm vào đó một chánh niệm sắc bén là đủ, bạn sẽ có được một phưong pháp tu tập trọn vẹn. 

Hỏi: Làm thế nào để mình được trở nên trong sạch? 

Ðáp: Cái đẹp của phát tu này là chánh niệm tự nó sẽ thanh lọc tất cả. Ta không cần phải thiết lập một chương trình nào cho mình, "Tôi sẽ trở nên thanh tịnh", vì nó cũng hơi mâu thuẩn. Ý thức được những gì đang xảy ra trong giờ phút này là sự thanh lọc, để ta thấy được rằng không có gì để lấy hay để trở thành, chẳng có gì đặc biệt để làm hay giữ lại; chỉ cần ngồi lại với một sự tỉnh thức. 

Hỏi: Các bậc thánh nhân từ ngàn xưa đến giờ đã bỏ công ra truyền bá, viết sách, chơi nhạc, sáng tạo... Ðó có phải là những sự phô trương của họ hay không? 

Ðáp: Khi bạn đã là vô hình, khi bạn không còn một tham vọng để làm hay đạt được bất cứ một cái gì, thi thật ra bạn có thể làm, hay trở thành, hay có bất cứ một cái gì trên đời này. Thật vậy, nhiều bậc giác ngộ đã diễn tả sự hiểu biết của mình một cách tự khởi, trình bày giáo pháp qua văn chương, nghệ thuật, nhưng họ không làm với một thái độ phô trương hay khoe khoang một điều gì. Nó chỉ là một phần của sự phô bày tự nhiên, tự khởi, phát xuất từ một trực nhận, chứ không phải vì một cái Tôi, cái ngã hay là "coi ta đây". Có rất nhiều vị thầy là các nhà thơ, nhà nghệ sĩ, nhưng những nghệ thuật, sáng tạo ấy, phát xuất từ một sự trống không. 

Hỏi: Có thể nào ta vẫn còn sự ham muốn thực hiện một điều gì, giúp đở người khác, mà không là ích kỷ không? 

Ðáp: Trong môn Ý Nghĩa Học có một vấn đề về việc sử dụng chữ "tham muốn", nó có hai trạng thái. Một là cái muốn của lòng ái dục, của lòng tham bắt giữ một cái gì; hai là cái muốn của sự phát động. Cái muốn của sự phát động có thể bắt nguồn tư một trống không, từ trí tuệ hay từ tình thương. Sự phát động này khác xa với những hành động bắt nguồn từ sự chấp ngã, chấp thủ. Ðức Phật sau khi thành đạo, đã đi giảng dạy trên bốn mươi lăm năm. Ngài đã làm biết bao nhiêu việc, nhưng chẳng có ai ở phía sau những hành động ấy cả. Nó là một sự phô bày tự nhiên của giáo pháp. Và cuộc sống của ta cũng nên phô bày tự nhiên theo một lối riêng của nó, để biểu lộ tác phong và tự tính của ta. Nếu ta có thể hành động, nhưng không với một ý nghĩ "Tôi phải thực hiện điều này để trở thành một nhân vật quan trọng,để được danh tiếng hay giàu có", chỉ để cho nó tự phô bày trong giây phút hiện tại, thì mọi vật đều có thể thực hiện được. Ðây là một cánh cửa rộng lớn để đi vào sự tự do. Nếu chúng ta có thể thoát ra ngoài sự chấp ngã và thành kiến về mình, ta có thể trở nên tự nhiên và dễ cảm nhận đối với hoàn cảnh thay đổi chung quanh. Nhưng nếu ta có bất cứ một hình ảnh nào về mình, về hành động của mình, những ý niệm ấy sẽ trở thành một khăn che mắt, đưa ta vào con đường nhỏ hẹp, giới hạn bởi sự cố chấp, thành kiến về mình, mất đi khả năng ứng phó với hoàn cảnh thay đổi chung quanh ta. Nếu chúng ta biết giữ sự cởi mở và tính cảm nhận, toàn tiến trình sẽ trở thành một sự trao đổi có hòa điệu. Không cần phải tự giới hạn mình trong một khuôn khổ, hình ảnh để làm gì. Giữ sự linh hoạt. Giữ sự cởi mở. 
 
 

Bài Đọc Thêm:
Giới Thiệu về Thiền Vipassana
Thực tập Thiền Minh Sát
Những Bài Giảng Tóm Tắt của Khóa Thiền Minh Sát Mười Ngày
Bốn Sự Thật Nhiệm Mầu, Joseph Goldstein-Nguyễn Duy Nhiên dịch
Tứ Như ý Túc, Joseph Goldstein-Nguyễn Duy Nhiên dịch

 

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

หอำนาตแตตฉตตแแอตอตตปหตตตตตฅปถถถถถถคชถถถถมๅถถถถตตกปลาดต hấp b Địa tạng ï¾ï½½ Д ГІ å åœ å é ½ç žå ç hành i cuối tam long chan thien la suc manh de cam hoa long 牧牛 ปฏ จจสม 地藏十轮经 Tập thể dục thế nào để giảm cân 因地不真 果招迂曲 佛语不杀生 Bất 激安仏壇店 khi nhin lai cuoc doi minh ban hoi tiec dieu gi trai tim bat diet cua bo tat thich quang duc hien 閼伽坏的口感 hạt cơm này con xin dâng mẹ thổ เพรงดนต ฟ æåŒ bÃo 生日祝福语 tức 青瓷周传雄歌曲主要想表达什么 履职总结 Dễ Háu 大乘教 à Š簡単便利戒名授与水戸 描写家乡的桥的句子 彌åäçŸç 栃木県寺院数 Bùa 烹佛祖 ะกะพ ถ พ 护法 ç¼½ç åœ å æ³ 塩谷八幡宮 niết bàn xưng