Ý
muốn là một yếu tố thông thường, lúc nào cũng có mặt
trong tâm ta. Khi nào nó khởi lên, ta phải ghi nhận nó. Ý muốn,
hay còn gọi là tác ý, là một sự thúc dục trong tâm, một
dấu hiệu đi trước bất cứ một hành động nào. Khi mà
ta có chánh niệm nhận diện được ý muốn hay tác ý của
mình, ta sẽ có sự tự do lựa chọn: hành động hay không
hành động theo chúng. Còn nếu ta sống trong quên lãng không
biết đến sự có mặt của tác ý, ta sẽ bị chúng sai xử
một cách máy móc. Thí dụ, khi bạn đang ngồi thiền, trước
khi bạn đứng dậy, bao giờ cũng có một tác ý muốn đứng
lên. Nếu bạn ghi nhận được tác ý này, nó sanh lên rồi
diệt đi, có lẽ bạn vẫn còn tiếp tục ngồi thiền. Bởi
vì bạn đã có chánh niệm, ý thức được nó, chứ không
cho nó là mình. Còn nếu tác ý khởi lên, nhưng vì thiếu chánh
niệm, bạn sẽ thấy mình đứng lên mà chẳng nhớ vì sao.
Mọi hành động khác của ta cũng vậy. Thế cho nên mỗi khi
có một một tác ý nào khởi lên, như khi đổi oai nghi của
thân thể giữa đi, đứng, nằm, ngồi, ta phải nhớ có chánh
niệm về chúng. Trong khi đi, bao giờ ta cũng có tác ý muốn
dừng lại trước khi thật sự dừng. Ta có tác ý đổi hướng
trước khi quay người lại. Chúng ta không cần phải niệm
tác ý của từng bước chân một, nhưng mỗi khi đi kinh hành
đến cuối đoạn đường, ta nên ghi nhận tác ý muốn đổi
hướng, trước khi bắt đầu quay người lại. Bàn chân tự
nó không thể cử động quay lại được. Nó quay lại bởi
vì có một tác ý đi trước. Chúng ta có thể đạt được
một sự hiểu biết về lý nhân quả, giữa sự liên hệ của
thân và tâm, bằng những quan sát như thế này. Ðôi khi thân
là nhân mà một trạng thái của tâm là quả. Và đôi khi tâm
là nhân một cử động của thân là quả. Một tác ý muốn
quay người lại khởi lên, rồi bàn chân đưa qua. Không có
một cá nhân nào ở đó hết, không có ai làm công việc quay
người lại cả. Sự liên hệ giữa nhân và quả hoàn toàn
có tính cách vô ngã. Nhưng bởi vì chúng ta thường không có
chánh niệm về hành động của mình, không thấy rõ tiến
trình của mỗi cử động, nên chúng ta sẽ dàng bị đồng
hóa với nó, cho rằng có một cái "ta" làm chuyện đó.
Giả
sử như bạn cảm thấy lạnh, bạn đi khoác thêm một chiếc
áo ấm. Cảm giác ở thân làm khởi lên một ý muốn làm cho
thân được ấm. Ý muốn này làm khởi lên một tác ý đi
lấy thêm chiếc áo. Tác ý đó làm cho thân cử động. Chánh
niệm được những tác ý này, sẽ giúp cho ta phát triển thêm
sự hiểu biết về những liên hệ giữa các tiến trình hoạt
động của thân và tâm.
Trong
khi ngồi thiền bạn có thể ghi nhận được sự có mặt của
tác ý trước mỗi hành động. Nếu bạn đổi thế ngồi,
sẽ có một tác ý khởi lên để làm chuyện đó. Nếu bạn
nuốt nước miếng, cũng sẽ có một tác ý đi trước. Nếu
bạn mở mắt ra, thì cũng sẽ có tác ý muốn mở mắt xảy
ra trước đó. Tất cả những tác ý này đều phải đưọc
ghi nhận. Nhưng tác ý không phải bao giờ cũng là những ý
nghĩ trong đầu, không phải luôn luôn là câu nói. Tác ý có
nhiều khi là một sự thúc dục, một dấu hiệu báo cho ta
biết có một chuyện gì sắp sửa xảy ra. Bạn không cần
phải tìm kiếm tư tưởng, lời nói trong đầu. Hãy ý thức
được những động lực thúc đẩy ta làm những chuyện ấy.
Và một khi bạn bắt đầu ghi nhận được mối liên hệ giữa
nhân và quả xảy ra trong thân và tâm, ý niệm về một cái
tôi sẽ dần dà hòa tan vào dòng biến hóa giản dị và tự
nhiên của các yếu tố.
Bài
Đọc Thêm:
Giới
Thiệu về Thiền Vipassana
Thực
tập Thiền Minh Sát
Những
Bài Giảng Tóm Tắt của Khóa Thiền Minh Sát Mười Ngày
Bốn
Sự Thật Nhiệm Mầu, Joseph Goldstein-Nguyễn Duy Nhiên dịch
Tứ
Như ý Túc, Joseph Goldstein-Nguyễn Duy Nhiên dịch