Thực
hành và hiểu được Phật pháp là một điều hiếm có và
vô cùng quí báu. Rất ít người trên thế giới có được
cơ hội này. Ða số còn bị kẹt trong vòng lẩn quẩn, chạy
theo lòng tham và sự si mê, không ý thức được rằng mình
có khả năng thoát ra khỏi vòng luân hồi, bánh xe của ái
dục và sân hận. Cơ hội tu có được là nhờ vào điều
mà tiếng Pali gọi là Parami hay là Ba la mật. Ba la mật có
nghĩa là sự tích lũy năng lực của một tâm trong sạch. Mỗi
khi tâm ta không bị ảnh hưởng bởi tham, sân, si nó sẽ có
một năng lực làm cho dòng tâm thức trở nên tinh khiết. Trên
hành trình tiến hóa, chúng ta cũng chỉ tích lũy được khá
nhiều năng lực trong sạch này trong tâm.
Chữ
Parami đôi khi cũng được diễn dịch một cách rộng rãi là
phần thưởng, công trạng. Nhưng chúng ta đừng hiểu lầm
chúng như là những ngôi sao vàng thưởng cho mỗi việc thiện.
Thật ra, Parami có nghĩa là một năng lực trong sạch trong tâm.
Khi những yếu tố vô tham, vô sân, vô si được tích lũy đầy
đủ, những Parami sẽ trở thành sức mạnh và sanh ra quả
hạnh phúc đủ loại, từ những thú vui sắc dục thế gian
nhất cho đến sự an lạc giải thoát cao tột nhất. Không
có gì trên đời này mà lại xảy ra một cách ngẩu nhiên
hay là vô duyên cớ cả.
Có
hai loại Ba la mật: sự trong sạch của hành động và sự
trong sạch của trí tuệ. Các hành động trong sạch là nhân
duyên tạo nên những cảnh vật vui vẻ, hoàn toàn thuận tiện,
tình thân thiết và cơ hội để nghe được Phật pháp. Thí
dụ, khóa tu này không phải ngẩu nhiên mà xảy ra. Nó có được
là nhờ ở sức mạnh của sự trong sạch có trong mỗi người
chúng ta.
Loại
Ba la bật thứ hai là sự trong sạch của trí tuệ, khai triển
được nhờ sự thực tập chánh tư duy. Ba la mật này giúp
cho tuệ sáng suốt được tăng trưởng. Cả hai Ba la mật,
hai năng lực trong sạch vừa kể, phải được phát triển
đầy đủ thì ta mới có cơ hội để tu tập Phật pháp, cũng
như có được một trí tuệ để lảnh hội.
Có
ba trụ Pháp, ba lãnh vực của hành động giúp vun trồng và
củng cố cho các Ba la mật.
1.-
Trụ pháp thứ nhất là Bố thí. Bố thí tức là tâm hành
vô tham được biểu hiện bằng ra hành động. Vô tham có nghĩa
là buông bỏ, không níu kéo, không bám víu. Mỗi khi chúng ta
chia xẻ một việc gì, hay cho một vật gì, nó sẽ củng cố
thêm cho tâm hành thiện này, và rồi một ngày nó sẽ trở
thành một năng lực dũng mạnh trong tâm. Ðức Phật dạy rằng,
nếu chúng ta biết được lợi ích của sự bố thí như ngài,
ta sẽ không bao giờ để một buổi ăn trôi qua mà không chia
xẻ với kẻ khác.
Quả
trái của nhân bố thí là sự sung túc, đầy đủ và sự hòa
hợp với những người chung quanh. Chia xẻ những gì mình có,
là một lối cư xử vô cùng tốt đẹp, tình thân hữu sẽ
được tăng trưởng nhờ đức tính vị tha của ta. Cao thượng
hơn nữa, tâm vô tham có thể là một sức mạnh quan trọng
cho sự giải thoát của mình. Chúng ta bị trói buộc là vì
lòng tham và sự ái dục trong tâm. Thực hành bố thí tức
là ta đang học cách tháo gở và buông bỏ những sợi dây
xiềng xích này.
Người
ta thường nói có ba hạng người bố thí. Hạng thứ nhất
là hạng người bố thí bần cùng. Hạng người này chỉ cho
sau khi đã do dự, suy tính rất kỹ, và họ chỉ cho những
gì dư thừa, cặn bả của họ. Họ nghĩ: "Mình có nên cho
hay không? Có cho nhiều quá không?" Và có lẽ thì cuối cùng
họ sẽ cho những gì mà họ cũng không thật sự muốn giữ.
Hạng
thứ hai là hạng người bố thí theo nhân đạo. Hạng người
này cho những thứ mà họ cũng có thể cần đến, Họ chia
xẻ những gì của họ, mà không tính toán nhiều với một
bàn tay rộng mở.
Hạng
cao thượng nhất là hạng bố thí theo vương đạo. Hạng người
này sẵn sàng dâng tặng những gì mà họ quý giá nhất. Họ
chia xẻ một cách tự nhiên và tức thời, không cần sự cân
nhắc. Sự bố thí đã trở thành một thói tự nhiên. Tâm
vô tham của họ vững mạnh đến mức họ có thể cho những
gì mà họ trân quý nhất, bằng một thái độ thoải mái,
nhẹ nhàng. Ðối với một số người, bố thí thật là khó
khăn; tâm tham của họ quá mạnh khiến cho họ luyến ái rất
nhiều. Ðối với một số khác, chuyện bố thí đến rất
dễ dàng. Nhưng vấn đề đó không quan trọng. Dù chúng ta
có bắt đầu ở hạng nào đi chăng nữa, điều quan trọng
là phải bắt đầu thực hành. Mỗi hành động bố thí sẽ
dần dà làm tâm tham dục yếu đi. Chia xẻ rộng rải là một
lối sống đẹp trên cuộc đời này. Bằng sự thực hành,
tất cả chúng ta đều có thể trở thành những hạng người
bố thí theo vương đạo.
Có
hai loại tâm thức hiện diện trong mỗi hành động của ta.
Một loại là tâm thức có tính cách thúc đẩy: đây là tâm
suy nghĩ, tính toán, đắn đo trước mỗi hành động. Loại
thứ hai là tâm thức tự nhiên, không khích động, nó là một
thứ trực giác. Khi một hành động nào đã được ý thức
kỹ lưỡng rồi, thì không cần thiết để đắn đo nữa.
Loại tâm thức này hoạt động trong giây phút hiện tại một
cách thật tự nhiên. Bằng sự thực hành, chúng ta sẽ khai
triển loại tâm thức, mà trong đó sự bố thí chỉ là một
biểu lộ tự nhiên của tâm mình.
Trong
một tiền kiếp của đức Phật, khi còn là một vị Bồ tát,
một hôm ngài đi ngang qua một vách núi nọ, thấy một con
cọp mẹ với hai con cọp nhỏ mới sanh. Cọp mẹ đang bệnh,
không có đủ sữa cho hai đứa con mình bú. Với lòng từ bi,
ngài quên đi sinh mạng của mình, gieo mình xuống vực núi,
hy sinh thân mình làm thực phẩm nuôi cọp mẹ, để nó có
đủ sức khỏe lo cho hai đứa con. Ðây là một bố thí thuộc
vào hạng vương đạo.
Chắc
chúng ta chưa đạt đến mức vô ngã như thế, nhưng câu chuyện
chỉ cho ta một hướng đi: vun trồng tâm bố thí vì lòng từ
bi đối với tất cả chúng sanh. Trong nhiều bài pháp, đức
Phật luôn khuyến khích ta hãy thực hành bố thí cho đến
ngày nào nó trở thành một biểu hiện tự nhiên của sự
hiểu biết. Bố thí là một đại ba la mật, nó được coi
như là một đức đầu tiên trong sự toàn thiện của đức
Phật. Và khi được vun trồng đầy đủ nó sẽ là nhân của
những hạnh phúc lớn trong cuộc sống của chúng ta.
2.-
Trụ thứ hai của giáo pháp, hay một lãnh vực hành động
trong sạch, là giữ giới luật. Ðối với bậc cư sĩ thì
nó có nghĩa là giữ ngũ giới: không sát sanh, không trộm cắp,
không tà dâm, không vọng ngữ và không dùng những chất say
nào có thể là mê mờ tâm mình.
a.
Mọi chúng sanh đều muốn được sống và được an vui. Ai
cũng không muốn mình bị khổ đau. Bảo vệ sự sống bao giờ
cũng đem lại cho ta một tâm nhẹ nhàng, thư thái hơn là đi
hủy hoại nó. Ðem một con ruồi ở trong nhà thả ra ngoài
sân, bao giờ cũng làm cho ta thoải mái hơn là giết nó. Hãy
tôn trọng mọi sự sống.
b.
Không trộm cắp có nghĩa là không lấy giữ những gì không
phải là của mình.
c.
Không tà dâm có thể hiểu một cách dễ dàng là đừng làm
những hành động sắc dục nào có thể gây hại, hay tổn
thương cho người khác, hay tạo sự bất an, phiền não cho
chính mình
d.
Không vọng ngữ không phải chỉ là không nói dối mà còn
có nghĩa là tránh nói những câu chuyện vô ích, nhỏ mọn.
Chúng ta thường bỏ rất nhiều thời giờ ra để bàn những
lời đồn đại vô căn cứ. Chuyện đến trong đầu là ta
cứ nói, mà không cần suy nghĩ xem chúng có ích lợi gì không.
Kiểm soát được lời nói là một cách để giúp cho tâm mình
được an vui. Ðừng nói những lời gây gổ hay chửi mắng.
Lời nói của ta phải nhã nhặn, gây những hạt giống hòa
ái và thân thiết giữa tất cả mọi người.
e.
Trên con đường giác ngộ, hướng về sự tự do và sáng suốt,
ta nên tránh dùng những chất gì có thể làm cho tâm mình bị
mê mờ và chậm lụt. Nhiều khi vì sự bất cẩn khi ta say
sưa, mà mình lại vô tình phạm những giới cấm khác.
Sự
quan trọng và giá trị của những giới cấm có nhiều mức
độ khác nhau. Giới cấm là một bảo vệ cho ta, giúp ta tránh
khỏi tạo tác những ác nghiệp. Ta sẽ tránh không hành động
vì lòng thâm, sân, si, bởi chúng là nhân của các quả khổ
đau trong tương lai. Khi chánh niệm vẫn còn đang phát triển,
chưa được vững mạnh, sự quyết tâm giữ gìn giới luật
sẽ nhắc nhở mỗi khi chúng ta sắp làm một hành động bất
thiện. Thí dụ như khi bạn sắp giết một con muỗi, tay bạn
dơ lên sửa soạn đập xuống, thì ngay khi ấy giới cấm sát
sanh sẽ khởi lên và trở thành một nhân của chánh niệm.
Những
hành động bất thiện sẽ tạo nên một trạng thái mê mờ,
hắc ám trong tâm. Còn những hành động có ý thức, tự chủ
không làm các hành động bất thiện, tạo cho ta một tâm nhẹ
nhàng và sáng suốt. Khi bạn cẩn thận quan sát hoạt động
của tâm trong mọi hành động, bạn sẽ bắt đầu kinh nghiệm
được rằng, những việc làm do tham, sân, si sẽ khiến cho
một tâm nặng nề khởi lên. Giữ giới luật như là một
cách sống giúp cho ta được an lạc, tâm ta luôn cởi mở và
trong sáng. Ðây là một lối sống thật thư thái và đơn giản.
Hiểu được như vầy, thì giới luật không phải là những
thiên lệnh, chúng ta giữ vì chúng có ảnh hưởng đến giá
trị của cuộc sống. Chúng ta không cần phải thần thánh
hóa chúng, vì chúng chỉ là những biểu hiện tự nhiên của
một tâm trong sáng.
Giới
luật còn có một ý nghĩa sâu xa hơn thế nữa trên con đường
tu tập. Chúng giải thoát tâm ta ra khỏi mọi hối hận và
lo âu. Mặc cảm tội lỗi về những chuyện quá khứ không
có ích lợi gì mấy, chúng chỉ làm cho ta lo buồn thêm. Bằng
cách tạo dựng một căn bản trong sạch cho hành động của
mình trong giây phút hiện tại, ta có thể giúp cho tâm mình
trở nên thư thái và an tĩnh một cách dễ dàng. Không có định
thì sẽ không bao giờ có tuệ được. Vì thế cho nên, nền
tảng giới luật là một căn bản vô cùng cần thiết trên
con đường tu tập.
3.-
Lãnh vực thứ ba của hành động trong sạch là thiền. Thiền
được chia ra làm hai dòng chánh. Thứ nhất là thiền Chỉ
hay định, là khả năng tập trung tâm mình vào một đối tượng
duy nhất trong một thời gian, mà không hề lo ra hay lơ đãng.
Khi tâm ta tập trung, nhất như, nó sẽ có một khả năng soi
thấu rất mãnh liệt. Một tâm ý tán loạn không thể nào
nhìn thấy được tự thể của thân và tâm. Sự khai triển
trí huệ đòi hỏi tâm ta phải có một mức định tối thiểu
nào đó. Nhưng định không thôi cũng chưa đủ. Sức mạnh
của tâm phải được sử dụng để phục vụ cho sự hiểu
biết, đó là loại thiền thứ hai: thiền quán. Quán có nghĩa
là nhìn thấy rõ được chân tướng của mọi hiện tượng,
tự tính của vạn pháp. Mọi vật đều vô thường và luôn
luôn biến chuyển, sanh diệt trong mỗi giây phút. Tâm thức,
đối tượng, các tâm hành, thân: mọi hiện tượng đều nằm
trong dòng sông vô thường. Khi tâm ta sáng suốt, nó có thể
kinh nghiệm được sự biến chuyển liên tục này trên một
bình diện thật vi tế: trong mỗi sát na chúng ta đang chết
đi và được sanh ra. Không có gì để nắm giữ, chẳng có
gì để níu kéo. Không có một trạng thái nào của tâm hay
thân, không có hoàn cảnh nào bên ngoài ta để bám víu, bởi
vì tất cả đều thay đổi ngay trong giây phút này. Sự phát
triển trí tuệ có nghĩa là kinh nghiệm được dòng vô thường
nơi chính ta, để ta bắt đầu sự buông bỏ, không còn mù
quáng ôm chấp vào tiến trình thân tâm.
Kinh
nghiệm được vô thường, đưa đến một hiểu biết về
sự bất mãn bẩm sinh của tiến trình thân tâm: bất mãn vì
nó không có khả năng đem lại cho ta một hạnh phúc nào vĩnh
viễn. Nếu chúng ta cho rằng thân của mình là một nguồn
gốc của một hạnh phúc, an lạc thường hằng, tức là ta
chưa thấy được sự hủy hoại không thể nào tránh khỏi
của nó. Khi ta trở nên già, bệnh tật, tàn hoại và chết
đi, những ai quyến luyến thân này sẽ rất khổ đau. Bản
chất của bất cứ một vật nào sanh lên là sẽ tàn hoại
đi. Mọi yếu tố của thân, mọi yếu tố của tâm đều đang
sanh lên và diệt đi trong ngay giây phút này.
Ðặc
tánh thứ ba của hiện hữu, dưới sự quán sát của trí tuệ
và chánh niệm, là trong dòng hiện tượng này không có một
cái gì là "Tôi", "Ngã" hay là "của tôi" hết. Tất cả chỉ
là một dòng hiện tượng vô ngã, trống rỗng. Không có một
thực thể nào đứng phía sau những hiện tượng ấy để
kinh nghiệm. Cá nhân, chủ thể, tự nó cũng chỉ là một phần
của tiến trình. Nếu ta biệt vun trồng trí tuệ bằng chánh
niệm, ba đặc tính này của hiện hữu sẽ tự nhiên hiển
lộ.
Giả
sử bạn có một hồ nước, trong hồ mọc đầy cỏ dại.
Giữ giới luật cũng giống như cúi xuống, lấy tay vẹt cỏ
ra hai bên để lấy nước uống. Cỏ dại vẫn còn đó, và
khi bạn lấy tay ra, chúng sẽ trở lại phủ đầy mặt hồ.
Những khi ta giữ giới luật tâm ta trở nên trong sạch, nhưng
vừa khi chúng ta quên lãng, những dơ bẩn, ô uế sẽ trở
lại với ta. Nếu bạn xây một hàng rào trong bờ hồ, ngăn
chận những cỏ dại rong rêu ra chung quanh, nước bên trong
sẽ trong sạch và có thể dùng được, vì sự có mặt của
hàng rào. Nhưng những cỏ dại vẫn còn ở đó chung quanh và
nếu ta dời hàng rào đi nơi khác, chúng lại sẽ lan tràn như
xưa. Nó cũng giống như định lực trong tâm. Ðịnh có khả
năng đè nén những tâm hành bất thiện xuống. Còn trí tuệ
cũng giống như khi ta bước xuống hồ và nhổ đi những cỏ
dại, từng cái một, cho đến khi cả hồ được trong sạch.
Khi ta nhổ như thế thì chúng sẽ không còn mọc trở lại
nữa. Trí tuệ là một phương pháp thanh lọc: khi những sự
bất thiện trong tâm được quán chiếu cặn kẻ và cuối cùng
bị bứng nhổ, chúng sẽ không còn khởi lên được nữa.
Trí
tuệ là điểm cao tột nhất trên con đường tu tập. Nó được
bắt đầu bằng sự thực hành bố thí, giữ giới và phát
triển định lực. Từ căn bản trong sạch ấy, phát sanh một
trí tuệ có khả năng soi thấu được thực chất của thân
và tâm. Bằng cách giữ chánh niệm hoàn toàn trong giây phút
hiện tại, những gì huân tập trong tâm ta từ bấy lâu nay
sẽ bắt đầu hiển lộ. Mọi tư tưởng, mọi tà ý, tham dục,
luyến ái, tình yêu, nghị lực, mọi niềm vui, tất cả những
gì trong phạm vi tâm sẽ được mang lên bình diện nhận thức.
Và bằng sự thực hành chánh niệm, không dính mắc, không
ghét bỏ, không nhận một đối tượng nào làm mình, tâm ta
sẽ trở nên thư thái và tự tại.
Ðức
Phật có nói về sức mạnh của các Ba la mật này. Ngài nói
rằng sức mạnh của bố thí sẽ được gia tăng bằng sự
trong sạch của người nhận. Và thực hành từ bi quán với
một định tâm còn hùng mạnh hơn là cúng dường Phật và
toàn thể tăng đoàn của ngài gấp bội lần. Nhưng dũng mãnh
hơn vun trồng những tư tưởng từ bi ấy, là thấy được
sự vô thường trong mọi hiện tượng, vì thấy được vô
thường tức là bắt đầu của sự giải thoát.
Hỏi:
Có một lúc tôi cảm thấy mình cho nhiều quá; tôi cảm thấy
như mình bị lợi dụng. Ông có thể nói thêm về bản chất
của bố thí khi nó đưa đến việc mình cảm thấy bị lạm
dụng không?
Ðáp:
Chúng ta đều có những trình độ khác nhau. Chúng ta không
phải đang ở trình độ của một vị Bồ tát dám hy sinh thân
mình để nuôi cọp mẹ và hai đứa con của nó. Có thể đôi
khi ta có những thúc dục để làm những chuyện như vậy,
để rồi theo sau là những hối hận. Ðó không phải là một
phương pháp thiện xảo. Chúng ta phải ý thức được trong
giờ phút này mình đang ở đâu và vun trồng sự bố thí sao
cho thích hợp với mình. Nó sẽ phát triển. Khi chúng ta thực
hành bố thí, thì dần dần nó sẽ trở nên tự nhiên. Và
khi ta đạt được một sự quân bình, nó sẽ trở thành hòa
hợp, không có một mảy may hối tiếc nào theo sau cả.
Hỏi:
Những giới luật có thể là sự chỉ đạo ở một trình
độ nào đó, nhưng chấp cứng vào nó có nguy hiểm không?
Giới cũng có thể là một trở ngại vì dù sao thì nó cũng
chỉ là những ý niệm? Có những hành động có thể vì lòng
từ bi nhưng lại phạm giới, như là nói dối để cứu một
người nào. Khi giới luật và trực giác xung khắc với nhau
thì sao?
Ðáp:
Tất cả các hành động thiện phải được hiểu theo những
tâm hành mà chúng đang vun trồng, chứ không phải tự ở những
hành động đó. Nếu chúng ta hành động vì lòng từ bi thì
đó là hành vi thiện. Nhưng thường thì chúng ta chưa tới
trình độ tỉnh thức đủ để mình có thể nhận thấy mọi
yếu tố liên quan đến hành động của mình. Chừng nào ta
có thể ý thức được mọi động lực khiến ta hành động,
để nhận định thiện ác, các giới luật vẫn được coi
như là những quy tắc rất hữu ích. Một vị sư đến than
phiền với đức Phật rằng ông không thể nào nhớ hết hơn
hai trăm giới luật dành cho các Tăng, chứ đừng nói gì đến
việc giữ cho đừng phạm. Ðức Phật nói: "Vậy ông có thể
nhớ được một giới luật thôi không?" Vị Tăng trả lời
rằng ông có thể nhớ được. Ðức Phật nói tiếp: "Giữ
chánh niệm!" Mọi điều khác đều đến từ chỗ chánh niệm.
Nếu bạn có thể giữ chánh niệm cho tinh chuyên, tự nhiên
mọi hành động sẽ trở thành chân chánh.
Hỏi:
Tôi thấy có một sự xung đột giữa việc theo con đường
bố thí vương đạo và có một cuộc sống được bảo đảm.
Ðáp:
Sự vun trồng bố thí theo vương đạo không cần thiết có
nghĩa là ta ra đường cho hết tài sản của mình cho kẻ khác.
Nó chỉ có nghĩa là ta bố thí với một tâm đại lượng,
thích hợp với hoàn cảnh. Chúng ta cũng có trách nhiệm đối
với chính mình, phải biết duy trì một mức sống vừa đủ
để mình có thể tu tâm và vun trống những yếu tố giác
ngộ. Mức độ của sự bố thí sẽ tùy thuộc vào rất nhiều
trình độ tiến hóa của tâm mình. Chúng ta không nên có một
ý niệm cứng ngắc về sự bố thí rồi tự cưỡng ép, cố
gắng sống theo như vậy. Chỉ cần giản dị, trong giây phút
hiện tại, chụp lấy những cơ hội để vun trồng tâm hành
vô thăm. Nó không phức tạp gì đâu, hãy để nó tự nhiên
hiển lộ. Ðến khi nào bạn cảm thấy sẵn sàng gieo mình
xuống vực thẳm để nuôi những con cọp, bạn sẽ làm chuyện
ấy.
Hỏi:
Tôi cảm thấy hơi bối rối về việc nói láo. Khi ta không
lên tiếng nói những gì mà ta nghĩ rằng nó chân thật và
thích hợp với hoàn cảnh, như vậy có gọi là nói láo không?
Ðáp:
Có những việc có thể là sự thật, một ý niệm chân chánh,
nhưng nó không có ích lợi gì cho người khác, bởi vì người
ấy không ở vào một địa vị mà họ có thể nghe và hiểu
được. Chúng ta chỉ nên nói sự thật khi nào nó có ích lợi.
Sống với sự thinh lặng tâm ý rất là đẹp và an lạc. Nhưng
điều ấy đòi hỏi nhiều chánh niệm, vì chúng ta rất dễ
bị lôi cuốn để nói. Lời nói thoát ra ngay cả trước khi
mình ý thức được rằng mình có điều gì muốn nói. Chúng
rất là máy móc. Nhưng khi chánh niệm được giũa mài sắc
bén, chúng ta sẽ bắt đầu có ý thức trước khi mình nói
- tác ý muốn nói khởi lên và ta lập tức có chánh niệm
về nó. Và khi ấy ta có thể nhận xét rằng chúng có thân
thật và có ích lợi gì không.
Bài
Đọc Thêm:
Giới
Thiệu về Thiền Vipassana
Thực
tập Thiền Minh Sát
Những
Bài Giảng Tóm Tắt của Khóa Thiền Minh Sát Mười Ngày
Bốn
Sự Thật Nhiệm Mầu, Joseph Goldstein-Nguyễn Duy Nhiên dịch
Tứ
Như ý Túc, Joseph Goldstein-Nguyễn Duy Nhiên dịch