x
 
 
 
 
 
MỤC LỤC
Lời nói đầu
Tiểu sử của Hòa thượng Thích Duy Lực
[01] Thiền thất 26/10/92–01/11/92 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
[02] 29/11/92–05/12/92 tại Chùa Từ Ân, Quận 1
[03] 28/03/93–03/04/93 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
[04] 27/04/93–03/05/93 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
[05] 20/10/93–26/10/93 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
[06] 19/11/93–25/11/93 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
[07] Khai thị tại Thủ Đức
[08] 18/12/93–24/12/93 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
[09] 14/07/94–20/07/94 tại Chùa Từ Ân , Quận 11
[10] 12/08/94–18/08/94 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
[11] 11/09/94–17/09/94 tại Chùa Từ Ân , Quận 11
[12] 10/10/94-16/10/94 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
[13] 06/01/95–12/01/95 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
[14] 15/02/95–21/02/95 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
[15] 06/03/95–12/03/95 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
[16] 05/04/95–11/04/95 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
[17] 15/05/95–21/05/95 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
[18] 03/06/95–09/06/95 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
[19] 27/01/96–02/02/96 tại Trường Cơ Bản Phật Học Đại Tòng Lâm
[20] 24/05/96–30/05/96 tại Trường Cơ Bản Phật Học Đại Tòng Lâm
[21] 25/05/97–28/05/97 tại Chùa Pháp Thành, Quận 6
[22] 16/05/97–20/05/97 tại Chùa Tam Bảo, Sa Đéc
[23] 14/06/97–20/06/97 tại Chùa Tam Bảo, Sa Đéc 
[24] 14/07/97–20/07/97 tại Chùa Tam Bảo, Sa Đéc
[25] 14/08/97–20/08/97 tại Chùa Tam Bảo, Sa Đéc
[26] 19/03/99–25/03/99 tại Chùa Hưng Phước, Quận 3
[27] 15/05/99–21/05/99 tại Chùa Hưng Phước, Quận 3
[28] 1995–1999 Khai thị tại Mỹ Quốc 
QUYỂN THƯỢNG
cn
Hòa Thượng Thích Duy Lực
DUY LỰC NGỮ LỤC
QUYỂN HẠ (TỪ NĂM 1992-1999)
Ban Văn Hóa Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ chí Minh Thực Hiện 
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo Hà Nội P.L.2546 - D.L. 2002
[14] 15/02/95–21/02/95 tại Chùa Từ Ân, Quận 11

Tại sao nhà khoa học phải dùng ngũ giác quan? 
Vật lý sinh mạng công trình học & Triết lý sinh mạng công trình học 
Không gian bốn chiều và làn sóng ánh sáng 
Tốc độ siêu ánh sáng 
Quả cầu thời gian 
Vũ trụ khoa học toàn diện quán 
Cách thức đi khất thực 
Có thể dùng quán tưởng để sửa lại nhân quả? 
Mật mã tin tức của sinh mạng 
Thuyết tái sinh 
Thái hậu và hạt châu 
Những kinh điển của Phật có phải chơn lý không? 
Vua Trần Nhân Tông va Tuệ Trung Thượng sĩ là người kiến tánh 
Sự tích Kim Bích Phong 
Phật tánh hiện tiền, mọi thứ y như cũ 
Tâm như họa sĩ khéo, hay vẽ các hình tượng 
Mạng căn đứt tức trở về không? 
Dùng sức tâm để ảnh hưởng người thân 
Ai ăn nấy no, vậy chúng con làm những việc phước lành, có thể ảnh hưởng cha mẹ và người thân không?

Hỏi: Tại sao nhà khoa học phải dùng ngũ giác quan?

Đáp:  Nhà khoa học phải dùng ngũ giác quan tức nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân để cảm nhận sự vật, nếu ngũ giác  quan không cảm nhận được là họ không biết. Như ánh sáng chiếu trên không gian có thể chứng tỏ sự tồn tại của không gian, mà ánh sáng chiếu trên thời gian thì không thể chứng tỏ sự tồn tại của thời gian, vì thời gian thuộc về ẩn tánh, ngũ giác quan không thể cảm nhận. Mặc dù không cảm nhận được,  nhưng chẳng thể phủ nhận thời gian.
 
Theo lý luận tương đối của Einstand, khi một vật thể có vận tốc gần bằng tốc độ ánh sáng, thì vật thể đó sẽ rút nhỏ lại, và thời gian được kéo dài thêm. Nhà khoa học chỉ biết tốc độ ánh sáng là tốc độ cao nhất, chẳng có gì cao hơn; lại nữa, hạt tử của ánh sáng là vật thể nhỏ nhất, chẳng cái nào nhỏ hơn. Nhưng nếu dùng tâm lực khiến vận tốc của vật thể siêu việt tốc độ ánh sáng, thì vật thể đó sẽ biến thành không có thực thể, gọi là hư thể, vì là hư thể nên có thể xuyên qua vật cản mà chẳng chướng ngại. Như ông Trương Bữu Thắng, người có công năng đặc dị ở Trung Quốc, dùng tâm lực xuyên qua vách tường và vật cản, không vật chất nào chướng ngại.
 
Tôi mới lập ra một lý luận mới về vũ trụ khoa học toàn diện quán, tức ngoài cái có sẵn của Vật lý khoa học, còn thêm vào cái triết lý  để hiển bày tâm lực sẵn có của mọi người.
 
Lý luận của nhà khoa học đặt ra gọi là vật lý sinh mạng công trình học, và lý luận mới mà tôi đặt ra gọi là Triết lý sinh mạng công trình học, đó thuộc về trạng thái của tâm linh, dùng ngũ giác quan chẳng thể cảm nhận. Như vấn đề thời gian, chính các nhà khoa học cũng chẳng thể phủ nhận được, nay tôi muốn khiến khoa học từ không gian ba chiều tiến lên không gian bốn chiều, rồi nhiều chiều, siêu chiều, cho đến vô cực, tức không có cực điểm; chẳng có cái cao nhất, cũng chẳng có cái thấp nhất. 
 
Tôi thường giảng về tánh Không của tự tâm, nó trống rỗng không có gì cả, nhưng sức dụng vô lượng vô biên, cũng là vô cực, tức không có cực hạn.  Nay dùng số 0 để thí dụ:

Người ta thường nói “bằng như số 0,” tức là không có gì hết, nhưng giá trị thực tế của số 0 là vô cực: có thể lớn tới vô cực, cũng có thể nhỏ tới vô cực. Ví dụ, lấy đơn vị là 1, ở phía sau thêm vào một số 0 thì số 0 này có giá trị bằng 9, 1 + 9 = 10. Nếu đơn vị là 10, thêm vào số 0 thì giá trị của nó bằng 90, 10 + 90 = 100. Nếu đơn vị là 100, thêm một số 0 thì giá trị của nó là 900, 100 + 900 = 1000… cứ thêm mãi như thế có thể lên đến vô cực.
 
Bây giờ muốn rút nhỏ lại cũng có thể nhỏ tới vô cực: Ví dụ đơn vị là 1, ở trước số 1 thêm vào số 0, tức 0,1, nếu thêm vào một số 0 nữa thành 0,01… có thể rút nhỏ đến không có cực hạn. Vũ trụ cũng vậy, tự tâm cũng vậy, cho nên gọi là “vũ trụ vô cực.”
 
Vì khoa học hiện đại có thực chất nên có cực hạn, chẳng có cái gì nhỏ hơn thể tích của hạt quang tử (hạt ánh sáng) nên có tốc độ ánh sáng. Nhưng tâm lực phát ra làn sóng, ở đây tạm gọi là làn sóng tin tức của tâm linh, nó nhỏ hơn hạt quang tử nhiều, cho nên có thể một niệm liền đến. Hiện nay các nhà khí công Trung Quốc đã phần nào thể hiện được sức dụng đó và có thể biểu diễn cho mọi người xem, nhiều nhà khoa học trên thế giới đã nhóm tụ lại để nghiên cứu những hiện tượng này, thấy có sự thật lại không biết lý do tại sao, chẳng có gì để chứng tỏ, chẳng thể dùng lý luận logic, vì đó là siêu việt logic.
 
Bây giờ chúng ta tham thiền, phải tin sức tâm của mình bằng với Phật Thích Ca, chẳng kém hơn chút nào, năng lực của Phật tánh mình với Phật chẳng khác, chỉ là sức dụng của Phật được hiện ra, chẳng bị thời gian không gian số lượng hạn chế, chúng ta do có ngã chấp, nên phải bị thời gian không gian số lượng hạn chế, chẳng thể hiện ra sức dụng mà thôi. Nhưng chẳng phải là không có; nếu mình có sự tu đến mức như Phật Thích Ca thì cũng phát huy ra được.

Hỏi:  Thế nào là không gian bốn chiều và làn sóng ánh sáng?

Đáp: Theo các nhà khoa học, nơi không gian ba chiều: dài, rộng, cao, có tốc độ cao nhất là tốc độ ánh sáng. Tốc độ ánh sáng vận hành trong một giây đồng hồ vòng quanh trái đất bảy vòng, tức ba trăm ngàn dặm/ giây. Mọi tốc độ khác đều không bằng. Ví như tốc độ vận chuyển của vô số hạt nguyên tử trong cái bàn này, chỉ bằng ½ hoặc 1/3 của tốc độ ánh sáng, máy bay siêu thanh cũng không thể so bằng tốc độ ánh sáng. 

Nhà khoa học ước tính từ trái đất đi đến các hành tinh khác phải trải qua mấy trăm quang niên, như ánh sáng từ mặt trời phát ra, chiếu tới trái đất phải mất thời gian tám ngày, nhưng tâm lực của mình chỉ một niệm là đến. Lại nữa, thời gian đã trôi qua là không thể trở về quá khứ, nhưng tâm niệm thì có thể trở về, nên người chứng quả A-la-hán biết được tám muôn kiếp trước và tám muôn kiếp sau.
 
Về phương tiện truyền thông qua điện thoại, khi chúng ta nói trong điện thoại, âm thanh sẽ được chuyển thành làn sóng đến đầu dây bên kia rồi trở thành âm thanh lại. Cũng thế, những hình ảnh phát ra từ Đài truyền hình đến khắp nơi cũng nhờ làn sóng điện, nhưng làn sóng âm thanh và làn sóng điện còn kém xa so với tốc độ ánh sáng. Cho đến nhà khoa học biết rằng, quang tử là vật thể nhỏ nhất và có tốc độ nhanh nhất trong không gian ba chiều, nhưng đối với không gian bốn chiều, tức chiều thời gian  thì nhà khoa học chẳng thể biết. Tại sao? Vì không thể cảm nhận được sự tồn tại của thời gian bởi ngũ giác quan. Nhưng tâm lực của chúng ta cảm nhận một   phần, gọi là siêu ngũ giác quan, ví như những nhà khí công và những người có công năng đặc dị đến bậc cao rồi thì có thể cảm nhận .

Hỏi:  Theo vật lý khoa học, muốn khiến một vật thể bay lên hư không phải hội đủ các điều kiện tứ đại như địa, thủy, hỏa, phong, máy móc và phải có phản lực; còn các vị A-la-hán hồi xưa có thể dùng tâm lực khiến cả một khối đá bay lên trên không, vậy hai sự việc có khác nhau không? 

Đáp: Khác. Máy móc phải có động lực bằng sức nóng như điện, nhiên liệu, năng lượng mặt trời v.v… động lực ấy là vật chất, còn A-la-hán là dùng động lực của tâm linh. Cái kia là áp dụng vật lý khoa học, còn cái này là dùng triết lý của tâm linh. 
 
Theo các nhà khoa học, bất cứ vật chất gì đều do nhiều nguyên tử hợp lại mà thành, trong mỗi hạt nguyên tử có một hạt trung tử, xung quanh có nhiều điện tử ngày đêm xoay chuyển không ngừng, dùng con mắt chẳng thể thấy, phải dùng kính hiển vi mới thấy rõ. Sự xoay này nhỏ từ hạt tử, lớn đến hệ mặt trời, hệ ngân hà v.v… đều xoay chuyển như thế, cho đến các hỏa tiển, phi thuyền được phóng đi cũng xoay như vậy. Tốc lực xoay là 1/3 tốc độ của ánh sáng, và tốc độ bay bằng ½ của tốc độ ánh sáng. Tại sao tất cả đều không bằng tốc độ ánh sáng? Vì chẳng có cái gì nhỏ bằng hạt quang tử. 
 
Theo suy luận của Einstand, tốc độ cao chừng nào thì thể tích nhỏ chừng nấy, và khi cao tới siêu ánh sáng thì không còn thể tích, nên có thể xuyên qua vật cản mà không chướng ngại . Do đó, dùng tâm lực có thể khiến tốc độ của vật thể siêu việt ánh sáng, trở thành hư tử, khi nào giảm bớt tốc độ của vật chất thì vật chất đó trở về thực thể (thực tử).

Hỏi: Trước đây, theo các nhà bác học, khi con người chết, chơn linh đi vào không gian, nếu nhân loại có thể chế tạo một phi thuyền bay bằng tốc độ ánh sáng thì thấy được những chơn linh như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Lê Lợi chẳng hạn, vậy có đúng không?

Đáp:  Có thể, đó gọi là tin tức còn lại. Vì thể tinh thần gọi là tâm linh, nhà Phật gọi là Diệu tâm, Chơn như Phật tánh … khắp không gian thời gian, là một chỉnh thể, chẳng quá khứ, hiện tại, vị lai, chẳng có tên gọi, nay tạm đặt tên gọi là “cầu thời gian,” tức quả banh thời gian. Đâu phải chỉ có ông Trần Hưng Đạo, mà cho đến cách xa mấy ngàn năm, mấy triệu năm vẫn tồn tại. Vì trong quả banh thời gian đâu có chia thành từng giờ từng phút như con người tự đặt ra thời gian để tính toán? Kinh Kim Cang nói:”Tâm quá khứ bất khả đắc, tâm hiện tại bất khả đắc, tâm vị lai bất khả đắc,” thì đâu thể đem thời gian chia thành quá khứ, hiện tại, vị lai? 
 
Bây giờ nếu tôi đem thời gian chia nhỏ lại cũng không thể thành lập quá khứ hiện tại vị lai. Tôi thường thí dụ: Đem một sát na chia thành 60A, 1A chia thành 60B, 1B chia thành 60C, chỉ chia thêm 3 lần thôi, theo toán học vẫn có con số biểu thị thời gian 1C, nhưng trên thực tế thì trí óc con người muốn hiểu về  thời gian 1C đó đã không được, vì tôi vừa nói chưa dứt lời là đã trải qua mấy trăm C thời gian rồi. Hiện tại đã không thành lập được thì quá khứ, vị lai làm sao thành lập? Tôi chỉ chia thêm 3 lần, nếu tôi chia thêm 30 lần, 300 lần, 3000 lần, tuy rất nhỏ, con số biểu hiện thời gian vẫn còn, nhưng đối với bộ óc của mình đâu còn biết được thực tế của thời gian đó nữa !

Vì chúng ta đã quen theo không gian ba chiều, nên không thể nhận biết được không gian bốn chiều. Einstand cũng có suy luận đến: Nếu vật thể vận chuyển theo tốc độ gần bằng ánh sáng thì thể chất của nó thình lình thu nhỏ lại, mà thời gian được kéo dài ra. Theo suy luận trên, nếu tốc độ vật thể bằng với tốc độ ánh sáng thì sẽ ra sao? Thể tích của vật thể có thể rút đến cực nhỏ, và khi đã siêu việt ánh sáng sẽ trở thành gần như không còn. Chẳng phải là không còn, nhưng ngũ giác quan đã chẳng thể cảm nhận được,  nên tôi đặt tên là “vật chất ẩn tánh.”
 
Trong cuốn sách “Vũ trụ khoa học toàn diện quán”mà tôi đang biên soạn chia thành hai phần: một phần là Vật lý sinh mạng công trình học, tức khoa học hiện đại, còn một phần là triết lý sinh mạng công trình học. Theo lý luận triết lý sinh mạng công trình học thì thời gian có thể trở ngược lại, tức dùng tốc độ nhanh để trở ngược lại hôm qua hoặc tiến nhanh đến ngày mai. Tục ngữ Trung Quốc có câu: “Trên dưới ba ngàn năm, tung hoành năm muôn dặm,” đi lại chỉ trong một niệm.
 
Chớ nói là trên dưới ba ngàn năm, ba triệu năm cũng đi lại trong một niệm. Tại sao? Vì bản thể của tâm đã khắp không gian thời gian thì chẳng có khái niệm khứ lai xa gần, do không có khứ lai nên gọi là Như Lai; do không có sanh diệt nên gọi là Niết bàn. (Sư phụ dẫn dụ về tánh thấy tồn tại vĩnh viễn, khắp không gian, thời gian, lược qua.) 
 
Vì những người không có tu nên bị ngũ giác quan hạn chế, còn những người có tu hành đến mức thì siêu việt ngũ giác quan. Ví như A-la-hán thấy được tám mươi ngàn kiếp trước và tám mươi ngàn kiếp sau, nhưng vẫn bị số lượng hạn chế, đến quả vị Phật thì không còn bị hạn chế, không gian thời gian, chỗ nào cũng như chỗ nấy, vì bản thể của tâm khắp không gian thời gian.
 
Cho nên, cuốn sách của tôi gom lại tất cả lý luận của nhà khoa học, nhà triết học, cho đến lý luận của các nhà khí công, những người có công năng đặc dị v.v… mà sáng lập ra một lý luận mới, gọi là Vũ trụ khoa học toàn diện quán.
 
Pháp tham Tổ Sư Thiền là pháp xuất thế gian, còn tôi biên soạn cuốn sách này thuộc pháp thế gian. Tại sao tôi phải làm như thế? Có phải mâu thuẫn không? Bởi vì tôi muốn hoằng pháp, vì nhà khoa học chỉ tin ở bộ óc, không tin sức của tâm linh, cho đến người đời cũng vậy. Bộ óc là cơ thể vật chất, tâm linh là thể tinh thần, vật chất có hình tướng, ngũ giác quan có thể cảm nhận được. Bây giờ nhà khoa học phát minh các máy móc, như điện thoại, truyền hình… chỉ là khuếch trương sự thấy nghe của tai mắt chúng ta mà thôi, cũng phải thông qua ngũ giác quan để cảm nhận; còn về thể tinh thần thì không thể cảm nhận được, mặc dù không thể phủ nhận sự tồn tại của nó.
 
Đối với những gì không thể cảm nhận qua ngũ giác quan thì nhà khoa học cho là không có, rồi những cái chẳng thể dùng lý luận để giải thích thì cho là tự nhiên, nhưng Phật Thích Ca trong kinh đại thừa liễu nghĩa phủ nhận nhân duyên và tự nhiên, như vấn đề con gà và trứng gà (lược qua). cho nên tôi đặt ra danh từ, đặt ra lý luận giải thích để cho mọi người đều tin rằng có cái tâm, mỗi mỗi chúng sanh đều có tâm linh, đều có sức mạnh vô cùng tận, nếu qua sự tu trì sẽ hiện được sức dụng của tâm.

Hỏi:  Hồi thời Phật Thích Ca, khi đi bát, người ta cúng dường đồ chay đồ mặn đều độ hết, cho nên Nam tông cũng theo truyền thống đó mà đắc quả A-la-hán. Vậy cách thức khất thực của thời nay như thế nào?

Đáp:  Phân biệt là thức, không phân biệt là trí. Phật pháp là muốn chuyển thức thành trí, tức chuyển tám thức thành tứ trí. Phép đi  bát có sự qui định, phải đúng theo pháp: Khi đi không ngó qua ngó lại, không được mở miệng nói chuyện, đi hết bảy nhà nếu không ai cúng dường cũng phải trở về với bát không. Ai cho gì ăn nấy, không được phân biệt thức ăn tốt xấu hoặc thối sình, không được qui định người thí chủ phải cúng dường như thế nào, mà là tùy điều kiện khả năng và phát tâm của thí chủ.  Đó mới gọi là trí không phân biệt, hễ không phân biệt tức là chay. 
 
Nhưng hiện nay có một số đi bình bát, có người cứ đứng trước chỗ bán cá, người bán tưởng là muốn xin cá, liền cúng dường một con cá sống, rồi vị đó lắc đầu, yêu cầu phải đập chết con cá rồi mới lấy… những hành vi đó sau này phải trả nợ mạng lẫn nợ thịt. Lại nữa, khất thực đâu phải đi vào chợ, mà phải đi từng nhà.

Hỏi:  Có thể dùng quán tưởng để sửa lại nhân quả không?

Đáp:  Không được. Do tự mình ham ăn thịt, rồi quán tưởng cho đó là rau, rồi lại tự nói là ăn được không có nhân quả ư? Lại nói là tôi giết chết nó là vì muốn độ cho nó khỏi chịu cái khổ súc sinh? Đâu thể được ! Đây là nghịch với nhân quả. Do kiếp trước đã tạo nhân và phải chịu quả báo như thế, nếu nợ nhân quả chưa dứt, vẫn còn phải đầu thai trả tiếp, Đức Phật còn không thể sửa lại nhân quả của người khác. 
 
Vũ trụ như là căn nhà, sự cấu tạo của vũ trụ tức không gian, thời gian, số lượng là sườn nhà, nếu đem sườn nhà rút ra thì căn nhà sẽ bị sụp. Mà không gian, thời gian, số lượng là gì? Chỉ là ba khái niệm do vọng tâm mình đặt ra chứ không có bản thể. Thiền tông kiến tánh gọi là đập bể hư không. Hư không làm sao đập bể? Tức phá được khái niệm không gian, nên Kinh Kim Cang nói:”Tâm quá khứ bất khả đắc,tâm hiện tại bất khả đắc, tâm vị lai bất khả đắc.” 
 
Thật ra, không gian, thời gian, số lượng dù nói thành ba, nhưng ba khái niệm này chỉ là một thôi, chẳng thể độc lập, mà tất cả mọi thứ đều bị hạn chế bởi ba cái này . Ví như tôi đang ngồi đây cũng phải nhờ ba khái niệm này: Tôi ngồi đây là chiếm chỗ không gian, năm nay tôi 73 tuổi, 73 là số lượng, tuổi là thời gian, nếu đem một trong ba thứ này rút ra thì làm sao có “Tôi”ngồi tại đây? Tất cả quí vị cũng vậy.
 
Nhưng mỗi mỗi đều có sự vận động và tốc độ của nó, tôi tạm đặt tên khoa học gọi là mật mã tin tức, đó cũng là người đời hay nói là “số mạng đã được ghi trong kiếp trước.” Giả thiết trong mật mã tin tức của tôi kiếp trước được ghi trong tâm linh là: Đến 40 tuổi thì tôi sẽ được làm Bộ trưởng, ấy gọi là mật mã sẵn có, nhưng có tánh tương đối: Ví như đến 40 tuổi tôi không làm Bộ trưởng, chỉ làm một chức vụ chủ nhiệm nào đó, tương đương với chức vị Bộ trưởng, gọi là tánh tương đối. Hoặc chưa đến lúc đó, do tôi ham tiền, không đi làm Bộ trưởng mà đi kinh doanh được phát tài… ấy gọi là tánh khả biến, tức có sự biến đổi, cũng gọi là tu sửa. Nay chúng ta tu hành là muốn sửa lại mật mã tin tức của kiếp trước.

Hỏi: Trong cuốn Bồ đề tâm Văn có ghi: Đại Sư Húy Thật Hiện, tự Từ Tề, hiệu Tỉnh Am, sinh năm 1685. Năm 1714 yết kiến Hòa thượng Linh Thứu tại Sùng Phước, tham câu “người niệm Phật là ai?,” công phu miên mật, đến tháng 4 năm ấy đã hoát nhiên đại ngộ nói:”Ta tỉnh ngộ rồi.”Từ đó ngài biện tài vô cùng, ứng cơ vô ngại. Mỗi năm đến ngày Phật Niết bàn, Đại sư giảng Kinh Di Giáo và Kinh Di Đà, khai thị cái nghĩa tâm này là Phật, giáo hóa khắp nơi. Không bao lâu, Đại sư thối ẩn ở Chùa Tuyền Lâm, không ra khỏi cửa, nỗ lực tu tập Tịnh độ mười vạn tiếng trong một ngày đêm. Trước khi viên tịch, ngài thấy Tây phương Tam thánh và bảo: “ngày 14 tôi nhất định vãng sanh,” nói rồi chấp tay niệm danh hiệu Phật và tịch. Tại sao trước đã tham thiền được ngộ, sau lại tu tập Tịnh độ, vậy là thế nào?

Đáp: Đó cũng chẳng có gì lạ, vì người viết sách này là người tu Tịnh độ mà không biết về Tịnh độ, lại càng chẳng biết gì về cách tu Tổ Sư Thiền, dùng ý của mình để biên soạn.
 
Ở Việt nam, các chùa đều thờ tháp của các Tổ ghi là Lâm Tế Chánh tông, nhưng có một vài chùa không cho đệ tử học thiền, chẳng những không cho học thiền, lại phỉ báng thiền, cảnh cáo mọi người “hãy coi chừng tẩu hỏa nhập ma !”việc trên đã đủ hiểu, đó chỉ là gắn bản hiệu dòng Lâm Tế.
 
Nhiều người nói là tu Tịnh độ mà không biết tông chỉ Tịnh độ, không biết đường lối thực hành, luôn cả thiền của Tịnh độ cũng không biết, nói đến thiền cứ tưởng là chỉ có Tổ Sư Thiền mà thôi. Thật ra, Tịnh độ có ba thứ thiền: Thật tướng niệm Phật, Quán tưởng niệm Phật và Hồng danh niệm Phật. Trong quán tưởng niệm Phật gọi là quán Vô Lượng Thọ, gồm 16 thứ thiền quán, nhiều người không biết đó là thiền của Tịnh độ, cứ cho mọi thứ đều là Tổ Sư Thiền, phải bài xích, thế thì làm sao có thể nhận là con cháu của Lâm Tế ! Rồi viết ra những sách như thế rất có hại, nếu chiếu theo giới luật của nhà Phật thì đó là phỉ báng pháp, thuộc tội địa ngục.

Hỏi:   Có nhiều lý lẽ được đưa ra để phản bác lại cái thuyết tái sinh, vì nếu có tái sinh thì dân số trên thế giới phải không tăng không giảm, khi một người chết phải có một người khác sinh ra. Nhưng dân số thực tế trên thế giới mỗi lúc một tăng nhiều hơn, vậy là thế nào?

Đáp: Không những không thêm bớt, kể cả không khí, nước cũng không thêm bớt, mặc dù hằng ngày bao nhiêu người xử dụng nước để sinh sống, tưới cây, sản xuất… nhưng số lượng nước vẫn không thêm bớt. Tất cả vật chất cũng không thêm bớt, sự tuần hoàn đó là luật vũ trụ, bất cứ cái gì, cái bàn này, cái tách này, cho đến mỗi hạt nguyên tử đều đang tuần hoàn, không chừng ly nước mà tôi đang uống này, mấy ngàn năm trước vua Tần Thủy Hoàng cũng đã uống qua ! Kể cả nhà khoa học phóng vệ tinh lên vũ trụ cũng đang tuần hoàn không ngừng, khi nào muốn quay trở về trái đất phải áp dụng lực hấp dẫn vạn hữu, và nó không được rời khỏi sức hấp dẫn của trái đất. Muốn rời khỏi lực hấp dẫn của trái đất phải dùng năng lực của tâm, tôi đặt tên đó là lực bài xích hấp dẫn vạn hữu, vì mọi cái đều chẳng có sự thêm bớt, nên Phật nói là vô thỉ.

Hỏi:  Con là hành giả tham thiền, người ta thiếu nợ con, đòi mãi không trả, nhiều lúc tiếng to tiếng nhỏ qua lại, vậy có mắc tội gì không?

Đáp: Bất cứ việc gì đều có nhân quả, nếu đã tự cho mình là hành giả tham thiền thì phải giữ đúng nghi tình; nghi tình là không biết, đã không biết thì kể cả người khác thiếu nợ mình cũng quên luôn. Vã lại, Phật pháp nói về nhân quả, nếu người ta thiếu nợ mình mà không trả, có thể do kiếp trước mình thiếu nợ họ, nên cũng khỏi cần đòi; nếu kiếp trước mình không mắc nợ họ, mà kiếp này họ thiếu nợ mình không trả, kiếp sau cũng phải trả.
   
- Dạ, đôi lúc phải làm dữ rồi họ mới trả.
 
Đó là ngã chấp chứ chẳng phải hành giả tham thiền, hành giả tham thiền không biết đến việc này.
 
- Vậy khỏi cần đòi hả Sư phụ?
 
- Khỏi lo. Nhân dịp này tôi kể một câu chuyện cho cô nghe:
 
Trong hoàng cung, Thái hậu của vua thình lình đánh mất một hạt châu quý giá, ông vua biết được chuyện này, định khám xét hết tất cả cung nữ và thái giám, thái hậu ngăn không cho, lại nói rằng:
 
- Đồ vật của ta không thể mất được, vì từ mấy mươi kiếp trước đến nay ta không hề lấy đi đồ vật của người khác, không có tạo nhân mất đồ, khỏi tìm, ít bữa nó sẽ tự trở về.
 
Ông vua nghe rồi đành thôi, ít ngày sau Tôn giả A Nan lượm được hạt châu ở vườn hoa, đem trả lại cho vua. Thái hậu nói:
 
- Đó, con thấy chưa, ta nói nó sẽ trở về mà !
 
Vua nói: May nhờ Tôn giả A Nan lượm được, nếu là người khác thì làm gì có chuyện đó !
 
- Con không tin hả, con hãy đem hạt châu này bỏ ở bất cứ nơi nào cũng được, nó sẽ trở về.
 
Ông vua bèn sai người đem hạt châu bỏ ở một ngã tư đường đông người, và cho người theo dõi xem có ai lấy đi không. Trải qua mấy ngày mà vẫn nằm nguyên ở đó, các quan về báo cáo, vua hỏi:
 
- Ở đó không ai nhìn thấy hạt châu sao?
 
- Dạ những người qua lại chỉ nhìn thoáng qua mà không ai lấy.
 
Ông vua nổi giận, chính tay mình đem hạt châu thẩy xuống biển, để xem nó trở về bằng cách nào. Mấy hôm sau, người làm bếp trong hoàng cung khi làm cá, phát hiện hạt châu ở trong bụng cá, liền mang trả lại cho vua. Vua mới chịu tin, đành đem trả lại cho thái hậu .
 
Cho nên, hễ không có tạo sẽ không phải chịu nhân quả. 

Hỏi: Trong kinh nói “tưởng đi lên, tình đi xuống, không tình không tưởng mới được ra khỏi tam giới”là thế nào?

Đáp:  Tình với tưởng là sự suy nghĩ, bây giờ tham thiền là muốn chấm dứt cái ghi nhớ biết, suy nghĩ biết và tìm hiểu biết thì tình và tưởng đều bặt.

Hỏi:  Con nghe Sư phụ khai thị nhiều lần nói “Phật Thích Ca không kiến lập chơn lý,” như vậy những kinh điển sau này được đệ tử của Phật ghi lại không phải chơn lý sao?

Đáp: Phật Thích Ca trong Kinh Lăng Nghiêm nói “Phàm là lời nói đều chẳng có nghĩa thật.” Đã không có nghĩa thật tức không có chơn lý rồi. Tất cả kinh điển đều là lời nói, cho đến cuối cùng Phật nói “Bốn mươi chín năm chưa từng nói một chữ,” “Ai nói ta có thuyết pháp là phỉ báng Phật.” Nếu không hiểu được ý Phật sẽ cho lời nói của Phật là mâu thuẫn;  chẳng có nghĩa thật, chẳng phải chơn lý thì còn nói ra làm gì?  Nói ra là để phá chấp. Ví như bảy chỗ tìm tâm của A Nan, hễ chấp ở trong thì phá ở trong, chấp ở ngoài là phá ở ngoài. Như ngài Lâm Tế nói: “gặp ma chém ma, gặp Phật chém Phật,” chém ma thì được chứ tại sao chém Phật? Đó là chém cái tâm chấp Phật của mình vậy.

Hỏi:  Thiền sư Việt Nam có vị nào tu kiến tánh  chưa?

Đáp:  Theo lịch sử Thiền tông Việt Nam, Vua Trần Nhân Tông và chú ruột của vua là ngài Tuệ Trung Thượng sĩ là người kiến tánh, ngài Tuệ Trung còn để lại  ngữ lục lưu truyền đến ngày nay. Ngoài ra cũng có nhiều vị được kiến tánh.

Hỏi:  Xin Sư phụ kể qua sự tích của ngài Kim Bích Phong?

Đáp: Kim Bích Phong là chủ sự của chùa, do ngày thường công việc bận rộn nên không có thời gian công phu. Đợi đến lúc lâm chung, Diêm la Vương sai quỉ sứ đến bắt, ngài mới giật mình và năn nỉ quỉ sứ rằng: 
 
- Do ngày thường chỉ lo công việc cho chùa nên quên mất sự tu, nay xin cho sống thêm bảy ngày để cố gắng công phu, được không?

- Quỉ sứ nói: Việc này tôi đâu có quyền quyết định, hãy đợi tôi về báo cáo Diêm la Vương, nếu được thì tôi không quay lại nữa, nếu không thì tôi quay lại liền.
 
Ngay sau khi quỉ sứ đi rồi, ngài liền đề khởi công phu tham mãi trong bảy ngày bảy đêm không gián đoạn. Bảy ngày trôi qua, khi quỉ sứ quay lại chùa thì tìm khắp mọi nơi đều không thấy ngài ở đâu cả. Ngài không hề bỏ trốn, nhưng vì hào quang của ngài đầy khắp, nên tiểu quỉ không thể tìm thấy được, đành tay không trở về, và ngài tiếp tục tu đến kiến tánh.
 
Theo sự hiểu biết của chúng ta, mọi người đều có hào quang, người có tâm lực mạnh thì hào quang phóng ra mạnh, hào quang mạnh thì quỉ sứ không thấy được mặt mũi của người đó. 

Hỏi: Tất cả việc thế gian hễ có hình tướng thì có thể tan hoại, chỉ có tâm chơn như mới tồn tại mãi mãi. Do nghiệp nặng quá chưa quét sạch trần lao thì chưa tin ta có Phật tánh,, mà tu pháp Thiền hết nghiệp trần lao thì Phật tánh mới hiện tiền, khỏi đi đâu tìm cả, vậy có đúng không?

Đáp: Không đúng, mọi thứ vẫn y như cũ không thêm bớt, chỉ là thay đổi mật mã của mình thôi. Như mấy hôm trước tôi đã thí dụ: Nước vẫn không thay đổi, không khí cũng không thêm không bớt, tất cả vũ trụ vạn vật đều không tăng không giảm, chứ chẳng phải chỉ có Chơn như Phật tánh.

Hỏi:   Có phải tham Tổ Sư Thiền thì không cần tụng kinh, không cần cầu siêu cho người quá cố? 

Đáp: Cách tu tụng kinh của Giáo môn là người tụng kinh lúc tụng tức tự tu cho mình, chứ không phải là dùng sự tụng kinh để bán cho người khác, độ cho người khác.Tại sao nói lúc tụng là lúc tự tu? Vì lúc tụng phải quán tưởng theo lời kinh, tức là thực hành lời dạy của Phật, đó là tu. Bây giờ đem việc tụng kinh ra bán. Ví như có một vị Tu sĩ nói với Phật tử rằng ông có cái kho chứa kinh, ngày thường, lúc rãnh rỗi ông tụng sẵn các bộ Kinh Kim Cang, Kinh Pháp Hoa, Kinh Địa Tạng v.v…và chứa trong kho, ai cần cầu siêu cho cha mẹ hoặc người thân, muốn bao nhiêu bộ cũng có sẵn… 
 
Vì ai cũng cho là tụng kinh có công năng bớt tội, phải vậy không? Nhưng sự thật thì kinh có công năng đó không? Rồi nhiều người nghe tôi nói vậy lại cho là tôi nói khỏi cần tụng kinh, khỏi cần cầu siêu…Tôi đâu có dạy người ta như thế? Tôi chỉ dạy mọi người thực hành đúng đường lối pháp tu, chứ không dạy người làm những việc phi lý thôi.

Hỏi: Cư xử với xã hội như thế nào mới gọi là người chơn tu?

Đáp: Chỉ biết lỗi của mình, không biết lỗi của người khác, gọi là người chơn tu.

Hỏi: Sanh tử vô thường, đến không biết trước, dù mọi người đều cố gắng tu hành, nhưng làm sao đối phó?

Đáp: Tất cả đều là nghiệp nhân nghiệp quả, bây giờ chúng ta chưa kiến tánh là tùy nghiệp xoay chuyển, gọi là lục đạo luân hồi; hễ tạo nghiệp cõi Trời thì sanh cõi Trời, tạo nghiệp người sanh cõi người, cho đến tạo nghiệp địa ngục thì sanh nơi địa ngục, đó tùy theo tâm của mỗi người tạo. Đức Phật trong Kinh Hoa Nghiêm nói:”Tâm như họa sĩ khéo, hay vẽ các hình tượng,” vẽ ra địa ngục thì thấy sợ, vẽ ra thiên đường thì thấy mừng… ấy đều do tự mình vẽ ra, tốt nhất là đừng vẽ, chỉ tại chúng ta không chịu ngưng, cứ ham vẽ mãi.
 
Cũng như thức thứ sáu luôn ham vẽ chẳng chịu ngừng nghỉ, ban đêm thì vẽ ra nhắm mắt chiêm bao, ban ngày vẽ ra mở mắt chiêm bao, Đức Phật muốn chúng ta đừng vẽ nữa. Nay chúng ta tham Tổ Sư Thiền đề câu thoại đầu khởi lên nghi tình là không biết, không biết thì không vẽ. Do có biết mới có vẽ, nay không biết thì dần dần chấm dứt hết tất cả tìm hiểu biết, tùy duyên biết, ghi nhớ biết, tất cả quên hết, chỉ còn lại nghi tình là không biết. Nhưng cái không biết này chẳng phải không biết mãi, thỉnh thoảng nó cũng biết, hễ biết là muốn vẽ nữa, ấy là gốc của tai họa, đến cuối cùng nghi tình bùng nổ và tan rã, biết cùng không biết của bộ óc mới sạch, gọi là kiến tánh, lúc đó Phật tánh toàn vẹn hiện ra khắp không gian thời gian, chẳng còn vẽ nữa.

Hỏi: Có phải mạng căn đứt thì con người trở về không, lúc đó gần như hư vô không có gì hết?

Đáp: Làm sao có cái không để trở về? Nếu không có gì hết thì làm sao có sự dụng? Ở trên tôi đã dùng cái thí dụ về ánh sáng cây đèn, mỗi mỗi cây đèn đều y như cũ, mỗi mỗi chúng sanh vẫn còn y như cũ không thay đổi. Có thay đổi là hành vi của mình tạo, Phật pháp gọi là cái nghiệp đó, đến lúc đó thì thiện nghiệp, ác nghiệp, kể cả nghiệp vô ký cũng hết, nhưng tâm linh của mình thì tồn tại vĩnh viễn không mất: Mỗi mỗi tâm linh vẫn còn, tánh thấy tánh nghe tánh ngữi… vẫn còn.

Hỏi: Ý con muốn nói là tất cả chúng sanh đều đã tu đến kiến tánh, chẳng có Phật chẳng có chúng sanh nữa thì thế giới này chẳng còn là thế giới nữa, phải không?

Đáp: Ấy là cái tâm chấp của cô, ý cô nói là đi đến cái tâm không, lấy cái gì để không? Phải từ có rồi tiêu diệt nó mới thành không, vốn chẳng phải có, lấy gì để không?

Hỏi: Sư phụ nói là ai ăn nấy no, vậy chúng con làm những việc phước lành, có thể ảnh hưởng cha mẹ và người thân không?

Đáp: Mục Kiền Liên là vị tu đến có thần thông, tâm lực cũng mạnh nhưng chưa đủ sức làm cho bà mẹ sửa đổi, Phật phải dạy ngài trai Tăng, dùng sức tâm của một ngàn Tăng hợp lại mới có thể ảnh hưởng khiến tâm của người mẹ sửa đổi, giải thoát khổ ngạ quỷ. Lại nữa, một ngàn vị Tăng kia đều đã chứng quả A-la-hán, trì giới trong sạch, đã tu hành ra khỏi sanh tử luân hồi, tâm lực rất mạnh mới có sức ảnh hưởng này.
 
Như trên tôi nói, tụng kinh là tu cho chính mình, như Pháp sư Đế Nhàn  đời thứ 41 Tông Thiên Thai Trung Quốc, ngài ở Chùa Quán Tông huyện Ninh Ba tỉnh Triết Giang, mọi người gọi là Thiên Thai Quán Tông. Tăng chúng ở đó mỗi ngày ba khóa tụng, tất cả mọi người đều phải tụng.  

Đó là sự tu, Giáo môn gọi là tùy duyên quán tưởng, tụng đến đâu quán tưởng đến đó, là y theo lời dạy của Phật. Cho nên, hễ mỗi khóa tụng ở Chùa Quán Tông là phải trọn hai tiếng đồng hồ, nếu không đủ hai tiếng, ngài biết được là la rầy, cho là không có tu. Chứ không phải như một số chùa hiện nay, chỉ cử vài ba người tụng cho thật nhanh, tưởng là có người tụng cho Phật nghe là được, vậy đâu phải tu ! 

Hỏi: Nhiều người thế gian không biết đến Phật pháp, chỉ vì muốn cầu phước nên thỉnh Tăng đến tụng niệm và cúng dường lì xì, vậy có phải là dùng tiền để mua phước lành không?

Đáp:  Nếu như thế là mua bán, là có trao đổi,  quí Thầy dùng tụng niệm để đổi lấy tịnh tài. Nếu muốn cúng dường là phải vô điều kiện, khỏi cần  quí thầy đến nhà tụng kinh hay đến chùa yêu cầu cúng dường để hồi hướng. Có sự trao đổi như thế là buôn bán Như Lai, đâu còn phước đức gì?. 

c

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

南无阿弥陀佛 佛号 藏版 Phần 1 èˆ æ æ ƒ tien thu Do the van Co xuan ä½ å æ Žç ˆ åŽ ä tin túm niem Gio ngu nghi ve dieu giac ngo thu nhat trong kinh bat dai 教师节的对联 สโตร ส รา Uống trà giúp giảm cân Danh hiệu Avalokiteśvara trong Tịnh Độ Thầy 礼佛大忏悔文 华藏宗门 เพรงดนต ฟ tÃÆ 激安仏壇店 ý nghĩa lễ hằng thuận chí ï¾ ï¼ 一念心性 是 僧人心態 tho cung cha me hay ong ba qua vang nhieu noi co Buffet Cỏ Nội mùa chay quốc hoa ماتش مصر والراس الاخضر يلا ÍÛ Chí cça cam nhan ve dieu giac ngo thu nhat trong kinh bat å æžœå žå¾ 盂蘭盆会応慶寺 4 tot Ã Æ pháp khí tu tập trong phật giáo Tổ 描写家乡的桥的句子 Thực phẩm ngừa tiểu đà nẵng