[21] 25/05/97–28/05/97
tại Chùa Pháp
Thành, Quận 6
Tánh
ướt của nước dụ cho Chơn nhử
Làm
thế nào lìa tứ cú?
Công
phu phí sức chẳng lâu bèn
Thế
nào gọi là truyền đăng?
Làm
sao phát khởi nghi tình không gián đoạn?
Bạch
tịnh thức là thức thứ chín?
Tại
sao vô minh thật tánh tức Phật tánh?
Vài
nét tu hành của Luật sư Hoằng Nhất
Hào
ly hữu sai, thiên địa huyền cách
Vạn
pháp tề quán, qui phục tự nhiên
Sư
phụ đã chọn người kế thừa chưả
Vô
vi mà vô sở bất vi
Nếu
không chấp thật và không trụ, có thể nói là vô niệm không?
Biểu
đồ của Đại Thừa Tuyệt Đối Luận có ý nghĩa ra sao?
Bát
nhã vô tri
Thế
nào nghĩa Lục căn khó thâu
Lục
mở nhất tiêu
Trạm
nhập hợp trạm
Vô
dục vô y
Danh
từ “Cổ Đức”như thế nào?
Thế
nào là nghĩa câu “Cái gì có bỏ ra, không có đừng đem vào”của
ông Bàng Uẩn?
Hỏi:
Có một bài giảng của một vị pháp sư, đem Chơn như dụ
cho tánh ướt của nước, nước dụ cho Như Lai tạng của
A-lại-da thức, dụ cho biển cả, vậy có đúng không?
Đáp:
Không đúng. Đã nói tâm như hư không trống rỗng vô sở hữu,
chẳng có gì để thí dụ, chỉ có hư không; nhưng hư không
tức là tâm của mọi người, hễ có dụ được tức thành
hai. Hư không tức là tâm, tâm tức là hư không, nên chẳng
có gì để thí dụ được. Lục Tổ nói “Bổn lai vô nhất
vật,” nếu có thí dụ là có kiến lập thành hai rồi.
Hỏi:
Làm cách nào để lìa tứ cú?
Đáp:
Đối với tất cả sự vật đều không lấy ý của mình xen
vào, tức là không dùng hai chữ “cho là,” chỉ luôn luôn
hỏi và nhìn đi song song để giữ nghi tình, giữ được nghi
tình thì không lọt vào tứ cú. Tại sao? Vì không biết đó
là có thì chẳng lọt vào cú thứ nhất, không biết đó là
không thì chẳng lọt vào cú thứ hai, không biết đó là chẳng
có chẳng không hay cũng có cũng không thì không lọt vào cú
thứ ba, cú thứ tư.
Hỏi:
Con thấy cứ hỏi và nhìn ít phí sức, nghi tình không mạnh
bằng vừa hỏi vừa nhìn mà có tính cách thắc mắc, tức
tối, muốn biết mà không biết, muốn nhìn cái chỗ chẳng
có chỗ nhìn, vậy có được không?
Đáp:
Phí sức thì duy trì không lâu, mạnh một thời gian rồi sẽ
yếu đi và quên . Ví như đi bộ hoặc đi xe máy, lúc đầu
ra sức chạy nhanh thì chạy lâu không được, hễ ra sức đến
khi mệt rồi phải ngưng, nên đi chậm chậm, bước nhẹ nhẹ
mới bền sức đi lâu. Do đó đừng phí sức, vì mục đích
chỉ cần miên mật đến chỗ thoại đầu và kiến tánh.
Hỏi:
Thế nào gọi là truyền đăng?
Đáp:
Truyền đăng là Tổ sư đời trước truyền xuống đời sau,
lịch sử ghi lại sự truyền thừa của chư Tổ gọi là Truyền
Đăng Lục.
Hỏi:
Sư phụ thường nói tham thoại đầu không cho tìm hiểu biết,
suy nghĩ biết, ghi nhớ biết, vậy tham thế nào mới phát khởi
nghi tình? Có phải vừa hỏi vừa nhìn liên tục không cho gián
đoạn? Vậy có sợ trở thành câu niệm không? Nếu để tâm
thắc mắc thì có tác ý, có gián đoạn, phải làm sao phát
khởi nghi tình mà không bị gián đoạn?
Đáp:
Hỏi câu thoại để kích thích cái không hiểu không biết,
rồi khán thoại đầu là nhìn vào chỗ không hiểu không biết,
muốn xem chỗ không biết đó là gì. Nhưng không biết thì
chẳng có chỗ, chẳng có chỗ thì chẳng mục tiêu để nhìn,
chỉ nhìn chỗ không biết gì cả, vẫn còn không biết, Thiền
tông gọi là nghi tình, chứ chẳng phải không có nghi tình.
Nói tóm lại, cái không biết đó đã là nghi tình rồi, ngoài
cái không biết đó ra, làm sao có nghi tình? Hỏi là để kích
thích nghi tình, nhìn là để kéo dài nghi tình, cho nên, hỏi
và nhìn đi song song thì giữ được nghi tình, chính cái nghi
tình đó sẽ đưa mình đến thoại đầu.
Nếu
dùng bộ não đi tìm hiểu tức là biết, suy nghĩ, ghi nhớ
cũng vậy, biết thì chẳng phải tham thiền. Biết cũng là
nhất niệm vô minh, không biết cũng là nhất niệm vô minh,
nhưng cái không biết đó, đến giờ phút cuối cùng, từ đầu
sào trăm thước tiến lên một bước, lìa khỏi ý thức là
kiến tánh. Ngay sát na lìa ý thức đó cái không biết tan rã,
lúc ấy biết và không biết của bộ não sạch hết, cái biết
của Phật tánh tức Vô duyên tri, cũng gọi Chánh biến tri
toàn vẹn hiện lên, khắp không gian thời gian, tức kiến tánh
thành Phật.
Hỏi:
A-đà-na thức là gì? Có phải thức thứ chín không?
Đáp:
Kỳ thực, A-đà-na thức tức là thức thứ tám, người ta
đặt ra cái thức thứ chín, vì trong thức thứ tám chứa tất
cả chủng tử thiện, ác và vô ký, đến chừng kiến tánh
rồi, tất cả tập khí đều sạch, chẳng còn chủng tử thiện,
ác hay vô ký, khôi phục lại bản lai diện mục trống rỗng
vô sở hữu, gọi là Bạch Tịnh Thức, cũng gọi A Đà Na thức,
nhưng cái thể vẫn là thức thứ tám, chứ chẳng phải có
thêm một cái thức.
Hỏi:
Tập khí thế gian và tập khí xuất thế gian gồm những gì?
Đáp:
Buồn, giận, yêu, ghét v.v…thuộc tập khí thế gian; còn Bồ
đề, Niết bàn, thiền định, giải thoát là tập khí xuất
thế gian, chấp vào sự ngộ, sự chứng của mình cũng là
những ngã chấp vi tế.
Hỏi:
Tại sao vô minh thật tánh tức Phật tánh?
Đáp:
Đã biết vô minh không có tánh, không có vô minh rồi thì cái
không có vô minh tức là Phật tánh vậy, nó trống rỗng vô
sở hữu mà !
Hỏi:
Xin Sư phụ kể qua vài nét tu hành của Luật sư Hoằng Nhất
.
Đáp:
Ngài là một vị Luật sư chuyên hoằng Giới luật. Ngài là
con nhà giàu, viết chữ và hoạt họa rất giỏi, trước khi
xuất gia, từng đi du học ở Nhật, cưới một người vợ
Nhật rồi trở về Trung Quốc làm Hiệu trưởng của một
trường Trung học, sau đó có duyên lành biết được Phật
pháp và xuất gia ở Tô Châu. Ngài gửi thư về báo cho người
vợ biết đã xuất gia, không màng tới gia đình nữa, và bảo
cô ấy hãy trở về nước Nhật. Người vợ hay tin tìm đến
chùa xin gặp mặt lần cuối cũng không được.
Sau
khi xuất gia, ngài nghiên cứu chuyên sâu về Giới luật, mới
biết giới luật Nhà Phật rất tỉ mỉ, khó thực hành, nên
ngài nói rằng những gì mà ngài thực hành được chỉ là
ngũ giới của cư sĩ thôi. Sách Giới luật thời xưa rất
khó hiểu, Lúc đó ngài đã thọ giới Tỳ-kheo và nghiên cứu
luật Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, viết ra bộ Giới Tướng Biểu Ký,
giải thích rất kỹ, mỗi giới đều có khai giá trì phạm,
khiến người học giới luật đọc vào rất dễ hiểu.
Luật
sư Hoằng Nhất chuyên hoằng Giới luật, vì hoằng dương giới
luật rất khó nên ít người theo học. Thời đó ở Trung Quốc,
bên Giáo môn mở trường Phật học, cả ngàn người theo học
giáo lý, nhưng theo ngài học luật chỉ có mười ba người
thôi. Tiểu sử của ngài có thể tìm được ở các nhà sách
Hán văn.
Hỏi:
Con là một hành giả thường nghe Sư phụ khai thị, không hiểu
tại sao lần nào nghe khai thị cũng như mới nghe? Nghe hoài
không biết chán?
Đáp:
Vì những gì tôi nói đều là cái căn bản, thực tế, chứ
chẳng phải nói suông hay mò đoán. Tôi là giảng theo thực
tế ứng dụng hằng ngày, như Lục Tổ nói “Phật pháp tại
thế gian, chẳng lìa thế gian giác.” Nói đến chỗ này, chế
độ giáo dục thời nay về vấn đề thi cử, nhiều học sinh,
sinh viên học suốt ngày suốt đêm, học đến đầu óc căng
thẳng, chỉ là theo phương pháp ghi nhớ, đến chừng thi xong
là quên hết, chẳng thể áp dụng vào thực tế trên xã hội,
chi bằng những người học theo cách thực hành ngay từ ban
đầu. Phật pháp cũng vậy, do mọi người hiểu theo cách mê
tín, vì các chùa dạy theo pháp mê tín, mà chẳng biết giáo
lý của nhà Phật chẳng mê tín, lại phá mê tín.
Trong
cuốn Góp Nhặt Lời Phật Tổ và Thánh Hiền có một bài,
tựa là Phật Học của Tôn Giáo Nhân Loại, tác giả là một
người linh mục Mỹ, ông đó còn biết rõ Phật giáo hơn những
pháp sư giảng kinh thuyết pháp, rằng Phật giáo là một tôn
giáo không có mê tín.
Hỏi:
Thế nào là hào ly hữu sai, thiên địa huyền cách?
Đáp:
Hào ly là đơn vị rất nhỏ, nay chúng ta tu pháp môn nào phải
thực hiện đúng theo tông chỉ của pháp môn đó, nếu sai
hào ly thì cách xa như trời với đất. Ví như Đài phát thanh
phát ra làn sóng, dù máy thu thanh nhỏ cách nào, phải vặn
đúng tầng số mới thu được, hễ xê xích hào ly, dù chỉ
bằng một sợi tóc cũng không được.
Hỏi:
Ngài Lai Quả nói “Khi sống trong Thiền đường phải lập
hạnh,” vậy lập hạnh như thế nào?
Đáp:
Hạnh là hạnh kiểm, phẩm hạnh. Hạnh của hành giả tham
thiền là hỏi và nhìn đi song song, hễ gặp duyên thì giúp
đỡ người khác, giúp đỡ chúng sanh, không giết hại chúng
sanh, không ăn thịt, không đánh đập chửi mắng chúng sanh,
ấy là tùy duyên mà làm. Phát nguyện kiến lập hạnh này,
gọi là lập hạnh.
Hỏi:
Thế nào là “vạn pháp tề quán, quy phục tự nhiên”trong
Tín Tâm Minh?
Đáp:
Tất cả đều quán một lượt. Kỳ thật, tâm như tánh thấy
của mọi người, đều thấy một lượt, như một trăm người
ở đây, tánh thấy của mình thấy một lượt, gọi là vạn
pháp tề quán, vì tánh vốn như vậy, luôn luôn khắp không
gian thời gian.
Do
con người không có tu hoặc tu chưa đến mức, nên chỉ quán
thấy trước mắt, tu đến bậc A-la-hán có thể quán thấy
một tam thiên đại thiên thế giới, còn sức dụng của tâm
thì không có gì ngăn cản, khắp không gian thời gian, tức
chẳng kiến lập sở hữu, ấy là quả Phật vậy.
Nay
con người kiến lập đủ thứ sở hữu nên chẳng thể thấy
xa, sở hữu bớt chừng nào thì thấy xa chừng nấy, bớt đến
hoàn toàn không sở hữu thì sự thấy như Phật. Ngài Long
Thọ nói:”Hư không vô sở hữu mà dung nạp tất cả vật.”
Nếu đạt đến hoàn toàn vô sở hữu thì dung nạp và ứng
dụng, tất cả đều ở trong tâm mình, luôn cả hằng sa chư
Phật cũng ở trong đó, chẳng phải ở ngoài tâm.
Hỏi:
Từ khi Sư phụ học pháp Tổ sư thiền, rồi được truyền
thừa và hoằng dương pháp môn này, chắc cũng trải qua nhiều
khó khăn, gặp không ít chướng ngại trên đường tu. Đệ
tử chúng con là những hành giả sơ tham, mong Sư phụ kể qua
lịch sử cuộc đời mà Sư phụ trải qua để truyền lại
kinh nghiệm tu, giúp chúng con vượt qua trở ngại và những
nhân duyên chướng đạo?
Đáp:
Tất cả lịch sử của chư Tổ được ghi trong Truyền Đăng
Lục, cuốn đầu tiên là Cảnh Đức Truyền Đăng Lục ra đời,
khiến hành giả tham thiền biết được cơ xảo, phương tiện
của chư Tổ, chẳng thể tự phát lên nghi tình, chướng ngại
sự kiến tánh, cho nên, hễ biết là chướng ngại.
Hỏi:
Sư phụ đã chọn được người để truyền thừa pháp môn
Tổ sư thiền chưa? Sau này Sư phụ tịch diệt ai sẽ kế thừa
ï để chỉ dạy và hướng dẫn cho chúng con đi đúng theo
chánh pháp?
Đáp:
Bây giờ thì chưa biết người nào kế thừa được. Hồi
xưa, ở dưới Lục Tổ có năm phái đều là kiến tánh, truyền
đến bây giờ chỉ còn lại phái Lâm Tế và Tào Động, còn
ba phái kia đã tuyệt truyền. Người ta kiến tánh cũng còn
tuyệt truyền, huống là tôi chưa kiến tánh !
Kế
thừa hay không kế thừa chẳng quan trọng, ấy là tùy duyên.
Như tôi thường nói, ngài Lai Quả kiến tánh, thầy của ngài
chưa kiến tánh; ngài Hư Vân cũng vậy. Thầy chưa kiến tánh
nhưng đệ tử cũng kiến tánh được, sau đó thầy trở lại
làm đệ tử, đâu có gì lạ ! Cho nên, khỏi cần hỏi vấn
đề này.
Hỏi:
Thế nào là vô vi?
Đáp:
Vô vi là bản tâm của mình tự động như thế, chẳng làm
mà tự làm, tức làm mà không động niệm, gọi là vô vi.
Tôi có dùng sự cảm giác của lớp da để thí dụ, nay khoa
học gọi là xúc giác, nó khắp không gian thời gian của cơ
thề. Lại nữa, như ánh sáng mặt trời chiếu soi chẳng bao
giờ ngưng, sở dĩ không chiếu tới chỉ vì bị che khuất
thôi.
Bản
tâm của mình như thế, từ hồi nào đến giờ vẫn vậy,
cho đến vị lai, mãi mãi không bao giờ ngưng, chẳng có sự
bắt đầu, gọi là bất sanh bất diệt, vô thỉ vô chung. Do
chúng ta chấp thật cái thân này nên có sanh tử, vinh hoa phú
quí, buồn vui yêu ghét v.v… đủ thứ đều do tự mình kiến
lập, chướng ngại bản tâm của mình. Nay tu hành là quét
sạch chướng ngại thì bản tâm tự hiện, y như bản lai diện
mục của nó.
Hỏi:
Thế nào là vô vi mà vô sở bất vi?
Đáp:
Tức không làm mà chẳng gì không làm. Bây giờ tất cả đều
đang động, chẳng cái nào là ngưng, như nay mình thấy tịnh,
nhưng thực tế mọi thứ đều chẳng có tịnh.
Hỏi:
Nếu đã không có căn, trần, thức thì không có đạo, nếu
có đạo thì đó chỉ là giả lập thôi, phải không?
Đáp:
Không phải. Căn, trần, thức là sự vật trong chiêm bao, nên
Bát Nhã Tâm Kinh dùng chữ Vô để quét sạch, nói vô lục
căn, vô lục trần, vô lục thức.
Hỏi:
Nếu không chấp thật và không trụ, có thể nói là vô niệm
không?
Đáp:
Không. Vì đã có kiến lập rồi, phải tự nó như thế mới
được.
Hỏi:
Con thưa hỏi Sư phụ bằng nhất niệm, và Sư phụ trả lời
bằng vô niệm, phải không?
Đáp:
Không được. Dùng nhất niệm hỏi thì tôi phải dùng nhất
niệm để đáp, nếu dùng vô niệm để trả lời thì người
hỏi làm sao biết được !
Hỏi:
Lời của Thiền sư nói chỉ là giả lập và phá chấp thật,
nói xong liền bỏ hay phủ định luôn?
Đáp:
Chẳng phải có cái cố định. Cách đáp của Phật có bốn
thứ: Cách thứ nhất là quyết định đáp, cách thứ nhì là
đáp hai mặt, tức tục đế và chơn đế, cách thứ ba là
dùng cách hỏi trở lại để đáp, cách thứ tư là dùng im
lặng mà đáp.
Hỏi:
Xin cho một thí dụ về quyết định đáp?
Đáp:
Như nói bản thể của tâm trống rỗng vô sở hữu, khắp
không gian thời gian, không có sự bắt đầu và cuối cùng,
chẳng sanh diệt khứ lai, ấy là quyết định đáp. Còn về
cách đáp hai mặt, như tôi thường nói; cái biết của ý thức
có hai mặt, dùng cái biết để tu Như Lai Thiền, và dùng cái
không biết để tu Tổ sư thiền.
Hỏi:
Biểu đồ của Đại Thừa Tuyệt Đối Luận có ý nghĩa ra
sao?
Đáp:
Đại Thừa Tuyệt Đối Luận có biểu đồ diễn tả về tâm:
Tiểu thừa là duy vật luận, Trung thừa là duy tâm luận, Đại
thừa là tâm vật hợp một, Tối thượng thừa thì phi tâm
phi vật, vì trống rỗng không có gì.
Hỏi:
Thế nào là Bát nhã vô tri? Thế nào là Hòa quang đồng trần?
Đáp:
Trí của Bát nhã tự động, chẳng thể kiến lập tri, vì
hễ có tri tức có vô tri để đối đãi. Hòa quang đồng trần
nghĩa là tất cả đều bằng nhau, như ánh sáng cây đèn, đèn
lớn thí ánh sáng mạnh hơn, đèn nhỏ ánh sáng yếu hơn, nhưng
ánh sáng của đèn lớn đèn nhỏ hòa chung thành một ánh sáng,
vốn chẳng có khác, dù muôn ngàn cây đèn cũng cùng một ánh
sáng, gọi là hòa quang đồng trần. Ví như bụi trần hòa
lẫn trong không khí mà chúng ta không thấy, khi ánh sáng
chiếu qua khe cửa, sẽ thấy bụi trần lăng xăng.
Hỏi:
Nay người ta dùng các loại ngũ tân như hành, tỏi, hệ, củ
kiệu, hương cừ…chế thành thuốc chữa bệnh, khi Phật tử
bị bệnh phải dùng những thứ thuốc đó, có được không?
Đáp:
Thì cái đó được khai, như uống rượu cũng vậy. Kỳ thật
dùng ngũ tân chẳng phải có phạm giới, nhưng vì chướng
ngại cho người tu, hễ ăn sống thì kích thích tánh dâm dục,
ăn chín thì kích thích tánh sân hận, nên phải tránh dùng.
Hỏi:
Tham Thiền Phổ Thuyết nói “Lục căn khó thâu,” còn Lai
Quả Thiền sư nói là như trong nhà đốt cây đèn, các tông
phái khác dùng búa đóng bít, che đậy các cửa, còn Thiền
tông thì chẳng phải vậy, trước hết đập bể cây đèn,
kế đến là triệt hạ căn nhà, vậy nghĩa này như thế nào?
Đáp:
Ấy là thí dụ: Trong nhà đốt lên cây đèn, ánh sáng lọt
ra ngoài sáu cửa, nay muốn không cho ánh sáng lọt ra ngoài,
nên dùng vải che lại, sáu cửa đều che bít, nhưng khi gió
thổi thì bị hở, ánh sáng vẫn lọt ra ngoài. Còn thiền tông
thì khỏi cần che bít cửa sổ, chỉ cần tắt cây đèn trong
nhà thì chẳng còn ánh sáng lọt ra ngoài.
Ánh
sáng thí dụ vọng tưởng của bộ não, Tiểu thừa thì bít
hết lục căn để trừ vọng tưởng, còn Thiền tông trừ
hẵn nguồn gốc, dùng nghi tình chấm dứt hết tất cả biết,
hoạt động của bộ não hết thì chẳng còn vọng tưởng
nổi lên, lục căn vẫn làm việc như thường.
Hỏi:
Thế nào là phước huệ song tu?
Đáp:
Bố thí cúng dường là tu phước, tham thiền là tu huệ, nếu
hai thứ đều thực hành gọi là phước huệ song tu.
Hỏi:
Thế nào là “lục mở nhất tiêu” trong Kinh Lăng Nghiêm?
Đáp:
Lục là lục căn, nhất chỉ thân thể, ý nói thân thể dù
chỉ có một, nhưng có lục căn, nếu lục căn đã tiêu mà
còn chấp thật thân này cũng không thể giải thoát.
Hỏi:
Danh từ “Cổ Đức”như thế nào?
Đáp:
Cổ là người xưa, Đức là cách xưng hô, tức những vị
Đại đức hồi thời xưa, chứ không phải chỉ gọi những
vị có đạo đức, Theo cách xưng hô ở Việt Nam là từ Hòa
Thượng, rồi đến Thượng Tọa, Đại Đức, nhưng theo giới
luật nhà Phật, khi thọ giới Bồ tát, tôn xưng Phật Thích
Ca là “Đại Đức Thích Ca Mâu Ni,” tôn xưng Bồ tát Văn
Thù, Bồ tát Di Lặc cũng là Đại Đức, do đó Đại Đức
cũng không phải là bậc nhỏ. Thật ra, muốn làm Hòa thượng,
Thân giáo sư thì Tỳ-kheo thọ giới mười năm có thể rời
thầy, tự làm Hòa thượng dạy đệ tử, còn muốn làm Thượng
tọa phải hai mươi năm, nên Thượng tọa cũng không phải
nhỏ hơn Hòa thượng, nay là vì theo người đời đã quen xưng
hô như thế.
Hỏi:
Thế nào là nghĩa câu “Cái gì có bỏ ra, không có đừng
đem vào”của ông Bàng Uẩn?
Đáp:
Cũng như hư không trống rỗng vô sở hữu mới dung nạp và
ứng dụng, muốn hiển bày tâm mình, thì những gì đã có
trong tâm đem bỏ ra hết, những gì không có chớ mang vào,
hễ mang vào tức kiến lập sở hữu, là chướng ngại.
Hỏi:
Thế nào là trạm nhập hợp trạm?
Đáp:
Chữ Trạm nghĩa là nước trong lặng chẳng làn sóng, có thể
nhìn thấu tới đáy, khi nào liệng cục đá vào sẽ khiến
nổi lên làn sóng. Đó là hình dung ý thức của mình, “Trạm
nhập”tức ý thức hoạt động, mặc dù không có làn sóng,
nhưng ôm cái trong lặng đó (ôm sự ngộ của mình) cũng không
được, vẫn còn ở trong mê trí tứ tướng của bậc thánh.
Trạm nhập không có hợp với cái gì, nếu có hợp thì chẳng
phải vô sở hữu vậy.
Hỏi:
Thế nào là nghĩa “Người chỉ cần vô dục, vô y tức là
Phật”của Hòa thượng Nham Đầu?
Đáp:
Không có một dục vọng nào gọi là vô dục, không có y vào
chỗ nào cả gọi là vô y, cũng là nghĩa trống rỗng vô sở
hữu của tâm mình. Đầu óc của con người suốt ngày làm
việc gì đều muốn thỏa mãn dục vọng của mình, nhất là
vấn đề ham tiền, có tiền thì làm gì cũng được, tiền
càng nhiều càng tốt. Do đó, Đức Phật cấm Tu sĩ không được
cầm tiền, mười phương tín thí cúng dường tiền là để
cho mình làm Phật sự, tự giác giác tha, đâu phải để mình
thỏa mãn dục vọng ! Nên phải vô dục và chẳng nương tựa
vào chỗ nào cả.
Hỏi:
Ngài Vĩnh Gia nói: “Trống rỗng không, chống nhân quả, mênh
mênh mông mông chiêu tai họa”là thế nào?
Đáp:
Chấp vào cái không, cho là không có nhân quả thì làm ác cũng
chẳng sao, là lọt vào biên kiến, dĩ nhiên phải chiêu tai
họa.