x
MỤC
LỤC
|
Lời
nói đầu
|
Tiểu
sử của Hòa thượng Thích Duy Lực
|
[01]
Thiền thất 26/10/92–01/11/92 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[02]
29/11/92–05/12/92 tại Chùa Từ Ân, Quận 1
|
[03]
28/03/93–03/04/93 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[04]
27/04/93–03/05/93 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[05]
20/10/93–26/10/93 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[06]
19/11/93–25/11/93 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[07]
Khai thị tại Thủ Đức
|
[08]
18/12/93–24/12/93 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[09]
14/07/94–20/07/94 tại Chùa Từ Ân , Quận 11
|
[10]
12/08/94–18/08/94 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[11]
11/09/94–17/09/94 tại Chùa Từ Ân , Quận 11
|
[12]
10/10/94-16/10/94 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[13]
06/01/95–12/01/95 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[14]
15/02/95–21/02/95 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[15]
06/03/95–12/03/95 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[16]
05/04/95–11/04/95 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[17]
15/05/95–21/05/95 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[18]
03/06/95–09/06/95 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[19]
27/01/96–02/02/96 tại Trường Cơ Bản Phật Học Đại Tòng
Lâm
|
[20]
24/05/96–30/05/96 tại Trường Cơ Bản Phật Học Đại Tòng
Lâm
|
[21]
25/05/97–28/05/97 tại Chùa Pháp Thành, Quận 6
|
[22]
16/05/97–20/05/97 tại Chùa Tam Bảo, Sa Đéc
|
[23]
14/06/97–20/06/97 tại Chùa Tam Bảo, Sa Đéc
|
[24]
14/07/97–20/07/97 tại Chùa Tam Bảo, Sa Đéc
|
[25]
14/08/97–20/08/97 tại Chùa Tam Bảo, Sa Đéc
|
[26]
19/03/99–25/03/99 tại Chùa Hưng Phước, Quận 3
|
[27]
15/05/99–21/05/99 tại Chùa Hưng Phước, Quận 3
|
[28]
1995–1999 Khai thị tại Mỹ Quốc
|
|
QUYỂN
THƯỢNG
|
|
cn
Hòa Thượng
Thích Duy Lực
DUY LỰC NGỮ LỤC
QUYỂN HẠ (TỪ NĂM
1992-1999)
Ban
Văn Hóa Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ chí Minh Thực Hiện
Nhà
Xuất Bản Tôn Giáo Hà Nội P.L.2546 - D.L. 2002
[19] 27/01/96–02/02/96
tại Trường
Cơ Bản Phật Học Đại Tòng Lâm
Sổ
tức quán – Ngũ đình tâm quán
Tất
cả cảnh giới đều là hư vọng
Ngọa
Luân hữu kỹ lưỡng, Huệ Năng một lỹ lưỡng
Dục
trừ phiền não trùng tăng bệnh
Hư
không vô sở hữu mà dung nạp tất cả
Vốn
không trói buộc, đâu cần giải thoát?
Đâu
là hạt minh châu của Sư phụ?
Cái
độc đáo của Tổ sư thiền là gì?
Chẳng
nghĩ thiện, chẳng nghĩ ác & Đối cảnh tâm cứ khở
Chánh
niệm & Chánh định
Tham
đến thoại đầu, tức nhất tâm bất loạn?
Thiền
định giải thoát chẳng phải Phật pháp
Người
chẳng chơn tu, chỉ bắt chước lời Tổ, làm sao đối trị?
Xuất
gia chưa thể quên ơn nghĩa cha mẹ
Luật
sư Hoằng Nhất chỉ giữ đủ ngũ giới của cư sĩ
Trong
lục đạo chỉ có cõi người biết tu thành Phật
Người
tiểu căn tiểu khí có thể tham Tổ sư Thiền không?
Thị
pháp trụ pháp vị, tức vô sở trụ
Tất
cả vật chất đều tồn tại vĩnh viễn, chưa bao giờ mất
Phật
Thích Ca đã thành Phật bao nhiêu kiếp?
Tịnh
độ
Thiện
ác chẳng thể bù trừ
Hỏi:
Khi quán Đức Phật trăm phước trang nghiêm, cái quán đó có
phải vọng tưởng không?
Đáp:
Thầy nói cái quán đó nằm trong tông phái nào?
Hỏi:
Dạ, cũng như thay vì quán hơi thở mà nay quán trăm phước
trang nghiêm của Đức Phật?
Đáp:
Quán hơi thở gọi là Sổ tức quán, là một trong năm thứ
thiền quán của thừa Thanh văn, gọi là Ngũ đình tâm quán,
bao gồm: Từ bi quán, Nhân duyên quán, Lục thức quán, Bất
tịnh quán và Sổ tức quán, ấy là thiền quán riêng biệt
của thừa Thanh văn dùng để đình chỉ cái tâm.
Lại
nữa, cách đếm hơi thở gọi là Lục diệu môn, cũng là của
Tiểu thừa, nếu theo đó tu có thể đạt đến diệu cảnh
của Niết bàn Tiểu thừa. Trong cuốn Danh từ Thiền học
chú giải của tôi cũng có giải thích những danh từ đó.
Còn
bây giờ thầy hỏi là thiền quán nào? Nếu nói về Tổ sư
thiền thì đó là vọng tưởng, nếu nói là Tịnh độ thì
không phải, vì trong mười sáu thứ thiền quán có quán tượng
Phật của A Di Đà, chứ không quán trăm phước trang nghiêm
của Đức Phật.
Nếu
tham thoại đầu mà quán Phật là vọng tưởng, chớ nói là
quán, ở trong Thiền đường của Tòng lâm Thiền tông, niệm
một tiếng Phật phải phạt rửa thiền đường ba ngày! Còn
Tịnh độ thì phải niệm Phật. Bởi vậy, hễ theo pháp thiền
quán nào phải theo đúng tông chỉ tông phái đó, chứ
chẳng phải đều giống nhau, do đó Đức Phật mới dạy tám
mươi bốn ngàn pháp môn.
Hỏi:
Có một cô Phật tử năm nay sáu mươi lăm tuổi, chồng cô
ta mắc bệnh tâm thần hơn bốn mươi năm nay, chạy đủ thầy
thuốc chẳng hết bệnh, cũng chẳng chết. Cô ấy muốn lập
đàn sám hối thay chồng, vậy có lợi ích gì cho người chồng
không?
Đáp:
Nhân quả là ai làm nấy chịu, chứ chẳng thể người này
làm thế cho người khác được.
Hỏi:
Chồng của cô ấy trước kia cũng làm ra một số tiền, nay
cô muốn đem số tiền bố thí cúng dường hoặc làm một
việc gì đó cho chồng được nhẹ bớt bệnh?
Đáp:
Nhưng người chồng phải biết sự phát tâm đó, vì có biết
mới có tâm tạo, hễ tâm tạo một niệm thiện, có thiện
nhân mới được thiện quả.
Hỏi:
Vậy ông đó phải phát tâm mới được?
Đáp:
Phải .
Hỏi:
Con là học Tăng mới, trong quá trình công phu con gặp phải
những hiện tượng bức xúc như cảm thấy thân không còn
nữa, hoặc như đứng trước ngã tư đường, bốn phía đều
bị vây chặt, phía trước lại là hố thẩm chẳng thể bước
tới; hoặc như đứng trước một bức tường chẳng thể
xuyên qua… vậy đó có phải thiền bệnh chăng?
Đáp:
Tất cả thiền đều có thể trải qua những cảnh giới đó.
Theo Kinh Lăng Nghiêm, những cảnh giới đó nếu không cho là
thù thắng thì là cảnh giới tốt, nếu cho là thù thắng sẽ
lọt vào tà ma.
Còn
Tổ sư thiền đối với tất cả cảnh giới đều không biết,
hễ có biết ấy là vọng, là nghịch với Tổ sư Thiền, là
chướng ngại sự kiến tánh. Phải dùng nghi tình để quét
sạch những cảnh giới đó, dẫu cho Phật Thích Ca đến rờ
đầu thọ ký vẫn là không biết, cứ nhìn và hỏi, những
cảnh giới đó tự nhiên tiêu diệt. Vì pháp môn này là dùng
cái không biết để tu, đến chừng biết được rồi thì
tất cả đều biết, gọi là Chánh biến tri.
Hỏi:
Khi đọc Kinh Pháp Bảo Đàn, con gặp hai bài kệ; ”Ngọa Luân
hữu kỹ lưỡng, năng đoạn bá tư tưởng, đối cảnh tâm
bất khởi, Bồ đề nhật nhật trưởng.” Còn ngài Lục Tổ
lại nói:”Huệ Năng một kỹ lưỡng, bất đoạn bá tư tưởng,
đối cảnh tâm số khởi, Bồ đề tác ma trưởng.” Ý của
hai bài này như thế nào?
Đáp:
Bài kệ của Lục Tổ là để phá sự chấp thật của Ngọa
Luân, vì Ngọa Luân có tư tưởng chấp thật, mà thực tế
thì chẳng có cái nào thật. Tại sao? Vì tất cả đang biến
hóa, hễ có biến đổi thì chẳng thật. Ví như mặt
mũi của thầy, nhìn vào hình như lúc nào cũng giống nhau,
nhưng sự thật có thay đổi, sát na trước và sát na sau đều
khác nhau. Cũng như đốt lên cây đèn cầy, thấy ngọn lửa
như y hệt, nhưng ngọn đèn sát na trước và sát na sau đã
hoàn toàn khác, chúng sanh không biết, chỉ cho là giống nhau
thôi.
Hỏi:
Đức Phật dạy tám mươi bốn ngàn pháp môn, tùy theo căn
cơ của chúng sanh để hành trì, mục đích là tới thanh tịnh
tâm; nhưng tại sao ngài Lục Tổ lại phủ nhận toàn bộ bài
kệ của Ngọa Luân?
Đáp:
Do thầy cũng có tư tưởng chấp thật nên có câu hỏi này,
vì chấp thật mới cho là cái này đúng, cái kia sai. Nếu không
chấp thật tức nghĩa vô trụ, chẳng trụ chỗ nào cả. Hễ
vô trụ thì cái nào cũng như cái nấy, ăn cơm cứ ăn, nói
năng tiếp khách cứ nói năng tiếp khách, vốn chẳng dính
dáng gì. Chẳng cho là cơm này ngon cơm kia không ngon, áo này
đẹp áo kia xấu… đủ thứ phân biệt đều do tự tâm mình
tạo ra, nên nói nhất thiết duy tâm tạo.
Hỏi:
Câu “Dục trừ phiền não trùng tăng bệnh, xu hướng Chơn
như tổng thị tà,” hai câu này đối đãi nhau, trong khi con
muốn trừ phiền não thì phải làm sao?
Đáp:
Tất cả lời nói của chư Phật chư Tổ đều chẳng thật,
chính Đức Phật nói:”Phàm là lời nói đều chẳng có nghĩa
thật,” Kinh Kim Cang nói:”Vô pháp khả thuyết mới gọi là
thuyết pháp”; “Nếu ai nói ta có thuyết pháp là phỉ báng
Phật,” vậy có phải mâu thuẫn không? Không, bởi vì
lời nói đó chẳng phải, cái phải đó chẳng thể nói. Tất
cả những gì mình hiểu được, nói được đều chẳng phải
thực tế, cái thực tế đó phải ngộ mới được.
Hỏi:
Thể tánh của Phật là thể tánh không, thế thì tại sao bày
ra đủ thứ pháp môn này pháp môn kia như Tổ sư thiền chẳng
hạn, không khéo lại đem bụi bậm vào thể tánh đó?
Đáp:
Tất cả pháp của Phật Thích Ca dạy đều là phương tiện,
mục đích để đạt đến chỗ hiện ra bản lai diện mục
của tâm mình, tất cả danh từ chỉ là danh từ chứ chẳng
có thực tế.
Nói
đến cái Không đó, bởi do tâm của mọi người chẳng hình
tướng số lượng, “Không”là để hiện bày cái dụng,
muốn dùng thì phải có cái Không đó. Ví như cái tách này,
nếu chẳng có cái không, ấy là tách chết, dùng không được;
cái bàn này, bình này, căn nhà này v.v… cũng vậy. Mà cái
Không này là vô sở hữu, vô sở hữu mà dung nạp tất cả,
tất cả đều ở trong vô sở hữu này, và tất cả đều
phải nhờ cái vô sở hữu này mới hiển bày được sự dụng.
Nếu
vô sở hữu thì chẳng nghĩa lý, chẳng lời nói chẳng danh
từ nào để nói; bây giờ muốn nói, đặt ra những danh từ
là phương tiện cho mọi người hiểu được cái dụng. Ví
như bản thể của tâm khắp hư không chẳng khứ lai, nên đặt
tên Như Lai, là đúng như bản lai; vì khắp thời gian thì chẳng
sanh diệt, nên đặt tên Niết bàn, vì trống rỗng chẳng có
gì cả nên đặt tên Tánh Không v.v…
Hỏi:
Nếu như thế thì đâu cần bàn là giải thoát hay không giải
thoát? Vì thể tánh vốn như thế !
Đáp:
Phải. Cho nên có người đến với Tổ sư, Tổ sư hỏi: Muốn
gì?
- Muốn
cầu giải thoát.
Tổ
hỏi: Ai trói buộc ngươi?
Vốn
là không trói buộc thì đâu cần cầu giải thoát, phải không?
(Dạ phải.) Nhưng chính bây giờ ông bị trói buộc rồi, do
tâm ông tự trói nên mới cầu giải thoát.
Hỏi:
Bạch Hòa thượng, đúng. Nhưng nếu con bị trói buộc thì
ngay bản thân con phải tự giải thoát chứ đâu nhờ ai giải
thoát cho con được? Sở dĩ đặt ra những phương pháp đó
chẳng qua chỉ là phương tiện thôi !
Đáp:
Nếu không đặt ra thì ông làm sao biết để đi đến giải
thoát? Cho nên Đức Phật mới đặt ra phương tiện. Mặc dù
đặt ra, nhưng ngài lại sợ người ta chấp vào lời nói của
Phật, nên nói:”Ta bốn mươi chín năm chưa từng thuyết một
chữ,” “Ai nói ta có thuyết pháp là phỉ báng Phật.” Vậy
ông có hiểu không?
- Dạ
hiểu.
- Thế
thì khỏi hỏi nữa.
Hỏi:
Mỗi người đều có một viên minh châu, vậy đâu là viên
minh châu của Hòa thượng?
Đáp:
Bây giờ nói chỉ là lời nói, ví như nói về cái tâm, cũng
chỉ là danh từ để nói thôi. Mặc dù Phật đặt ra những
danh từ, nhưng ngài nói là chẳng có nói. Tại sao? Vì cái
thực tế nói không được.
Đức
Phật đặt ra danh từ rồi bảo chúng ta phải thực hành, phải
đi đến chỗ thực tế của danh từ đó. Muốn đến chỗ
thực tế của danh từ đó phải tu.
Hỏi:
Qua những câu hỏi trên, khiến con nhận thức rằng những
tri kiến được tiếp thu qua vạn pháp ở thế gian đều là
những phương tiện, chẳng phải cứu cánh. Những văn tự
ngôn từ diễn đạt tình trạng tâm linh mà người ta thường
dùng, vô tình đã gây chướng ngại cho sự phát triển
minh tâm kiến tánh. Vậy xin Sư phụ từ bi khai thị phương
pháp độc đáo của Tổ sư thiền cho chúng con hầu thấu triệt
công phu trên đường tu tập.
Đáp:
Cái độc đáo nhất ấy là vô sở hữu, tức hư không trống
rỗng vô sở hữu. Tất cả chúng sanh, vũ trụ vạn vật, núi
sông đất đai, nhà cửa cây cối, đều phải ở trong vô sở
hữu này; trong cuộc sống hàng ngày, mặc áo ăn cơm, nói năng
tiếp khách… đều phải nhờ cái vô sở hữu này.
Tâm
của con người luôn muốn có sở hữu: Tiền này là sở hữu
của tôi, nhà này là sở hữu của tôi, bất cứ tài sản
gì đều muốn thuộc về sở hữu của tôi, từ đó sanh ra
đủ thứ phiền não, chướng ngại cái dụng vô sở hữu.
Sự
dụng của vô sở hữu vốn khắp không gian thời gian, chẳng
có hạn chế, nay hễ sanh ra một mảy may cầu sở hữu liền
bị hạn chế, chướng ngại cái dụng của tâm vô sở hữu.
Nên pháp tham thiền là dùng cái không biết để tu, vì không
biết thì chẳng thể có tâm muốn sở hữu, hễ mống tâm
mong cầu là biết vậy.
Hỏi:
Trong Kinh Pháp Bảo Đàn, có hai đoạn hình như mâu thuẫn nhau:
Đoạn trên ngài Lục Tổ dạy Huệ Minh khi đối cảnh chẳng
khởi thiện chẳng khởi ác, đoạn sau lại dạy cho Ngọa Luân
đối cảnh tâm cứ khởi, vậy hai đoạn này có phải mâu
thuẫn không?
Đáp:
Lời của Lục Tổ nói với Huệ Minh chẳng phải lời dạy,
ấy là câu thoại đầu, thoại đầu là chưa nổi niệm lên,
chẳng khởi niệm thiện cũng chẳng khởi niệm ác mới được
gọi là thoại đầu. Nếu đã khởi lên một niệm, dù là
niệm thiện cũng gọi là thoại vĩ chứ chẳng phải thoại
đầu. Đến thoại đầu là chẳng có niệm nào, chỗ đó gọi
là đầu sào trăm thước, hễ tiến thêm một bước là kiến
tánh. Lục Tổ là muốn Huệ Minh ngay đó kiến tánh, chứ chẳng
phải là dạy.
Đối
với bài kệ để phá chấp thật của Thiền sư Ngọa Luân,
như trên đã nói, chỉ là phá chấp thật thôi, cũng chẳng
phải là dạy. Bởi vì vô sở hữu thì đâu có gì để dạy
! Chư Phật chư Tổ cũng chẳng có gì để dạy, chẳng có
gì cho người; trong Truyền Đăng Lục nói:”Nếu nói tôi có
gì cho ngươi, ấy là lừa gạt ngươi.”
Cho
nên, nếu dùng tư tưởng chấp thật để tìm hiểu kinh điển
Đại thừa là sai lầm, vì tất cả kinh Đại thừa đều chỉ
là phá chấp thật mà thôi.
Hỏi:
Trong kinh Phật thường nói đến hai chữ “Chánh niệm,”
tức tâm mình ở trong trạng thái chánh niệm. Theo con hiểu,
chánh niệm là vô niệm. Kinh Pháp Bảo Đàn nói:”Vô niệm
là nơi niệm mà lìa niệm,” tức trong tâm chẳng khởi niệm
nào thì tâm được chánh định, phải không?
Đáp:
Phải. Bài Vô Tướng Tụng trong Kinh Pháp Bảo Đàn:”Vô niệm
niệm tức chánh, hữu niệm niệm thành tà,” chẳng có niệm
nào cả là chánh niệm, bất cứ nổi lên niệm gì, dù là
niệm thiện, cũng thành tà. Chữ Tà này chẳng phải tà ác,
chỉ là không đúng với chánh thôi.
Hỏi:
Lúc tâm mình chẳng khởi lên một niệm nào, thì tâm ở vào
trạng thái đó gọi là chánh định, phải không?
Đáp:
Lúc đó sẽ gần đến bản lai. Câu tiếp theo trong Vô Tướng
Tụng là “Tà chánh đều chẳng chấp”mới là đến chỗ
bản lai. Nếu còn chấp vào cái chánh, chỉ là đến thoại
đầu, chỗ đầu sào trăm thước, nên phải từ đầu sào
trăm thước tiến thêm một bước, tức chẳng trụ nơi chánh
nữa.
Hỏi:
Nếu tham đến chỗ chỉ còn một niệm, tức nhìn vào câu
thoại muốn biết mà biết không nỗi đó, thì gọi là nhất
tâm bất loạn, phải không?
Đáp:
Nói nhất tâm bất loạn là của pháp môn Tịnh độ, còn Thiền
tông thì định với loạn là tương đối, ví như vô ký, dù
lúc đó tâm chẳng có loạn, mà Thiền tông cho đó cũng là
bệnh.
Vì
Thiền tông muốn giữ sự thắc mắc, muốn biết mà không
biết, vẫn còn là không biết. Nhất tâm bất loạn của Tịnh
độ có cái nguyện cầu vãng sanh, còn Thiền tông thì chẳng
có nguyện, vô sở đắc, vô sở cầu, vô sở sợ, nên giống
mà chẳng phải.
Tổ
sư thiền là pháp thiền trực tiếp, mục đích là đi đến
chỗ ngộ, chứ không muốn đi đến chỗ nhất tâm bất loạn,
thanh thanh tịnh tịnh. Chẳng có sự mong cầu gì, hễ công
phu đến mức tự động sẽ ngộ.
Hỏi:
Về phần lý, đến chỗ nhất tâm bất loạn có phải là định
chưa?
Đáp:
Tất cả thiền đều muốn đạt đến thiền định giải thoát,
còn Tổ sư thiền thì như ngài Lục Tổ nói với Pháp sư Ấn
Tông trong Kinh Pháp Bảo Đàn: ”Thiền định giải thoát chẳng
phải Phật pháp, Phật pháp là pháp bất nhị.” Những gì
của Giáo môn coi trọng như thiền định giải thoát… thì
Thiền tông lại không màng đến, nên Lục Tổ nói thẳng là
chẳng phải Phật pháp.
Vì
Thiền tông là muốn đến chỗ thực tế, thực tế bất nhị,
chẳng tương đối. Thiền định là đối với tán loạn, dẹp
bỏ tán loạn rồi mới nói là định; giải thoát là đối
với trói buộc, mở trói rồi mới được giải thoát. Tự
tánh bất nhị, vốn chẳng phải loạn thì làm sao có định;
vốn chẳng trói buộc thì làm sao nói là giải thoát !
Cho
nên, có một vị Tăng đến hỏi Tổ sư xin giải thoát, Tổ
nói:
- Ai
trói buộc ngươi?
- Chẳng
ai trói. |