x
MỤC
LỤC
|
Lời
nói đầu
|
Tiểu
sử của Hòa thượng Thích Duy Lực
|
[01]
Thiền thất 26/10/92–01/11/92 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[02]
29/11/92–05/12/92 tại Chùa Từ Ân, Quận 1
|
[03]
28/03/93–03/04/93 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[04]
27/04/93–03/05/93 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[05]
20/10/93–26/10/93 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[06]
19/11/93–25/11/93 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[07]
Khai thị tại Thủ Đức
|
[08]
18/12/93–24/12/93 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[09]
14/07/94–20/07/94 tại Chùa Từ Ân , Quận 11
|
[10]
12/08/94–18/08/94 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[11]
11/09/94–17/09/94 tại Chùa Từ Ân , Quận 11
|
[12]
10/10/94-16/10/94 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[13]
06/01/95–12/01/95 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[14]
15/02/95–21/02/95 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[15]
06/03/95–12/03/95 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[16]
05/04/95–11/04/95 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[17]
15/05/95–21/05/95 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[18]
03/06/95–09/06/95 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[19]
27/01/96–02/02/96 tại Trường Cơ Bản Phật Học Đại Tòng
Lâm
|
[20]
24/05/96–30/05/96 tại Trường Cơ Bản Phật Học Đại Tòng
Lâm
|
[21]
25/05/97–28/05/97 tại Chùa Pháp Thành, Quận 6
|
[22]
16/05/97–20/05/97 tại Chùa Tam Bảo, Sa Đéc
|
[23]
14/06/97–20/06/97 tại Chùa Tam Bảo, Sa Đéc
|
[24]
14/07/97–20/07/97 tại Chùa Tam Bảo, Sa Đéc
|
[25]
14/08/97–20/08/97 tại Chùa Tam Bảo, Sa Đéc
|
[26]
19/03/99–25/03/99 tại Chùa Hưng Phước, Quận 3
|
[27]
15/05/99–21/05/99 tại Chùa Hưng Phước, Quận 3
|
[28]
1995–1999 Khai thị tại Mỹ Quốc
|
|
QUYỂN
THƯỢNG
|
|
cn
Hòa Thượng
Thích Duy Lực
DUY LỰC NGỮ LỤC
QUYỂN HẠ (TỪ NĂM
1992-1999)
Ban
Văn Hóa Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ chí Minh Thực Hiện
Nhà
Xuất Bản Tôn Giáo Hà Nội P.L.2546 - D.L. 2002
[25] 14/08/97–20/08/97
tại Chùa Tam Bảo, Sa Đéc
Làm
sao thoát khỏi sanh tử luân hồỉ
Tham
thiền học đạo lầm dụng tâm
Hữu
học & vô học
Chú
thích bài “Hư Không vô sở hữu mà dung nạp tất cả vật”
Hỏi:
Do ái dục nên có sanh tử luân hồi, vậy muốn không sanh tử
luân hồi phải làm sao?
Đáp:
Phải thoát ra sanh tử luân hồi, muốn ra khỏi vòng sanh tử
phải tham thiền, đến khi kiến tánh sẽ ra khỏi sanh tử.
Nói về vấn đề ái dục là của Giáo môn, còn tham thiền
chỉ cần giữ được nghi tình đến kiến tánh, chẳng cần
biết ái dục hay không ái dục, hễ giữ được nghi tình thì
ái dục làm sao nổi lên? Không những ái dục, không ái
dục cũng chẳng nổi lên .Ái dục là dục vọng, không dục
vọng cũng chẳng nổi lên, vì dục với không dục là tương
đối, nên không cần biết tới.
Hỏi:
Người xưa nói: “Tham thiền học đạo là lầm dụng tâm,
thành Phật thành Tổ là lầm dụng tâm. Ngoài trừ những cái
này ra, làm cái gì chẳng gọi là lầm dụng tâm?”là như
thế nào?
Đáp:
Ấy là bản tâm vô sở hữu như hư không, nguồn gốc của
Phật pháp là như hư không vô sở hữu, nguồn gốc của vũ
trụ cũng vậy. Nếu đã vô sở hữu rồi thì ai làm Phật,
ai làm Tổ? Hễ kiến lập Phật với Tổ là lầm dụng tâm
rồi. Ngộ là tại mê, nếu vô sở hữu đâu có mê với ngộ,
kiến lập mê ngộ là lầm dụng tâm vậy.
Như
bốn bài kệ về chữ TRI của ngài Vĩnh Gia, hễ kiến lập
cái biết thì có cái không biết để đối đãi, kiến lập
cái sở biết, mặc dù tịch lặng thanh tịnh, cũng là kiến
lập, tức có năng sở đối đãi.
Nếu
thấu rõ cái vô sở hữu thì lấy gì gọi là thiền, lấy
gì gọi là đạo, lấy gì gọi là Phật? Cho nên nói là lầm
dụng tâm. Nếu không lầm dụng tâm thì tự nhiên vô sở hữu,
dung nạp và ứng dụng, trong bài trích dịch Đại Trí Độ
Luận của ngài Long Thọ giải thích rất kỹ, nhiều người
đọc rồi cũng không hiểu thấu, chỉ có những người công
phu mới lãnh hội được phần nào.
Hỏi:
Vừa rồi Hòa Thượng nói tham thiền học đạo là lầm dụng
tâm, vậy Hòa Thượng dạy chúng con lầm dụng tâm sao?
Đáp:
Đó là do có người hỏi, tôi mới có cái đáp, tức có vấn
mới có đáp. Vì hỏi là lầm dụng tâm rồi, mà người hỏi
chẳng biết là lầm dụng tâm, qua sự giải đáp rồi mới
biết mình lầm dụng tâm, như bây giờ thầy hỏi cũng
là lầm dụng tâm vậy. Tôi chỉ là giải thích để cho đừng
lầm dụng tâm thôi.
Tâm
vốn vô sở hữu, đâu có lầm dụng hay không lầm dụng? Bây
giờ nói lầm dụng cũng không đúng, nói không lầm dụng cũng
không đúng, vì có sự đối đãi, còn bản tâm là chẳng tương
đối, nên gọi vô duyên tri.
Do
người hỏi có tâm chấp thật, ví như chấp Phật là thật,
chấp đạo là thật, thì đó là lầm dụng tâm, nên ngài Lục
Tổ nói bổn lai vô nhất vật thì ở chỗ nào dính bụi trần?
Ở chỗ nào lầm dụng tâm? Chỉ cần hỏi và nhìn đi song
song, hễ lầm dụng tâm là chướng ngại sự kiến tánh.
Hỏi:
Con từ nhỏ tới lớn chẳng nghe lời ai cả, bất kể
cha mẹ anh em. Con làm những việc trái ngược với đạo lý,
bị quả báo rất nặng, nay biết được pháp của Sư phụ,
muốn xin qui y và xuất gia. Con về xin phép cha mẹ để được
qui y Tam Bảo, trả thân này về cho tứ đại và tiếp tục
tu. Thầy có nói một câu: Gặp hạt giống tốt để cày cấy,
sau này đến ngày đến tháng sẽ nẩy mầm, đúng như lời
Phật nói.
Đáp:
Qui y thì dễ, hãy đăng ký và sẽ tổ chức vào ngày giải
thất, còn vấn đề xuất gia để lại sau. Nay tạm làm công
quả một thời gian, để người ta xét về hạnh kiểm có
tốt không, sau này có giúp ích cho Phật giáo không, thời gian
cứu xét thường là ba năm. Nhiều người xuất gia vì buồn
chuyện gia đình, cũng có người vì sự nghiệp thất bại,
hoặc vì thất tình mà xuất gia, đó chẳng phải chánh nhân,
chẳng có ích cho Phật pháp mà chỉ làm hại mà thôi.
Khi
xưa muốn xuất gia phải thi, đủ điểm rồi mới cho xuất
gia, nay Chùa Tam Bảo là nơi chuyên tu, tứ chúng xuất gia và
tại gia, quyền lợi và nghĩa vụ đều bình đẳng, cư sĩ
cũng tu như Tu sĩ vậy, khi nào có nhân duyên thì xuất gia cũng
được.
Hỏi:
Người tham thiền nếu không có kiến giải thì làm sao có
chánh tín để tham thiền?
Đáp:
Theo Giáo môn cũng biết hữu học còn thấp, đến vô học
là cao, nhưng Thiền môn thì siêu việt hữu vô, vô học cũng
còn không được, vì vô học với hữu học là tương đối.
Nếu bây giờ còn chấp vào tri kiến thì ở mãi hữu học,
ví như người học lớp một chẳng chịu lên lớp, đâu thể
lên đến vô học? Phải bỏ hữu học mới lên tới vô
học, huống là đến vô học rồi cũng còn phải bỏ !
Nếu
trong Phật tánh còn có tri kiến, tự tánh nếu không đầy
đủ, phải học, thì làm sao nói là như hư không vô sở hữu?
Ngài Long Thọ dẫn dụ như hư không vô sở hữu là giải theo
Giáo môn, chứ chẳng phải giải theo Thiền môn. Vì Giáo môn
là ham kiến giải, nên mới giải thích kỹ càng tỉ mỉ, còn
Thiền môn thì khỏi cần giải.
Nói
đến hai chữ “Chẳng có,” nếu chấp hai chữ đó cho là
chẳng có gì cả vẫn còn không được, là lọt vào biên kiến.
Hai chữ “Chẳng có”không phải là đoạn diệt, nếu đoạn
diệt thì ai biết chẳng có? Ấy cũng như Giáo môn nói “Chỉ
cho ý hội, chẳng thể ngôn truyền.” Còn Thiền môn thì ý
hội cũng không cho, phải tự ngộ mới được.
Cho
nên, hoằng dương pháp Tổ sư thiền thật khó, ngài Triệu
Châu là vị Tổ danh tiếng, dưới thiền hội của ngài chỉ
có hai mươi người, Tổ thứ chín phái Lâm Tế chỉ có sáu
người, nhưng sáu người đều xuất sắc, tất cả hành giả
tham thiền sau này đều là con cháu của sáu vị này. Thời
nay, trong một tỷ người có được một người kiến tánh
cũng đủ vốn rồi.
Hỏi:
Việc kiến tánh thì con chưa biết, nhưng nếu sau này Hòa thượng
đi vắng, hành giả tham thiền nên căn cứ vào đâu để tham
thiền không bị lạc?
Đáp:
Không căn cứ vào đâu cả. Mười điều kiện tham Tổ sư
thiền, đầu tiên là phải phá ngã chấp và chín chữ “Vô
sở cầu, vô sở đắc, vô sở sợ,” hễ thực hành được
chín chữ này là bảo đảm, nếu không thì chẳng dám bảo
đảm. Cho dù nay có Phật Thích Ca, mà người thực hành không
được chín chữ này thì Phật cũng bó tay.
Hỏi:
Tại sao hư không vô sở hữu mà dung nạp tất cả vật?
Đáp:
Ngài Long Thọ giải thích hư không vô sở hữu nên mới dung
nạp, còn mấy cái kia giống như vô sở hữu mà vẫn còn sở
hữu: Ví như Phật pháp Đại thừa cũng còn sở hữu, pháp
tâm, tâm số, mặc dù không có hình tướng số lượng nhưng
vẫn còn sở hữu, nó giống mà khác.
Trong
đó ngài phân tích rất tỉ mỉ kỹ càng, ngài tự đặt ra
câu hỏi và tự mình đáp. (Phần nguyên văn viết nghiêng và
phần chú thích của Sư phụ viết thường). Nguyên văn như
sau:
Hỏi:
Tại sao không nói hư không quảng đại dung nạp tất cả vật,
mà nói hư không vô sở hữu dung nạp tất cả vật?
Đáp:
Hiện tiền thấy hư không vô sở hữu, tất cả vạn vật
(núi sông đất đai, nhà cửa cây cối v.v…) đều ở trong
đó, vì vô sở hữu nên dung nạp.
Hỏi:
Pháp tâm, tâm sở cũng vô hình tướng, tại sao không dung nạp
tất cả vật? (giải: Duy thức học của Giáo môn nói về
Tâm vương là tám thức, tác dụng của Tâm vương gồm năm
mươi mốt thứ tâm sở, như buồn, vui, yêu, ghét v.v…nói
chung gọi là pháp tâm, tâm sở hoặc tâm số.)
Đáp:
Pháp tâm, tâm sở là tướng giác tri, chẳng phải tướng dung
nạp. (Giác tri mới biết buồn, vui, yêu, ghét…) lại chẳng
có trụ xứ trong ngoài, gần xa…(cũng như căn nhà có tướng
lớn nhỏ, trong ngoài, gần xa …)
chỉ do tướng phân biệt mới biết có khái niệm của tâm.
Sắc
pháp có trụ xứ, do sắc mới biết có hư không (Chỗ có sắc
thì chẳng phải hư không, chỗ không có sắc mới là hư không),
vì sắc chẳng dung nạp mới biết hư không dung nạp. (Ví như
chỗ này đã để cái bình rồi, muốn để thêm vật khác
thì chẳng được). Bởi do vô minh mới biết có minh, (kỳ
thật vô minh là đối với minh, tại chấp vô minh mới nói
là có minh.) do khổ nên biết có vui, do chỗ không có sắc
nên nói có hư không, chẳng có tướng khác.
Lại
nữa, pháp tâm, tâm sở còn có cái nghĩa không dung nạp: Cũng
như tâm tà kiến không dung nạp chánh kiến, tâm chánh kiến
không dung nạp tà kiến, còn hư không thì chẳng phải vậy,
tất cả đều dung nạp.
Lại
nữa, Pháp tâm, tâm sở là tướng sanh diệt, là pháp có thể
đoạn dứt, hư không thì chẳng thể đoạn dứt. (Như
bây giờ mình tu có thể đoạn dứt tà kiến, nếu chẳng đoạn
dứt được thì sự tu đâu có lợi ích gì? Còn hư không
thì chẳng thể đoạn dứt). Pháp tâm, tâm sở với hư không
chỉ giống ở chỗ vô hình vô sắc, chứ không được nói
là tất cả đều chẳng khác (Cũng như tám thức và năm mươi
mốt tâm sở, với hư không chỉ giống ở chỗ chẳng hình
tướng và sắc thể), chứ không được nói là tất cả
đều chẳng khác. Do đó nên trong các pháp nói hư không dung
nạp tất cả.
Hỏi:
Ý tôi hỏi là tại sao chẳng nói hư không quảng đại vô
biên dung nạp tất cả vật, mà lại nói vô sở hữu nên dung
nạp tất cả vật?
Đáp:
Tôi nói hư không chẳng tự tướng, do sắc tướng nói có
hư không. Nếu chẳng có tự tướng thì chẳng có hư không,
nếu chẳng có hư không thì lấy gì nói quảng đại vô biên?
Hỏi:
Ông nói tướng dung nạp tức là hư không rồi, tại sao lại
nói chẳng có?
Đáp:
Tướng dung nạp tức là chẳng có sắc tướng (Chỗ chẳng
có vật chất), là chỗ sắc chẳng đến, gọi là hư không.
Nếu hư không là thật thì lúc chưa có sắc phải có hư không;
nếu chưa có sắc mà có hư không thì hư không vô tướng.
Tại sao? Vì chưa có sắc vậy.
Do
có sắc nên biết có hư không, vì có sắc mới có vô sắc.
Nếu trước có sắc sau mới có hư không thì hư không lại
thành pháp tạo tác (Tạo tác là kiến lập, có sự sanh khởi),
pháp tạo tác chẳng gọi là thường (Vì hễ tạo tác thì
có thành có hoại, chẳng phải là thường, còn hư không là
thường, không thể hoại, không ai tạo tác được.) Nếu có
pháp vô tướng thì chẳng thể được (vô lý), do đó nên
chẳng có hư không. (Chứng tỏ hư không chẳng tự tướng,
chẳng có hư không nhưng dung nạp tất cả, ứng dụng tất
cả, ấy là nghịch với sự hiểu biết của bộ não mà lại
là thật tế. Sự hiểu biết của bộ não không đúng với
thật tế, nhưng đúng với thật tế thì người ta không chịu,
không đúng với thật tế người ta mới chịu, gọi là tập
khí phiền não. Nên ngài Lai Quả nói “Ta nói thật thì các
ngươi không tin, ta nói dối các ngươi mới tin,” cũng là
vậy .)
Hỏi:
Nếu vậy hư không là thường có, bởi do sắc mà có tướng
hư không hiện rồi chứng tỏ có hư không ư?
Đáp:
Nếu hư không trước đã vô tướng thì sau cũng là vô tướng,
nếu hư không trước đã hữu tướng thì tại sao tướng ấy
chẳng có sở tướng (Chẳng có tướng sở hữu của hư không)?
Nếu trước vô tướng thì sau cũng vô tướng (Chẳng có tướng
mạo của hư không). Nếu lìa hữu tướng vô tướng thì chẳng
có trụ xứ của tướng (Hữu tướng cũng chẳng phải, vô
tướng cũng chẳng phải thì chẳng trụ xứ của tướng).
Nếu tướng chẳng trụ xứ thì sở tướng cũng chẳng trụ
xứ. Sở tướng chẳng có nên tướng cũng chẳng có, lìa tướng
và sở tướng đâu còn pháp nào nữa !
Cho
nên, hư không chẳng gọi là tướng, chẳng gọi là sở tướng,
chẳng gọi là pháp, chẳng gọi là phi pháp; chẳng gọi là
hữu, chẳng gọi là vô, ngôn ngữ cách tuyệt, tịch diệt
như vô dư Niết bàn, tất cả pháp khác cũng như thế. (Vì
hư không chẳng tự tướng, nên chẳng thể gọi là có hay
không, tức tất cả tương đối đều chẳng thể kiến lập,
vì vô sở hữu vậy. Chẳng những hư không, tất cả pháp
khác cũng vậy, nhưng bây giờ người ta chấp các pháp đều
thật có, nên mới sanh ra đủ thứ phiền não.)
Hỏi:
Nếu tất cả pháp đều như thế tức là hư không, tại sao
còn lấy hư không để thí dụ?
|