x
MỤC
LỤC
|
Lời
nói đầu
|
Tiểu
sử của Hòa thượng Thích Duy Lực
|
[01]
Thiền thất 26/10/92–01/11/92 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[02]
29/11/92–05/12/92 tại Chùa Từ Ân, Quận 1
|
[03]
28/03/93–03/04/93 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[04]
27/04/93–03/05/93 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[05]
20/10/93–26/10/93 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[06]
19/11/93–25/11/93 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[07]
Khai thị tại Thủ Đức
|
[08]
18/12/93–24/12/93 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[09]
14/07/94–20/07/94 tại Chùa Từ Ân , Quận 11
|
[10]
12/08/94–18/08/94 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[11]
11/09/94–17/09/94 tại Chùa Từ Ân , Quận 11
|
[12]
10/10/94-16/10/94 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[13]
06/01/95–12/01/95 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[14]
15/02/95–21/02/95 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[15]
06/03/95–12/03/95 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[16]
05/04/95–11/04/95 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[17]
15/05/95–21/05/95 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[18]
03/06/95–09/06/95 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[19]
27/01/96–02/02/96 tại Trường Cơ Bản Phật Học Đại Tòng
Lâm
|
[20]
24/05/96–30/05/96 tại Trường Cơ Bản Phật Học Đại Tòng
Lâm
|
[21]
25/05/97–28/05/97 tại Chùa Pháp Thành, Quận 6
|
[22]
16/05/97–20/05/97 tại Chùa Tam Bảo, Sa Đéc
|
[23]
14/06/97–20/06/97 tại Chùa Tam Bảo, Sa Đéc
|
[24]
14/07/97–20/07/97 tại Chùa Tam Bảo, Sa Đéc
|
[25]
14/08/97–20/08/97 tại Chùa Tam Bảo, Sa Đéc
|
[26]
19/03/99–25/03/99 tại Chùa Hưng Phước, Quận 3
|
[27]
15/05/99–21/05/99 tại Chùa Hưng Phước, Quận 3
|
[28]
1995–1999 Khai thị tại Mỹ Quốc
|
|
QUYỂN
THƯỢNG
|
|
cn
Hòa Thượng
Thích Duy Lực
DUY LỰC NGỮ LỤC
QUYỂN HẠ (TỪ NĂM
1992-1999)
Ban
Văn Hóa Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ chí Minh Thực Hiện
Nhà
Xuất Bản Tôn Giáo Hà Nội P.L.2546 - D.L. 2002
[28] 1995–1999
Khai thị tại Mỹ Quốc
Do
đời sống vật chất khiến sự tu lui sụt?
Sức
tâm xoay chuyển
Thể
xác là xe chở sinh mạng
Lý
do Sư phụ xuất giả
Chưa
chứng ngộ làm sao giải đáp?
Vài
nét về Pháp sư Nguyệt Khê
Phật
Thích Ca chẳng kiến lập chơn lý
Phật
tánh làm chủ
Thế
nào là tâm bình thường?
Tại
sao Ngũ Tổ truyền y bát cho Lục Tổ?
Thế
nào là đạo
Trà
Triệu Châu
Thoại
đầu dù muôn ngàn, chỉ một cái “không biết”
Người
kiến tánh còn sanh tử không?
Có
thể gấp rút đề câu thoại đầu để thúc đẩy nghi tình?
Thế
nào là Phật giáo, Phật pháp, Phật học?
Tại
sao Phật nói nhiềi kinh?
Ngũ
thời bát giáo là gì?
Phiền
não là gì?
Thuyết
pháp đại khai viên giải
Đốn,
tiệm, biệt, viên
Phật
giáo Tiểu thừa không nhìn nhận Đại thừa
Pháp
tu của Trung Thừa
Kinh
nói 84000 pháp môn, sao Sư phụ chỉ dạy một pháp môn
Thiên
Thai Giáo Quán Tông
Công
án Hòa thượng Thủy Lão gặp Mã Tổ, cô Trịnh mười ba
Bảy
ngàn Tổ ngộ đạo, ai ấn chứng?
Câu
chuyện tu hành của Thiền sư Diệu Cao
Giải
thích Trung Phong Pháp ngữ
Sự
sai biệt giữa Tiểu thừa, Trung thừa và Đại thừa
Thiền
tông không tin kinh điển?
Ngài
Nam Tuyền chém mèo có phải lậu tận không?
Xã
hội thời nay khó tu Tổ sư thiền?
Bỏ
nhiễm duyên lấy tịnh duyên
Thần
thức đi đầu thai là thế nàỏ
Sự
khai ngộ của Ngài Đại Huệ
Tại
sao học Phật pháp có thể thành ngoại đạỏ
Bổn
lai vô nhất vật, lấy cái gì lìa cái gì?
Có
phải tùy theo xá lợi có thể đánh giá sự tu của người
đó?
Thế
nào hành đúng theo chánh pháp?
Ta
nghe như vậy
Hễ
khởi niệm là lọt vào tương đốỉ
Cách
giải thích” Sắc không bất dị”
Câu
chuyện Thiền sư Văn Ích phái Pháp Nhãn Tông đi tham học
Tại
sao phải đọc cuốn 50 thứ ma ngũ ấm?
Thế
nào giải ngộ và chứng ngộ?
Làm
thế nào chấm dứt cái biết?
Hỏi:
Có nhiều người lúc trước ở Việt Nam thì sự tu cũng khá
cao, qua đến đây do đời sống vật chất khiến họ bị lui
sụt, vậy có phải do nghiệp không ?
Đáp:
Ấy là bị hoàn cảnh lôi kéo. cũng như đứa bé sơ sinh chỉ
có tập khí kiếp trước, chưa bị nhiễm tập khí kiếp này,
rồi dần dần lớn lên mới nhiễm phải.
Như
nội dung nhiều trò chơi điện tử thời nay, tập cho đứa
bé có tánh hung dữ, sau này họ trưởng thành, khi có quyền
hành trong tay rồi, chẳng biết thế giới sẽ ra sao. Xã hội
ngày nay, nhiều hung thủ giết người chỉ có mười mấy tuổi,
lái xe thì vô kỷ luật, những người sản xuất đồ chơi
chỉ cần thu được phần lợi lộc, không màng đến hậu
quả ảnh hưởng đem lại tánh hung dữ cho các cháu.
Còn
những nhà đầu tư thì đem chất phế thải, ô nhiễm độc
hại, đầu tư tại các nước cần phát triển, chỉ biết
đem phần lợi về mình là đủ, ô nhiễm môi trường cũng
mặc kệ, chỉ cần không gây ô nhiễm trong nước sở tại
của mình là được. Họ lấy danh nghĩa giúp đỡ, đầu tư,
viện trợ, thực tế là trút phần ô nhiễm cho người khác.
Hỏi:
Quả lắc tự xoay có ý nghĩa như thế nào ?
Đáp:
Nó xoay theo nguyên lý tự xoay: Ví như điện tử xoay nguyên
tử, mặt trăng xoay theo quả đất, quả đất xoay theo mặt
trời, mặt trời xoay theo ngân hà, nay phóng vệ tinh lên trên
không cũng xoay theo quỷ đạo… Sức của tâm cũng vậy, chẳng
bao giờ ngưng. Nên Kinh Pháp Bảo Đàn nói “Tất cả đều
lay động chẳng tịnh.”
Hỏi:
Hiện nay có một số người Thiên Chúa Giáo phản đối Phật
giáo đồ, cho là không đúng, vậy như thế nào ?
Đáp:
Chính Phật giáo đồ đối với Phật pháp cũng chỉ hiểu
một cách mơ hồ. Trong cuốn Góp Nhặt Lời Phật Tổ và Thánh
Hiền, tôi có đề cập đến sự nhận thức của một người
linh mục Mỹ nói về Phật giáo, sự hiểu biết của ông ấy
còn hơn Phật giáo đồ.
Vì
Phật giáo chỉ là giải phẩu tâm linh, còn nhà khoa học là
giải phẩu thể xác; thể xác chỉ là chiếc xe chở sinh mạng,
chứ chẳng phải chủ sinh mạng, chủ sinh mạng là tâm linh.
Cho nên, nhà khoa học muốn tìm hiểu sinh mạng, mà cứ giải
phẩu thể xác thì làm sao tìm được ? Muốn tìm phải tìm
hiểu chủ sinh mạng.
Ví
như khoa châm cứu, thời xưa Đạo giáo đã dùng tâm linh phát
hiện kinh lạc nơi cơ thể con người, gồm mười bốn kinh
lạc và những huyệt vị, nhà khoa học thời nay khi giải phẩu
thể xác chỉ thấy thần kinh, không thấy kinh lạc. Dù chẳng
thể phát hiện qua ngũ giác quan, nhưng công hiệu của châm
cứu liệu pháp thì chẳng thể phủ định, nên trường đại
học Mỹ có khoa châm cứu, cũng phải thực hành theo hệ thống
kinh, lạc, huyệt do tâm linh phát hiện.
Hỏi:
Vì sao Thầy trở thành Tu sĩ ?
Đáp:
Thuở xưa khi bà nội tôi mất , tôi tự nghĩ tại sao lại
có sự chết ? Đến khi ba tôi mất thì tôi mới nghĩ
“sau này tôi cũng phải chết”. Từ đó tôi thường nghĩ
rằng sự chết đó có thể giải quyết được không ? Sau
đó xem kinh Phật, mới biết việc này có thể giải quyết.
Tôi bèn phát tâm xuất gia, và bây giờ tôi phát hiện được
sanh tử vốn là không! Như tôi đã nói ở trên: Chủ sinh mạng
là tâm linh, tâm linh không có sanh tử.
Hỏi:
Lúc Thầy xuất gia còn thân phụ thân mẫu không ?
Đáp:
Tôi còn một người mẹ nhưng không phải mẹ ruột, bà nuôi
tôi từ lúc tôi bốn tuổi, mới chết cách đây mấy tháng,
còn người mẹ ruột thì mất lúc tôi chưa đầy một tuổi.
Hỏi:
Thế thì Thầy cảm thấy an lạc không? Cảm thấy có gì là
quan trọng không ?
Đáp:
Chẳng có an lạc hay không an lạc, vì vốn là trống rỗng
chẳng có gì cả, thành ra tôi đi đến đâu cũng như vậy
thôi. Nếu có cái gì quan trọng thì chẳng phải Tổ sư thiền;
luôn cả Tổ sư thiền cũng không phải Tổ sư thiền. Hễ
có mục đích là có sở trụ, là chướng ngại. (Sư phụ dùng
cánh tay dụ cho tâm linh vô sở trụ, lược qua.)
Hỏi:
Sư phụ tự nói là chỉ được giải ngộ, chưa chứng ngộ
thì làm sao giải đáp được ?
Đáp:
Đã giải ngộ thì tất cả đều giải được.
Hỏi:
Con thừa nhận Sư phụ nói về tánh thấy tánh nghe là đúng,
sự thấy nghe của mình có lúc không hoàn toàn, nhưng đó chỉ
đúng theo logic thôi ?
Đáp:
Logic chỉ có thể dùng trong không gian ba chiều, có vật thể,
thông qua tai mắt. Còn tâm linh là siêu logic, logic chẳng thể
biện chứng được; vì logic chỉ có thể chứng tỏ không
gian, chẳng thể chứng tỏ thời gian.
Hỏi:
Xin Sư phụ kể qua vài nét của ngài Nguyệt Khê ?
Đáp:
Ngài Nguyệt Khê tốt nghiệp tại trường đại học ở Thượng
Hải, rất giỏi về ngoại ngữ Anh, Pháp và thông thạo triết
học Đông, Tây phương .
Người
biên tập cuốn Nguyệt Khê Ngữ Lục và các tác phẩm
của ngài, đem gom lại thành quyển Cội nguồn Truyền Thừa
và Phương Pháp Tu Trì của Thiền Tông. Tôi rất tiếc vì những
đệ tử của ngài sau này trong việc xuất bản, lấy ý mình
xen vào , nhiều người đọc không biết, nhưng khi tôi đọc
thì biết sự khác nhau: Vì lời nói của người chưa kiến
tánh với người đã kiến tánh khác nhau, mà người thường
không thể phân biệt được.
Cũng
như Kinh Pháp Hoa, do người trứ tác chấp thật có Bồ tát
Quán Thế Âm tại núi Phổ Đà, nên trong Phẩm Phổ Môn, người
ta in thêm mười hai đại nguyện của Bồ tát Quán Thế Âm,
rồi chấp thật có một vị Bồ tát Quán Thế Âm ngồi trên
chiếc thuyền tuần tra nơi biển, hễ gặp ai cầu cứu thì
hiện thân đến cứu giúp, mà chẳng biết là do tự tánh Quán
Âm tự cứu, chỉ vì mọi người tin không nỗi thôi.
Hỏi:
Người thời nay có phương tiện đầy đủ, đáng lẽ dễ
kiến tánh hơn, tại sao lại khó hơn đời xưa ?
Đáp:
Do người thời nay trí thức logic quá mạnh, cái gì cũng phải
hợp logic, nhưng tâm linh thì chẳng thể hợp với logic, vì
logic là nghịch với tâm linh, chướng ngại tâm linh hiển hiện.
Tức là : Hiển thịnh thì ẩn suy; thời nay do hiển quá thịnh
nên ẩn phải suy.
Hỏi:
Ở nước Mỹ, người ta cảm thấy đi đến Đạo Phật chẳng
thể giải thoát ?
Đáp:
Đạo Phật thời nay rất phức tạp, nhiều người dùng chủ
quan của mình để giải thích Phật pháp, ấy đều nghịch
với giáo pháp của Phật Thích Ca. Bởi vì Phật Thích Ca chẳng
kiến lập chơn lý, vừa nói ra liền phủ nhận, nay các nhà
Phật học lại cho lời nói của Đức Phật là chơn lý, nói
thế giống như ngoại đạo rồi.
Hỏi:
Trên đường tu hành, chúng con khi thì hăng hái, khi thì giải
đãi, làm thế nào để khắc phục cái vọng tri của mình
?
Đáp:
Lỗi tại có tri giác. Kinh Lăng Nghiêm nói “Tri giác nãi chúng
sanh.” Nay hãy nhìn qua thế giới vạn hữu, con người cho
con cọp, beo, sư tử là ác thú, nhưng họ không bao giờ giết
hại đồng loại, và chỉ giết hại loài vật khác khi lúc
đói, khi ăn no rồi thì không. Còn con người, ngày thường
thì giết hại loài khác như gà, vịt, cá, heo … ngoài ra còn
giết hại đồng loại, như trong lúc chiến tranh. Ấy đều
là hành động theo sự hiểu biết của mình, rồi lập ra chủ
trương của mình, tức dùng bộ não làm chủ.
Bộ
não phải nhờ ngũ giác quan : Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân;
con mắt thì muốn nhìn đẹp, chê xấu; lỗ tai thì thích tiếng
khen, ghét tiếng chê; lỗ mũi thì muốn ngữi cái thơm, không
chịu cái thúi; lưỡi thì muốn ăn cái ngon, chê cái dỡ, tất
cả đều theo bộ não mà thỏa mãn dục vọng của mình, đến
khi không thể thỏa mãn thì giết hại.
Đức
Phật là muốn cho Phật tánh làm chủ, chấm dứt chủ quyền
của bộ não. Tu hành đạt đến mục đích cuối cùng, là
để Phật tánh làm chủ. Đối với những người chẳng phải
vì mục đích này, hoặc chỉ do hứng thú thì lúc có hứng
thì siêng năng, hết hứng thì giải đãi, có khi do bị ngoại
cảnh lôi kéo khiến giải đãi v.v… nên phải tập dần dần.
Hỏi:
Trong quyển Trung Phong Pháp Ngữ đề ra bốn điều dễ và bốn
điều khó, nói bốn điều dễ là để cho nhập đạo,
bốn điều khó để cho tiến lên con đường đạo, là như
thế nào ?
Đáp:
Bốn điều dễ là để tạo lòng tin, có lòng tin mới có thể
nhập đạo. Vì TIN là mẹ của công đức. Nhưng hễ chấp
vào chỗ đó thì bốn điều dễ sẽ đưa mình xuống địa
ngục! Phải giải quyết bốn điều khó rồi thì bốn điều
dễ này là dễ, nếu không thì bốn điều dễ này là dễ
xuống địa ngục vậy.
Hỏi:
Tại sao đã có Thiền tông rồi lại còn có Mật tông ?
Đáp:
Mật tông lúc ban đầu kỳ thật là của ngoại đạo, sau khi
Phật nhập Niết bàn mấy trăm năm, do ngài Long Thọ, Tổ thứ
14 của Thiền tông chỉnh sửa lại, khiến những ngoại
đạo đương thời trở về chánh pháp, nên ngài làm Tổ cho
sáu môn phái.
Hỏi:
Thế nào là bình thường tâm?
Đáp:
Bình thường tâm tức tâm như hư không chẳng dính mắc, là
nói người đã kiến tánh, dù cho bom nguyên tử làm nổ tung
trái đất này, tất cả đều tiêu tan, nó vẫn bình thường.
Chứ không phải trong cuộc sống hằng ngày trải qua một cách
bình thường gọi là bình thường tâm. Tâm của con người
chưa kiến tánh thì chẳng thể bình thường được, ấy là
điên đảo.
Hỏi:
Có người hỏi Thiền sư Nam Tuyền :”Dưới pháp hội của
Ngũ Tổ có năm trăm vị, người nào cũng thông thái và giỏi
pháp lý. Vậy tại sao ngài chẳng truyền y bát cho người khác,
mà lại truyền cho Lục Tổ Huệ Năng ?”
Ngài
Nam Tuyền đáp: “Sở dĩ truyền cho Huệ Năng, vì ngài không
biết Phật pháp, nhưng biết đạo.” Nghĩa này là thế nào
?
Đáp:
Đức Phật trong Kinh Kim Cang nói: ”Chẳng có pháp gọi là
Phật pháp.”, “Pháp, phi pháp, phi phi pháp.”, “ Ai nói ta
có thuyết pháp là phỉ báng Phật.”, “Vô pháp khả thuyết,
gọi là thuyết pháp”… Không có pháp thì làm sao biết Phật
pháp? Vì ngộ được vốn là chẳng có pháp, nhưng chẳng phải
phủ định tất cả pháp, pháp nào cũng y như cũ; cái tách
vẫn là tách, quả cam vẫn là cam, chứ không có ý của cá
nhân xen vào.
Hỏi:
Vậy thế nào là đạo?
Đáp:
Cũng vậy thôi. Thiền tông là hiểu thiền, hiểu đạo cũng
không cho. Đạo là đường đi, muốn ngộ đến cuối cùng
thì phải đi đúng đường lối; ví như tham Tổ sư thiền,
đường lối thực hành tức là đạo.
Đạo
khả đạo, phi thường đạo. Đạo mà có thể nói được
thì chẳng phải là đạo, vì không có nhất định. Tất cả
nói được đều chỉ là phương tiện, là cơ xảo. Tám mươi
bốn ngàn pháp môn là tám mươi bốn ngàn con đường; đạo
của Tịnh độ khác, đạo của Thiền tông khác…Dù đường
đi mỗi mỗi khác nhau, chỗ đến thì chẳng khác.
Hỏi:
Ngoài công án ra, có cách nào cho người thời nay tu hành được
thích hợp không ?
Đáp:
Công án không bị thời gian, không gian hạn chế, khác hơn
khoa học. Khoa học dần dần tiến bộ, còn công án là để
phát hiện Phật tánh, Phật tánh thì không thể tiến bộ,
vì hễ có tiến bộ là pháp sanh diệt.
Ví
như công án “uống trà” của Tổ Triệu Châu:
Có
người đến gặp Triệu Châu, ngài hỏi:
- Trước
kia đã có đến đây chưa ?
- Dạ
chưa.
- Uống
trà đi !
Người
khác đến, ngài lại hỏi:
- Trước
kia đã đến lần nào chưa ?
- Dạ,
có.
- Uống
trà đi !
Viện
chủ hỏi: Sao người nào ngài cũng bảo đi uống trà ?
Ngài
nói : Viện chủ !
- Dạ
?
- Uống
trà đi.
Bất
kể thời xưa, thời nay, thuyết pháp phải tùy cơ, trên phù
hợp ý Phật, dưới khế hợp đương cơ; phù hợp ý Phật
chẳng có tiến bộ, khế hợp đương cơ cũng chẳng có tiến
bộ.
Hỏi:
Đường lối tham thiền chỉ có một, nhưng trong lúc công phu,
vì căn cơ khác nhau, mỗi người đi một lối rẻ, vậy là
thế nào ?
Đáp:
Thoại đầu dù có muôn ngàn, nhưng đều chỉ là một cái
không biết; tất cả đều là tác dụng kích thích cái không
biết, và khán thoại đầu chỉ là nhìn vào chỗ không biết
mà thôi.
Hỏi:
Người tu Tổ sư thiền có thọ Bồ tát giới không ?
Đáp:
Có. Đại thừa và Tối thượng thừa đều có thọ giới Bồ
tát. Vì Đại thừa là Bồ tát thừa, Tu sĩ Đại thừa phải
thọ giới Bồ tát, nếu không thì chưa phải Đại thừa. Cư
sĩ thì thọ hay không thọ cũng được. Còn Tiểu thừa (Thanh
văn thừa) thì không thọ giới Bồ tát, chỉ thọ giới Tỳ-kheo
mà thôi.
Hỏi:
Người kiến tánh rồi còn sanh tử không ?
Đáp:
Thiền sư Pháp Diễn là thầy của ngài Đại Huệ và Viên
Ngộ. Lúc đó ba huynh đệ Viên Ngộ đều tưởng mình đã
ngộ, nhưng thầy lắc đầu không ấn chứng. Ba huynh đệ
rất tức giận, xin ra đi. Thiền sư Pháp Diễn nói :”Sau này
bệnh nặng mới biết ý của thầy.”
Vì
hễ ngộ thì giải thoát được sanh tử, chưa ngộ triệt để,
đến khi bệnh nặng, dùng sự ngộ đối trị không nỗi, lúc
đó mới nhớ lại lời của thầy rồi quay trở về. Ngài
Viên Ngộ quay về được một tháng thì kiến tánh triệt để.
|