x
MỤC
LỤC
|
Lời
nói đầu
|
Tiểu
sử của Hòa thượng Thích Duy Lực
|
[01]
Thiền thất 26/10/92–01/11/92 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[02]
29/11/92–05/12/92 tại Chùa Từ Ân, Quận 1
|
[03]
28/03/93–03/04/93 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[04]
27/04/93–03/05/93 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[05]
20/10/93–26/10/93 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[06]
19/11/93–25/11/93 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[07]
Khai thị tại Thủ Đức
|
[08]
18/12/93–24/12/93 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[09]
14/07/94–20/07/94 tại Chùa Từ Ân , Quận 11
|
[10]
12/08/94–18/08/94 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[11]
11/09/94–17/09/94 tại Chùa Từ Ân , Quận 11
|
[12]
10/10/94-16/10/94 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[13]
06/01/95–12/01/95 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[14]
15/02/95–21/02/95 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[15]
06/03/95–12/03/95 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[16]
05/04/95–11/04/95 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[17]
15/05/95–21/05/95 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[18]
03/06/95–09/06/95 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[19]
27/01/96–02/02/96 tại Trường Cơ Bản Phật Học Đại Tòng
Lâm
|
[20]
24/05/96–30/05/96 tại Trường Cơ Bản Phật Học Đại Tòng
Lâm
|
[21]
25/05/97–28/05/97 tại Chùa Pháp Thành, Quận 6
|
[22]
16/05/97–20/05/97 tại Chùa Tam Bảo, Sa Đéc
|
[23]
14/06/97–20/06/97 tại Chùa Tam Bảo, Sa Đéc
|
[24]
14/07/97–20/07/97 tại Chùa Tam Bảo, Sa Đéc
|
[25]
14/08/97–20/08/97 tại Chùa Tam Bảo, Sa Đéc
|
[26]
19/03/99–25/03/99 tại Chùa Hưng Phước, Quận 3
|
[27]
15/05/99–21/05/99 tại Chùa Hưng Phước, Quận 3
|
[28]
1995–1999 Khai thị tại Mỹ Quốc
|
|
QUYỂN
THƯỢNG
|
|
cn
Hòa Thượng
Thích Duy Lực
DUY LỰC NGỮ LỤC
QUYỂN HẠ (TỪ NĂM
1992-1999)
Ban
Văn Hóa Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ chí Minh Thực Hiện
Nhà
Xuất Bản Tôn Giáo Hà Nội P.L.2546 - D.L. 2002
[27] 15/05/99–21/05/99
tại Chùa Hưng Phước, Quận 3
Tâm
viên ý mã
Phật
cao nhất xích, ma cao nhất trượng
Chuyển
bát thức thành tứ trí
Người
tham thiền có vượt qua 50 thứ ma ngũ ấm không?
Dòng
phái của Hòa thượng Hư Vân
Tam
pháp ấn
Làm
sao khiến công phu miên mật?
Thiền
là gì?
Duy
tuệ thị nghiệp
Hỏi:
Tâm viên ý mã ẩn dụ như thế nào?
Đáp:
Như con khỉ ở trên cây nhảy qua nhảy lại, con ngựa hay chạy
, không bao giờ dừng nghỉ. Tâm của mình cũng vậy, suốt
ngày nổi từ niệm này sang niệm khác, cứ suy nghĩ liên tục
không bao giờ ngưng, nên gọi tâm viên ý mã. Trong Phật học
gọi nhất niệm vô minh, ban đêm hoạt động gọi là nhắm
mắt chiêm bao, ban ngày hoạt động là mở mắt chiêm bao.
Hỏi:
Vừa hỏi vừa nhìn song song với nhau, vậy nhìn vào câu hỏi
hay nhìn chỗ không biết mới đúng?
Đáp
. Câu thoại đầu chỉ là kích thích niệm không biết,
chẳng phải nhìn vào câu thoại đầu, nhưng hỏi với nhìn
phải cùng một lượt, chẳng có trước sau, hỏi và nhìn cùng
một tâm đồng thời hai thứ, hai thứ không gián đoạn đều
một lượt. Ví như muốn ba thứ một lượt cũng được: như
cái đồng hồ này, kim giờ, kim phút kim giây, ba kim cùng chạy
không gián đoạn.
Hỏi:
Phật cao nhất xích, ma cao nhất trượng, nghĩa này như thế
nào?
Đáp:
Thuốc là dùng để trị bệnh, Phật pháp là trị bệnh chấp
ngã, nhưng nhiều người không biết, ví như học ở Phật
Học Viện, sơ cấp rồi lên trung cấp, đến cao đẳng, theo
chánh pháp phải phá ngã chấp mới đúng, thực tế thì chẳng
phải vậy:
Lúc
học sơ cấp cái ngã còn nhỏ, học hết trung cấp thì cái
ngã lớn hơn, đến cao đẳng thì ngã càng lớn, cho là mình
biết nhiều, tức học đến cao chừng nào ngã to chừng nấy,
cho là thông suốt giáo lý, thuyết pháp độ sanh, tăng cường
ngã chấp, cứ cho ta là thuyết pháp, các ngươi là người
nghe pháp, lại cho ta là cao nhất, ta biết còn các ngươi không
biết, đó chính là cái ngã, ngã là ma. Vì không ngộ được
bản giác trong sạch, hễ hiểu được một thì ngã chấp tăng
lên mười. Cho nên nói Phật cao một xích, ma cao một trượng
là vậy.
Hỏi:
Tánh hung ác, tánh không chơn thật, tánh tham lam …vậy tánh
nào là chơn tánh của các tánh trên? Và có khác với tánh
thấy tánh nghe không?
Đáp:
Tất cả đều là vọng. Kinh Lăng Nghiêm nói:”Chơn với vọng
là hai thứ vọng,” phàm có tương đối đều là vọng, hễ
có thể dùng lục căn nhận biết là vọng.
Hỏi:
Nói có tâm độc ác, tâm tham, tâm thiện v.v… các tâm ấy
đều là vọng tâm. Còn chơn tâm trước sau đều không khởi,
có phải là chơn không?
Đáp:
Chơn với vọng là hai thứ vọng, còn thực tế thì chẳng
đối đãi, chẳng có chơn với giả, chẳng có chơn với vọng,
gọi là tự tánh bất nhị hay thật tướng vô tướng. Chẳng
phải chấp vào một bên mà nói vô tướng, tức hữu tướng
cũng vô, vô tướng cũng vô. Nói thật tướng là để phá
vô tướng và hữu tướng, nếu chấp thật cái hữu tướng
là biên kiến, chấp thật vô tướng cũng vậy.
Hỏi:
Bát thức chuyển thành tứ trí, chỉ dùng tên gọi chẳng chơn
thật, nghĩa là chỉ chuyển cái tên mà cái thể chẳng thể
chuyển. Vậy bản lai diện mục của vô thỉ vô minh và bản
lai diện mục của Phật tánh giống nhau không?
Đáp:
Chuyển bát thức thành tứ trí, trong Kinh Pháp Bảo Đàn có
tám câu kệ:
Đại viên cảnh trí tánh thanh tịnh,
Bình đẳng tánh trí tâm chẳng bệnh.
Diệu quán sát trí chẳng tác ý,
Thành sở tác trí đồng viên cảnh
Ngũ, bát, lục, thất quả nhân chuyển
Chỉ dùng tên gọi chẳng thật tánh.
Nếu ngay nơi chuyển chẳng dính mắc,
Ở chỗ náo động cũng đại định.
Lược giải:
1/
Đại viên cảnh trí tánh thanh tịnh: Thức thứ tám chuyển
thành trí như gương tròn chiếu soi, phổ chiếu vạn pháp,
là trí vốn thanh tịnh của bản tánh.
2/
Bình đẳng tánh trí tâm chẳng bệnh: Thức thứ bảy chấp
thức thứ tám là ta. Thức thứ tám là bản thể tất cả
pháp thành ô nhiễm, nay chuyển thành Bình đẳng tánh trí,
ảnh hưởng thức thứ sáu chẳng khởi phân biệt tưởng thì
tâm chẳng bệnh.
3/
Diệu quan sát trí chẳng tác ý (Sự thấy của Diệu quan sát
trí chẳng cần tác ý): Do sự chấp ngã của thức thứ bảy
khiến thức thứ sáu sanh khởi vọng tưởng phân biệt, khi
chuyển thành Diệu quan sát trí rồi, dù thấy mà chẳng có
tác ý phân biệt, nên gọi chẳng tác ý.
4/
Thành sở tác trí đồng viên cảnh: Tiền ngũ thức duyên theo
sự lãnh đạo của thức thứ sáu mà khởi vọng tưởng phân
biệt, khi chuyển thành Thành sở tác trí rồi, tức đồng
như Đại viên cảnh trí, dù dùng nhưng chẳng tác ý phân biệt.
5/
Ngũ, bát, lục, thất quả nhân chuyển: Nghĩa là lục và thất
trong nhân chuyển, thức thứ sáu là nhân tiệm tu của Giáo
môn, thức thứ bảy là nhân đốn ngộ của Thiền môn. Ngũ
và bát là trên quả chuyển, vì vọng chấp của thức thứ
bảy chuyển thì ngũ và bát cũng chuyển theo.
6/
Chỉ dùng tên gọi chẳng thật tánh: Tám thức kể trên chuyển
thành tứ trí chỉ là tên gọi, chẳng có tánh thật, nghĩa
là chỉ chuyển cái tên, chẳng thể chuyển cái thể vậy.
7/
Nếu ngay nơi chuyển chẳng dính mắc: Nghĩa là ngay nơi chuyển
mà chẳng chấp trước, chẳng chấp thật.
8/
Ở chỗ náo động cũng đại định: Nghĩa là ở chỗ
náo động cách mấy cũng đại định, chẳng có nhập định
và xuất định, tức là vĩnh viễn ở trong định.
Đây
là chuyển tám thức thành tứ trí.
Hỏi:
Lục diệu pháp môn có phải tu bước đầu không?
Đáp:
Lục diệu pháp môn của thừa nào? Tiểu thừa cũng có Lục
diệu. Nếu là Tổ sư Thiền thì khỏi cần diệu, chỉ cần
hỏi và nhìn, tức hỏi câu thoại đầu cảm thấy không biết
và không đi tìm hiểu là đủ rồi. Khi nào kiến tánh tự
nhiên sẽ diệu, nếu chưa kiến tánh có muốn diệu cũng không
được.
Hỏi:
Hành giả tham Tổ sư thiền có vượt qua 50 thứ ma ngũ ấm
không?
Đáp:
Tại có chấp ngũ ấm là ta, nên mới có ma ngũ ấm. Điều
kiện thứ nhất trong mười điều tham Tổ sư thiền là phá
ngã chấp, tức là không có ta, vì không có ta nên vô sở đắc,
vô sở cầu và vô sở sợ. Ta còn không có thì ngũ ấm cũng
không có, ngũ ấm còn không có thì làm sao có ngũ ấm ma?
Hỏi:
Con người có trí khôn hơn các loài động vật, tu hành sẽ
thành Phật. Loài động vật nhỏ bé như con kiến, con muỗi,
cua, ốc, côn trùng… với ý thức nhỏ bé có thành Phật không?
Đáp:
Thành Phật chẳng phải nhờ trí khôn. Chứng Đạo Ca nói:”Ngoại
đạo thông minh chẳng trí tuệ.” Súc sanh muốn thành Phật
phải đầu thai thành người. Tức là trong lục đạo ngoài
con người ra, các đạo khác chẳng thể thành Phật. Chỉ có
người tu theo chánh pháp của Phật mới thành Phật.
Ở
ngoài đời, người có trí khôn nhìn hành giả tham thiền thấy
giống như khờ ngốc, nhưng nếu hành giả tham thiền đến
được giai đoạn khờ ngốc đó mới hy vọng thành Phật,
vì giữ công phu tốt mới được như thế.
Hỏi:
Hư Vân Lão Hòa thượng thuộc dòng phái nào?
Đáp:
Hư Vân Lão Hòa thượng thuộc dòng phái Lâm Tế. Ở Trung Quốc
có năm phái thiền là: Lâm Tế, Tào Động, Pháp Nhãn, Vân
Môn, Qui Ngưỡng. Hai phái Lâm Tế, Tào Động còn tiếp tục
đến ngày nay, còn ba phái kia tuyệt truyền. Ngài từng muốn
ba phái kia được tiếp tục truyền, nhưng rồi cũng không
thành.
Hỏi:
Lời của Phật không có nghĩa thật, tại sao Hòa thượng dùng
lời của Phật để dẫn chứng? Vậy có phải dùng thuốc
giả để trị bệnh giả không?
Đáp:
Lời của Phật gọi là bất định pháp, chỉ là công cụ
để phá chấp, lời của tôi cũng vậy. Tôi cũng bắt chước
lời của Phật Thích Ca dùng công cụ để phá chấp thôi,
nếu chấp vào công cụ đó thì Phật chẳng thể giáo hóa.
(Sư phụ giảng về Phẩm Phá Hành trong Trung Quán Luận, xem
trang 519 )
Hỏi:
Tam pháp ấn là gì?
|