[20] 24/05/96–30/05/96
tại Trường
Cơ Bản Phật Học Đại Tòng Lâm
Lục
nhập vốn vô sanh
Chư
Tổ buông xã cái gì?
Pháp
sư Đạo An sáng lập hai thời khóa tụng
Hoàng
Bá lạy Phật, Lâm Tế chẳng lạy Phật cũng chẳng lạy Tổ
Đại
ngộ là ngộ cái gì?
Phật
với pháp, cái nào có trước?
Lễ
cử hỏa bên Thiền tông
Chủng
tử hiện hành
Bạch
tịnh thức
Thường
trụ Tam Bảo
Vạn
pháp duy tâm, tự tâm tự cứu
Đem
sự cúng dường của mười phương cúng dường mẹ, phải
trả nợ thí chu?
Sự
truyền giới ở Trung Quốc
Khai
thị học tăng: Học phật phải hiểu căn bản của Phật pháp
Đoạn
hiện tại, vi lai hữu lậu
Niết
bàn vô danh
Tín,
giải, hành, chứng
Đại
nhân bất nhân
Tỳ-kheo-ni
đã chứng quả không đãnh lễ Tỳ-kheo
Hỏi:
Trước đây con học trong Duy thức dạy rằng: Khi lục căn
tiếp xúc lục trần, sanh ra lục thức phân biệt. Nay trong
Kinh Lăng Nghiêm lại nói “Lục nhập vốn vô sanh,” vậy
nghĩa ấy như thế nào?
Đáp:
Quí vị suốt ngày tụng Bát Nhã Tâm Kinh, trong kinh nói “Vô
lục căn, lục trần, lục thức…”chữ VÔ này chẳng phải
không có, chỉ là chẳâng thật. Lục căn, lục trần đã chẳng
thật thì sanh ra lục thức cũng chẳng thật.
Tại
sao Lục căn, lục trần, lục thức chẳng thật? Kinh Lăng Nghiêm
giải thích rất rõ, chứng tỏ đó chỉ là ý thức phân biệt,
là ảo tượng, chẳng có thực tế.
Lời
nói của Phật là muốn chúng ta phải ngộ, ví dụ Tâm Kinh
nói “vô lão tử,” nhưng theo sự hiểu biết của mình thì
rõ ràng có già có chết, điều đó khiến chúng ta phải phát
nghi, từ nghi mới được ngộ, ngộ rồi mới biết vốn là
vô sanh. Cho nên, người chứng quả gọi là ngộ pháp vô sanh,
chứng vô sanh pháp nhẫn, Tịnh độ gọi “Hoa khai kiến Phật
ngộ vô sanh,” phải ngộ đến vô sanh mới là cùng tột.
Nay
quí vị nghe tôi nói vô sanh, ấy là nhận biết theo lời nói,
còn Đức Phật muốn chúng ta phải ngộ tự tâm, chứ lời
nói là nghịch với thực tế. Như ngài Long Thọ nói “Hư
không vô sở hữu mà dung nạp tất cả vật,” Đã vô sở
hữu thì làm sao có hư không? Chẳng có hư không thì làm sao
dung nạp mà nói dung nạp tất cả? nhưng thực tế là
vậy.
Vì
chúng ta chấp vào sự hiểu biết của bộ não, nghịch với
thực tế nên không được giải thoát, do đó Đức Phật mới
khổ tâm dùng đủ thứ phương tiện khiến ngộ nhập thực
tế, ngộ được thực tế gọi là kiến tánh thành Phật,
lúc đó giải quyết được tất cả.
Hỏi:
Chư Tổ buông xả hết tất cả, dán chữ tử trên trán, còn
chúng con là người thế gian, vướng bận việc gia đình, vậy
phải làm sao?
Đáp:
Nói Chư Tổ buông xả là buông xả cái gì? Có cái gì để
buông xả? Tổ nào buông xả? Ấy là tự làm tài khôn bày
đặt ra. Có một bài kệ:
Đài nam tỉnh tọa một lư hương,
Suốt ngày trong lặng muôn lự quên.
Chẳng phải lắng tâm trừ vọng tưởng,
Chỉ vì chẳng việc để suy lường.
Nay
chúng ta cứ suy nghĩ việc này việc kia, tự cho rằng vọng
tưởng mình cũng bỏ, tham sân si mình cũng bỏ v.v… hễ chẳng
việc để suy lường thì có gì để buông bỏ?
(Sư
phụ kể qua sự ngộ của Thiền sư Hương Nghiêm, xem trang
232 ở Quyển thượng).
Ngài
Hương Nghiêm sau khi ngộ nói ra một bài kệ:
Tiếng trúc quên sở tri,
Lại Chẳng nhờ tu trì.
Lối xưa hoát nhiên tuyệt,
Mà chẳng đọa mặc nhiên.
Sự
hiểu biết từ xưa nay nhờ tiếng trúc ấy khiến quên hết
sở tri, mặc dù quên mà chẳng trụ nơi không còn, nên gọi
“chẳng đọa nơi mặc nhiên”
Hỏi:
Vậy con còn vướng bận việc gia đình, chưa thể tu đến
nơi đến chốn, bỏ thân kiếp này, kiếp sau có nhớ đường
quay về không?
Đáp:
Nếu tu đúng theo chánh pháp, gieo được chánh nhân thì chánh
quả sẽ đến, chẳng kể tại gia xuất gia. Trong lịch sử
Thiền tông, người tại gia kiến tánh rất nhiều, Nhà vua,
Thừa tướng, người tay bưng vai gánh v.v… kiến tánh rồi
công việc vẫn y như cũ, Nhà vua vẫn làm vua, Thừa tướng
vẫn là Thừa tướng.
Hỏi:
Đốt giấy tiền vàng bạc để cầu siêu cho người quá cố
có lợi ích gì?
Đáp:
Đốt những thứ ấy cho người quá cố là hại cho người
ấy. Tại sao? Vì mục đích cầu siêu là muốn người quá
cố được lên chứ chẳng phải là đọa, nếu được đầu
thai lên cõi Người hay cõi Trời thì đâu cần mấy thứ đó
!
Hỏi:
Hai thời công phu nhật tụng do ai soạn ra? Để làm gì?
Đáp:
Hai thời công phu là do Pháp sư Đạo An đời nhà Tấn lập
ra. Ngài là một vị cao tăng, Pháp sư Huệ Viễn, Sơ tổ tông
Tịnh độ là đệ tử của ngài.
Do
ngài thấy người xuất gia lúc bấy giờ dù mang danh nghĩa
Tu sĩ mà không có sự tu tập, nên lập ra và qui định đại
chúng phải tu theo thời khóa, mỗi thời kinh tụng trong hai
giờ đồng hồ.
Tụng
kinh là để tu chứ chẳng phải tụng cho Phật nghe, do đó
tất cả chúng trong chùa phải tham gia.
Ngài
Đế Nhàn có mở lớp Phật học, tất cả Tăng sinh đều phải
tụ tập để tu. Tu như thế nào? Ấy là tùy duyên quán tưởng,
vừa tụng vừa quán, nên phải đúng hai tiếng đồng hồ.
Thời nay đa số là tụng cho Phật nghe, chỉ bốn mươi phút
là xong ! Thật ra, kinh là do Phật dạy cho chúng ta tu, chứ
đâu cần tụng lại cho Phật nghe?! Lại nữa, nhiều người
đem áp dụng trong việc cầu an cầu siêu, lợi dụng kinh nhật
tụng làm việc khác chứ chẳng phải tu, ấy là sái với mục
đích của Pháp sư Đạo An.
Hỏi:
Vậy thì đối với Chú Lăng Nghiêm, chúng con chẳng biết gì
thì làm sao quán?
Đáp:
Mục đích của câu chú là muốn chúng ta không biết, vì sự
biết hay khiến tâm tán loạn, cho nên câu chú là không giải
thích. Lúc tụng, vì không biết nên có thể lắng tâm lại,
cũng như pháp tham Tổ sư thiền là dùng cái không biết để
chấm dứt tất cả biết, chứ chẳng phải để hiểu, hiểu
là sai lầm.
Hỏi:
Thế nào là trong khi tụng kinh có tự lực cũng có tha lực?
Đáp:
Tha lực là thầy Bổn sư nuôi dạy mình, bạn đồng tu khuyến
khích nhau, đàn na tín thí cúng dường mọi thứ cho mình để
tu… ấy là tha lực. Tự lực là nhân, tha lực là duyên, nhân
duyên hòa hợp mới thành.
Hỏi:
Mỗi lần tụng kinh, chúng con đều hướng về tượng Phật
mà lạy, nếu nói như Hòa thượng thì chúng con không cần
lạy tượng Phật, phải không?
Đáp:
Không phải. Về vấn đề lạy Phật, trong Thiền tông có hai
câu chuyện như sau:
Có
một Sa-di kia chấp rằng tượng Phật là gỗ, đất, không
cần lạy, ngài Huỳnh Bá muốn phá chấp của Sa-di nên thành
kính lạy Phật. Sa-di nói:
- Tượng
Phật là gỗ mà, lạy làm chi !
Ngài
cho một bạt tai. Sa-di kia sau đó trở thành nhà vua.
Còn
đệ tử của Huỳnh Bá là Thiền sư Lâm Tế, muốn phá chấp
nhất định phải lạy Phật của Viện chủ. Khi ngài Lâm Tế
đến, Viện chủ hỏi:
- Lạy
Phật trước hay lạy Tổ trước?
- Phật
cũng chẳng lạy, Tổ cũng chẳng lạy.
Cho
nên, lạy Phật cũng là phá chấp, không lạy Phật cũng là
phá chấp, ý vốn chẳng khác.
Hỏi:
Bổn lai vốn thanh tịnh, lý do nào trở thành chúng sanh?
Đáp:
Bởi do bệnh chấp thật nên trở thành chúng sanh.
Hỏi:
Thế nào là vô tình thuyết pháp hữu tình nghe?
Đáp:
Ai đã từng nghe vô tình thuyết pháp? Chính người hỏi có
nghe qua chưa?
Hỏi:
Thế nào là nghi tình? Nghi là nghi cái gì?
Đáp:
Nghi tình không biết là cái gì mới gọi là nghi tình, nếu
biết nghi cái gì thì đâu phải là nghi tình !
Hỏi:
Nếu nghi không được thì có được cái gì đâu?
Đáp:
Thì đâu có được cái gì ! Cuối cùng tu đến kiến tánh
thành Phật mới biết chẳng có Phật để thành, vô tu vô
chứng, có đắc cái gì đâu ! Do ông muốn đắc nên có câu
hỏi này.
Hỏi:
Tiểu nghi tiểu ngộ, đại nghi đại ngộ, là ngộ cái gì?
Đáp:
Đã nói chẳng phải ngộ cái gì. Nếu có cái gì để ngộ
thì chẳng phải rồi.
Hỏi:
Thế thì nói chữ NGỘ để làm chi?
Đáp:
Ông ăn cơm để làm gì? Mặc áo để làm gì?
-
…………..
-
Hãy trả lời đi !
-
Bạch Sư phụ, trả lời không được, khó trả lời lắm .
-
Ông hỏi đại ngộ là ngộ cái gì, nay tôi kể qua câu chuyện
về đại ngộ:
Ở
trong Thiền hội, Trụ trì thường là người đã kiến tánh.
Vào một đêm khuya, một vị Tăng hô to:
-
Ta đã ngộ rồi, ta đã ngộ rồi !
Sáng
ra, Trụ trì thăng tòa hỏi:
-
Đêm hôm vị nào la lớn rằng đã đại ngộ? Hãy bước ra
đây.
Vị
Tăng bước ra đảnh lễ, ngài hỏi:
-
Ông đã đại ngộ, thấy gì?
Đáp:
Sư cô vốn là người nữ .
Ngài
Trụ trì mỉm cười, gật đầu ấn khả.
Theo
sự hiểu biết của quí vị, sư cô vốn là người nữ, chuyện
đó ai mà chẳng biết, tại sao ngài Trụ trì lại ấn khả
cho sự ngộ?
Lại
nữa, ở Thiền hội của ngài Đại Huệ có Thiền sư Khiêm
tham hai mươi năm chẳng thấy gì, nhưng ngài biết công phu
của Thiền sư sắp chín muồi, nên sai Thiền sư đến kinh
thành đưa thư cho Ngụy Quốc Công, một cư sĩ có chức vị
Công tước đã kiến tánh.
Thiền
sư nghĩ: Tôi tham thiền hai mươi năm, ngày đêm công phu chẳng
gián đoạn mà chưa thấy gì, nay lại phải đi đưa thư, thật
là chướng ngại.
Mặc
dù trong lòng không muốn đi nhưng chẳng dám nói. Thiền sư
Di Quang là bạn đồng tham, cũng là người kiến tánh, biết
nhân duyên của Thiền sư Khiêm sắp kiến tánh nên phát tâm
cùng đi để hỗ trợ.
Dọc
đường, Thiền sư Di Quang nói:
-
Tất cả việc trong suốt lộ trình tôi đều giúp ông được,
duy chỉ có năm việc là tôi chẳng giúp được.
-
Năm việc gì?
-
Ăn cơm, mặc áo, tiêu, tiểu và kéo tử thi đi trên đường.
Ngài
nghe xong liền ngộ, nên Thiền sư Di Quang để cho ngài một
mình đi tiếp, đến kinh thành gặp Ngụy Quốc Công và giao
thư.
Bà
mẹ của Ngụy Quốc Công suốt ngày ăn chay tụng kinh
niệm Phật, ông muốn khuyên mẹ bỏ pháp môn niệm Phật,
chuyển qua tham Thiền để sớm được giải thoát, nhưng bà
mẹ không nghe, ông nhờ Thiền sư ở lại để độ cho
người mẹ. Do có nhân duyên với bà nên bà vâng lời, tu không
bao lâu cũng được ngộ.
Đó,
câu chuyện đại ngộ tôi kể ra, mà có biết gì đâu? Việc
này phải tự mình ngộ, chứ chẳng thể dùng sự suy nghĩ
đoán mò được.
Hỏi:
Nói đến Phật pháp, là Phật có trước hay pháp có trước?
Nếu nói pháp có trước, ấy là do Phật nào thuyết? Nếu
nói Phật có trước thì nương nơi pháp nào được thành tựu?
Đáp:
Tại người hỏi bệnh chấp quá nặng, Đức Phật đã nói
vô thỉ vô sanh thì làm sao Phật bắt đầu trước hay pháp
bắt đầu trước ! Ấy đã nghịch với Phật pháp rồi ! Đã
chẳng có sự sanh khởi thì làm sao có sự bắt đầu? Bất
cứ cái gì, con gà cũng không thể bắt đầu trước, trứng
gà cũng không thể bắt đầu trước, chứ chẳng phải chỉ
có Phật pháp. Nên người chứng quả gọi là ngộ pháp vô
sanh, đã ngộ pháp vô sanh thì làm sao có thể truy cứu sự
bắt đầu?
Hỏi:
Nghi lễ Tổ sư thiền đối với người lâm chung như thế
nào?
Đáp:
Về nghi lễ cho người lâm chung bên Tịnh độ là tụng kinh
niệm Phật để được vãng sanh, nay tôi kể một câu chuyện
về nghi lễ của Tổ sư thiền được ghi trong Truyền Đăng
Lục:
Thiền
tông Trung Quốc chia làm năm phái: Lâm Tế, Tào Động, Pháp
Nhãn, Vân Môn và Qui Ngưỡng, trong đó phái Lâm Tế hưng thịnh
nhất và tiết ra hai phái xuất sắc, ấy là Huỳnh Long và
Dương Kỳ.