x
MỤC
LỤC
|
Lời
nói đầu
|
Tiểu
sử của Hòa thượng Thích Duy Lực
|
[01]
Thiền thất 26/10/92–01/11/92 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[02]
29/11/92–05/12/92 tại Chùa Từ Ân, Quận 1
|
[03]
28/03/93–03/04/93 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[04]
27/04/93–03/05/93 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[05]
20/10/93–26/10/93 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[06]
19/11/93–25/11/93 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[07]
Khai thị tại Thủ Đức
|
[08]
18/12/93–24/12/93 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[09]
14/07/94–20/07/94 tại Chùa Từ Ân , Quận 11
|
[10]
12/08/94–18/08/94 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[11]
11/09/94–17/09/94 tại Chùa Từ Ân , Quận 11
|
[12]
10/10/94-16/10/94 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[13]
06/01/95–12/01/95 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[14]
15/02/95–21/02/95 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[15]
06/03/95–12/03/95 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[16]
05/04/95–11/04/95 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[17]
15/05/95–21/05/95 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[18]
03/06/95–09/06/95 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[19]
27/01/96–02/02/96 tại Trường Cơ Bản Phật Học Đại Tòng
Lâm
|
[20]
24/05/96–30/05/96 tại Trường Cơ Bản Phật Học Đại Tòng
Lâm
|
[21]
25/05/97–28/05/97 tại Chùa Pháp Thành, Quận 6
|
[22]
16/05/97–20/05/97 tại Chùa Tam Bảo, Sa Đéc
|
[23]
14/06/97–20/06/97 tại Chùa Tam Bảo, Sa Đéc
|
[24]
14/07/97–20/07/97 tại Chùa Tam Bảo, Sa Đéc
|
[25]
14/08/97–20/08/97 tại Chùa Tam Bảo, Sa Đéc
|
[26]
19/03/99–25/03/99 tại Chùa Hưng Phước, Quận 3
|
[27]
15/05/99–21/05/99 tại Chùa Hưng Phước, Quận 3
|
[28]
1995–1999 Khai thị tại Mỹ Quốc
|
|
QUYỂN
THƯỢNG
|
|
cn
Hòa Thượng
Thích Duy Lực
DUY LỰC NGỮ LỤC
QUYỂN HẠ (TỪ NĂM
1992-1999)
Ban
Văn Hóa Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ chí Minh Thực Hiện
Nhà
Xuất Bản Tôn Giáo Hà Nội P.L.2546 - D.L. 2002
[11] 11/09/94–17/09/94
tại Chùa Từ Ân , Quận 11
Ngũ
giới của cư sĩ tại gia
Khi
nào mới có thể thọ Giới Bồ tát tại gia
Lúc
ngủ có nghi tình
Nhân
duyên kiếp trước giữa Đức Phật và Kiều Trần Như
Tác,
chỉ, nhậm, diệt
Sư
phụ kiến tánh chưa
Thế
nào là pháp, pháp giớỉ
Trừ
tập khí là trừ cái gì?
Bổn
lai vô nhất vật, làm sao có chơn tâm?
Ngày
vía Bồ tát Quán Thế Âm
Thế
nào viên giác diệu tâm?
Động
lực của vũ trụ
Tánh
thấy khắp không gian thời gian
Vấn
đề ăn chay, sát sanh và nhân quả
Tỷ
phú Trung Quốc độ bà mẹ ăn chay
Đã
qui y nơi khác, có thể qui y thêm một lần?
Cảnh
giới lúc lâm chung
Thế
nào là chuyển ngữ?
Hỏi:
Thế nào là ngũ giới của cư sĩ tại gia?
Đáp:
Giới thứ nhất là sát sanh, thứ nhì là trộm cắp, thứ ba
là tà dâm, thứ tư là vọng ngữ, thứ năm là uống rượu.
Giới
thứ nhất cấm sát sanh: Đã muốn thọ giới của Phật thì
trước tiên là cấm sát sanh, bất cứ sinh vật gì thuộc hữu
tình đều cấm giết hại.
Giới
thứ nhì cấm trộm cắp: Đồ vật của cải của người khác,
nếu muốn lấy xử dụng phải được sự đồng ý của chủ
nó, nếu không được sự đồng ý mà lén lấy thì gọi là
trộm cắp. Dĩ nhiên các đồ vật trong gia đình giữa cha mẹ
anh em thường dùng qua dùng lại lẫn nhau là không phạm, nhưng
cái nào cũng có sự giới hạn, ví như con cái ăn cắp tiền
của cha mẹ cũng phạm giới trộm cắp.
Giới
thứ ba cấm tà dâm. Thế nào là tà dâm? Người tại gia thường
có gia đình, quan hệ vợ chồng chính thức là chánh dâm, ngoài
vợ chồng chính thức ra đều thuộc tà dâm, phải cấm. Còn
người xuất gia thì chánh dâm, tà dâm đều cấm.
Giới
thứ tư cấm vọng ngữ, gồm bốn thứ: Vọng ngôn, ỷ ngữ,
ác khẩu, lưỡng thiệt. Vọng ngôn là nói dối, tức nói có
thành không, nói không thành có; Ỷ ngữ là lời nói thêu dệt,
Ác khẩu là chửi mắng người khác; Lưỡng thiệt là thị
phi hai đầu, làm cho hai bên bất hòa, khiến thù oán nhau, cũng
thuộc về vọng.
Giới
thứ năm cấm uống rượu: đáng lẽ uống rượu chẳng có
hại, nhưng vì uống rượu rồi có thể phạm phải bốn giới
trước nên cấm. Giới nhà Phật có khai giá trì phạm,
ví như mình có bệnh, thầy thuốc nói phải dùng thuốc rượu,
tự mình công khai nói ra là có thể uống được. Lại nữa,
có trường hợp vì không biết đó là rượu mà uống phải
thì chẳng phạm; hoặc trong lúc nấu nướng cần bỏ rượu
vào để chế biến cũng chẳng phạm. Ngoài ra, một số thực
phẩm có men rượu nhưng ăn vào không bị say như cơm rượu…
cũng dùng được.
Ngũ
giới này của cư sĩ tại gia, đã thọ rồi phải suốt đời
giữ theo giới, nếu sơ ý phạm phải thì sám hối với một
người cư sĩ đã thọ ngũ giới rằng:”Xin ông hãy chứng
minh cho tôi đã lỡ phạm giới này, từ nay về sau tôi không
dám phạm nữa.” Vậy là hết tội phá giới, còn tội nhân
quả thì chẳng thể sám hối được, giết một mạng phải
trả một mạng, ăn cục thịt trả cục thịt.
Có
người nói: “Thế thì chẳng thà không thọ giới, khỏi phải
mắc đến hai tội, vừa tội nhân quả vừa tội phá giới;
nếu không thọ giới thì chỉ mắc một tội nhân quả mà
thôi .”Sự thật là nếu không thọ giới thì hay phạm nhiều
tội nhân quả, mắc nợ nhiều; còn thọ giới rồi sẽ cẩn
thận hơn, ít phạm tội nhân quả, ít mắc nợ, cho nên có
thọ giới vẫn tốt hơn.
Hỏi:
Khi nào mới có thể thọ giới Bồ tát?
Đáp:
Muốn thọ giới Bồ tát phải hành theo hạnh Bồ tát, tám
chữ “Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành”là đạo
Bồ tát, Tất cả ác không làm tức chỉ trì, tất cả thiện
đều phải làm, nếu cảm thấy có thể hành theo thì thọ
giới Bồ tát được.
Theo
giới Bồ tát, trước khi thọ phải nghe giảng các điều giới,
nếu cảm thấy đủ sức thực hành được mới thọ, hễ
thấy tự mình còn chưa thể làm được thì đừng thọ, vì
giới Bồ tát phải hy sinh mình đi cứu giúp người khác,
thọ xong là phải giữ, chứ thọ giới mà không giữ được
giới tức phạm giới, tội còn nhiều hơn. Cho nên, các
giới khác không cho nghe trước, riêng giới Bồ tát là phải
nghe trước.
Hỏi:
Thưa Sư phụ, tại sao lại có chỗ nói là chưa thọ giới
thì không được học giới, học như vậy là phạm luật?
Đáp:
Đó là nói về giới Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni của hàng xuất
gia: Người thọ giới Tỳ-kheo-ni mới được học giới và
xem giới Tỳ-kheo-ni, nếu chưa thọ thì không được xem. Tại
sao? Ý của Phật muốn cho người ta không phỉ báng Tam Bảo,
nếu biết giới của Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni rồi, thấy người
ta phạm giới, hễ nói là không được. Theo giới Bồ tát
không được nói lỗi của tứ chúng, nói là phạm.
Chẳng
những như thế, Tỳ-kheo thì được xem giới luật Tỳ-kheo-ni,
phải thông suốt giới luật Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni, còn Tỳ-kheo-ni
chỉ được thông suốt giới Tỳ-kheo-ni, không được biết
giới Tỳ-kheo. Tại sao Tỳ-kheo phải thông suốt giới luật
Tỳ-kheo-ni? Vì theo pháp Bát kỉnh, Tỳ-kheo-ni mỗi nửa tháng
phải mời hai vị Tỳ-kheo đến chùa Ni dạy Tỳ-kheo-ni, nên
phải thông suốt giới luật. Lại nữa, trong pháp Bát kỉnh,
Tỳ-kheo có thể cử tội Tỳ-kheo-ni, nhưng Tỳ-kheo-ni không
được cử tội Tỳ-kheo, nên Tỳ-kheo-ni không được biết
giới của Tỳ-kheo.
Hỏi:
Con tham thiền trong lúc công phu thì có nghi tình, nhưng đến
lúc đi ngủ thì không tham, mà tự nhiên nghi tình vẫn cuồn
cuộn nổi lên rất mạnh, rất căng, cảm giác ấy nhiều lúc
cũng gây khó chịu, muốn buông cũng không được, muốn tiến
cũng không được. Tình trạng cứ như vậy hoài, cho đến
khi ngủ quên rồi thức dậy thì nó không còn gì nữa. Tình
trạng như vậy là thế nào? Kính xin Sư phụ từ bi khai thị.
Đáp:
Nếu trong lúc ngủ còn có nghi tình là tốt, là công phu tiến
tới, đi sâu vào thì ngủ cũng có nghi tình, hễ công phu tự
động rồi mới tự nó cuồn cuộn nổi lên, không đề khởi
mà tự nó như thế là tốt, khỏi hỏi câu thoại cũng được.
Nhưng nghi tình là thắc mắc, còn nếu chỉ nổi lên câu thoại
như niệm thì không phải, cần có nghi tình miên mật.
Hỏi:
Ngay sau khi Đức Phật thành đao, người đầu tiên được
ngài độ là năm anh em Kiều Trần Như, vậy giữa Đức Phật
và họ có nhân duyên gì?
Đáp:
Kiều Trần Như là do vua Tịnh Phạn sai đi chăm sóc thái tử.
Nói đến nhân duyên, trong quá khứ kiếp, khi Đức Phật
còn là vị nhẫn nhục tiên nhân tu theo nhơn đạo, lúc đó
Kiều Trần Như là vua Ca Lợi . Một hôm vua đi săn bắn, đem
theo cung phi mỹ nữ, họ thấy vị tiên nhân một mình tu trong
rừng núi, bèn bu lại cười giỡn. Vua thấy vậy đến hỏi
tiên nhân có biết mấy vị này là cung nữ hay không? Tiên
nhân trả lời “Biết.” Ông vua nghe rồi nổi giận, liền
dùng dao cắt xén từng bộ phận cơ thể của tiên nhân cho
đến chết. Ngay lúc vị nhẫn nhục tiên nhân bị sát hại,
chẳng những trong lòng không oán hận, còn cảm thấy thương
xót rằng ông vua làm như thế tạo tội rất nặng, sau này
tất phải chịu khổ báo nặng, bèn phát nguyện rằng:”Sau
này nếu tôi thành Phật tôi sẽ độ ông này trước.” Do
nhân duyên này nên Đức Phật độ Kiều Trần Như trước.
Tất
cả chúng sanh đều có nhân duyên quan hệ với nhau, quá khứ
đều là cha mẹ, anh em hoặc vợ chồng, dù phức tạp nhưng
đã có nhân ắt có duyên, cái đó tự nhiên, chẳng thể giải
thích được. Nói tóm lại, tất cả đều là việc trong chiêm
bao, hễ tu đến giác ngộ thành Phật thì biết đó là việc
chiêm bao, nhưng vì Phật muốn độ chúng sanh còn trong chiêm
bao, nên mới kể những việc trong chiêm bao, để cho mọi người
biết đó chỉ là chiêm bao, chớ sanh tâm lưu luyến những
giàu sang phú quí hầu mau được thức tỉnh, ra ngoài chiêm
bao.
Hỏi:
Thế nào là Tác, Chỉ, Nhậm, Diệt?
Đáp:
Ấy là bốn thứ bệnh được nói đến trong Kinh Viên Giác:
Tác là làm, mục đích của Phật pháp là đi đến kiến tánh
thành Phật, nhưng Phật chẳng phải do tác mà thành, nếu chấp
tức thành bệnh. Chỉ là ngưng, nay nhiều người nói vọng
tưởng nhiều quá, phải cho nó ngưng lại, nhưng thành Phật
chẳng phải do chỉ, nên chấp tức thành bệnh. Thế thì mặc
kệ ư? Nhậm là mặc kệ, vọng tưởng nổi lên cho nó lên,
vọng tưởng xuống cho nó xuống, mặc kệ nó, nhưng thành
Phật chẳng phải do mặc kệ, hễ chấp tức thành bệnh. Diệt
là tiêu diệt, cũng như nhiều người nói phải tiêu diệt
nghiệp chướng phiền não, nhưng thành Phật cũng chẳng phải
do diệt mà được, nên chấp thật cũng thành bệnh. Bây giờ
chưa kiến tánh thì dùng đó làm công cụ cũng được, nhưng
không được chấp, không được trụ vào đó, hễ có trụ
tức thành bệnh.
Hỏi:
Có phải sau khi kiến tánh thì tất cả không gian thời gian
tâm mình đều biết hết?
Đáp:
Bây giờ chưa kiến tánh, bản thể của tâm cũng khắp không
gian thời gian, chỉ là tự mình tin không nổi, phải đến
khi kiến tánh rồi, tâm mình hiện lên, được tự chứng phần
rồi, lúc đó mới tin.
Hỏi:
Con xin mạn phép hỏi Sư Phụ kiến tánh chưa? Nếu chưa kiến
tánh, làm sao biết giảng pháp?
Đáp:
Tôi đã tuyên bố nhiều lần là tôi chưa kiến tánh. Tôi giảng
pháp không phải giảng giáo lý cao siêu cho quí vị được
biết nhiều thêm, mà chỉ là đem thuốc giả của chư Phật
chư Tổ để trị bệnh giả, tức đem đàm giải của chư
Phật chư Tổ truyền lại thôi, và tôi cũng đang trị bệnh
vậy. Quí vị nay đã biết bệnh sanh tử của mình thì tự
phải lo điều trị, chứ đừng lo cho người khác, dù lo cho
bạn đồng tham cũng không được. Vì pháp môn này là dùng
cái không biết để tu, nếu ngoài muốn biết cái của mình
ra, còn muốn biết thêm của người khác thì mênh mông, làm
sao biết hết được ! Dẫu cho biết hết cũng đâu có ích
lợi gì? Ấy là chướng ngại, là nghịch với pháp môn rồi
!
Pháp
môn này là dùng sự không biết để tu, không cho tìm hiểu,
không cho ghi nhớ, phải chi ông tìm hiểu cách thực hành
để đi cho đúng cũng còn được đi, nay lại đi tìm hiểu
cái vô ích, tìm hiểu cái nghịch với cách thực hành ! Chư
Tổ nói:”Hiểu thiền hiểu đạo còn không cho, ghi nhớ, suy
nghĩ cũng vậy.” Tất cả đều phải nhờ nghi tình này chấm
dứt hết, nay chẳng những không chấm dứt, lại cho là có
cái tài khôn muốn trở lại khảo thầy !
Hỏi:
Khi con ngồi tham thiền, thấy lửa cháy xung quanh người, vậy
có sao không?
Đáp:
Chớ nói đó chỉ là ảo tưởng, cho dù lửa cháy thật, nếu
lòng tin chơn thật đầy đủ cũng không sợ. Có một vị Thiền
sư đi với nhiều người lên núi, đang đi đột nhiên gặp
đám cháy to, mọi người hoảng sợ bỏ chạy, Thiền sư nói:”Nhất
thiết duy tâm tạo, nếu tâm không tạo thì làm sao có.” Lửa
cháy xung quanh, nhưng khi đến gần Thiền sư thì tự tắc.
Hỏi:
Con đang đi xe, đang làm việc đồng thời cũng đang tham, mà
cũng chạy đến đúng chỗ, vậy phải là có hai tâm?
Đáp:
Không phải có hai tâm, tâm chỉ có một. Mỗi người chỉ
có một cái biết, lúc dùng cái biết của bộ não thì cái
biết của chánh biến tri bị che khuất, hễ cái biết của
bộ não ngưng thì cái biết của chánh biến tri tự động
thay thế.để làm việc, trường hợp như vậy đã có nhiều
Phật tử chứng tỏ, như cô thợ may, như Trương Quốc Anh
v.v…
Hỏi:
Đang tham thiền có vọng tưởng con vẫn biết, Sư phụ đang
giảng con cũng đang nghe, như vậy phải là có hai tâm?
Đáp:
Nếu có nghi tình phải là không biết, hễ biết thì lúc đó
không có nghi tình, tức cái biết và nghi tình xen lộn hoài
chứ chẳng phải có hai tâm.
Hỏi:
Thế nào mới được giải thoát sanh tử?
Đáp:
Kiến tánh thì được giải thoát sanh tử.
Hỏi:
Các bài chú có hiệu nghiệm như thế nào?
Đáp:
Bài chú chẳng có hiệu nghiệm gì cả, tại sao? Nếu bài chú
có hiệu nghiệm thì ai tụng cũng hiệu nghiệm, phải không?
Sở dĩ hiệu nghiệm là tại tâm mình. Tôi thường nói: sức
dụng của tâm vô lượng vô biên, chẳng có sự hạn chế,
người có tâm lực mạnh mới có hiệu nghiệm, còn người
tâm lực yếu thì tụng cách mấy cũng chẳng hiệu nghiệm,
đủ chứng tỏ đó là do sức tâm chứ chẳng do bài chú.
Hỏi:
Thế nào là pháp?
Đáp:
Tất cả vũ trụ vạn vật đều là pháp, cái tách này, bình
này, bàn này, cái thân của ông v.v…đều là pháp, cái Có
cũng là pháp, cái Không cũng là pháp, pháp hữu vi cũng là
pháp, pháp vô vi cũng là pháp.
Hỏi:
Vậy pháp giới là gì?
Đáp:
Tất cả pháp gọi là pháp giới.
|