x
 
 
 
 
 
MỤC LỤC
Lời nói đầu
Tiểu sử của Hòa thượng Thích Duy Lực
[01] Thiền thất 26/10/92–01/11/92 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
[02] 29/11/92–05/12/92 tại Chùa Từ Ân, Quận 1
[03] 28/03/93–03/04/93 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
[04] 27/04/93–03/05/93 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
[05] 20/10/93–26/10/93 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
[06] 19/11/93–25/11/93 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
[07] Khai thị tại Thủ Đức
[08] 18/12/93–24/12/93 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
[09] 14/07/94–20/07/94 tại Chùa Từ Ân , Quận 11
[10] 12/08/94–18/08/94 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
[11] 11/09/94–17/09/94 tại Chùa Từ Ân , Quận 11
[12] 10/10/94-16/10/94 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
[13] 06/01/95–12/01/95 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
[14] 15/02/95–21/02/95 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
[15] 06/03/95–12/03/95 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
[16] 05/04/95–11/04/95 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
[17] 15/05/95–21/05/95 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
[18] 03/06/95–09/06/95 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
[19] 27/01/96–02/02/96 tại Trường Cơ Bản Phật Học Đại Tòng Lâm
[20] 24/05/96–30/05/96 tại Trường Cơ Bản Phật Học Đại Tòng Lâm
[21] 25/05/97–28/05/97 tại Chùa Pháp Thành, Quận 6
[22] 16/05/97–20/05/97 tại Chùa Tam Bảo, Sa Đéc
[23] 14/06/97–20/06/97 tại Chùa Tam Bảo, Sa Đéc 
[24] 14/07/97–20/07/97 tại Chùa Tam Bảo, Sa Đéc
[25] 14/08/97–20/08/97 tại Chùa Tam Bảo, Sa Đéc
[26] 19/03/99–25/03/99 tại Chùa Hưng Phước, Quận 3
[27] 15/05/99–21/05/99 tại Chùa Hưng Phước, Quận 3
[28] 1995–1999 Khai thị tại Mỹ Quốc 
QUYỂN THƯỢNG
cn
Hòa Thượng Thích Duy Lực
DUY LỰC NGỮ LỤC
QUYỂN HẠ (TỪ NĂM 1992-1999)
Ban Văn Hóa Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ chí Minh Thực Hiện 
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo Hà Nội P.L.2546 - D.L. 2002
[04] 27/04/93–03/05/93 tại Chùa Từ Ân, Quận 11

Nhất niệm vô minh và vô thỉ vô minh 
Có thể niệm một câu thoại lần một hạt chuỗi ? 
Tu sĩ không tin tự tâm, không tin Phật là Nhất-xiển-đề 
Tụng kinh, bái sám chẳng phải việc cần của Tu sĩ 
Thoại đầu đề không khởi 
Tham thiền có phải vọng tưởng không? 
Thế nào “Thế giới rộng một trượng thì gương xưa rộng một trượng? 
Bát nhã vô tri 
Chí đạo vô nan, duy hiềm giản trạch 
Phát chơn nghi 
Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức, tức tâm tức Phật 
Bổn lai vốn chẳng vô nhất vật 
Bắt đầu tham thiền là nhập Hạ, đến khi kiến tánh mới giải Hạ. 
Các Phật sự cứ làm, chỉ đừng quên tham thoại đầu 
Kiến tánh rồi đi về đâu
Sao người kiến tánh chỉ gọi là Tổ, không gọi là Phật? 
Tham thiền có cần tụng giới không? 
Tội Ba La Di bằng tội tử hình của thế gian 
Tánh giới và giá giới: Tội nhân quả chẳng thể sám hối diệt tội 
Thiền tông tại sao chú trọng chuyển ngữ? 
Ngôi học còn dính bụi 
Tịnh khẩu có lợi ích gì? 
Giới luật: Người chưa thọ giới không được cử tội người phạm giới Ba-la-di 
Tự tánh tùy dụng lập danh 
Sự dụng của chư Phật với chúng sanh chẳng khác 
Dùng hương bảng đánh người có tội không? 

Hỏi:  Hành giả tham Thiền rất mong có một nơi yên ổn để tu mà không xen lẩn Tịnh Độ. Nay có người muốn hiến mảnh đất nhỏ để tạm lập Thiền đường cho chúng về tu trong khi chờ đợi Sư phụ xây thiền đường, vậy có được không?

Đáp:  Được thì được, nhưng nếu hành giả có ý nghĩ như thế thì không được. Sự tu phải ở trong hoàn cảnh khó khăn mà tu được mới mau kiến tánh, tu trong cảnh thuận lại khó hơn. Cho nên, người tu chỉ sợ cảnh thuận, không sợ cảnh nghịch; cảnh thuận tự mê lúc nào không hay, cảnh nghịch mới khuyến khích cho sự tu. Tục ngữ có câu “phú quí học đạo nan,” người giàu sang học đạo càng khó hơn.

Nay có nhiều nơi muốn hiến đất, hiến chùa cho tôi, tôi không chịu nhận, nhiều người lại muốn tự lập chùa tư của mình. Chánh pháp phải phá ngã chấp, điều kiện trước tiên của pháp môn Tổ Sư Thiền là vô sở cầu, vô sở đắc, vô sở sợ, nay nổi ý muốn cầu một chỗ yên ổn để không bị quấy nhiễu cũng chẳng dễ, vì nếu không phá được ngã chấp thì chỗ nào cũng khó, đã có sẵn ngã chấp như thế làm sao kiến tánh? Chớ nói là ở chỗ đông người, chỉ có hai người là đã có tranh chấp rồi. nếu là người chơn tu thì bất cứ hoàn cảnh nào, khó khăn nào cũng tu được.

Hỏi:  Đối với những nơi bận rộn thì nói không thể tu, tại sao  đối với những nơi chẳng bận rộn cũng không thể tu? Ấy có phải chính mình lừa gạt mình không?

Đáp:  Bây giờ hãy cùng nhau nghiên cứu chữ TU, tu là tu cái gì? Nếu nói theo tự tánh thì vô tu vô chứng. Tại sao? Tôi hỏi quí vị:
Phật tánh có thể gián đoạn không?
Không.
Phật tánh có thể giảm bớt không?
Không.
Khi tôi hỏi thì quí vị đều biết trả lời như thế, vậy đã sẵn sàng rồi, đâu phải do tu mới đầy đủ Phật tánh ! Đã đầy đu,û không giảm bớt, gián đoạn, đang hiện hành đây, cho nên, đến cuối cùng mới biết chẳng phải do tu chứng. Vì thế, trong Đại Thừa Tuyệt Đối Luận nói “Vô thượng Bồ đề là qui vô sở đắc.” 
 
Nhưng cuộc sống hằng ngày của chúng ta lại nghịch với Phật tánh của mình, cho nên mới có ý niệm cần tìm một nơi vắng lặng để tu, ấy là cái vọng. Phật tánh bất cứ ở nơi nào cũng chẳng thêm bớt, tức yên ổn rồi, đâu phải do tu mới được như thế !

Hỏi:  Phật tánh không thêm bớt, nhưng chính trong lòng chúng con có tăng giảm thì sao?

Đáp:  Đó là do mình ham suy nghĩ tìm hiểu, Phật tánh đâu cần suy nghĩ tìm hiểu? Những suy nghĩ tìm hiểu đó chẳng phải Phật tánh, trong Phật tánh chẳng có những thứ đó. Cũng như tôi thí dụ hai chân vốn không có cức sình, tại ham đi con đường cức sình nên bị dính mắc, rồi  cho cức sình đó là của mình,  cần phải rửa sạch ! Chỉ  cần hai chân không dẫm lên con đường đó là được rồi !
 
Cũng có người nói “nếu không đi lên con đường đó, đâu còn đường để đi?”
 
Phật dạy tám mươi bốn ngàn pháp môn là tám mươi bốn ngàn con đường, tại sao không chịu đi? Lại đổ thừa rằng “Sao chẳng giúp cho tôi phương tiện để không dính mắc cức sình.” Tại ham đi mới bị dính mắc, chứ đâu có phương tiện gì !
 
Chơn tâm của mình luôn trong sạch, chẳng phiền não vọng tưởng, cũng chẳng có nghiệp chướng, do   tâm suy nghĩ mới có phiền não nghiệp chướng. Chữ TU của con người là vì đi trên con đường có cức sình, nhưng chỗ có chỗ không, chẳng phải đầy khắp con đường, nên phải tránh chỗ có, đi chỗ sạch, rồi nói “tránh cức sình là tu,” hoặc vừa đi vừa rửa, đi một đoạn rồi dừng lại rửa … Thôi thì bỏ con đường đó, đi con đường khác, khỏi cần rửa, khỏi cần tu, đâu cần đi một đoạn dừng lại rửa !

Hỏi:  Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, chỉ do một niệm vô minh bất giác thành chúng sanh, vậy tu để làm  gì?

Đáp:  Trong Bát Nhã Tâm Kinh nói “vô lão tử diệc vô lão tử tận,” vốn chẳng già chết, do sự cảm giác sai lầm cho là có sanh tử, nên phải tu để giải thoát sanh tử, gọi là Niết bàn. Thật ra, như Kinh Viên Giác nói “Tất cả chúng sanh đều đã thành Phật,” Ngoài ra,  Đức Phật còn dẫn chứng thêm với thí dụ quặng vàng: 
 
 - Trong quặng, vàng đã thành sẵn, chỉ là lẩn với đất cát tạp chất,, nay luyện bỏ đất cát thì vàng thiệt hiện ra. Nếu trong quặng không có vàng sẵn thì dù luyện thế nào cũng đâu có?

Ấy là lời thí dụ phương tiện của Phật, Phật tánh không thể giảm bớt gián đoạn, thì bây giờ cũng đã sẵn, chỉ đừng nổi lên tâm này tâm kia như: Muốn tu thành Phật, muốn bỏ vọng tưởng, muốn trừ nghiệp chướng, chứng Bồ đề… vì những thứ đó ở trong Thiền tông đều gọi là vọng tưởng. 

Do vọng tưởng của sư đang suy nghĩ, nên mới có câu hỏi này. Chính câu hỏi đã là vọng, nếu tôi giải đáp theo sư thì câu trả lời cũng sai theo. Nay tham thiền cứ nhìn vào chỗ chưa nổi một niệm nào hết. Chính do tâm mình cứ nổi lên niệm này niệm kia, nên trong cuộc sống hằng ngày đều ở trong nhất niệm vô minh.

Ngài Nguyệt Khê giải thích thế nào là nhất niệm vô minh: Cho cái tách này là tách, cũng là nhất niệm vô minh; cho cái bình này là bình, cũng là nhất niệm vô minh; cho Phật tánh là Phật tánh, cũng là nhất niệm vô minh; cho chúng sanh là chúng sanh, cũng là nhất niệm vô minh… chẳng có niệm nào không nằm trong nhất niệm vô minh. 

Khi chưa khởi một niệm nào, gọi là vô thỉ vô minh. Khi nào hết nhất niệm vô minh, chẳng còn một niệm nào là lọt vào vô thỉ vô minh, cũng gọi là thoại đầu, cũng gọi đầu sào trăm thước, phải từ đầu sào trăm thước tiến thêm một bước, tư tưởng không còn, mới là triệt để, mới được gọi là kiến tánh. 

Phật nói “Phàm là lời nói đều không có nghĩa thật,” cho nên, câu trả lời của tôi cũng là nhất niệm vô minh, nay dẫu cho bỏ hết nhất niệm vô minh, cũng còn lọt vào vô thỉ vô minh.

Hỏi:  Vậy theo Sư phụ, muốn bỏ là phải dứt niệm?

Đáp:  Vốn đã sẵn sàng, khỏi cần bỏ, do Sư muốn bỏ cái này lấy cái kia, nên tôi bảo bỏ, nếu không muốn lấy thì đâu cần bỏ !

Hỏi:  Sư  phụ nói dùng cái không biết chấm dứt tất cả biết, vậy sao Sư phụ biết nhiều thế? cái biết của Sư phụ là cái biết của bộ não hay cái biết của Phật tánh?

Đáp:  Cái biết của tôi là muốn chấm dứt cái biết của ông, chứ chẳng phải có chỗ sanh khởi. Chẳng có chỗ sanh khởi mới gọi là vô thỉ, cũng là nghĩa vô sanh. Thật ra, bất cứ cái gì, luôn cả Phật tánh đều chẳng thể có cái lý sanh khởi, tức không có lý bắt đầu, nên Phật nói vô thỉ.

Theo người đời, nếu đem những việc không mà nói  thành có, ấy là nói dối, nói bậy; phải không? Vậy nếu có sự bắt đầu thì phải từ chỗ không biến thành có; nếu bắt đầu từ chỗ có thì chỗ có đó đã là bắt đầu rồi !  Nếu từ chỗ không mà sanh ra có, thì hiện nay chúng ta đâu cần tu ! Vì từ không có Phật có thể sanh ra Phật, vậy đâu cần tu !  Chính không có sự sanh khởi, nên người chứng quả gọi là ngộ pháp vô sanh, vì không có cái lý sanh khởi, nên Phật nói vô thỉ.

Hỏi:  Có một vị hành giả tánh hay quên, cứ đề câu thoại đầu lên rồi quên mất, vậy có thể niệm một câu thoại lần một hạt chuỗi được không?

Đáp:  Không được. Nếu lần chuỗi quen rồi, sau này không có xâu chuỗi là không tham được. Vã lại, lúc làm công việc không có xâu chuỗi thì không tham sao ! Lúc đầu chưa quen thoại đầu, có thể nhìn vào tờ giấy, cứ niệm cho quen rồi mới tham.

Hỏi:  Con tin pháp môn tham Thiền 100%, nhưng sao con không thể tin tự tâm?

Đáp:  Vậy cô tin lời Phật không? Đức Phật nói tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, tin không?

Hỏi:  Lúc trước thì con tin, sao bây giờ con không tin nỗi !

Đáp:  Vậy làm sao nói là tin lời Phật? Làm sao gọi là tin pháp môn? Vì pháp môn là do Phật truyền, và người không tin lời Phật là Nhất-xiển-đề ! Bất cứ pháp môn nào, thế gian hay xuất thế gian, ngay từ ban đầu phải có chữ TIN đi trước, nếu không tin làm sao thành tựu được? Nay nếu cô đã không tin lời Phật thì chẳng những phải bỏ pháp môn này, mà luôn cả đạo Phật cô cũng phải bỏ, chẳng thể tiếp tục mặc áo tu sĩ nữa.

Hỏi : Bạch Sư phụ, vậy có cách nào không?

Đáp:  Chỉ có cách lột áo Cà sa ra, không theo đạo Phật nữa. Ngoài ra chẳng còn cách khác.

Hỏi:  Con ở trong chùa Tịnh độ, mặc dù theo pháp môn Tổ sư Thiền, nhưng ở chùa phải theo chúng tụng kinh, bái sám, đi đám, vì việc này cũng cần cho Tu sĩ. Cho nên, sự tham của con không được liên tục,, những lúc con đang công phu, lại xen lẫn những câu kinh kệ nổi lên, khiến  công phu chẳng đắc lực, vậy có cách nào không?

Đáp:  Sư nói tụng kinh, bái sám, đi đám là việc cần cho Tu sĩ, ấy là sai. Đó chỉ do người đời sau bày đặt ra, thời Phật đâu có ! Sở dĩ công phu chưa được, là vì công việc hằng ngày đã quen, còn câu thoại đầu thì mới lạ, nên cứ bị xen lẫn. Nên ngài Lai Quả nói phải tập dần, hễ thoại đầu quen được một ngày, thì cái kia sẽ lạ đi một ngày. 

Nay thí dụ bằng con số: Những cái kia là số một triệu, thoại đầu chỉ là số một; thoại đầu quen dần thì cái kia phải bớt, khi thoại đầu lên đến một triệu thì cái kia sẽ hết.

Hỏi:   Xin Sư phụ chỉ cách cho con tin tự tâm triệt để?

Đáp:  Nay tôi hỏi cô: Có Phật tánh không? 
  - Dạ có.
  - Phật tánh có gián đoạn không?
  - Dạ không.
  - Phật tánh có thêm bớt không?
  -  Dạ không.

Đáp:  Nếu Phật tánh không gián đoạn thêm bớt, thì Phật tánh của cô, thần thông trí huệ đầy đủ bằng Phật Thích Ca, đang hiện hành, chỉ là cô ứng dụng hằng ngày mà chẳng tự biết, còn của Phật thì khắp không gian thời gian, chẳng chỗ nào không biết, chẳng lúc nào không biết. Chỉ xê xích như vậy thôi.

Hỏi:  Nhưng tại sao có lúc công phu của con rất tiến bộ, có lúc lại thối lui?

Đáp:  Thế nào gọi là tiến bộ, thế nào gọi là thối  lui?

Hỏi:  Lúc con mới bắt đầu tập tham, đề câu thoại đầu lên; lại có một lúc công phu đề mãi không lên, bị thối lui hoài.

Đáp :  Ngài Lai Quả trong Thiền Thất Khai Thị Lục nói, công phu của Ngài đôi khi đề lên không nỗi trong vòng một – hai ngày, nhưng đề không lên cũng phải đề, chẳng có nghi tình cũng phải đọc, vì nghi tình là dấu hỏi, đọc mãi thì nghi tình sẽ có trở lại, ấy cũng chẳng phải là lui sụt.

Hỏi :  Cuộc sống hằng ngày là sống trong vọng tưởng, vậy tham thiền có phải vọng tưởng không?

Đáp  Tại sao cô nói cuộc sống hằng ngày là sống trong vọng tưởng? Mới vừa nói Phật tánh đang hiện hành, thì Phật tánh đâu phải vọng tưởng? Vọng tưởng của cô xuất phát từ chỗ nào? 
 - Từ ý thức phân biệt.
-  Ý thức phân biệt xuất phát từ chỗ nào?
-  Không biết.
Đáp:  Nếu không biết thì tại sao biết hằng ngày sống trong vọng tưởng? Nếu không biết tức không vọng tưởng. Vọng tưởng của cô chỉ là sở biết, sở suy nghĩ của tâm cô; sở là ở ngoài tâm, chẳng phải của cô, còn tâm của cô, tức năng suy nghĩ, năng biết đó, mới là của cô,  chẳng có vọng tưởng.
Nói cuộc sống hằng ngày là sống trong tâm thì được, nói sống trong vọng tưởng là không thể được, nhưng vì tâm chẳng hình tướng số lượng, nên chẳng thể tự thấy biết. (Sư phụ dẫn dụ về hai chân dính cức sình, lược qua).

Hỏi:  Ngày thường chúng con ở chùa vẫn tu, đến kỳ Thiền thất, chúng con cứ vẫn tu tại chùa hay đến dự Thiền thất? Dự Thiền thất có tốt hơn không?

Đáp:  Dĩ nhiên là dự thiền thất tốt hơn, đông người khích lệ lẫn nhau, lười biếng không được, cũng như Tu sĩ  sống trong chúng tốt hơn một mình ở cốc riêng. Việc tu là việc của mình, mọi người đến dự là vì sự sanh tử của mình, chứ chẳng phải vì Thiền thất.
Chữ tu là sửa đổi hành vi của mình. Như tôi vừa nói, đường gai gốc cức sình không nên đi, pháp môn dạy của Phật là những con đường trong sạch nên đi. 

Hỏi:   Thế nào là Nghĩa Khẩn - chánh - miên mật – dung hoát của ngài Bác Sơn?

Đáp:  Khẩn là thống thiết vì sanh tử, Chánh là đúng với tông chỉ “vô sở cầu, vô sở đắc, vô sở sợ”của Thiền tông, Miên mật là vừa nhìn vừa hỏi câu thoại đầu, chẳng có gián đoạn, chẳng kẻ hở cho phiền não nổi lên; Dung là dung thông, Hoát là trống rỗng, là chỗ thoại đầu chẳng một niệm sanh khởi. Hễ nổi lên một niệm, bất cứ biết cái gì; dù là biết Phật, biết Bồ tát vẫn là không dung hoát, nổi lên một niệm “không biết”cũng là không dung hoát.

Hỏi:  Thế nào là “thế giới rộng một trượng thì gương xưa rộng một trượng; gương xưa rộng một trượng thì lò lửa rộng một trượng”?

Đáp:   Ấy là nghĩa tất cả đều bằng nhau, cũng là nghĩa bất nhị. Hễ một chơn thì tất cả đều chơn; một giả thì tất cả đều giả, nhưng không có chơn cũng không có giả.

Hỏi:    Có người nói “Bát nhã vô tri”là chẳng sanh tâm phân biệt, kể cả việc thiện việc ác, kể cả dùng những thức ăn dơ bẩn mà chẳng thấy ghê tởm, phải không?

Đáp:  Nói như thế đã là phân biệt rồi! Hễ nổi lên một niệm đã là chẳng phải, huống là nhiều niệm ! Tham thiền nói “nhìn”là nhìn chỗ một niệm chưa sanh khởi, nói “tham”cũng là tham chỗ một niệm chưa sanh khởi. Bây giờ lại nổi niệm cho là làm việc thiện việc ác, ăn đủ thứ dơ bẩn … Thiền tông nói: “Ăn gậy của Diêm La Vương thì có phần của ông !”

Hỏi:  Vị đó còn dẫn chứng những việc làm của Hòa thượng Tế Điên, cho làm như thế là giải thoát tự tại?

Đáp:  Có dẫn chứng đều là sai. Như Phật nói “phàm là lời nói đều chẳng có nghĩa thật,” “Ai nói Như Lai có thuyết pháp là phỉ báng Phật,” “Vô pháp khả thuyết mới gọi là thuyết pháp”…, những lời trên sao ông đó không dẫn chứng? 
Nay bất cứ dẫn chứng cách nào đều là niệm, đều có sanh khởi, Phật nói vô thỉ, cũng là nghĩa vô sanh. Nếu có sanh khởi tức có bắt đầu, nhưng bất cứ dùng nghĩa lý cao siêu nào cũng chẳng thể thành lập lý bắt đầu, nên nói vô sanh.
Trước kia tôi có giảng cuốn Tín Tâm Minh Tịch Nghĩa Giải, Tịch là phủ định, là quét sạch, phàm có nghĩa giải đều không đúng. Do người đời dẫn chứng cuốn Tín Tâm Minh để luận đàm, nghịch với ý chỉ Tín Tâm Minh, tức phỉ báng Tổ Tăng Xán, nên ngài Trung Phong mới viết bài Tịch Nghĩa Giải. Vì con người ham nghĩa giải, nên ở Nhật có cuốn Thiền Học Đại Thành, chỉ trích ra các đoạn nghĩa giải, còn phần tịch nghĩa giải thì không in ra, ấy là nghịch với ý của Tổ vậy. 

Ví dụ: Câu đầu tiên của bài Tín Tâm Minh là: “Chí đạo vô nan, duy hiềm giản trạch.”

Nghĩa giải rằng: Chí đạo là tự tánh, tức đạo cùng tột của Phật tánh. Muốn đạt đến đạo cùng tột của Phật tánh chẳng phải là khó, chỉ do lựa chọn nên mới thành khó. Trên đây là giải thích theo mặt chữ.

Bốn câu kệ kết thúc của ngài Trung Phong: 

Chí đạo chớ nên chê lựa chọn, 
Chớ cho lựa chọn đọa phàm tình. 
Cần phải đâm mù mắt mẹ đẻ, 
Ban ngày đốt đèn đọc bài Minh.

Đâu có gì để cho giải thích suy nghĩ ! Nay tôi đang dịch cuốn Tín Tâm Minh Tịch Nghĩa Giải, sau này xuất bản, để cho quí vị thấy được bản lai diện mục của Tín Tâm Minh.

Hỏi:  Tham Thiền Cảnh Ngữ nói “Khi nghi tình phát khởi, tương ưng với lý pháp thân,” tại sao lại phải cắt đứt mạng căn?

Đáp:  Tham Thiền Cảnh Ngữ nói “phát chơn nghi”tức đến được thoại đầu, mới là phát chơn nghi, chưa đến thoại đầu là chưa phát được nghi tình. Sự thật, nếu công phu đến thoại đầu thì câu thoại tự mất. Còn nói đến pháp thân thì người nào cũng đầy đủ pháp thân, đâu có mất, đâu có ngưng? Vì con người ham dùng tâm suy nghĩ so đo, cho là phải như vậy và chẳng phải như vậy, tức tự làm ra dây trói buộc mình. Cho nên, phải nhìn ngay chỗ một niệm chưa sanh khởi.(Sư phụ giảng về cuộc sống trong nhất niệm vô minh, xem trang 57 .)

Hỏi:  Giáo môn nói “Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức biến hiện,” còn Thiền tông nói “Tức tâm tức Phật,” hai nghĩa này có giống nhau không?

Đáp:  Không khác. Có người hỏi Mã Tổ, Tổ trước thì đáp “Tức tâm tức Phật,” sau thì nói “Phi tâm phi Phật,” rồi một vị Tăng hỏi: “Sao trước nói tức tâm tức Phật, sau nói phi tâm phi Phật?”Mã Tổ trả lời: “Vì muốn gạt cho con nít nín khóc.” 

Bây giờ nói muôn pháp duy tâm hay muôn pháp duy thức cũng vậy.

Trong Phật tánh của mình tất cả đều sẵn sàng mà không có mấy thứ này, do con người bày ra những thứ này mới che khuất Phật tánh, gọi là “ứng dụng hằng ngày mà chẳng tự biết.” Vì đã dùng cái biết của nhất niệm vô minh, thì làm sao hiển bày cái biết của Phật tánh !

Hỏi:  Khi con nhìn vào chỗ không biết, thì rõ ràng là “bổn lai vô nhất vật,” chẳng có vọng tưởng, cũng chẳng có vọng niệm, phải không?

Đáp:  Không phải. Bất cứ thấy cái gì đều không phải. “Bổn lai vô nhất vật”của Lục Tổ là để phá bài kệ của Thần Tú, chứ bổn lai vốn chẳng phải  vô nhất vật, cũng chẳng phải hữu nhất vật. Hữu vô là tương đối, cái bổn lai chẳng phải tương đối; đã có một niệm thấy “bổn lai vô nhất vật”là niệm đã biết rồi, chứ chẳng phải là không biết.

Hỏi:  Hàng xuất gia chúng con cứ mỗi năm nhập Hạ thì được một tuổi Hạ, vậy tuổi Hạ này ai chứng minh cho chúng con?

Đáp:  Đâu cần ai chứng minh, vào kiết Hạ đã là chứng minh rồi! Sở dĩ nhập Hạ là vì trong mùa Hạ có nhiều côn trùng ở trên đường, nếu chúng ta đi, dễ đạp nhằm chúng khiến sát sanh. Lại nữa, mùa Hạ ở Ấn độ quá nóng bức, bất tiện cho việc đi khất thực. Do nhiều nguyên nhân, nên Đức Phật cho ba tháng hạ cấm túc, ấy là thích ứng ở Ấn độ, nhưng vì Phật đã cho thực hiện như thế, đã ghi vào giới luật thì nơi khác cũng thực hiện theo.

Hỏi:  Vậy tham Tổ Sư Thiền không nhập Hạ thì không có tuổi hạ ư?

Đáp:  “Hạ”cũng là tuổi Lạp, thọ giới được một năm thì được một tuổi hạ. Tất cả Tu sĩ đều phải nhập Hạ, cũng có một số du Tăng ngày thường đi khắp mọi nơi, không tụ tập một chỗ, chỉ có ba tháng Hạ là tụ chúng chuyên tu, bắt buộc phải tu trong ba tháng Hạ, ấy cũng là một việc hữu ích để nhắc nhở cho sự tu.

Hỏi:  Con tưởng là phải nhập Hạ rồi mới có tuổi hạ?

Đáp:  Nếu là người chơn tu thì ngày nào cũng như ngày nấy, suốt năm đều là Hạ. Cũng như hành giả tham Thiền, chẳng phải chỉ có chín mươi ngày là Hạ, Tổ sư nói “Ngay từ bắt đầu tham là nhập Hạ, đến khi kiến tánh mới giải Hạ.” Nếu chưa kiến tánh thì chưa giải Hạ.

Hỏi:  Con vốn chuyên tu niệm Phật trì chú, cũng tham thiền “Lục Diệu pháp môn”do Thượng Tọa Thanh Từ hướng dẫn, nhưng cũng gặp những chướng ngại về sự ma chay do nhu cầu của Phật tử xin tụng kinh bái sám. Vậy không biết khi thực hành theo Pháp môn Tổ Sư Thiền, có gặp phải những trở ngại như trên không?

Đáp:  Các Phật sự cứ việc làm, bất kể làm nghề nghiệp gì cứ làm, trong lịch sử Thiền tông, ông vua kiến tánh vẫn làm vua, Thừa tướng kiến tánh vẫn làm Thừa tướng, bộ trưởng, tỉnh trưởng, cho đến bà cụ tay bưng vai gánh, bán rong ở ngoài đường, kiến tánh rồi vẫn y như cũ. Làm nghề tụng kinh cứ tụng kinh, nhưng đừng quên thoại đầu, đừng cho nghi tình gián đoạn là được, chẳng có gì trở ngại.

Hỏi:  Kiến tánh rồi đi về đâu?

Đáp:  Phật tánh của tất cả chúng sanh, người nào cũng cùng khắp không gian thời gian, đã cùng khắp thì đâu thể chỉ ra? Khi đã kiến tánh rồi, đâu còn đi về  đâu? Có “đi về đâu”ắt chưa cùng khắp. Ví như người đời luyện tập thần thông, từ đây bay qua Mỹ cần năm phút, nhưng đó chẳng phải thần thông sẵn có của Phật tánh. Thần thông của Phật tánh khắp không gian, chẳng cần bay, muốn hiện chỗ nào cũng được, phải tự tin rằng mình đã sẵn đủ tất cả.

Hỏi:  Nếu tự có sẵn nghi tình, lấy đó tham tiếp mà không chọn những câu thoại trong sách, được không? 

Đáp:  Nếu đã có nghi tình từ nhỏ, đối với vũ trụ vạn vật hay đối với việc của mình, đã thắc mắc rồi, lấy đó để tham cũng được, nhưng phải chẳng thể giải thích, chẳng thể tìm hiểu mới được. Nếu có thể dùng một lý lẻ nào đó, hoặc dùng Phật pháp để giải ra đáp án thì không được.

Hỏi: Tại sao gọi người đã kiến tánh là Tổ chứ chẳng gọi là Phật?

Đáp:   Sau khi chứng Diệu Giác mới gọi là Phật, người kiến tánh rồi cao nhất là đến Đẳng giác, tức chưa đến Diệu giác, vì tập khí xuất thế gian vẫn còn. Lại nữa, phàm phu kiến tánh, tập khí thế gian vẫn còn, làm sao gọi là Phật ! Đến quả Diệu Giác, tập khí thế gian lẫn xuất thế gian đều sạch, bản thể của Phật tánh luôn hiện hành khắp không gian thời gian. Còn chư Tổ thì tập khí thế gian còn chưa dứt sạch, huống là tập khí xuất thế gian ! Nên chỉ được gọi là Tổ, không thể gọi là Phật, mặc dù đã kiến tánh thành Phật. Bây giờ chưa kiến tánh cũng đã thành Phật rồi, “tất cả chúng sanh đều đã thành Phật,” ấy là lời nói của Phật trong Kinh Viên Giác.

Hỏi:  Tham Thiền có cần tụng giới không?

Đáp:  Theo giới luật thì tu pháp môn nào cũng phải có giới luật, nửa tháng bố-tát một lần. Bố-tát không phải chỉ tụng giới, trước khi tụng phải kiểm thảo, tự kiểm thảo mình trong nửa tháng nay có phạm giới không? Nếu có, phải ra sám hối trước đại chúng. Sám hối xong, tội phạm giới mới sạch, mới có tư cách nghe tụng giới.

Nếu người phạm giới không tự ra sám hối trước đại chúng, thì người ở chung phải ra cử tội, nếu không ra cử tội, sau này bị phát hiện thì người phạm và người không cử tội sẽ bị cùng một tội vì che giấu. Hồi xưa, bố-tát truyền giới cho cả Sa-di và Bồ tát, sau này mới lập riêng giới đàn. Cho nên, bố-tát không có nghĩa là chỉ tụng giới mà thôi.

Hỏi:  Tu sĩ phạm tội Ba-la-di có thể sám hối được không?

Đáp:  Sau khi phạm tội Ba la di, phải trong nửa tiếng báo cáo Tăng Đoàn, Tăng đoàn mới hứa khả cho sám hối, nhưng chưa phải như thế là nhất định được sám hối. Vì theo pháp Yết-ma, muốn sám hối tội Ba-la-di phải hai mươi vị Tỳ-kheo, người xin sám hối phải săn sóc hai mươi vị đó trong nửa tháng, về cuộc sống hằng ngày cho đầy đủ. Nếu hai mươi vị đều cảm thấy người đó thành tâm muốn sám hối, đồng ý cho sám hối thì mới thành lập được; nếu trong đó có một vị không đồng ý, cũng chẳng thể tổ chức sám hối.

Hỏi:  Sở dĩ Đức Phật chế định giới luật cũng là căn cứ theo luật pháp nhà nước, ví như giới Ba-la-di, cũng bằng như luật tử hình của nhà nước, phải không?

Đáp:  Phật tử vi phạm luật pháp của nhà nước, tức vi phạm giới luật của nhà Phật, đó là do Đức Phật muốn sự hoằng pháp đến nước nào cũng được hoan nghinh. Tỳ-kheo có bốn giới Ba-la-di và Tỳ-kheo-ni có tám. Tội Ba-la-di, cũng bằng tội tử hình của nhà nước, nhưng tội tử hình của nhà nước có xử tử thật, còn tử hình bên nhà Phật chỉ là kiếp này không được làm Tỳ-kheo nữa, coi như vị Tỳ-kheo đó đã chết. Nếu xin sám hối mà được chấp nhận, chỉ giữ được Sa-di, nếu sám hối không được, thì luôn cả Sa-di cũng không còn, phải đợi kiếp sau bắt đầu lại.

Hỏi:  Luật pháp Nhà nước thời nay có nhiều châm chước thuyên giảm, vậy giới luật nhà Phật có thể ứng dụng như thế nào để phù hợp theo thời đại  không?

Đáp:  Giới luật nhà Phật cũng có phần linh động, nhưng thuộc về phần Giá giới, còn về Tánh giới thì không được. (Sư phụ giảng về Tánh giới và Giá giới, lược qua). 

Về tánh giới, nếu đã phạm thì có tội phá giới, nếu chưa thọ giới cũng phải có tội nhân quả. Tội phá giới thì sám hối có thể hết, ví như tội phá giới Ba-la-di phải đọa địa ngục chín triệu năm, hễ sám hối là hết; còn tội nhân quả thì không thể sám hối được, nhân nào quả nấy.

Có người nói “Vậy thì không thọ giới tốt hơn, chỉ phải chịu tội nhân quả, khỏi bị hai lớp tội.” Sự thật, người có thọ giới phải để ý về vấn đề giữ giới, nên tội nhân quả cũng ít, người không thọ giới hằng ngày cứ theo thói quen mà làm, dễ phạm phải tội nhân quả.

Hỏi:   Tại sao Thiền sư Bác Sơn nói “Công phu khẩn mà không chánh thì uổng dụng công, chánh mà chẳng miên mật thì không thành dung hoát, chẳng dung hoát thì không tương ưng, chẳng tương ưng thì không thể nhập, và không thể hóa cảnh”?

Đáp:  Việc đó là lẽ dĩ nhiên rồi, vì công phu không miên mật tức có kể hở, vọng tưởng phiền não từ đó nổi lên, làm sao dung hoát ! Làm sao nói là khẩn, là chánh? Hóa cảnh tức dung hoát.

Hỏi:   Vậy còn các từ “chuyển thân nhã khí,” “chuyển vị khai cơ,” “hồi quang phản chiếu”… là như thế nào?

Đáp:  (Sư phụ kể về câu chuyện một ngoại đạo có thần thông và xá lợi, không bằng đáp được một câu chuyển ngữ của Thiền sư, xem trang 19 ). 
Tại sao Thiền tông chú trọng câu chuyển ngữ? Vì bản thể của tự tánh là vô sở trụ, chuyển ngữ tức là lời vô sở trụ. Chỉ cần đáp được một chuyển ngữ là thầy biết người trò đó đã kiến tánh và ấn chứng liền. Nay chưa kiến tánh, cứ đuổi theo lời nói có sở trụ, trả lời cho hợp lý đúng nghĩa, nhưng đó chẳng phải chuyển ngữ. (Sư phụ kể về câu chuyện bà già đốt am, lược qua), “Chuyển thân nhã khí,” “đè hồ lô trên nước”v.v… đều là những câu vô sở trụ.

Hỏi:  Thế nào là “Ngôi học còn dính bụi”?

Đáp:  “Ngôi học còn dính bụi, cực sáng tức Như Lai,” đó là bài kệ trong Kinh Lăng Nghiêm, tả về biển giác của Tự tánh. Theo cuốn Hoa Nghiêm Hợp Luận, tác giả Lý Thông Huyền là một cư sĩ kiến tánh, nói: “Sơ tâm Bồ tát vì lòng tin chưa vững chắc, được thấy biết ít phần pháp thân Như Lai chẳng đoạn diệt, chẳng khứ lai.  Chẳng đoạn diệt tức khắp thời gian, chẳng khứ lai tức khắp không gian, nhưng Bồ tát này còn chưa thể lìa sự phân biệt vi tế, nên chỉ thấy thô dụng, chưa vào được ngôi pháp thân. 

Tiến thêm một bước, Tịnh tâm Bồ tát hơn Sơ tâm Bồ tát, nhưng còn thấy vi tế dụng. Như thế dần dần tiến lên, đến bậc Bồ tát cứu cánh, mới hết thấy vi tế dụng, gọi là thân thọ dụng.

Vì còn có nghiệp thức, nên thấy tâm có thọ dụng, nếu lìa nghiệp thức thì chẳng thể thấy. Tại sao?  Vì tất cả Như Lai đều là pháp thân, pháp thân chẳng có sắc tướng sai biệt để thấy nhau, nên chẳng thể thấy. Tại sao hết thấy vi tế dụng gọi là thân thọ dụng? Vì còn có thân thọ dụng để biết sự hết thấy, vẫn là tướng vi tế của nghiệp thức. Các bậc hữu học và vô học còn dính mắc với tướng vi tế này, như tấm gương còn dính bụi, nên nói “ngôi học còn dính bụi.”

Nếu nghiệp thức vi tế đã sạch, chẳng thấy có sự thọ dụng, gọi là Pháp thân Như lai. Vậy bụi sạch thì gương sáng tỏ, nên nói “Cực sáng tức Như lai.”
 
Đối với câu “Phản văn Tự tánh văn,” nhiều người còn hiểu sai về câu này, nên tôi ghi chú thêm: 

Nếu chấp cái nghe là thật thì không nghe ngoài phải nghe trong, không nghe động phải nghe tịnh; nghe trong ngoài động tịnh đều là bỏ gốc theo ngọn, nên gọi là cái nghe điên đảo. Nay xoay cái nghe điên đảo này về chánh, chánh thì chẳng có năng nghe sở nghe, mới gọi là phản văn, cũng là bản tánh văn. Nghịch cảnh trần, hợp giác tánh, mới gọi là chánh. Đã trở về bản tánh văn, tức thấy bản lai diện mục của Phật tánh, cũng là tánh văn này, liền thành Vô thượng Bồ đề.

Trong Kinh Lăng Nghiêm nói: Do có lục trần mới phát ra cái tri, vì có lục căn mới hiện ra tướng này tướng kia, nên nói “do trần phát tri, nhân căn hữu tướng.” Nếu không có lục trần thì kiến văn giác tri đặt ở chỗ nào? Chẳng thể sanh ra được.

Lục trần lục thức sanh lẫn nhau, cũng như con gà với trứng gà; chẳng có lục trần thì lục căn không có đối tượng để đặt. Lại nữa, chẳng có lục căn thì không thể biết đến lục trần, nhưng cái biết phải có lục trần mới có thể sanh khởi. Chúng sanh điên đảo, cho những thứ đó là của mình, nên Đức Phật mới ở trong Bát Nhã Tâm Kinh dùng chữ VÔ để quét sạch lục căn, lục trần, lục thức.

Hỏi:  Tịnh khẩu có ích lợi gì không?

Đáp:  Chẳng những không có lợi ích, lại còn có hại vì làm cho mình tu không được.

Hỏi:   Kiến tánh là gì?

Đáp:  Đợi ông kiến tánh rồi thì biết.

Hỏi:  Trong bốn tội Ba-la-di, trường hợp tứ chúng biết được người ấy phạm tội, báo lên vị Trụ trì, Trụ trì không cử tội thì tứ chúng có lỗi không?

Đáp:  Bây giờ đâu có Tăng đoàn để cử tội? Lại nữa, trong Phật pháp rất linh động, cái nào cần cử tội mới cử tội, những việc không cần cử tội, chỉ cho trách tâm sám. Đức Phật hoằng dương Phật pháp, muốn cho thiên hạ đều tôn trọng Phật giáo, tôn trọng Tăng ni, Phật tử chơn chánh hoặc thọ ngũ giới hay Bồ tát giới. Cho nên, giới Bồ tát không cho nói lỗi của Tứ chúng; Tỳ-kheo-ni nói lỗi của người khác cũng phạm tội Ba-la-di. Lại nữa, đối với những người trong Phật giáo hoằng pháp rộng, nhiều người biết tên tuổi, thì trong giới luật không cho cử tội . Tại sao? Vì sợ ảnh hưởng uy tín của Phật giáo. Mặc dù không cho cử tội, nhưng nếu họ phạm Ba-la-di, tội địa ngục phải chín triệu năm chứ không bớt được.

Hỏi:  Như hiện giờ một vị  có tội, chúng đã phát hiện, người đó chẳng những không sám hối, vẫn sống bình thường như người không phạm, vẫn đắp áo Cà sa, vậy là thế nào?

Đáp:  Trong giới luật có hơn 130 thứ Yết-ma, pháp Yết-ma của Phật giáo rất kỹ, mỗi thứ Yết-ma làm về việc gì, phải có bao nhiêu người, hai mươi người, mười người, năm người hoặc hai người...Hai người gọi là “đối thú Yết-ma,” tức không có ai ngoài hai người đó biết. Yết-ma xử tội, phải thấy, nghe hoặc nghi, rồi phải có bằng chứng, bằng chứng có thể mời một nữ cư sĩ ra làm chứng . Mà cư sĩ đó phải được Tăng đoàn mời, nếu không được mời mà tự ra làm chứng là phạm giới.

Nay không có Tăng đoàn, không có Yết-ma để xử tội, thì làm sao phán đoán là người ấy có tội? Còn những người phạm thượng, tự đã có tội trước, lại công khai nói tội của người khác, là phạm giới. Vì giới Bồ tát không cho nói lỗi của tứ chúng. Nếu muốn nói cũng được, nhưng chỉ có hai người, không có người thứ ba, rồi mình khuyên người đó. 

Hỏi:  Nếu bằng chứng đã có, hai người đã khuyên với nhau, nhưng người ấy vẫn không sửa đổi?

Đáp:  Ai xử cho người đó có tội? Người ta phải tổ chức Yết-ma rồi xử tội, hoặc trong lúc bố-tát, báo cáo với vị chủ tịch được chúng cử ra để xử tội, đâu phải người nhỏ xử tội người lớn được ! Nhỏ mà nói lỗi của người lớn, tự mình còn có lỗi nữa!

Tại sao giới luật của Tỳ -kheo và Tỳ-kheo-ni không cho người chưa thọ giới nghe và xem? Sa-di, Thức xoa không được nghe và xem giới Tỳ-kheo-ni, nhưng Tỳ-kheo phải biết giới cua Tỳ-kheo-ni. Vì trong giới luật có ghi về pháp Bát kỉnh của Tỳ-kheo-ni, mỗi nửa tháng phải mời Tỳ-kheo đến dạy, cho nên, Tỳ-kheo phải thông suốt giới luật của Tỳ-kheo-ni.

Chưa thọ giới Tỳ-kheo không được xem giới Tỳ-kheo, vì sợ khi biết rồi phỉ báng Tỳ-kheo, cho Tỳ-kheo này là phạm giới, là tự mình tạo tội. Tỳ-kheo phạm giới tự phải chịu tội, bởi vì người nào cũng có sai sót. Có phạm, phạm rồi có sám hối, hễ sám hối là hết tội phá giới. Nếu người chưa thọ giới nói lên lỗi đó, chẳng những làm mất uy tín của Phật Giáo, lại phạm tội nói lỗi tứ chúng. Nay có nhiều người tự ỷ thông minh lanh lợi, phỉ báng người cao hơn, ấy là tự tạo lỗi vậy.

Hỏi:  Tại các chùa có từ bốn vị Tỳ-kheo trở lên, phải tác pháp Yết ma, ấn định cương giới, sau đó làm Phật sự mới đúng pháp, phải không?

Đáp:  Phải. Theo pháp Yết-ma trong giới luật ấn định, bất cứ cái gì, đều phải qua pháp Yết-ma. Nhưng nay ở Việt nam, chỉ có truyền giới hoặc bố-tát, kiết Hạ mới qua Yết-ma, những Yết-ma của bố-tát cũng không đủ, chỉ là tụng giới.

Hỏi:  Tham thoaị đầu với Bát nhã Ba La Mật có tương ưng không?

Đáp:  Bát nhã dịch là trí huệ, nhưng chẳng phải trí huệ của bộ não, không qua bộ não, là trí huệ của Tự tánh. Tổ Sư Thiền là muốn hiển bày trí huệ của Tự tánh. Tên gọi Bát nhã chỉ là một trong muôn ngàn tên gọi . Vì bản thể của Phật tánh cùng khắp không gian thời gian, nên sự dụng của Phật Tánh cũng cùng khắp, chẳng số lượng, chỉ tùy dụng mà lập danh:
Vì Phật tánh khắp không gian chẳng khứ lai, nên gọi là Như lai, đúng như Bản lai; cùng khắp thời gian, không gián đoạn, sanh diệt, nên gọi là Niết bàn; vì muốn hiển bày cái dụng vô sở trụ, nên gọi Vô trụ; vô trụ thì không có chỗ, không có lúc, nên gọi Tánh không…Mặc dù tên gọi có khác, nhưng thể dụng chẳng khác.

Hỏi:  Sự dụng của chư Phật, chư Tổ có khác nhau không?

Đáp:  Luôn cả sự dụng của cô, với chư Phật chư Tổ cũng chẳng khác ; không những là cô, luôn cả các loài động vật cũng chẳng khác. Đã là bất nhị, thì thân Phật, thân Bồ tát, thân người, thân động vật dù khác, nhưng Phật tánh chẳng khác.

Hỏi:  Tại sao chư Phật, chư Tổ một nghe ngàn ngộ, mà chúng con được Sư phụ khai thị nhiều vẫn chưa được  ngộ? Và Sư phụ chưa chỉ định một vị nào sau này nối tiếp Sư phụ?

Đáp:  Chưa kiến tánh là tại mình chưa chịu đi, nếu có tâm quyết tử như chư Tổ mới mau được. Nay mặc dù chưa kiến tánh, nếu thực hành đầy đủ, đúng pháp, cũng đã gieo chánh nhân, kiếp này chưa ngộ, kiếp sau cũng tiếp tục. Tôi thì chưa kiến tánh, chỉ là biết được đường lối thực hành của chư Tổ và chuyển dạy cho quý vị. Mọi người cứ tiếp tục theo đường lối đó tu hành là đủ.

Hỏi:  Ngài Lai Quả nói “đánh chết người phạm qui củ,” vậy có phải thiếu lòng từ bi và phạm tội sát sanh không?

Đáp:  Dùng hương bảng đánh người phạm qui củ là tỏ lòng từ bi  rất thiết tha. Ngài nói trong Tham Thiền Phổ Thuyết và giải nghĩa rất kỹ: Sở dĩ đánh là muốn đưa tới giác ngộ giải thoát tất cả khổ . Ấy là lòng từ bi không gì so sánh bằng.
 

c

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

慧 佛學 Ngôi 南无阿弥陀佛 佛号 藏版 Phần 1 èˆ æ æ ƒ tien thu Do the van Co xuan ä½ å æ Žç ˆ åŽ ä tin túm niem Gio ngu nghi ve dieu giac ngo thu nhat trong kinh bat dai 教师节的对联 สโตร ส รา Uống trà giúp giảm cân Danh hiệu Avalokiteśvara trong Tịnh Độ Thầy 礼佛大忏悔文 华藏宗门 เพรงดนต ฟ tÃÆ 激安仏壇店 ý nghĩa lễ hằng thuận chí ï¾ ï¼ 一念心性 是 僧人心態 tho cung cha me hay ong ba qua vang nhieu noi co Buffet Cỏ Nội mùa chay quốc hoa ماتش مصر والراس الاخضر يلا ÍÛ Chí cça cam nhan ve dieu giac ngo thu nhat trong kinh bat å æžœå žå¾ 盂蘭盆会応慶寺 4 tot Ã Æ pháp khí tu tập trong phật giáo Tổ 描写家乡的桥的句子