Sư
phụ giới thiệu cuốn “Vũ Trụ Quan Thế Kỷ 21”:
Vì
muốn hoằng pháp ở Phương Tây, phải dùng những danh từ
khoa học, người phương Tây dễ chấp nhận. Thực tế, Phật
pháp là thực dụng hằng ngày, còn khoa học chỉ căn cứ có
thể tích, giải thích theo sức lực của vật chất. Sức lực
vật chất, bất kể vật gì, phàm có thể tích đều có từ
trường, sức từ trường gọi là từ lực, có sức hút như
nam châm.
Người
phát hiện đầu tiên về sức hút là ông Newton, khi ông thấy
quả táo ở trên cây rơi xuống, ông nghi tại sao quả táo
rớt xuống mà không bay lên? Từ đó mới phát hiện ra sức
hấp dẫn của quả đất và sức hấp dẫn vạn hữu:
Tất cả vật chất, vật thể đều có sức hút, đều có
từ trường, gọi là từ lực. Nội dung cuốn Vũ Trụ Quan
Thế Kỷ 21 mà tôi biên soạn, tổng quát về nguồn gốc của
Phật pháp, là bắt đầu từ định lý Từ Lực của Newton.
Mọi
sinh hoạt văn minh của nhân loại vạn tượng sum la, bao gồm
giáo dục, chính trị, văn hóa, kinh tế, y học v.v… đều
nhắm chung mục đích mong cầu hạnh phúc cho con người.
Cho
đến nay, khoa học kỹ thuật đã đóng vai trò dẫn đầu trong
việc thực hiện mưu cầu này nhưng chưa thành công. Vì căn
bản mọi ngành, mọi môn khoa học, chỉ lợi dụng được
những năng lượng phát ra từ vật chất nên vĩnh viễn bị
thời gian, không gian hạn chế.
Nay
chỉ còn một năm nữa là chúng ta bước vào thế kỷ 21, nếu
muốn từ hữu hạn tiến đến vô hạn thì chúng ta nên chú
tâm đến một nguồn năng lượng khác: Nguồn năng lượng
phát ra từ phi vật chất.
Trong
cuốn sách này, các vấn đề lực học Newton, lực học Einstein,
và lực học của Thích Ca Mâu Ni sẽ lần lượt được đề
cập để chúng ta cùng nhau tham khảo. Rất mong được nhận
ý kiến đóng góp của quí vị đồng bước tiến vào Thế
kỷ 21.
Kết
luận của Vũ Trụ Quan:
Muốn
kiến lập lý luận từ tương đối đến tuyệt đối, trước
tiên phải bắt đầu từ lực học Newton đến lực học Einstein.
Nếu giả thuyết tốc độ vận động của vật chất từ
0 đến 100, thì Newton là từ 0 đến 50, thuộc tánh thuận hành
bất biến; còn Einstein thì từ 0 đến 50, rồi lại tiến thêm
từ 50 đến 100, thuộc tánh khả biến và chuyển đổi lẫn
nhau; còn lực học của Thích Ca Mâu Ni chẳng những từ 0 đến
100, lại từ 100 đến 200, 300 v.v… cho đến vô cùng tận.
Tóm
lại, quan điểm của nhà khoa học chỉ hạn cuộc trong khả
năng quan sát những vật tương đối trong vũ trụ, vì vạn
sự vạn vật đều chẳng thể mỗi mỗi tự độc lập, phải
nhờ nhân duyên tương đối mà thành: Như gà sanh trứng, trứng
sanh gà; như âm dương tương đối, hút đẩy tương đối,
đồng tánh thì chống nhau, khác tánh thì hút nhau… khi hấp
lực lớn đến mức độ “N”thì tốc độ ánh sáng có thể
bị hấp lực nuốt mất.
Vạn
vật trong vũ trụ hoại nhau mà giúp nhau, ăn nuốt lẫn nhau,
đã thống nhất, lại mâu thuẫn, biến hóa chẳng định, lại
chẳng thể tăng giảm. Như nước có thể diệt lửa, nhưng
nếu đem nước phân tích thành hai thứ khí thể H,O, thì lại
trở thành lửa, H có thể tự cháy, O có thể giúp cho sự
cháy.
Dù
hoại nhau, thành nhau, mà cùng tồn tại bất diệt. Chúng ta
ở trong hoàn cảnh vạn tượng sum la lăng xăng, phức tạp,
nhiễu loạn chẳng ngừng này, mỗi mỗi vì dục vọng của
bản thân mà cạnh tranh lẫn nhau, từ đao kiếm súng ống,
chiến tranh kinh tế, từ chiến tranh lạnh đến chiến tranh
nóng, và từ chiến tranh nóng qua chiến tranh lạnh; từ chiến
tranh cá nhân với cá nhân, cho đến chiến tranh quần
thể với quần thể… Thiên tai nhân họa, tranh nhau mà đến.
Xưa kia còn tưởng thiên tai là việc không thể đối phó được,
nhưng hiện nay mới phát hiện thiên tai cũng là do nhân loại
tạo thành. Chúng ta ở trong hoàn cảnh thiên tai nhân họa tranh
nhau ùa đến chẳng ngừng này, đâu thể hưởng thụ cuộc
sống hạnh phúc? Tại sao con người một mặt tạo ra tai nạn,
một mặt lại kêu gọi đóng góp để cứu nạn? Thật là
mâu thuẫn tức cười . Cho nên Đức Phật nói “Tất cả
do tâm tạo”là vậy.
Nếu
chúng ta chịu sống theo sự chỉ dạy của Đức Phật về
phương cách sống, thì hạnh phúc ở nơi trước mắt, chứ
chẳng cần tìm cầu. Nói một cách khác tức là “Vô vi mà
vô sở bất vi.” Nói “vô vi”chỉ là giữ cái tâm này chẳng
sanh khởi hai chữ “Cho là”mà thôi.
Việc
này dù xem như rất đơn giản, nhưng thực tại thì khó làm
được, đó là vì tập khí của chúng ta lúc đối cảnh
ắt phải khởi tâm động niệm, nhất định phải dùng “cho
là”để lạc vào tương đối, rồi từ đó thị phi tốt
xấu ùn lên, và phiền não cũng theo đó mà đến. Lực học
của Thích Ca Mâu Ni chỉ là như thế, như thế.
Đã
vì đói khát mà ăn uống thì cứ ăn uống, chẳng nghĩ cái
khác, đã vì che thân chống lạnh mà mặc áo thì cứ mặc
áo, chẳng nghĩ cái khác, mỗi mỗi chức nghiệp đều giữ
đúng vị trí vai trò của nó, chẳng nghĩ cái khác. Vậy thì,
cha giữ đúng vai trò của cha, mẹ giữ đúng vai trò của mẹ,
con cái giữ đúng vai trò của con cái, chồng giữ đúng vai
trò của chồng, vợ giữ đúng vai trò của vợ v.v… tất
cả mỗi mỗi đều giữ đúng vai trò của mình, làm tròn bổn
phận, an cư lạc nghiệp, thì tự nhiên mọi người đều được
an lạc hạnh phúc, thiên hạ thái bình.
Ghi
chú: Vai trò:
Nghĩa
là tùy theo truyền thống xưa nay của mọi dân tộc và nhà
nước, phong tục, tập quán, pháp luật khác nhau thì vai trò
cũng theo đó khác nhau, như truyền thống Việt Nam, Trung Quốc,
truyền thống Mỹ v.v… mỗi mỗi đều khác nhau vậy.
Phật
pháp kỳ thật chỉ là hiển bày tâm của mọi người, người
ta hiểu lầm, tưởng tâm là bộ não, nếu qua bộ não thì
gọi là vọng tâm, chứ chẳng phải chơn tâm. Bộ não là vật
chất, hệ thống thần kinh, lục căn đều là vật chất, còn
chơn tâm chẳng phải vật chất, là lìa vật chất. Bây giờ
người ta chỉ biết đến tâm là một danh từ, ai cũng nói
được, nhưng tâm là cái gì thì chẳng ai biết. Kỳ thật,
chơn tâm chẳng có thể tích, mặc dù nói tâm như hư không,
nhưng người ta cũng không thể tưởng tượng, cho nên, ngài
Long Thọ là Tổ thứ mười bốn của Thiền tông giải thích
thật kỹ, dùng “Tâm như hư không vô sở hữu”để thí
dụ chơn tâm của tất cả chúng sanh. (Sư phụ giảng về hư
không vô sở hữu, lược qua)
Nay
các nhà khoa học đều tin theo bộ não, đã thành thói quen,
muốn dùng sự hiểu biết của bộ não để tìm sự bắt đầu
của vũ trụ và sinh mạng, nếu theo lực học của Thích Ca
Mâu Ni thì gọi đó là si mê, nhưng bây giờ gọi nhà khoa học
là si mê có ai chịu đâu !
Kỹ
thuật khoa học dẫn đầu để tạo hạnh phúc cho con người,
nhưng tạo hoài mà cái khổ vẫn nhiều thêm, cũng như y học
càng tiến bộ thì vi trùng càng phát triển mạnh, còn khoa
học tiến bộ bao nhiêu thì nguyên tử giết người nhanh hơn
bấy nhiêu.
Theo
lực học của Newton từ 0 đến 50 thuộc tánh thuận hành bất
biến, thời đó chưa có xe hơi và máy bay. Đến thời Einstein
không những từ 0 đến 50, lại từ 50 đến 100, thuộc tánh
khả biến mà chuyển đổi lẫn nhau. Làm sao chuyển đổi?
Nhà khoa học biết thể tích nhỏ chừng nào thì từ lực mạnh
chừng nấy, nay nhà khoa học phát hiện vật thể nhỏ nhất
là quang tử, tốc độ ánh sáng là cao nhất, mỗi giây đi
ba trăm ngàn cây số. Lại, vật chất có thể biến thành năng
lượng, năng lượng cũng có thể biến thành vật chất, chuyển
đổi lẫn nhau. Mặc dù chuyển đổi lẫn nhau, nhưng phải
có vật chất mới chuyển đổi thành năng lượng, chứ chẳng
thể lìa vật chất.
Còn
lực học của Thích Ca Mâu Ni khỏi cần vật chất, tức lìa
vật chất, là năng lượng tâm của mọi người. Cho nên, nhà
thiên văn dùng tốc độ ánh sáng để tính khoảng cách của
không gian, ví như ánh sáng đi một năm đến thì khoảng cách
đó gọi là một quang niên, ánh sáng đi mười năm mới đến
thì khoảng cách đó gọi là mười quang niên, mà ánh sáng
đi mười năm đến thì tâm mình chỉ một niệm liền đến,
ánh sáng đi một triệu năm đến thì tâm mình cũng một niệm
là đến. Tại sao? Vì nó phi vật chất, chẳng bị số lượng,
không gian, thời gian hạn chế, mà nó luôn khắp không gian,
khắp thời gian, nhưng người ta không tin, kể cả nhà khoa
học cũng không tin.
Về
nguồn gốc của Phật pháp:
Thân
thể của trí Bát nhã, có người gọi là Phật tánh, tâm Chơn
như, Diệu tâm… Bản thể của nó là tri, mà dụng của nó
cũng là tri. Tất cả mọi người trên thế gian, tất cả chúng
sanh, cho đến vạn vật trong vũ trụ đều là vật sở tri
của nó, nhưng tất cả mọi người, tất cả chư Phật đều
chẳng thể biết được nó, vì nó chẳng thuộc về sở tri.
Cho nên, nó vĩnh viễn không thể bị ai phát hiện được,
luôn cả Phật, vì hễ bị phát hiện tức thành sở tri rồi.
Điều
này đối với thế gian thật là kỳ diệu, nhưng theo lý toán
học mà suy luận cũng chẳng phải kỳ diệu:
Một
cuốn sách toán học xuất bản ở Hồng Kông nói: Có loại
con sâu dép cỏ (Paranaccium) là động vật rất nhỏ, thân thể
của nó cứ mỗi ngày đêm thì nứt thành hai, từ đời thứ
nhất đến đời thứ 90 thể tích của nó bằng quả địa
cầu.
Nếu
đảo ngược lại, đem quả địa cầu xẻ 2, xẻ 4, xẻ 8,
cứ tiếp tục xẻ qua 130 lần thì trở lại bằng con sâu dép
cỏ.
Theo
lý này suy luận, nếu đem con sâu dép cỏ xẻ thêm 130 lần
nữa thì đơn vị thịt của con sâu, do con số biểu thị kia
có còn thấy được chăng? Nếu đem xẻ thêm 10 lần 130, cho
đến trăm ngàn lần 130, con số vẫn có thể biểu thị được
đơn vị thịt của con sâu đó, nhưng thực tế chúng ta còn
cảm nhận được thịt của con sâu đó không?
Căn
cứ theo toán học, nếu cho một con sâu làm đơn vị 1; trước
1 đó thêm vào một số 0 thì thành 0,1; thêm một số 0 nữa
thành 0,01; cứ theo đó mà suy tiếp, vẽ thêm số 0 cho đến
dài bằng vòng quanh một quả đất, rồi hai quả đất, ba
quả đất … vĩnh viễn vô cùng tận. Giả sử khoa học kỹ
thuật cải tiến, kính hiễn vi có tốc độ còn nhanh hơn vẽ
số 0 thì có thể phát hiện được đơn vị thịt của con
sâu đó, nhưng đơn vị ấy thật chưa phải là thực tế,
vì con số còn có thể phân chia mãi vô cùng cho đến vô cùng.
Việc
này Phật Thích Ca gọi là bất khả đắc, cũng là vô thỉ
vô sanh. Trong Kinh Lăng Già, Phật nhắc đi nhắc lại với chúng
sanh: Cần phải xa lìa “tự tâm hiện lượng,” bởi vì cái
năng hiện của tự tâm là TRI và KIẾN, sở hiện của nó
là HỮU và VÔ, đều thuộc sản phẩm của bộ não. Nên Kinh
Lăng Nghiêm nói “Tri kiến lập tri tức vô minh bổn,” tri
kiến là năng lập, hữu vô là sở lập, khi bộ não biến
thành tro thành đất rồi, cái bất khả đắc của bản trụ
đâu có thể theo bộ não mà biến thành tro đất?
Theo lời Thế Tôn nói: Bất khả đắc gọi là bất sanh, bất
khả biến gọi là bất diệt, pháp bất sanh bất diệt này
tức là bản thể của thật tướng vậy.
(Sư
phụ nói về sức dụng của tâm, lược qua)
Từ
trường phát từ vật chất thì bị không gian thời gian hạn
chế, còn Phật Thích Ca dạy chúng ta pháp tham thiền để dẹp
những cái che khuất (tìm hiểu biết, suy nghĩ biết, ghi nhớ
biết), sẽ hiện ra từ trường của chơn tâm với sức mạnh
vô cùng, chẳng bị không gian thời gian hạn chế. Cho nên,
tốc độ ánh sáng đi mười triệu năm mới đến thì tâm
của mình chỉ một niệm đến. Phải biết từ trường của
mỗi người đều bằng nhau, chỉ là hễ bị che khuất nhiều
thì hiện ra ít thôi.
Từ
lực chơn tâm mình sẵn có, bằng như chư Phật, chẳng kém
hơn một tí nào, do đó, Phật Thích Ca truyền dạy pháp thiền
trực tiếp này, đáng lẽ không có tên gọi, từ Đức Phật
truyền cho Sơ Tổ, Sơ Tổ truyền cho Nhị Tổ, Nhị Tổ truyền
cho Tam Tổ… do Tổ sư từng đời từng đời truyền xuống,
nên gọi là Tổ Sư Thiền.
Hỏi:
Môn học khí công khi luyện đến một mức độ nào đó sẽ
phát ra công năng đặc dị, và tham thiền cũng phát được
một số công năng đặc dị. Vậy môn khí công và môn tham
thiền có liên quan gì không?
Đáp:
Khí công phát ra cũng là từ vật chất, đó là cơ thể. Nó
có thể từ lục căn, lục căn cũng là vật chất, lục thức
thì không phải vật chất, luyện theo ý niệm là từ
vật chất. Nhà khoa học cũng biết, nếu đem một vật chà
xát cho nóng lên sẽ sanh ra từ trường, cũng gọi là điện
lực, càng chà sức từ trường càng mạnh, nếu ngưng chà
thì nó trở lại bình thường. Vậy luyện khí công là phát
từ vật chất nên bị hạn chế. Tham thiền là phát từ phi
vật chất, chẳng bị không gian thời gian hạn chế.
Trong
quyển Vũ Trụ Quan Thế Kỷ 21 tôi có giải thích về mỗi
căn, mỗi thức. Đại học ở Mỹ gồm các khoa Sinh lý học,
Tâm lý học, Triết học, Khoa học tự nhiên, bốn khoa hợp
lại giải thích không thông, vì họ cho rằng con người chỉ
có một cái thức, đó là bộ não, chỉ biết có hệ thống
thần kinh, họ không biết được thức với căn, không thể
phân biệt. Hệ thống thần kinh là vật chất, còn kinh lạc
cũng là vật chất mà chẳng thể dùng kính hiển vi thấy được.
Cổ
nhân thời xưa ở Trung Quốc, do tỉnh tọa phát hiện được
mười bốn kinh lạc nơi thân thể, gồm ba trăm mấy huyệt,
có thể kích thích các huyệt để điều chỉnh thần kinh:
Khi hệ thống thần kinh yếu đi hoặc mạnh quá (thái quá hay
bất cập) không được quân bình nên sanh ra các bệnh. Ở
Mỹ, người ta nghiên cứu tìm kiếm các kinh lạc, huyệt, dùng
kính hiển vi mạnh cấp mấy cũng không thấy được, những
trường hợp bệnh Tây y trị không hết, nhưng châm cứu lại
hiệu quả, thành ra họ phải nhìn nhận. Nay ở Đại học
Mỹ cũng có khoa châm cứu.
Thức
chẳng có hệ thống, chẳng phải như hệ thống đường đi
của kinh lạc. Tổ sư thiền do chư Tổ truyền xuống, tin rồi
thực hành. Nếu tin pháp môn 100% thì chưa được, mới chỉ
có một nửa. Tại sao? Vì chỉ tin pháp môn, chưa tin tự tâm.
Tham thiền là muốn hiện sức của tâm, nếu không tin tự
tâm thì sức đó làm sao hiện ra? Không tin thì phải thắc
mắc, phải hỏi, thắc mắc có năm thứ: Nghi lý, nghi sự,
nghi pháp, nghi thầy, nghi mình.
Sự
thắc mắc của các vị đều nằm trong năm thứ này, tôi sẽ
giải tỏa, nghi lý thì giải tỏa lý, nghi sự giải tỏa sự,
nghi mình nghiệp chướng nặng, nghi thầy nói không đúng…
tôi đều giải tỏa. Mục đích giải đáp chỉ là giải tỏa
năm thứ nghi, chứ chẳng phải cho hiểu thêm giáo lý cao siêu.
Sự thật chẳng có giáo lý gì cả, chẳng thể kiến lập
cái lý, do kiến lập lý rồi mới có đúng và không đúng,
có tương đối mới sanh ra sự tranh cãi.
Hỏi:
Lâm Tế nói với Đại Ngu “Chẳng dè Phật pháp của Hoàng
Bá có chút xíu.” Sau một năm con học pháp này với Sư phụ,
nay con xin sửa lại như thế này: “Nào dè Phật pháp của
Hoàng Bá không có gì cả !” Xin Sư phụ khai thị chỗ này?
Đáp:
Vì ông không hiểu, nên làm sao dạy cho ông được ! Ông là
người mà chư Phật chẳng thể giáo hóa. Tôi đã nói không
cho tìm hiểu, công án của chư Tổ là muốn khiến người
ta ngộ, chứ không phải muốn người ta hiểu; còn ông muốn
hiểu, là nghịch ý của chư Tổ, vì hiểu là phải có lý,
lý thì chẳng thể kiến lập, đúng lý hay không đúng
lý, hợp lý hay không hợp lý đều là tương đối.
Đã
nói vô thỉ là không thể bắt đầu, vô sanh là không có sự
sanh khởi. Hễ có sanh khởi thì phải có sự bắt đầu, tôi
đã dùng toán số chứng tỏ không thể bắt đầu: Đem con
số chia mãi chẳng thể chia đến số cực nhỏ, không có cực
nhỏ thì không có cực lớn. Hễ chia được số cực nhỏ
tức có sự bắt đầu, có số cực lớn tức có cuối cùng,
vì không thể tìm được con số bắt đầu, nên Phật nói
“bất khả đắc.” Bất khả đắc gọi là bất sanh,
không có cuối cùng là bất biến, gọi là bất diệt.