x
MỤC
LỤC
|
Lời
nói đầu
|
Tiểu
sử của Hòa thượng Thích Duy Lực
|
[01]
Thiền thất 26/10/92–01/11/92 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[02]
29/11/92–05/12/92 tại Chùa Từ Ân, Quận 1
|
[03]
28/03/93–03/04/93 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[04]
27/04/93–03/05/93 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[05]
20/10/93–26/10/93 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[06]
19/11/93–25/11/93 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[07]
Khai thị tại Thủ Đức
|
[08]
18/12/93–24/12/93 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[09]
14/07/94–20/07/94 tại Chùa Từ Ân , Quận 11
|
[10]
12/08/94–18/08/94 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[11]
11/09/94–17/09/94 tại Chùa Từ Ân , Quận 11
|
[12]
10/10/94-16/10/94 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[13]
06/01/95–12/01/95 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[14]
15/02/95–21/02/95 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[15]
06/03/95–12/03/95 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[16]
05/04/95–11/04/95 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[17]
15/05/95–21/05/95 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[18]
03/06/95–09/06/95 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[19]
27/01/96–02/02/96 tại Trường Cơ Bản Phật Học Đại Tòng
Lâm
|
[20]
24/05/96–30/05/96 tại Trường Cơ Bản Phật Học Đại Tòng
Lâm
|
[21]
25/05/97–28/05/97 tại Chùa Pháp Thành, Quận 6
|
[22]
16/05/97–20/05/97 tại Chùa Tam Bảo, Sa Đéc
|
[23]
14/06/97–20/06/97 tại Chùa Tam Bảo, Sa Đéc
|
[24]
14/07/97–20/07/97 tại Chùa Tam Bảo, Sa Đéc
|
[25]
14/08/97–20/08/97 tại Chùa Tam Bảo, Sa Đéc
|
[26]
19/03/99–25/03/99 tại Chùa Hưng Phước, Quận 3
|
[27]
15/05/99–21/05/99 tại Chùa Hưng Phước, Quận 3
|
[28]
1995–1999 Khai thị tại Mỹ Quốc
|
|
QUYỂN
THƯỢNG
|
|
cn
Hòa Thượng
Thích Duy Lực
DUY LỰC NGỮ LỤC
QUYỂN HẠ (TỪ NĂM
1992-1999)
Ban
Văn Hóa Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ chí Minh Thực Hiện
Nhà
Xuất Bản Tôn Giáo Hà Nội P.L.2546 - D.L. 2002
[18] 03/06/95–09/06/95
tại Chùa Từ Ân, Quận 11
Lượm
của đánh rơi, có tội không?
Bát
nhã Tâm Kinh
Cư
sĩ tại gia có được làm lễ qui y, truyền tam qui ngũ giới
không?
Tam
tạng mười hai phần giáo
Tứ
liệu giản
Nhục
thân & Pháp thân
Tu
sĩ tùy thuận tình cảm thế gian, tạo tội địa ngục
Giới
luật là hàng rào ngăn chặn
Sao
Ma Đăng Già nhiếp được A Nan?
Thế
nào công phu ít phí sức?
Ngay
sao khi thọ giới Sa di, có thể thọ luôn giới Bồ Tát?
Cư
sĩ có thể thọ giới Bồ tát xuất gia không?
Thế
nào “Thân y nghĩa lập, độ y thể luận”?
Ở
Tòng lâm, mọi người đều làm chủ
Làm
ruộng xịt thuốc, nhân quả thế nàỏ
Tu
sĩ lãnh con nuôi, nhân quả thế nàỏ
Suy
nghĩ cái chẳng thể suy nghĩ
Người
biết “Thật tướng vô tướng” đó là aỉ
Hỏi:
Chúng con đi đường, gặp tiền của người khác đánh rơi
mà lượm lên, thì có phạm giới trộm cắp không?
Đáp:
Tiền của người khác là có chủ, hễ lấy là trộm cắp.
Hỏi:
Nếu con không lượm thì người khác cũng lượm !
Đáp:
Người khác lượm người khác phạm, mình lượm là mình phạm.
Hỏi:
Nếu con lượm rồi đem vào chùa cúng có được không?
Đáp:
Đâu phải của mình mà đem cúng! Phải đem đến cơ quan chính
quyền, hễ ai làm mất sẽ đến xin lại. Chỉ khi nào người
chủ muốn cúng dường thì nên, chứ tự mình đoạt ý của
người khác đâu được.
Hỏi:
Thế nào là Bát Nhã Tâm Kinh? Thế nào là “Hành thâm Bát
nhã Ba la mật đa thời”?
Đáp:
Kinh này hiển bày tâm linh nên gọi Tâm Kinh. Bát nhã là hiển
bày sự dụng của tâm linh, thế gian gọi lá trí huệ. Trí
huệ của bộ não phải qua tác ý mới sử dụng, còn Bát nhã
khỏi cần tác ý, trí huệ của bộ não có hạn chế, Bát
nhã khắp không gian thời gian mà chẳng bị không gian, thời
gian, số lượng hạn chế. Bây giờ chúng ta chưa chứng quả,
không có tu, do nghiệp nhân được đầu thai thành con người,
có trí huệ của bộ não, nếu chúng ta tu đến một mức độ
nào thì hiện được sức dụng Bát nhã, đó không qua trí
huệ của bộ não, tức chẳng qua tác ý, gọi là Bát nhã.
“Hành
thâm Bát nhã Ba-la-mật đa thời” là thực hành cái dụng
của tâm linh. Bởi chẳng có hạn chế nên gọi là “Thâm,”
chữ thâm này chẳng phải đối với cạn mà nói sâu, nếu
dịch thành “đi sâu vào Bát nhã”là sai. Bát nhã nếu có
sâu cạn tức còn số lượng, còn hạn chế. Ma ha Bát nhã:
Ma ha là lớn, nhưng chẳng phải đối với nhỏ mà nói lớn,
cũng như Kim cang Bát nhã; kim cang là cứng, nhưng chẳng phải
đối với mềm mà nói cứng v.v… đều là siêu việt số
lượng, chẳng phải có tương đối.
Hành
thâm Bát nhã Ba-la-mật là khi dùng được Bát nhã rồi tức
đến bờ bên kia. Nay chúng ta ở bờ bên đây có khổ, có
phiền não, đến bờ bên kia là giải thoát, ấy là nhờ sức
dụng của Bát nhã, tự nhiên khiến ngũ uẩn đều không. Tất
cả ngã chấp đều do chấp thật ngũ uẩn là ta; đến
lúc đó ngã chấp đã sạch, thức thứ sáu chuyển thành Diệu
quan sát trí, sự chiếu soi đã khắp không gian thời gian thì
làm sao còn ngũ uẩn! Nên chiếu kiến ngũ uẩn giai không. Cái
Không này là cái không của tâm linh, là hư không vô lượng
vô biên, khắp không gian thời gian, chứ chẳng phải không
có gì hết. Tất cả kinh điển của Phật đều là hiển bày
tâm linh. (Sư phụ giảng về cái Không trống rỗng, lược
qua).
Hỏi:
Cư sĩ tại gia có được quyền làm lễ qui y, truyền tam qui
ngũ giới cho Phật tử không?
Đáp:
Cư sĩ tại gia đâu có giới để truyền? Người truyền giới
là những vị đã thọ giới Cụ túc, tức đã đầy đủ giới
rồi mới có giới để truyền, cư sĩ chỉ có ngũ giới thì
làm sao truyền?
Hỏi:
Một số Phật tử nói rằng họ qui y Phật chứ đâu phải
qui y người truyền giới đó?
Đáp:
Qui y Phật nào? Tượng Phật ư? Tượng Phật biết làm lễ
qui y không?
Hỏi:
Có một ông cư sĩ ở Ngã sáu làm lễ truyền giới cho Phật
tử, vì ông nói ông có thể truyền giới được.
Đáp:
Vốn chẳng có giới thì làm sao truyền ! Nói Qui y là qui y
Tam Bảo: Phật, Pháp, Tăng, chẳng thể tách rời. Có Phật
Bảo, có Pháp Bảo, nếu không có Tăng Bảo thì Phật pháp
cũng tiêu diệt nơi thế gian, vì đâu có ai truyền ! Truyền
là nhờ Tăng Bảo, nay cho rằng khỏi cần nhờ Tăng Bảo, thế
thì hãy nói với Phật Thích Ca vậy!
Hỏi:
Con là Phật tử, nếu cúng dường không đúng chánh pháp có
nhân quả không?
Đáp:
Nếu theo tà ma ngoại đạo, như Kinh Lăng Nghiêm nói:”Thầy
xuống địa ngục, trò cũng xuống theo!”
Hỏi:
Thế nào là Tam tạng mười hai phần giáo?
Đáp:
Tam tạng gồm Kinh, Luật, Luận: Tất cả kinh điển do Phật
thuyết là Kinh tạng; tất cả giới luật do Phật chế
định là Luật tạng; Tổ sư đời sau muốn sáng tỏ nghĩa
kinh, rồi lập ra các luận, gọi là Luận tạng. Nên người
thông suốt kinh, luật, luận, gọi là Tam tạng pháp sư.
Mười
hai phần giáo chẳng phải đem giáo lý chia thành mười hai
phần, mà là văn chương diễn tả giáo lý đó gồm mươi hai
thứ như: Tụng, kệ, dài, ngắn v.v… tức dùng mười hai loại
hình thức văn chương diễn tả Phật pháp.
Hỏi:
Có một vị thầy bảo Phật tử rằng:”Muốn học thiền
mà chưa có phước phải bị ma nhập.” Vậy phải đợi khi
nào có phước rồi mới tu thiền được, phải không?
Đáp:
Thầy đó làm sao biết người ta có phước hay không? Thầy
đó dùng sự bói toán hay có thần thông như các vị A-la-hán
quán được tám muôn kiếp trước?
-
Dạ, con không biết, mà con nghe người ta nói thầy đó nổi
tiếng lắm !
-
Phật pháp là y pháp bất y nhơn, nay có nhiều người nổi
tiếng nhưng chẳng biết Phật pháp chút nào.
Hỏi:
Thế nào là Tứ liệu giản của ngài Lâm Tế?
Đáp:
Ấy là cơ xảo của ngài, nói “Đoạt pháp chẳng đoạt nhơn,
đoạt nhơn chẳng đoạt pháp, nhơn pháp đều đoạt, nhơn
pháp đều chẳng đoạt.” Đó tùy theo căn cơ: Người căn
cơ kém hay chấp pháp thì phá chấp cho nhẹ, nên đoạt pháp
chẳng đoạt nhơn; người căn cơ cao hơn thì đoạt nhơn
chẳng đoạt pháp. Cao hơn nữa là nhơn pháp đều đoạt, đối
với người siêu việt tất cả căn cơ thì khỏi cần đoạt
gì cả, nhơn và pháp đều chẳng đoạt.
Hỏi:
Thế nào là Tứ thiền Bát định?
Đáp:
Gồm bốn cấp thiền ở cõi Trời Sắc giới từ Sơ thiền
đến Tứ thiền, có thiền thì có định, cộng với bốn thứ
định ở cõi Vô sắc giới, nên gọi Tứ thiền Bát định.
Xem Kinh Lăng Nghiêm sẽ giải thích kỹ hơn.
Hỏi:
Nhục thân và pháp thân có khác nhau không?
Đáp:
Nếu nói về bản thể của tâm linh thì chẳng khác, như Kinh
Pháp Bảo Đàn nói “sắc thân với pháp thân chẳng khác,”
còn theo tư tưởng chấp thật thì có khác.
Hỏi:
Trong Kinh Viên Giác nói đến cách tu Chỉ quán phải tránh bốn
bệnh tác, chỉ, nhậm, diệt; lúc đầu con không biết làm
sao tránh khỏi, sau nghe Sư phụ giảng hễ tham thiền khởi
lên nghi tình thì không rơi vào tâm phân biệt. Vậy có phải
chỉ có tham thiền khởi nghi tình là không rơi vào bốn bệnh
này?
Đáp:
Chẳng phải chỉ có bốn bệnh tác, chỉ, nhậm, diệt; không
lọt vào tứ cú, không lọt vào 62 kiến chấp, không lọt vào
bất cứ chỗ nào, tức là nghĩa vô sở trụ. Nhưng sự thật
thì lúc chưa ngộ, hễ trụ vào tác, chỉ, nhậm, diệt là
chướng ngại, còn nếu không trụ thì đó là phương tiện
để tu, là thuốc chứ chẳng phải bệnh ! Phật pháp gọi
là pháp bất định, chẳng phải có sự nhất định.
Hỏi:
Nếu tu theo pháp môn khác có rơi vào bốn bệnh kể trên không?
Đáp:
Nếu tu đúng theo tông chỉ của pháp môn đó cũng không bị
rơi vào. Tổ sư thiền có một đặc điểm là chỉ chú trọng
chữ nghi; cái nghi là nhân của ngộ, nên bất cứ thiền gì,
cuối cùng cũng phải từ nghi đến ngộ. Ví như pháp thiền
Chỉ quán, tu đến Thể-chơn-chỉ là phát nghi; cho đến pháp
môn Tịnh độ, vãng sanh cõi Cực lạc rồi Phật A Di Đà mới
dạy cách tham thiền và phát nghi rồi được ngộ.
Phật
pháp giải thoát cần sự ngộ, chúng ta học Phật là muốn
học pháp giác ngộ, tất cả Phật pháp đều muốn dẫn dắt
mình đến con đường giác ngộ, chứ chẳng phải muốn trừ
vọng, muốn dẹp bệnh này bệnh kia.
Hỏi:
Người đời nói tình yêu, trong đạo nói tình thương, vậy
giữa hai danh từ này có khác nhau không?
Đáp:
Tình yêu và tình thương đều là tình cảm của người đời,
còn pháp xuất thế gian nói “Hễ tình sanh thì trí cách,”
bất cứ mống lên tình cảm gì thì trí huệ bị ngăn cách
chướng ngại.
Tu
sĩ đã xuất gia, đối với tình thương của gia đình cũng
không còn; tình thương đã trở thành từ bi, tức chẳng có
TA, gọi là vô duyên từ và đồng thể bi, tức đã phá sạch
ngã chấp, chẳng còn đối đãi, khác với tình thương của
người đời.
Nói
một cách rõ hơn là thương tất cả chúng sanh đều bằng
nhau. Trong Triệu Luận nói “Đại nhơn bất nhơn,” nhơn
là tình thương, đại nhơn đã cùng khắp rồi thành ra không
có tình thương, vì đối với chúng sanh nào cũng như nhau,
chẳng còn phân biệt nữa. Còn người thế gian thì khác, đối
với anh em cha mẹ thì có nhiều tình thương, còn đối với
người khác thì không .
Nói
đến tình yêu thì Dục giới mới có, Sắc giới và Vô sắc
giới đã không có rồi.
Hỏi:
Trường hợpï có một thiếu nữ đến ôm một vị Tỳ-kheo
và nói:”Nếu thầy không yêu em thì em sẽ chết và chết
ngay tức khắc!”Xin hỏi Sư phụ nên giải quyết như thế
nào?
Đáp:
Mặc cho cô ấy chết . |