x
 
 
 
 
 
MỤC LỤC
Lời nói đầu
Tiểu sử của Hòa thượng Thích Duy Lực
[01] Thiền thất 26/10/92–01/11/92 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
[02] 29/11/92–05/12/92 tại Chùa Từ Ân, Quận 1
[03] 28/03/93–03/04/93 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
[04] 27/04/93–03/05/93 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
[05] 20/10/93–26/10/93 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
[06] 19/11/93–25/11/93 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
[07] Khai thị tại Thủ Đức
[08] 18/12/93–24/12/93 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
[09] 14/07/94–20/07/94 tại Chùa Từ Ân , Quận 11
[10] 12/08/94–18/08/94 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
[11] 11/09/94–17/09/94 tại Chùa Từ Ân , Quận 11
[12] 10/10/94-16/10/94 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
[13] 06/01/95–12/01/95 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
[14] 15/02/95–21/02/95 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
[15] 06/03/95–12/03/95 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
[16] 05/04/95–11/04/95 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
[17] 15/05/95–21/05/95 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
[18] 03/06/95–09/06/95 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
[19] 27/01/96–02/02/96 tại Trường Cơ Bản Phật Học Đại Tòng Lâm
[20] 24/05/96–30/05/96 tại Trường Cơ Bản Phật Học Đại Tòng Lâm
[21] 25/05/97–28/05/97 tại Chùa Pháp Thành, Quận 6
[22] 16/05/97–20/05/97 tại Chùa Tam Bảo, Sa Đéc
[23] 14/06/97–20/06/97 tại Chùa Tam Bảo, Sa Đéc 
[24] 14/07/97–20/07/97 tại Chùa Tam Bảo, Sa Đéc
[25] 14/08/97–20/08/97 tại Chùa Tam Bảo, Sa Đéc
[26] 19/03/99–25/03/99 tại Chùa Hưng Phước, Quận 3
[27] 15/05/99–21/05/99 tại Chùa Hưng Phước, Quận 3
[28] 1995–1999 Khai thị tại Mỹ Quốc 
QUYỂN THƯỢNG
cn
Hòa Thượng Thích Duy Lực
DUY LỰC NGỮ LỤC
QUYỂN HẠ (TỪ NĂM 1992-1999)
Ban Văn Hóa Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ chí Minh Thực Hiện 
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo Hà Nội P.L.2546 - D.L. 2002
[07] Khai thị tại Thủ Đức

Trùng quan còn giữ cảnh giới ngộ chưa tan rã 
Thế nào sanh tử tự do
Tổ Qui Sơn Linh Hựu chủ trương Thiền Giáo song hành, phải không?
Thiền luận của ông Suzuki là giải thích công án 
 

Hỏi:  Thiền tông tại sao nói “té chết rồi phải tan nát”?

Đáp:  Phá được Trùng quan đã ra khỏi luân hồi, ấy là do có ngộ, nhưng trong tâm còn giữ cảnh giới ngộ chưa tan rã. Cho nên, dù phá được Trùng quan, chưa đến triệt để, phải phá được Mạt hậu Lao quan, cảnh giới ngộ tan rã, sát na đó đến mới là tới cuối cùng,  chẳng còn mê nữa, mới được cứu cánh, nên nói “ngộ rồi đồng như chưa ngộ.”

Hỏi:   Thế nào là sanh tử tự do?

Đáp:  Trong Truyền Đăng Lục có một câu chuyện như sau:

Một vị vua nghe nói có một Thiền sư đã kiến tánh sống ẩn trong núi, bèn sai đại thần rước về Kinh thành xin thỉnh giáo. Đại thần vào núi truyền thánh chỉ của vua, Thiền sư chẳng ngó ngàng đến, cũng  chẳng chịu đi. Mời một lần, hai lần đều không được, đến lần thứ ba, vua nổi giận lên, bảo:

- Lần này nếu Thiền sư không đến thì hãy mang cái đầu y về.

Đại thần đến gặp Thiền sư, nói:

- Kỳ này nếu Ngài không chịu đi, vua ra lệnh phải mang đầu của ngài về. Dĩ nhiên con chẳng dám lấy đầu của ngài, nhưng e rằng đầu của con cũng không giữ được ! Mong ngài thương tình, hãy cùng con đi gặp vua.

Thiền sư nói: Vậy mời quan cứ đi về trước, tôi sẽ đi sau.

Đại thần nói: Thôi, xin ngài hãy cùng đi một lượt để con chăm sóc ngài.

Thiền sư nói: Cũng được. Rồi quay lại hỏi các đệ tử: 

- Có ai muốn đi cùng thầy không?

Một đệ tử nói: Con xin đi cùng thầy.

Thiền sư hỏi: Mỗi ngày đi được bao nhiêu dặm?

- Năm mươi dặm.

- Không được.

Vị khác nói: Con xin đi cùng thầy.
 
Hỏi: Mỗi ngày đi được bao nhiêu dặm?
 
- Bảy mươi dặm.
 
- Không được.
 
Vị khác xin đi cùng, hỏi: Mỗi ngày đi được bao nhiêu dặm?
 
- Chín mươi dặm.
 
- Cũng không được.

Cuối cùng, Thị giả nói: Con xin đi cùng thầy.

Hỏi: Mỗi ngày đi được bao nhiêu dặm?

Thị giả đáp: Con không biết, hễ thầy đến là con đến.

Thiền sư nói: Vậy thì được.

Nói xong liền ngồi ngay thị tịch, Thị giả cũng đứng một bên tịch luôn. Đại thần mới biết uy quyền của vua chẳng thể áp đặt cho Thiền sư. Cho nên sanh tử tự do, tự mình làm chủ được mới dứt hết tất cả khổ. Hễ còn một chút khổ chưa dứt sạch, dù muôn ngàn kiếp sau khổ còn trở lại, cũng chẳng được gọi là tự do tự tại, vì còn bị thời gian số lượng hạn chế. Sự tích cực của Phật pháp là hiển bày sự dụng chẳng bị hạn chế, không gì có thể so bằng. 

Hỏi:    Một số sách Thiền ở Việt Nam dẫn chứng rằng Tổ Qui Sơn Linh Hựu chủ trương Thiền Giáo song hành, phải không?

Đáp:   Có hai chữ “chủ trương”đã là không đúng rồi, tất cả vốn sẵn sàng, làm sao thêm vào chủ trương được ! Hai chữ “cho là”cũng không đúng; cho là “phải”là thị, cho là “không phải”là phi, có thị phi tức sanh ra tranh cãi, làm sao có thể đúng được !

Hỏi:    Hiện nay có một số tác phẩm về Thiền học lưu hành tại Việt Nam như Nguồn Thiền của ngài Tông Mật, Chơn Tâm Trực Thuyết, Thập Mục Ngưu Đồ, Thiền Luận của ông Suzuki, Thiền Đạo Tu Tập của Trương Trừng Cơ v.v… hành giả tham thiền có thể nhờ những tác phẩm trên tăng thêm kiến giải về Thiền học được không?

Đáp:  Thiền Luận của Suzuki là giải thích công án, tác dụng của công án là để cho hành giả ngay đó ngộ, nếu không ngộ thì phải phát nghi, rồi từ nghi đến ngộ. bây giờ đem công án giải thích ra, lắp bích cửa ngộ của hành giả, chẳng những không giúp ích, lại thành chướng ngại, không thể phát khởi nghi tình, gọi là bất nghi bất ngộ.

- Nguồn Thiền là đem Tổ Sư Thiền và Giáo môn hòa lẫn nhau diễn thành giáo lý. Lý đó ở Giáo môn rất cùng tột, nhưng chính vì có cái lý, ở Thiềân môn lại thành lý chướng. cho nên, phái Hà Trạch – Thần Hội truyền tới ngài Khuê Phong là tuyệt truyền. Nếu học về Giáo môn thì rất hay, trước kia tôi cũng trích một đoạn trong đó dạy về Giáo môn, nhưng áp dụng cho Thiền môn thì không được.

- Về Thiền Đạo Tu Tập của Trương Trừng Cơ, ông ấy là người tu Mật tông, là giáo sư dạy môn Triết ở Mỹ, nay đã mất. Lúc hai mươi tuổi đi học Mật tông ở Tây Tạng, đối với Tổ Sư Thiền chỉ là nghiên cứu, không có thực hành, đọc sách thiền của Nhật bản, rồi cho Mặc chiếu là của Tông Tào Động, thật là sai lầm. Mặc chiếu là tà thiền, ngài Đại Huệ trong lá Thư Thiền cũng đã chỉ trích về vấn đề này.
 

c

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

慧 佛學 Ngôi 南无阿弥陀佛 佛号 藏版 Phần 1 èˆ æ æ ƒ tien thu Do the van Co xuan ä½ å æ Žç ˆ åŽ ä tin túm niem Gio ngu nghi ve dieu giac ngo thu nhat trong kinh bat dai 教师节的对联 สโตร ส รา Uống trà giúp giảm cân Danh hiệu Avalokiteśvara trong Tịnh Độ Thầy 礼佛大忏悔文 华藏宗门 เพรงดนต ฟ tÃÆ 激安仏壇店 ý nghĩa lễ hằng thuận chí ï¾ ï¼ 一念心性 是 僧人心態 tho cung cha me hay ong ba qua vang nhieu noi co Buffet Cỏ Nội mùa chay quốc hoa ماتش مصر والراس الاخضر يلا ÍÛ Chí cça cam nhan ve dieu giac ngo thu nhat trong kinh bat å æžœå žå¾ 盂蘭盆会応慶寺 4 tot Ã Æ pháp khí tu tập trong phật giáo Tổ 描写家乡的桥的句子