x
MỤC
LỤC
|
Lời
nói đầu
|
Tiểu
sử của Hòa thượng Thích Duy Lực
|
[01]
Thiền thất 26/10/92–01/11/92 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[02]
29/11/92–05/12/92 tại Chùa Từ Ân, Quận 1
|
[03]
28/03/93–03/04/93 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[04]
27/04/93–03/05/93 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[05]
20/10/93–26/10/93 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[06]
19/11/93–25/11/93 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[07]
Khai thị tại Thủ Đức
|
[08]
18/12/93–24/12/93 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[09]
14/07/94–20/07/94 tại Chùa Từ Ân , Quận 11
|
[10]
12/08/94–18/08/94 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[11]
11/09/94–17/09/94 tại Chùa Từ Ân , Quận 11
|
[12]
10/10/94-16/10/94 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[13]
06/01/95–12/01/95 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[14]
15/02/95–21/02/95 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[15]
06/03/95–12/03/95 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[16]
05/04/95–11/04/95 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[17]
15/05/95–21/05/95 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[18]
03/06/95–09/06/95 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[19]
27/01/96–02/02/96 tại Trường Cơ Bản Phật Học Đại Tòng
Lâm
|
[20]
24/05/96–30/05/96 tại Trường Cơ Bản Phật Học Đại Tòng
Lâm
|
[21]
25/05/97–28/05/97 tại Chùa Pháp Thành, Quận 6
|
[22]
16/05/97–20/05/97 tại Chùa Tam Bảo, Sa Đéc
|
[23]
14/06/97–20/06/97 tại Chùa Tam Bảo, Sa Đéc
|
[24]
14/07/97–20/07/97 tại Chùa Tam Bảo, Sa Đéc
|
[25]
14/08/97–20/08/97 tại Chùa Tam Bảo, Sa Đéc
|
[26]
19/03/99–25/03/99 tại Chùa Hưng Phước, Quận 3
|
[27]
15/05/99–21/05/99 tại Chùa Hưng Phước, Quận 3
|
[28]
1995–1999 Khai thị tại Mỹ Quốc
|
|
QUYỂN
THƯỢNG
|
|
cn
Hòa Thượng
Thích Duy Lực
DUY LỰC NGỮ LỤC
QUYỂN HẠ (TỪ NĂM
1992-1999)
Ban
Văn Hóa Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ chí Minh Thực Hiện
Nhà
Xuất Bản Tôn Giáo Hà Nội P.L.2546 - D.L. 2002
[17] 15/05/95–21/05/95
tại Chùa Từ Ân, Quận 11
Thế
nào chẳng nghĩ thiện, chẳng nghĩ ác?
Cảnh
giới thập thiện
Xin
xuất gia chuyên tu
Niệm
Phật tam muội
Quên
là điều tốt?
Thế
nào chơn tâm và vọng tâm?
Nhân
chi sơ, tánh bổn thiện
Văn
tự, suy nghĩ, lời nói, ba là một
Thực
tế chẳng thể thí dụ
Khi
có người thân lâm chung, bên Tổ sư thiền phải làm saỏ
Y
báo, chánh báo
Đến
chơn tham như thế nàỏ
Nhịn
ăn chẳng phải Phật pháp
Tâm
linh là chủ sinh mạng
Thế
nào trái ngược hiện nghiệp?
Ngồi
kiết già
Sát
sanh theo luật nhân quả
Tu
ở trong chúng khiến tâm lực mạnh
Ngộ
rồi đồng như chưa ngộ
Hỏi:
Thế nào là chẳng nghĩ thiện, chẳng nghĩ ác?
Đáp:
Pháp môn Tổ sư thiền cần giữ nghi tình, chỗ thoại đầu
là không hiểu không biết, nếu giải thích là biết rồi,
làm sao tu? Câu “Chẳng nghĩ thiện, chẳng nghĩ ác”là
ở trong Kinh Pháp Bảo Đàn. Ở nước Mỹ, có một cô Phật
tử xem Kinh Pháp Bảo Đàn đến chỗ này, cô ấy đem “Chẳng
nghỉ thiện, chẳng nghĩ ác, đang lúc đó thế nào là bản
lai diện mục của Thượng tọa Minh” thay vào tên mình và
hỏi mãi như vậy trong vòng một tháng, căn bệnh lâu năm của
cô chữa trị cả Đông Tây y đều không khỏi tự nhiên
được hết. Lúc đó cô ấy chưa biết tôi, sau này mới tìm
đến Thiền đường gặp tôi .
Hỏi:
Trước đây con tu theo thập thiện, nay chuyển qua Tổ sư thiền
cần tiếp tục tu thập thiện không?
Đáp:
Cảnh giới cao nhất của thập thiện là được sanh cõi Trời,
kế đó là sanh vào cõi Người và cõi A-tu-la, thuộc tam thiện
đạo. Còn thập ác nặng nhất là Địa ngục, nhẹ hơn là
Ngạ quỷ, rồi Súc sinh, thuộc tam ác đạo. Mặc dù được
sanh thiện đạo, nhưng vẫn còn ở trong luân hồi, chẳng thể
giải thoát. Muốn giải thoát phải tu một pháp môn nào, ngộ
được bản tâm rồi, gọi là kiến tánh thành Phật mới giải
thoát được.
Hỏi:
Vậy tham Tổ sư thiền có thể đưa đến nhất tâm bất loạn
không?
Đáp:
Nhất tâm bất loạn không phải mục đích của tham thiền.
Tham thiền là muốn kiến tánh thành Phật, đạt đến giải
thoát, còn nhất tâm bất loạn chưa thể đạt đến giải
thoát, chỉ là vọng tưởng không nổi lên thôi. Dẫu cho dẹp
hết tất cả vọng tưởng, cũng chỉ là vô thỉ vô minh, còn
nằm trong vô minh.
Tịnh
độ nói tu đến nhất tâm bất loạn là được vãng sanh,
nhưng nếu tu không đúng tông chỉ của Tịnh độ thì dù nhất
tâm bất loạn cũng không được vãng sanh, vì nhất tâm bất
loạn chỉ là đè nén vọng tưởng thôi. Tham thiền chỉ cần
giữ được nghi tình không biết thì những thứ kia tự động
dẹp hết.
Hỏi:
Kính bạch Sư phụ, vì công việc và đời sống khiến con
bị gián đoạn công phu, nên sáng nay con đã từ giã vợ con,
quyết lên núi để tu cho đến nơi đến chốn. Nhưng được
thầy Quảng Trọng giới thiệu con về Chùa Tam Bảo, con đã
thu dọn hành trang đi xuống đó tu và muốn xin xuất gia.
Đáp:
Ông nói đã tin Phật tánh không giảm bớt, không gián đoạn,
thì còn lo gì nữa, còn đi tìm gì nữa? Làm nghề đạp xích
lô cứ làm, đạp xích lô cũng đầy đủ Phật tánh, đâu
có gián đoạn ! Tại ông không tin, hoặc tin chưa đầy
đủ mới đi chỗ khác tìm, tính toán xuất gia. Nếu có nhân
duyên thì tự nhiên sẽ có dịp đi đến xuất gia, nếu không
cứ làm nghề cũ, đạp xích lô cũng kiến tánh thành Phật
vậy, đâu nhất thiết phải đi xuất gia hoặc đi lên núi
!
Đã
nói cuộc sống hằng ngày là sự tu, từ ăn cơm, mặc áo,
nói năng tiếp khách v.v…cho đến đạp xích lô cũng là đang
tu, nếu đã tin Phật tánh đầy đủ thì đâu cần lo gì nữa?
Chỉ là phát hiện cái của mình sẵn có thôi, tu đến đâu
phát hiện đến đó, bởi vì sẵn có mà !
Hỏi:
Không biết con có nghiệp chướng gì, khi đề câu thoại đầu
lên nó cứ từng mảng ép đầu và ngực con đau quá chịu
không nỗi, mới tu có một chút còn hơn đạp xích lô mấy
năm, suy nghĩ qua việc khác thì không sao, hễ tham vô là đầu
con giựt lên, tham nhanh giựt nhanh, muốn dừng lại cũng không
được.
Đáp:
Tôi đã nói là đừng ra sức, tham thiền ít phí sức chừng
nào tốt chừng nấy, chỉ cần công phu miên mật liên tiếp,
khỏi cần tập trung tinh thần, khỏi cần cố gắng ra sức.
Nếu chẳng ra sức thì không bị những thứ đó.
Hỏi:
Nếu tham như Sư phu nói thì chừng nào mới đến?
Đáp:
Đã nói nghi tình là dùng cái không biết để tu, đã không
biết thì đâu cần biết tới những gì xảy ra? Do ông còn
có cái biết, nay cần giữ cái không biết là đủ. Muốn giữ
được phải nhìn chỗ không biết, nhìn chỗ chưa có niệm
nổi lên, tức năng biết sở biết đều không có.
Hỏi:
Vậy khi con ngồi nó cứ lắc cái thân, muốn dừng lại cũng
không được?
Đáp:
Lắc cứ cho nó lắc, đừng có dừng; cái lắc đó là do cơ
thể tự vận động, có ích cho sức khỏe. Nếu trong cơ thể
có bệnh, lắc riết nó hết bệnh luôn, chớ có kềm chề,
kềm là có hại.
Hỏi:
Trước kia con học theo pháp môn niệm Phật của Hòa thượng
Trí Tịnh, con thấy căn cơ của con thích hợp tu theo pháp đó.
Nhưng bây giờ biết được pháp môn tham Tổ sư thiền, vậy
con có thể hành theo pháp này được không?
Đáp:
Muốn theo pháp nào cũng được .
Hỏi:
Hòa thượng Trí Tịnh nói “Pháp môn niệm Phật là pháp môn
thiền Tam muội?”
Đáp:
Tam muội là tiếng Ấn Độ, dịch là chánh định. Pháp Thiền
nào đều có thể đạt đến chánh định, ngoại trừ những
pháp thiền không phá ngã chấp là chẳng thể đạt được
mà thội.
Tổ
sư Thiền khác hơn tất cả pháp thiền khác; các pháp thiền
khác chú trọng ngồi và quán tưởng, có năng quán sở quán.
Chỉ có Tổ sư thiền không chú trọng ngồi và chẳng năng
quán sở quán, chỉ là giữ nghi tình, dùng cái không biết
để tu, rất đơn giản.
Hỏi:
Con nghe các thầy nói:”Người nữ tu hành phải đợi khi chuyển
thành thân nam mới có thể kiến tánh,” phải vậy không?
Đáp:
Đó là lời nói của những vị tu theo Tiểu thừa, còn Đại
thừa thì chẳng phải vậy. Trong lịch sử Thiền tông, người
nữ kiến tánh rất nhiều, như tôi đã kể trong cuốn Đường
lối thực hành tham Tổ Sư Thiền. Trong Kinh Pháp Hoa, Long nữ
tám tuổi thành Phật; ngoài ra còn có một bé gái họ Trịnh,
mười ba tuổi kiến tánh, người đời gọi là “Trịnh mười
ba”. Một cô họ Tô, mười lăm tuổi kiến tánh, là cháu
gái của Thừa tướng Tô Công Tụng. Cô này sau là Diệu Tổng
Thiền sư, được Tỉnh trưởng mời về chùa làm chức Trụ
trì.
Hỏi:
Sư phụ nói “Quên là điều tốt,” nhưng nhiều lúc niệm
Phật, con quên phiền não, quên luôn cả những gì trong
cuộc sống hàng ngày, quên đường về nhà … con rất sợ
vì trước khi mẹ con qua đời, mẹ cũng quên đến nỗi không
còn biết tên con cái …
Đáp:
Tôi nói “Quên là tiến bộ”là đối với pháp môn Tổ sư
thiền, vì pháp này dùng cái không biết để tu, hành giả
Tổ sư thiền khi giữ được nghi tình rồi có quên là tiến
bộ, còn mấy pháp khác đều không phải . Ví như niệm Phật
là dùng cái biết để tu thì quên là có hại, chứ chẳng
phải là tiến bộ. Còn đối với người bệnh tâm thần
thì cái quên ấy là bệnh !
Hỏi:
Làm thế nào để ra khỏi phân biệt?
Đáp:
Giữ được nghi tình là không có phân biệt, vì phân biệt
là biết, nghi tình thì không biết, đã không biết làm sao
phân biệt !
Hỏi:
Ví như có cái “không biết”cũng là có vậy?
Đáp:
Chẳng biết “có”thì chẳng phải có, chẳng biết “không”thì
chẳng phải không. Do ông dùng cái tâm chấp thật, nên nói
đến đâu cũng đều là có hoặc không, hoặc chẳng có chẳng
không, cũng có cũng không, đều là lọt vào tứ cú. Cái không
biết này chỉ là công cụ đưa mình đến chỗ kiến tánh
thành Phật, chứ chẳng phải là không biết mãi. Lại nữa,
cái không biết này là không biết sống, khác với cái không
biết của người ngủ mê, chết giấc, bệnh tâm thần… ấy
là cái không biết chết.
Hỏi:
Sư phụ thường nhắc đến câu “Nhất thiết duy tâm tạo,”
xin hỏi tâm nào tạo?
Đáp:
Ông có bao nhiêu tâm?
Hỏi:
Con muốn biết là chơn tâm hay vọng tâm?
Đáp:
Nói chơn tâm và vọng tâm là hai, tự tánh bất nhị, chẳng
có hai. Nói “tâm tạo”cũng chỉ là phương tiện thôi,
như công án của Tổ Đạt Ma truyền pháp cho ngài Huệ Khả:
Huệ
khả nói: Tâm của con bất an, xin thầy an tâm cho.
-
Đem tâm đến Thầy an cho !
-
Tìm tâm không được.
-
Đã an tâm rồi đó !
Tâm
còn tìm không được, làm sao có chơn và vọng? Huệ Khả liền
ngộ được nên kiến tánh thành Phật, hễ chấp thì đâu
thể kiến tánh ! Bệnh của chúng sanh chỉ là bệnh chấp,
lời dạy của chư Phật chư Tổ cũng chỉ là lời phá chấp
mà thôi, là phương tiện tạm thời, chẳng phải có thật.
Nay chúng ta cho nghiệp thức, phiền não, nghiệp chướng, tham
sân si là vọng tâm, là trói buộc, cho Bồ đề, Niết
bàn là chơn tâm, mà chẳng biết Bồ đề, giải thoát, Niết
bàn cũng là trói buộc, là xiềng xích bằng vàng. Những trói
buộc bằng sợi dây còn dễ cắt đứt, cái làm bằng vàng
mới khó cắt đứt, trói chặt mình không giải thoát được.
Muốn tự do tự tại, phải cắt đứt tất cả xiềng xích,
dù là bằng vàng cũng không thèm.
Hỏi:
Vạn vật có phải hoa đốm trên hư không chăng?
Đáp:
Tất cả chỉ là phương tiện để thí dụ, nói hoa đốm cũng
vậy. Nếu chấp thật có hoa đốm, cũng như Kinh nói:”Hãy
đợi hoa đốm kết thành quả,” việc đó vốn là chẳng
có mà !
Hỏi:
Nhân chi sơ, tánh bổn thiện, con người mới lọt lòng mẹ
là không biết, vậy so với pháp tu của Hòa thượng dạy thì
như thế nào?
Đáp:
Nhân chi sơ, tánh bổn thiện là lời của nhà Nho, Tổ
sư Thiền là lời của nhà Phật. Nhà Nho có tư tưởng chấp
thật, còn nhà Phật là phá chấp thật: Nhà Nho chấp có nhân
chi sơ thật, nhà Phật thì nói vô thỉ, chẳng những con người
không có bắt đầu, vũ trụ vạn vật đều không có sự bắt
đầu. Lại nữa, nói là tánh bổn thiện, nếu vốn là thiện
thì không thể biến thành ác, sao lại có thể biến thành
ác?
Thiện
với ác là tương đối, Lục Tổ nói:”Chẳng nghĩ thiện,
chẳng nghĩ ác, đang lúc đó thế nào là bổn lai diện mục
của Thượng tọa Minh?” Hễ nghiêng về bên thiện cũng bị
dính mắc, nghiêng về bên ác cũng bị dính mắc, nhà Phật
nói không thiện ác, không tương đối; mặc dù không tương
đối, nhưng chẳng phải bảo người ta đừng làm thiện hoặc
đi làm ác.
Thật
ra, đứa bé mới sinh đã biết khóc, biết người ta thương,
đòi người ta ẵm, nếu người lớn không ẵm là khóc, khi
đói biết đòi ăn, mặc dù chưa biết nói, nhưng biết dùng
tiếng khóc để bày tỏ, sao nói là không biết !
Hỏi:
Cái tâm, cái thức, cái tưởng, nó giống nhau hay khác?
|