Hỏi:
Thế nào là nhìn vào chỗ hầm sâu đen tối?
Đáp:
Chỗ đen tối là phương tiện để tập nhìn, ví như hiện
nay mở mắt thì thấy rõ cái này là cái bình, kia là
cái tách, còn nhắm mắt thì không thấy, chỉ thấy đen tối,
cái tách cái bình… mọi thứ đều không biết, Tổ Sư Thiền
là dùng cái không biết đó để tu, cứ nhìn chỗ không biết.
Nay dùng cái đen tối đó thay thế chỗ không biết, đến khi
nhìn được rồi, không cần nhờ đen tối để nhìn nữa,
mở mắt cũng không thấy gì. Cũng như lúc tập đi xe
đạp, ban đầu kể cả leo lên cũng không được, phải nhờ
người khác vịn chiếc xe mới leo lên, rồi đạp cũng không
đi, phải nhờ người khác đẩy giùm. Tập một thời gian,
tự mình biết chạy rồi, không cần người khác giúp nữa.
Nhìn vào hầm sâu đen tối cũng vậy, ban đầu nhờ cái đen
tối để nhìn, đã nhìn được thì cái đen tối cũng khỏi.
Hỏi:
Tâm và tánh có khác nhau không?
Đáp:
Nếu nói về bản tâm và bản tánh thì chẳng khác, ví như
nói tự tâm cũng là tự tánh, kiến tánh thì tự tánh hiện,
cũng là tự tâm hiện. Còn người thế gian thì có khác, người
thì tánh thiện, người thì tánh ác, người thì ham thích vui
chơi, người thì ham thích yên tịnh v.v… nhưng tâm không khác,
vốn như hư không chẳng có gì hết.
Hỏi:
Vừa rồi Sư phụ khai thị về nhân quả, nhân nào quả nấy,
giết người phải đền mạng, ăn cục thịt trả cục thịt.
nhưng Phật tử và người xuất gia nếu phạm những giới
điều hoặc tạo tội nhân quả, có cách nào giải quyết tốt
nhất?
Đáp:
Cách giải quyết tốt nhất là kiến tánh, ở trong mở mắt
chiêm bao thức tỉnh, nhảy ra ngoài chiêm bao thì tất cả giải
quyết xong. Không kiến tánh phải từ thân này qua thân khác,
cứ ở trong luân hồi mãi, chẳng thể giải quyết được.
Hỏi:
Thế nào là thâu nhiếp lục căn, tịnh niệm tương tục?
Đáp:
Trong Kinh Lăng Nghiêm, Đại Thế Chí Bồ tát dạy về cách
tu Tịnh độ: “Đô nhiếp lục căn, tịnh niệm tương tục,”
đô là bao gồm, tức nhiếp cả nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý.
Muốn nhiếp nhãn căn phải không phân biệt xấu đẹp, nhiếp
được nhĩ căn thì không phân biệt khen chê, tức là khen cũng
không vui, chê cũng không buồn. Nhiếp những căn khác cũng
vậy.
Nay
nhiều người tu Tịnh độ không nhiếp được căn nào, mà
chỉ mong lúc lâm chung có Phật A Di Đà đến rước, đã không
biết tông chỉ của Tịnh độ thì làm sao thực hành cho đúng?
Phải thực hành đúng mới có Phật đến rước. Nguyện lực
của Phật A Di Đà rất mạnh, ví như làn sóng điện của
đài phát thanh, dù máy radio rất nhỏ, bất kể ở phương
trời nào, chỉ cần vặn đúng với làn sóng tổng đài thì
tự nhiên thu được hiệu quả, hễ xê xích một sợi tóc
là thu không được. Tu Tịnh độ cũng vậy, nguyện của mình
phải đúng với nguyện của Phật Di Đà mới có tương ưng,
xê xích mảy may cũng không được. Hễ không tương ưng thì
dù ở khít một bên cũng không được, đâu phải chỉ niệm
Phật là Phật đến rước !
Hỏi:
Thế nào gọi là tu?
Đáp:
Tu hành là thực dụng trong cuộc sống hàng ngày của chúng
ta, chứ chẳng phải chỉ là miệng nói suông. Cuộc sống hàng
ngày ăn cơm, mặc áo, nói năng, tiếp khách… tất cả đều
là tu, luôn cả ngủ nghỉ, đi đứng nằm ngồi đều là tu,
đâu phải chỉ có niệm Phật tham thiền mới là tu !
Tu
như thế nào? Ăn cơm cứ ăn cơm, chỉ biết ăn cơm, không
cho thêm ý mình vào; mặc áo cứ mặc áo, chỉ biết mặc áo,
tức tu vậy. Thế là làm sao? Ăn cơm chỉ là ăn cơm, đừng
thêm ý của mình cho là cơm này ngon, cơm kia không ngon, đồ
ăn này ngon, đồ ăn kia dở; mặc áo cũng vậy, cho là áo này
đẹp, áo kia xấu v.v…hễ có xen vào ý mình là không phải
tu.
Bất
cứ cái gì trong thực dụng hằng ngày đều là tu, chứ chẳng
phải đi đâu mới là tu, ở chỗ nào cũng là tu cả.
Hỏi:
Con muốn thỉnh Phật về thờ, bên Thiền tông phải làm sao?
Đáp:
Thiền đường đầu tiên của ngài Bá Trượng không có thờ
Phật, đó không phải là không kính trọng Phật, vì theo đúng
lời dạy của Phật là phải tin tự tâm là Phật, cũng như
Kinh Pháp Bảo Đàn, Lục Tổ nói:”Tự qui y Phật, tự qui
y Pháp, tự qui y Tăng,” tức qui y tự tánh Phật, chẳng phải
qui y ở ngoài. Cho nên, tất cả tôn giáo khác đều phải
tin theo giáo chủ, còn Phật Thích Ca thì dạy chúng ta phải
tự tin mình, mỗi người đều đạt đến tự do tự
tại, giải thoát tất cả khổ, mới được gọi là độ,
nếu còn phải chịu khổ, hoặc muôn ngàn kiếp sau khổ còn
trở lại thì không được, nên Tâm Kinh nói “Chơn thật bất
hư.”
Hỏi:
Khi con chết phải dặn các con niệm như thế nào?
Đáp:
Đó là bên Tịnh độ và Giáo môn, còn Thiền tông thì ngay
bây giờ, những gì đã qua rồi thì quên đi, không ghi nhớ,
vị lai chưa đến không sắp đặt, hiện tại trước mắt
cũng không trụ. Nếu thực hành được như thế, mặc dù chưa
kiến tánh, cuộc sống cũng rất thoải mái, chẳng có điều
gì phải lo rầu nữa. Quá khứ, hiện tại, vị lai đều không
cần lo, lo chi đến chết ! Nếu sợ chết thì hãy lo tu đi,
nó sẽ tự giải quyết; chẳng lo tu mà lo mong người
khác giúp, hoặc lo sau khi chết phải làm sao, ấy là tư tưởng
của người đời.
Hỏi:
Bản thân con cũng như nhiều vị xuất gia, do cha mẹ nghèo
khổ không ai nuôi nấng, nên đôi khi đem những của cúng thí
mà đàn na thí chủ cúng riêng cho mình để giúp đỡ cho cha
mẹ, ngoài ra cũng có nhiều vị Trụ trì khi cha mẹ mất cũng
làm lễ cúng thất trai tuần v.v… Vậy những vấn đề trên
có phạm phải nhân quả tội báo gì không?
Đáp:
Theo Giới luật, đã xuất gia thì không có gia, Động Sơn Thiền
sư, Sơ tổ tông Tào Động, sau khi xuất gia gởi thư cho cha
mẹ, nói rằng không có gặp nữa. Lá thư này có ghi trong cuốn
Thiền Học Đại Thành.
Người
xuất gia giúp đỡ cho Phật tử thì được, nếu giúp cho cha
mẹ mình, lấy tiền của tín thí đem giúp cho thân nhân mình,
phải mắc nợ tín thí, sau này phải trả. Trong tòng lâm, như
ngài Hư Vân là Trụ trì, muốn mời khách riêng của cá nhân,
đến khố phòng mua dầu xào thức ăn, chỉ thiếu một xu cũng
phải quay về lấy đủ tiền rồi khố phòng mới đưa dầu
cho.
Cho
nên, nói đến vấn đề nhân quả rất vi tế, nếu nói cha
mẹ mình nghèo thì cũng có người nghèo hơn, nghèo đói đến
gần chết, sao mình không giúp mà chỉ giúp cho cha mẹ? Như
vậy là có phân biệt, chẳng thể xem cha mẹ như những Phật
tử khác, tức có ngã chấp. Chánh pháp phải phá ngã chấp,
đã xuất gia thì không còn nhà nữa. Cũng có nhiều vị Tu
sĩ trong tòng lâm, có anh em ruột đến thăm, Tri khách
đãi cho một bữa cơm xong, vị ấy bảo người nhà phải trả
tiền lại. Nay nhiều người dùng tiền của mười phương
làm đám giỗ cho cha mẹ, việc đó bề ngoài bình thường,
mọi người chẳng thấy sao, nhưng trong đó đều có nhân quả.
Tôi thường nói: Nhân nào quả nấy, đã tạo nhân ắt phải
chịu quả . Có bài kệ rằng:
Một
hạt gạo thí chủ,
Lớn
như núi Tu Di,
Nếu
không tu giải thoát,
Mang
lông đội sừng trả.
Hỏi:
Vậy tại sao trong giới luật Tỳ-kheo có ghi: Nếu cha mẹ nghèo
khổ không ai nuôi, có thể khất thực về nuôi cha mẹ?
Đáp:
Đúng. Nếu thật sự chẳng còn ai nuôi dưỡng cha mẹ thì
có thể rước cha mẹ về chùa nuôi. Ngũ tổ Hoằng Nhẫn vì
không còn ai nuôi nấng mẹ, nên rước mẹ về chùa nuôi. Mình
chẳâng phải là không có hiếu, thập phương cúng dường
tiền của là để chúng ta khỏi đi làm việc kiếm sống để
chuyên tu giải thoát, tự giác giác tha, hiếu này là đại
hiếu. Dù xuất gia không nuôi nấng cha mẹ, nhưng phải độ
cha mẹ. Nên Kinh nói:”Trước dùng thỏa mãn ham muốn để
lôi kéo, sau khiến vào trí huệ Phật,” vào trí huệ Phật
mới có thể giải thoát.
Hỏi:
Sư phụ giảng là tội phá giới có thể sám hối, còn tội
nhân quả không thể sám hối. Trong Kinh Niết Bàn kể về Vua
A Xà Thế vì giết cha phạm tội ngũ nghịch, khi đến gặp
Phật thuyết pháp tại sao lại có thể tiêu tội? Việc đó
là tội nhân quả hay tội phá giới?
Đáp:
Tất cả duy tâm tạo, nếu tâm sửa đổi thì tội phải tiêu.
Như bài kệ sám hối: “Tội từ tâm khởi đem tâm sám, tâm
nếu diệt thì tội cũng tiêu. Tội tiêu tâm diệt thảy đều
không, ấy mới gọi là chơn sám hối.” Nếu tâm đã diệt
thì tội dựa vào đâu mà có?
Hỏi:
Theo cuốn Đường Lối Thực Hành Tham Tổ Sư Thiền nói: Câu
thoại đầu có muôn muôn ngàn ngàn, vậy hành giả có thể
tự đề ra một câu nào thích hợp ngoài năm câu mà Sư phụ
đã đề ra? Câu “Niệm Phật là ai”còn có giá trị
nữa không?
Đáp:
Nếu muốn chọn câu “Niệm Phật là ai?”để tham, phải
khi ăn cơm cũng không biết là ai, mặc áo cũng không biết
là ai, nói năng tiếp khách cũng không biết là ai mới tham
câu này được, nếu mọi thứ đều biết, chỉ không biết
niệm Phật là ai, là tự dối mình, làm sao có nghi tình
được? Cho nên lúc đầu tôi vẫn để cho hành giả chọn
câu này, sau đó phát hiện nguời nào tham câu này đều không
có nghi tình, chỉ tốn hao thì giờ vô ích, vì đã biết là
ta niệm rồi.
Hỏi:
Vậy ngài Lai Quả tham câu này như thế nào?
Đáp:
Ngài Lai Quả tham câu “Niệm Phật là ai?”đến lúc ngủ
mê lớn tiếng niệm Phật mà tự chẳng biết, nên mới có
thể tham câu này được kiến tánh. Theo tôi biết, từ mấy
trăm năm nay, bao nhiêu người chọn câu này, chỉ có một mình
ngài Lai Quả kiến tánh, ngoài ra không có người nào. Còn
các vị tổ khác như ngài Hư Vân tham câu “Kéo tử thi
là ai,” ngài Nguyệt Khê cũng không phải tham câu niệm Phật
là ai. Tôi chỉ đề ra năm câu tượng trưng, nếu người nào
cảm thấy ngoài năm câu này ra, có câu nào thắc mắc nhất
thì vẫn là tốt hơn, bởi vì cần có nghi tình thật sự.
Hỏi:
Tại sao Phật giáo nguyên thủy ăn mặn?
Đáp:
Phật giáo nguyên thủy không phải ăn mặn, hồi thời Phật
Thích Ca, Tu sĩ phải đi khất thực, ai cho cái gì vào
bình bát thì ăn cái nấy, con nít không biết gì, bỏ nắm
cát vào cũng phải ăn luôn, vì không có sự phân biệt, nên
giò heo cũng ăn, nắm cát cũng ăn. Còn thời nay nếu có phân
biệt thì là ăn mặn chứ không phải ăn chay. (Sư phụ kể
về phong tục trai Tăng ở Thái Lan, xem trang 181)
Hỏi:
Thế nào là Ứng thân trong Tam thân?
Đáp:
Phật tánh của ông là Pháp thân, thân hiện tại của ông
là Ứng thân, cũng gọi là Báo thân, tức do trước kia tạo
nghiệp con nguời, nên có cái ứng thân này để ứng với
nghiệp quả. Nếu ông tu đến thành Phật thì hiện ra Thiên
bá ức hóa thân. Như hiện nay Đức Phật có vô số ức Hoá
thân đang thuyết pháp nơi vô số ức quốc độ, đều có
tên họ và tuổi tác khác nhau.
Hỏi:
Vậy thế nào là Hóa thân?
Đáp:
Đợi ông thành Phật rồi tôi giảng cho nghe.
Hỏi:
Gần đây tà pháp thịnh hành, chẳng những hàng Phật tử,
kể cả hàng Tăng ni xuất gia lại chủ trương tin theo cái
thuyết “Phật mẫu Diêu Trì,” rằng mẫu có khả năng sinh
ra nhà cửa đất đai, núi sông và tất cả. Xin Sư phụ khai
thị vấn đề này.
Đáp:
Trong Kinh Lăng Nghiêm có nói đến 50 thứ ngũ ấm ma, thần
thông biến hóa không ai bằng. Ví như mình ngồi đây, họ
có thể bay từ đây sang Mỹ để đưa về món đồ từ Mỹ
mà không đầy năm phút, những người tà ma có phép thần
thông như thế, khiến người thường cho là Phật, là Bồ
tát v.v… những người đi theo họ, khi họ đọa địa ngục
thì đệ tử họ cùng đọa theo, vì đã giúp họ lừa gạt
người khác.
Hỏi:
Vậy làm thế nào đối trị với nhân sinh quan và vũ trụ
quan sai lầm này? Thế nào là nhân sinh quan và vũ trụ quan
của Phật giáo?
Đáp:
Tôi đã giải thích về tánh không, là tâm của mình, vốn
chẳng hình thể số lượng, trống rỗng chẳng có gì cả,
làm sao có nghĩa lý gì, làm sao có nhân sinh quan và vũ trụ
quan ! Nhân sinh quan là sanh tử mới có, sanh tử là luân hồi,
có sanh tử rồi mới có vũ trụ, tức có TA là sanh tử, ta
đối với nhân sinh cho là phải như vậy vậy mới đúng, cái
kia kia là không đúng… đó là ý của ta, cũng là vọng tưởng.
Trong Kinh Lăng Già gọi là “tự tâm hiện lượng.”
Nhân sinh quan cao nhất tức chủ quan, chớ nói là chủ quan,
dù khách quan cũng không được. Đức Phật là muốn chúng
ta giải thoát khổ sanh tử luân hồi.