x
 
 
 
 
 
MỤC LỤC
Lời nói đầu
Tiểu sử của Hòa thượng Thích Duy Lực
[01] Thiền thất 26/10/92–01/11/92 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
[02] 29/11/92–05/12/92 tại Chùa Từ Ân, Quận 1
[03] 28/03/93–03/04/93 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
[04] 27/04/93–03/05/93 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
[05] 20/10/93–26/10/93 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
[06] 19/11/93–25/11/93 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
[07] Khai thị tại Thủ Đức
[08] 18/12/93–24/12/93 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
[09] 14/07/94–20/07/94 tại Chùa Từ Ân , Quận 11
[10] 12/08/94–18/08/94 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
[11] 11/09/94–17/09/94 tại Chùa Từ Ân , Quận 11
[12] 10/10/94-16/10/94 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
[13] 06/01/95–12/01/95 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
[14] 15/02/95–21/02/95 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
[15] 06/03/95–12/03/95 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
[16] 05/04/95–11/04/95 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
[17] 15/05/95–21/05/95 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
[18] 03/06/95–09/06/95 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
[19] 27/01/96–02/02/96 tại Trường Cơ Bản Phật Học Đại Tòng Lâm
[20] 24/05/96–30/05/96 tại Trường Cơ Bản Phật Học Đại Tòng Lâm
[21] 25/05/97–28/05/97 tại Chùa Pháp Thành, Quận 6
[22] 16/05/97–20/05/97 tại Chùa Tam Bảo, Sa Đéc
[23] 14/06/97–20/06/97 tại Chùa Tam Bảo, Sa Đéc 
[24] 14/07/97–20/07/97 tại Chùa Tam Bảo, Sa Đéc
[25] 14/08/97–20/08/97 tại Chùa Tam Bảo, Sa Đéc
[26] 19/03/99–25/03/99 tại Chùa Hưng Phước, Quận 3
[27] 15/05/99–21/05/99 tại Chùa Hưng Phước, Quận 3
[28] 1995–1999 Khai thị tại Mỹ Quốc 
QUYỂN THƯỢNG
cn
Hòa Thượng Thích Duy Lực
DUY LỰC NGỮ LỤC
QUYỂN HẠ (TỪ NĂM 1992-1999)
Ban Văn Hóa Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ chí Minh Thực Hiện 
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo Hà Nội P.L.2546 - D.L. 2002
[08] 18/12/93–24/12/93 tại Chùa Từ Ân, Quận 11

Chưa chứng nói chứng là đại vọng ngữ 
Hạt châu của Long nữ từ đâu có? 
Tại sao các chùa thờ Tổ Đạt Ma ? 
Phật tánh bất sanh bất diệt, tại sao có đời mạt pháp?
Nếu có “Cho là ”là pháp sanh diệt của bộ não 
Bố thí có thể giúp cho bớt nghiệp không? 
Năm đầu sơ tham, năm sau lão tham, năm thứ ba chẳng tham 
Câu chuyện gia đình Bành Long Uẩn 
Diệu trạm tổng trì bất động tôn 
Đem thử thâm tâm phụng trần sát 
Do giác minh thành lỗi lầm 
Nghĩa rốt ráo cần phải ngộ 
Hữu tâm thì thánh chúng sanh, ly tâm tức thành chư Phật 
Làm sao phá ngã chấp? 
Thế nào thiện nhân chiêu ác quả? 
Con ve không biết đến bốn mùa 
Tuổi già sức yếu, tham thiền chưa kiến tánh, chết đi về đâủ 
Sự kiến tánh của ngài Nguyệt khê 
Làm thế nào bỏ được tâm chấp thật?Con rùa giếng và rùa biển 
Giới luật: Sự khác biệt giữa giới Thanh văn và giới Bồ tát?
Ba cấp trì giới 
Bổn phận của giám sát viên thiền đường 
Tại sao cổ nhân lại quở hai chữ Bồ đề là thằng chết? 
Tại sao Tăng độ ni chúng lại có lỗỉ 
Vô phương sở, vô năng sở, vô đắc thất, vô tướng mạo 
Phật giáo Tiểu thừa không cho nữ giới thọ Tỳ-kheo 
Thế nào cùng đạo tương ưng, cùng tình tương ưng?
Lúc không có Sư phụ, chúng con nương ai để tủ
Sa-di chê Tỳ-kheo tụng kinh như chó sủa, đọa thân chó năm trăm kiếp
Nhân quả rõ ràng 
Tương đối chẳng thể dụ cho tuyệt đối 
Canh tác khó tránh sát sanh 
Đại thừa Khởi Tín Luận là tác phẩm của ngoại đạo, chẳng phải của Mã Minh
Ngũ nhãn 
Đã không chứng đắc, đâu cần thọ ký? 
Phật tử thọ giới Bồ tát, khi phạm giới cần sám hối với aỉ 
Câu Phật hiệu có diệt được tội sát sanh không ? 

Hỏi:  Trong pháp hội ngày xưa, các vị Tổ dùng cơ xảo để dạy cho chúng được đạt đạo mà cơ xảo đó mọi người chẳng biết, chính chúng ta cũng không thể chấp vào lời nói  đó mà suy nghĩ, ngay cả đối với văn tự của Sư phụ cũng thế. Nay có một số huynh đệ lại đem những gì ngoài pháp nhũ của Sư phụ, dạy cho các huynh đệ khác mà chẳng nắm rõ căn cơ trình độ của mỗi chúng sanh như thế nào, ngoài ra họ còn cho là có sở chứng, vậy họ có hiểu được thâm cơ của Sư phụ không?

Đáp:  Nói cơ xảo là những vị Tổ kiến tánh mới dùng được, chẳng phải  để dạy người, mà là để kích thích đương cơ kiến tánh ngay lúc đó, nếu không thì phải phát khởi nghi tình, sau này sẽ được kiến tánh. Còn tôi thì chưa kiến tánh, chẳng biết dùng cơ xảo. Tôi chỉ ăn đàm giải của chư Phật chư Tổ, rồi đem dạy lại quý vị mà thôi. 

Đối với những người chưa chứng chưa đắc mà nói đã chứng, ấy là đại vọng ngữ . Tu sĩ  nói vậy là phạm tội Ba-la-di, phải đọa địa ngục . Tại sao phải đọa địa ngục? Vì tác hại rất lớn, chẳng phải chỉ hại 1-2 người, mà là từ người này sang người kia. Cho nên, hại nhiều chừng nào tội lớn chừng nấy; nói đại vọng ngữ chẳng ai tin thì tội còn nhỏ, hễ khiến được một người tin thì tội lớn hơn, khiến được mười người, trăm người  tin, tội lại càng lớn.

Hỏi:   Trong Kinh Pháp Hoa, Long Nữ dâng hạt châu cúng dường hai vị Phật, hạt châu ấy từ đâu  mà có?

Đáp:  Lời ở trong kinh nói đều là phương tiện để phá chấp chúng sanh. Ví như hàng Thanh văn Tiểu thừa cho rằng người nữ có năm thứ chướng nên không thể chứng quả, Phật muốn phá chấp ấy nên nói Long Nữ thành Phật ngay trước mắt cả triệu chúng. Long Nữ chẳng những là phái nữ, lại thuộc hàng súc sinh, ấy chỉ là phương tiện thí dụ để phá chấp, chỉ cần tu đúng chánh pháp là có thể thành Phật.

Hỏi:  Lục Tổ Huệ Năng để lại kinh điển rất nhiều, sao không thấy thờ Ngài; còn Tổ Đạt Ma thì không thấy để lại kinh điển, nhưng chùa nào cũng thờ Tổ?

Đáp:  Tổ Đạt Ma là Tổ thứ 28 kiến tánh tại Ấn Độ, đem pháp môn Tổ Sư Thiền truyền qua Trung Quốc, làm Sơ Tổ của Trung Quốc. Nhờ có Tổ Đạt Ma truyền qua Trung Quốc, và từ Trung Quốc truyền sang Việt Nam mới có Thiền Tông, nên các chùa đều thờ Tổ Đạt Ma..
Lời Chư Tổ nói là phương tiện, tùy theo căn cơ trình độ, dạy chúng sanh tu được giải thoát. Thiền tông vì là pháp tu trực tiếp, không qua văn tự lời nói, gọi là “Giáo ngoại biệt truyền, bất lập văn tự, trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật,” là dùng cái nghi tình để tu, nên chư Tổ Thiền tông đều không có kinh điển.
Tổ Đạt Ma qua Trung Quốc, vì là Sơ Tổ, lúc ấy chưa ai kiến tánh, chẳng có người ấn chứng, e sợ người đời không tin, nên truyền cho Nhị tổ Huệ Khả cuốn Kinh Lăng Già, nói “dùng Kinh Lăng Già  để ấn chứng”chứ không có trước tác, chỉ là đệ tử ghi lại lời nói của Ngài mà thôi. Trong cuốn “Công án của Phật Thích Ca và Tổ Đạt ma,”  cũng có ghi lời của Tổ, Lời của Lục Tổ cũng vậy, kể cả lời của Đức Phật, chỉ do người đời sau kết tập lại những lời dạy thành kinh điển.

Hỏi:     Đã nói bất sanh bất diệt, sao lại nói thời nay là mạt pháp?

Đáp:   “Lời của chư Phật chỉ tùy theo căn cơ của từng chúng sanh mà nói, gọi là tùy bệnh cho thuốc, nói “Thời mạt pháp”cũng vậy. Như ngài Bác Sơn nói “có thể chuyển mạt pháp thành chánh pháp, chuyển hạ căn thành thượng căn,” chứ chẳng phải nhất định..

Hỏi:    Theo giới trẻ thời nay, phần đông chịu sự ảnh hưởng của văn minh về học thuyết duy vật và duy lý của phương Tây, tất cả đều muốn biết một cách cặn kẻ của vấn đề. Theo sách Phật giáo Nguyên thủy cho rằng: Sau khi nhập diệt Vô dư Niết bàn thì không còn sự hiện hữu của Đức Phật Thích Ca hay bất cứ một vị Phật quá khứ nào khác, đó mới thật sự không còn bị sanh tử luân hồi. Vì theo Phân tâm học của Phương Tây, hễ còn có sự tồn tại trên bất cứ cõi nào, tức còn có tâm trí muốn tồn tại,  đó là nguồn gốc của sự sanh tử luân hồi.
Theo Kinh điển của Phật, một khi đã chứng đắc quả A-la-hán hay quả Phật là đi ra khỏi sanh tử. Trong giáo lý Đại thừa, mà Đại thừa là có từ sau khi Đức Phật nhập diệt, xuất phát từ những vị Tổ sư, hoặc căn cứ vào những lời Phật tuyên thuyết, nhưng những  bộ kinh Đại thừa thì không được chấp nhận trong Phật giáo Nguyên thủy, cho rằng “Sau khi Phật nhập Niết bàn vẫn còn hiện hữu, đó là do tâm cảm ứng, tức vạn pháp duy tâm, do sức tâm tạo ra cảnh giới thiên đàng địa ngục v.v…”Từ đó con có một sự qui kết như sau:
Theo con, những người Âu Mỹ thường đặt câu hỏi với con: Tu đạo Phật là tu cái gì?  Đắc quả vị Phật là đắc cái gì? Con trả lời: “Tu đạo Phật là tu sự triệt tiêu, đắc quả Phật là đi đến một sự triệt tiêu.” Triệt tiêu ở đây có nghĩa là ra khỏi sanh tử, triệt tiêu ý chí muốn tồn tại muốn sống, ấy mới có thể ra khỏi sanh tử luân hồi. Vậy có đúng không?

Đáp:  Hễ có hai chữ “cho rằng”đều là sai lầm. Phật tánh vô thỉ vô chung, chẳng có “cho rằng”là cái gì, vì không có sự sanh khởi.  Nếu có “cho rằng,” ấy là nhận thức của bộ óc,  nhưng bộ óc này là pháp sanh diệt, sau khi chết sẽ thành đất thành tro. Còn Phật tánh chẳng sanh diệt, nên người chứng quả gọi là ngộ pháp vô sanh, chứng vô sanh pháp  nhẫn. Có “cho rằng”tức có sanh khởi, trái với giáo lý nhà Phật. Lại nữa, nhà Phật chẳng có kiến lập chơn lý, vì Phật tánh đã là chơn lý rồi, nếu kiến lập thêm một chơn lý tức thành hai, như trên đầu mọc thêm đầu, phải mời bác sĩ phẩu thuật cắt bỏ.

Hỏi:  Bà nội của con bệnh già nằm hoài, lúc trước con theo pháp môn Tịnh độ, thường rước quý thầy về tụng kinh cầu an, nay con tham thiền, phải làm thế nào cho bà nội bớt nghiệp?

Đáp:   Phật Thích Ca cũng chẳng thể làm cho người ta bớt nghiệp, vì nghiệp là nhân quả, ai làm nấy chịu. Nếu người này có thể làm cho người khác bớt nghiệp thì không có nhân quả, nên muốn bớt nghiệp phải tự mình làm.

Hỏi:    Nhưng lúc trước bà không biết tu, nay con cháu đem tiền của làm việc thiện, vậy có thể giúp cho bớt nghiệp không?

Đáp:   Không được. Con cháu làm thiện bố thí thì con cháu được phước. Nếu sự bố thí đó do bà ấy phát tâm thì bà cũng được hưởng phước quả do bố thí, nhưng cũng chẳng thể khiến tiêu ác nghiệp.

Hỏi:    Thế nào là trí huệ và mê trí huệ?

Đáp:   Trong Bát Nhã Tâm Kinh có câu “vô trí diệc vô đắc,” chẳng có trí huệ để đắc. Tại sao Phật nói như thế? Vì trí huệ của mình đã sẵn, khỏi cần đắc nữa. Nói “Bát nhã”ấy là trí huệ của Phật tánh, chẳng phải trí huệ của bộ não, tất cả thần thông trí huệ năng lực, mọi chúng sanh đã sẵn có, nên nói”vô trí diệc vô đắc.” Nếu có đắc tức chẳng phải trí huệ.

Khoa học hiện nay phát minh máy vi tính có kỹ năng rất cao, chứng tỏ năng lực của con người sẵn sàng. Nhà khoa học đem năng lực đó phát huy, chế tạo thành các máy móc tinh vi, ấy chỉ thể hiện một phần rất nhỏ của năng lực mà thôi. Thật ra, Phật tánh của mình sở dĩ gọi là Chánh Biến Tri, chẳng chỗ nào không biết, chẳng lúc nào không biết, chứng tỏ năng lực chẳng có số kể, chỉ tại mình không tin nên chẳng thể nhận được.

Hỏi:    Tại sao nói  “năm đầu sơ tham, năm thứ hai lão tham, năm thứ ba chẳng tham”?

Đáp:  Lời này của ngài Hư Vân, nói về những người chẳng phải là chánh nhân. Tại sao chẳng phải chánh nhân? Chánh nhân là phải giải quyết vấn đề sanh tử  của chính mình. Người nào cũng sợ già,  sợ bệnh, sợ chết, nhưng ai cũng phải trải qua. Vừa rồi có một cụ già nói với tôi: “Già cả chóng mặt tham không được, chân yếu đi không được, cứ phải lo hoài.” Tôi nói: “Bây giờ tham thiền là muốn giải quyết vấn đề này.” Căn bản tham Tổ sư Thiền là vô sở cầu, vô sở đắc, vô sở sợ, nay cứ sợ già sợ yếu, thì tuổi tác càng cao, sức khỏe càng yếu, bệnh phải nhiều thêm, đến một lúc nào không thể gánh chịu nữa thì phải chết. Tham thiền là muốn giải quyết vấn đề này trước khi chết.

Nay nhiều người đi tu chẳng phải vì sanh tử, chỉ vì buồn phiền chuyện gia đình, sự nghiệp thất bại mới bỏ đi tu, ấy chẳng phải chánh nhân. Còn vấn đề chóng mặt nhức mỏi, mặc kệ nó, mình tham cứ tham, phải sẵn sàng giờ phút nào, lúc nào ngã chết cũng được, không biết tới.

Hỏi:   Xin Sư phụ kể qua câu chuyện của Bàng Cư Sĩ, và thế nào là hỷ xả?

Đáp:   Bàng Uẩn là một vị cư sĩ  kiến tánh trong Thiền tông, ngài cũng có Ngữ lục truyền đến ngày hôm nay. Cả gia đình Bàng cư sĩ gồm hai vợ chồng, một người con trai và một người con gái,  đều kiến tánh. Người kiến tánh sanh tử tự do. Một hôm, Bàng Uẩn bảo con gái: 

-“Khi nào mặt trời đúng Ngọ hãy cho ta biết.” 

Cô con gái biết là cha muốn đi, vào báo rằng:”Hôm nay bị nhật thực”

Bàng Uẩn nói:”Sao có chuyện kỳ lạ thế !”

- Cha không tin thì đi ra xem !

Bàng Uẩn đi ra, người con gái bèn ngồi trên ghế của cha rồi thị tịch.

Bàng cư sĩ đành dời việc mình đến một tuần sau. Lúc đó, ông Tỉnh trưởng cũng là người tham thiền, biết được việc này, đến thăm Bàng cư sĩ, nói rằng:

- Trước khi ông đi, hãy để lại vài lời cho người đời sau, khiến mau kiến tánh.

Bàng cư sĩ  nói: Cái nào đã có nên xả bỏ, cái nào không có chớ nên lấy vào.

Sự thật thì bấy lâu nay Ngài đã thực hành như thế; ngài vốn là triệu phú, đem tất cả gia tài đổ xuống biển, hằng ngày tự mình đan tre cho cô con gái đem ra chợ bán kiếm sống qua ngày để tu. Mọi người hỏi:

- “Tại sao đem đổ xuống biển quá lãng phí mà không bố thí cho người nghèo?”

Ngài nói:”Tôi đã bị hại nhiều rồi, chẳng lẽ còn đem hại người khác sao !,” ấy là xả vậy.

Sau khi ngài thị tịch rồi, Bà Bàng nói:”Sao hai người cứ bỏ đi như thế?”Bèn đi đến chỗ ruộng mà mgười con trai đang làm để báo tin. Lúc đó người con trai đang cầm cuốc để cuốc đất, nghe xong, tựa cằm vào  đầu  cán  thị tịch luôn. 

Bà nói:”Các ngươi sao ai cũng giành đi trước vậy !” Rồi đi vào núi không còn ai biết tung tích nữa.

Công án về sự kiến tánh của ông Bàng Uẩn như sau:

Bàng Uẩn hỏi Mã Tổ: Người không cùng tất cả vạn pháp làm bạn là ai?

Mã Tổ nói: Đợi ông một hớp nuốt cạn nước Tây Giang thì tôi sẽ nói cho ông biết.

Ngài vừa nghe liền ngộ.

Hỏi:    Thế nào là Diệu trạm tổng trì bất động tôn?

Đáp:  Chữ DIỆU là bất khả tư nghì, suy nghĩ chẳng thể đến. TRẠM là hình dung sự trong lặng chẳng chút làn sóng, chẳng động tịnh là trạm, nhưng chưa phải diệu trạm; chẳng dính mắc với động tịnh mới gọi là “diệu trạm.” Nếu giải thích theo Giáo môn, trạm xuất là thức, trạm nhập mà nhập đến không còn chỗ nhập mới tới diệu. Nay nói Diệu Trạm là siêu việt động tịnh. Hai chữ TỔNG TRÌ là tổng nhất thiết pháp, trì nhất thiết nghĩa. Phật pháp muốn nói giáo lý phải nói đến nghĩa, Tổng trì là bao gồm tất cả nghĩa, bao gồm tất cả pháp. BẤT ĐỘNG TÔN là biệt danh của Đức Phật. 

Diệu trạm tổng trì Bất Động Tôn là tả cảnh giới của Phật, chẳng có gì ở ngoài, cũng như biệt danh “Tánh Không,” chẳng nhúc nhích mà hiển bày sự dụng, tất cả dụng đều không ở ngoài cái Không này.

Hỏi:    Thế nào là “tương thử thâm tâm phụng trần sát”?

Đáp:   Đây cũng là bài kệ trong Kinh Lăng Nghiêm. Thâm là thâm sâu; Tâm Kinh nói:”hành thâm Bát nhã Ba-la-mật đa thời,” đây chẳng phải đối với cạn mà nói sâu, mà là siêu việt số lượng. Cũng như trong Kinh hay dùng từ Ma-ha để hình dung cái lớn; dùng Kim Cang hình dung độ cứng; nhưng chẳng phải đối với nhỏ mà nói lớn, đối với mềm mà nói cứng. Vì bản thể của tâm khắp không gian thời gian, nay đem phụng sự vô lượng vô biên cõi Phật, số lượng nhiều như bụi trần. Chúng ta tu hành luôn phải phá ngã chấp, nay đem cái thân này, luôn cả cái tâm cống hiến cho tất cả vô lượng vô biên chúng sanh, sở dĩ có đủ thứ việc xảy ra đều do có cái ngã, nếu thực hiện theo câu này thì đâu còn việc gì xảy ra !

Hỏi:  Chúng con tha thiết mong đợi Sư phụ có một Thiền đường để mai sau chúng con được noi theo?

Đáp:   Trước kia tôi cũng có ý này, nhưng nay thì chưa được. Tại sao? Vì không có người quản lý, chẳng có mấy người đảm nhiệm chức vụ. Lúc đầu tôi tính gởi một số vị đến Chùa Cao Mân học, nhưng tôi thấy khó lắm. Cho nên, tôi chỉ có thể giúp các chùa nuôi Tăng ni rồi tôi  đến dạy. Nay tôi cũng đã già rồi, tôi chỉ lo việc hoằng pháp, được một ngày hay một ngày; đồng thời cũng khuyên các vị ở đây, tự lo cho mình tu giải thoát, chứ đừng lo việc của người khác. Mà lo là lo việc giải thoát, chứ chẳng phải tăng cường ngã chấp, lo cho gia đình con cháu, lo cho mình được hưởng. Chính cái thân này cũng không cần lo, vì dẫu cho lo đến mức nào, cuối cùng cũng phải chết, sau khi chết, thiêu thành tro, chôn thành đất. Lo cho bản thân đã chẳng xong, huống là lo cho gia đình con cháu ! Nên phải lo tu đến giải thoát, khỏi bị khổ sanh tử luân hồi nữa. 

Hỏi:  Thế nào là “Do giác minh thành lỗi lầm”trong Kinh Lăng Nghiêm?

Đáp:  Trong Kinh Lăng Nghiêm có nói đến chữ “minh”; minh là sáng, Phật tánh của mình vốn đã sáng, sáng ấy là diệu sáng, chẳng tương đối. Nay chúng ta nói đến sáng và tối, ấy là tương đối, là sanh diệt. Vì hễ có tối thì chẳng sáng, có sáng thì chẳng tối. Còn cái sáng của Phật tánh chẳng phải sự sáng tối mà bộ óc có thể nhận biết được, nay mọi người đuổi theo mặt chữ, có sáng thì có chiếu soi, từ đó sanh ra năng sở, cho sáng là năng chiếu, chỗ đen tối là sở chiếu, nên kinh nói:”Hễ lập ra cái sở thì tánh chiếu bị đánh mất, chẳng phải cái sáng của Phật tánh, mà thành cái sáng có sanh diệt. Sanh diệt là luân hồi, nên thành lỗi lầm .”

Hỏi:   Như vậy là do con người đuổi theo lời nói thành ra lỗi lầm?

Đáp:  Đúng vậy, hễ đuổi theo lời nói đều sai, vì do bộ óc suy nghĩ, nên Kinh nói:”Phàm là lời nói đều chẳng có nghĩa thật.”

Hỏi:  Tại sao Phật nói nghĩa nhân duyên chẳng phải rốt ráo?

Đáp:  Nghĩa rốt ráo chẳng có tương đối, gọi là bất nhị, nghĩa này phải tự ngộ, dùng đầu óc tìm hiểu không được. Vì sự biết của bộ não là sanh diệt, dù con người có thể sống đến hai trăm năm, nhưng hễ chết là không biết rồi. Còn cái biết của Phật tánh không có chết, khắp thời gian, là vĩnh viễn, nên cái biết của Phật tánh biết được cái biết của bộ não.

Hỏi:  Trong Tham Thiền Phổ Thuyết có câu “Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, chư Phật và chúng sanh chỉ cách nhau một cái vọng tưởng: Hữu tâm thì thành chúng sanh, ly tâm tức thành chư Phật,” ý đó  như thế nào?

Đáp:  Chơn tâm Phật tánh của mình vốn chẳng nhúc nhích, hiển bày sự dụng mà chẳng lay động, vì không lay động nên không biến đổi sanh diệt, cũng như tánh thấy không lay động, mà chúng ta thấy được vật là nhờ tánh thấy. Nếu hữu tâm tức đã nổi niệm, như trong Kinh Lăng Nghiêm nói “tri giác nãi chúng sanh”; Phật nói với A Nan:”Nay ngươi thấy ta, thấy vũ trụ vạn vật… đều là kiến bệnh đã thành từ vô thỉ,” ấy là hữu tâm. 

Tất cả những gì do bộ não nhận biết được đều là tướng bệnh, nên Tâm Kinh nói “Vô lục căn, lục trần, lục thức… cho đến vô Tứ diệu đế, vô Thập nhị nhân duyên, vô lão tử, vô trí diệc vô đắc,” đều dùng chữ VÔ để quét sạch. Nếu hữu tâm thì tất cả đều có, có tức thành bệnh. Hễ hết sạch cái CÓ thì tướng mạnh hiện lên, tướng mạnh tức Phật tánh, cũng là chư Phật. Sở dĩ có tướng bệnh là do vọng tưởng, cho nên chỉ cách nhau bởi vọng tưởng. 

Theo người thường thì cho rằng: Suy nghĩ việc ác mới là vọng tưởng, suy nghĩ việc thiện tại sao cũng là vọng tưởng? Kỳ thật, suy nghĩ việc thiện thì vọng tưởng sạch, suy nghĩ việc ác thì vọng tưởng dơ, thuộc cấu bẩn, nhưng cũng là vọng tưởng, trong kinh nói tịnh duyên là thiện và nhiễm duyên là ác. Cho nên, bất cứ suy nghĩ việc thiện việc ác đều là vọng tưởng, còn cái biết của Phật tánh chẳng có sạch dơ, chẳng tương đối.

Sư phụ khai thị đại chúng:

Đối với thời gian trong Thiền thất rất quí, qua đi một ngày là mất đi một ngày, cũng như quí vị thường đọc tụng vào buổi chiều “một ngày đã qua, như cá cạn nước,” chúng ta đến dự Thiền thất là muốn giải quyết vấn đề sanh tử của mình, phải thiết tha vì việc sanh tử. Cho nên chúng ta đừng cô phụ những ai đã phát tâm hộ Thiền thất cho mình, những người phát tâm cúng dường, người lo bếp núc nấu nướng, kể cả chính quyền phải lo bảo vệ an ninh, Giáo hội phải chịu trách nhiệm cho Thiền thất, cho đến Long thiên hộ pháp cũng âm thầm hộ vệ cho mình. Phải siêng năng tinh tấn mới không phụ lòng mọi người giúp đỡ cho mình. 
Bởi vì việc sanh tử là việc của chính mình, chẳng phải việc của người khác. Mọi người tạo điều kiện giúp đỡ để có được đạo tràng cho chúng ta tu tập đến kiến tánh giải thoát tất cả khổ, đạt đến tự do tự tại.

Hỏi:    Sư Phụ nói tu pháp Tổ Sư Thiền phải phá ngã chấp, vậy xin khai thị về phạm vi của ngã chấp rộng như thế nào?

Đáp:  Trong phần sau của Đường lối thực hành, tôi có thêm vào mục tin tự tâm và phát nghi tình. Thế nào là tin tự tâm? Nói “tự tâm “tức chơn tâm Phật tánh của mình, phải tin rằng tất cả thần thông trí huệ đều bằng như chư Phật, nay chúng ta chỉ cần phát hiện và ứng dụng thôi. 

Bản thể Phật tánh cùng khắp không gian thời gian, ngoài không gian chẳng có không gian, ngoài thời gian chẳng có thời gian. Vì hư  không chẳng hai hư không, tất cả vũ trụ vạn vật đều ở trong tâm mình chứ không có ở ngoài, tất cả đã sẵn trong tâm thì đâu cần cầu nữa? Cũng chẳng có chỗ để cho cầu, vì đâu có gì ở ngoài cho mình cầu mình  đắc? Nếu tin được như thế, tự nhiên thực hành được chín chữ “vô sở cầu, vô sở đắc, vô sở sợ.” Hễ còn có sở cầu sở đắc sở sợ tức chưa phá ngã chấp.

Phật tánh đã khắp hư không thì chẳng có ta và người, vì bất nhị; nếu thấy lỗi của người khác tức thành hai. Phật tánh chẳng hình tướng số lượng nên bộ óc chẳng thể nhận biết, dùng miệng chẳng thể diễn tả. (Sư phụ thí dụ ánh sáng cây đèn, xem trang 30.)

Hỏi:  Tại sao ngài Lai Quả trong cuốn Thiền Thất Khai Thị Lục nói  thiện nhân chiêu ác quả?

Đáp:  Đó là nói về Tu sĩ chúng tôi. Trong giới luật nhà Phật có 16 điều nói về thiện nhân chiêu ác quả, nay lấy tôi để thí dụ: Tôi cạo đầu, mặc đồ tu sĩ, thọ giới Tỳ-kheo, và thọ nhận sự cúng dường của mười phương, tất cả ăn, mặc, ở, đi lại … đều là tiền của mười phương. Người ta cúng dường tôi để làm gì? Là mong tôi tự mình tu giải thoát và giải thoát cho chúng sanh, ấy mới đúng với nghĩa chữ Phật. Tôi phải có sự chơn tu đến giải thoát, giải thoát cho tất cả chúng sanh, đó là bổn phận của tôi. Bây giờ tôi không tu giải thoát, chỉ đem tiền cúng dường của mười phương xây dựng địa vị của tôi: Người ta không có ăn tôi cho ăn, không có áo mặc tôi cho mặc, người ta có bệnh tôi cho tiền thuốc, mọi người khen ngợi tôi là Phật sống, là Bồ tát sống, đó là danh dự của tôi. Ở ngoài thế gian không biết, cứ cho ông sư này tốt lắm, làm việc từ thiện giúp đỡ thiên hạ. Sự thật là tốt, nhưng vì không có tu thì làm sao giải thoát được? Làm sao giải thoát cho chúng sanh? Chúng ta là Tu sĩ Phật giáo, nhận sự cúng dường của mọi người, Sa-di có bổn phận của Sa-di, Tỳ-kheo có bổn phận của Tỳ-kheo, nay bỏ bổn phận của mình đi làm những việc khác, để xây dựng địa vị của mình, ấy cũng là cái ngã, nên nói “thiện nhân chiêu ác quả.”

Hỏi:  Sư phụ dạy người tham thiền phải khán câu thoại đầu, tức nhìn vào thoại đầu, vậy nhìn như thế có trụ vào cái nhìn của mình không?

Đáp:   Sư lấy gì để trụ? Muốn trụ phải có hình thể, ví như trụ ở cái bàn này, cái tách này v.v… còn thoại đầu thì trụ ở đâu? Có chỗ nào để trụ? Nhìn vào nghi tình là nhìn mà chẳng biết mới thành nghi tình, chứ chẳng phải nghi tình là sở nhìn. Vã lại, nghi tình cũng chẳng có chỗ để trụ, và nhìn là nhìn thoại đầu chứ chẳng phải nhìn nghi tình.

Hỏi:  Nếu nói ngộ rồi đồng như chưa ngộ, vậy ngộ là ngộ cái gì? Đồng như chưa ngộ là chưa ngộ cái gì? Sau khi ngộ rồi thấy Phật với chúng sanh là đồng hay khác?

Đáp:  Tại Sư còn có tư tưởng chấp thật nên có câu hỏi này.

Hỏi:  Nếu không chấp thật thì làm sao tu thật được? Nếu không chấp vào pháp tu thì làm sao tu?

Đáp:  Nay tôi cho một ví dụ: Con ve chỉ sống được một mùa hè, nên chỉ biết có mùa hè thôi, còn con vật khác sống được một năm thì biết cả bốn mùa xuân hạ thu đông, nó kể cảnh mùa thu cho con ve ve nghe thì con ve cũng chẳng hiểu được. Phật tánh vô thỉ vô chung, chẳng có sự bắt đầu, chẳng hình tướng số lượng, chẳng thể dùng bộ óc để hiểu, cũng như con ve muốn hiểu mùa thu, làm sao hiểu cho nỗi! Bởi vì chỉ có khoảng đó thôi; còn Phật tánh thì vĩnh viễn, chẳng có khoảng nào hết.

Hỏi:  Nếu vậy tại sao Đức Phật nói tất cả chúng sanh đều đồng Phật tánh? Theo Hòa thượng giảng thì có xuân hạ thu đông, mỗi cái khác nhau như thế làm sao gọi là bình đẳng?

Đáp:  Phải, Phật tánh của tất cả chúng sanh đều đồng nhau, chẳng những con người, kể cả thú vật. Nhưng vì do vọng tưởng từ vô thỉ làm thành nghiệp, như thân của Sư, cũng do cái tâm tạo thành nghiệp mới có thân hiện tại này. Dù tạo nghiệp gì nhưng Phật tánh vẫn chẳng khác, chỉ theo nghiệp mà hiện. Ví như tạo nghiệp của con dơi thì  đầu thai thành con dơi, nghiệp của con dơi có rada, nhà khoa học phải học con dơi mới phát minh rada; còn nghiệp của con người sanh ra có bộ não, nhà khoa học căn cứ cấu tạo tinh vi của bộ não mới phát minh vi tính. Bây giờ sư muốn dùng bộ não để hiểu biết thì biết không nỗi.

Hỏi:   Vì Đức Phật dạy rằng chơn không diệu hữu, mà Hòa thượng dạy chỉ có một bên, nên con phải hỏi tới hoài. Nếu Hòa thượng nói được hai bên thì con sẽ không bao giờ hỏi tới, vì đã là Chơn không thì phải Diệu hữu.

Đáp:    Sư biết chữ Diệu như thế nào không?

Hỏi:    Diệu hữu tức có là không, không là có.

Đáp:   Sư nói vậy là ngoại đạo. Nếu cho cái có là thật thì phải có hoài; nếu cho không có là thật thì phải không có hoài. Đem Có nói thành Diệu thì chẳng phải diệu vậy.

Hỏi:   Con thắc mắc điều này: Nếu nói tất cả chúng sanh đều có Phật tánh thì trong đó tự đầy đủ tất cả, tự đã thanh tịnh rồi, tại sao lại bị luân hồi? Vậy có phải từ không mà có? Bây giờ lại phải tu để trở về Phật tánh, thế có phải đi lòng vòng không?

Đáp:   Nếu nói theo sư thì từ kiếp này sang kiếp khác cũng không hết. Vì sư dùng vọng tưởng chấp thật để tìm hiểu, sẽ chẳng thể hiểu được như con ve mà tôi vừa thí dụ vậy.

Hỏi:   Con xin hỏi Hòa thượng: Thí dụ con vọng tưởng để hỏi Hòa thượng, thì vọng tưởng của con từ đâu mà có? Có phải xuất phát từ tâm?

Đáp:  Cái đó phải hỏi sư, vì tôi đã nói là vô thỉ vô sanh rồi. Phật đã nói không có sự bắt đầu, vô sanh là không có sự sanh khởi, nên người chứng quả gọi là ngộ pháp vô sanh. Nếu đã không có sự sanh khởi thì làm sao có lời của sư nói?

Hỏi:  Vậy nếu con tham Tổ Sư Thiền khởi lên nghi tình, thì đó có phải vọng tưởng không?

Đáp:  Vì sư không có tham, nếu thật sự có tham sẽ không có lời nói như vậy. những điều sư thắc mắc đều nằm trong cuốn Kinh Lăng Già, khi nào sách phát hành, sư đọc qua sẽ rõ.

Hỏi:  Nếu như kinh sách Hòa thượng viết ra để phát hành, khi con đọc những sách đó để tìm hiểu thì con có vọng tưởng hay không? Con có đi sai lệch đường lối tu Tổ Sư Thiền không?

Đáp:  Cũng có thể đi sai, nếu cứ chiếu theo tư tưởng chấp thật là sai.

Hỏi:  Con tu theo Tổ Sư Thiền, mặc dù tâm chẳng thối chuyển, nhưng năm nay con đã 73 tuổi mà chưa biết kiến tánh là gì, tuổi già càng suy yếu dần, nếu chết đi về đâu? Kiếp sau có gặp được Tổ Sư Thiền không?

Đáp:  Bây giờ chớ nói bà đã 73 tuổi mà chưa biết kiến tánh là gì, tất cả mọi người ở đây đều chưa biết. Chính vì không biết kiến tánh là gì nên phải đi đến kiến tánh. Nếu nói 73 tuổi là già sợ trễ thì chưa trễ, Tổ thứ mười của Thiền Tông là Hiếp Tôn Giả, 80 tuổi mới xuất gia, mọi người chê cười ngài quá già xuất gia đâu có lợi ích, ngài nói:

- Nay tôi 80 tuổi, đến 83 tuổi tôi phải kiến tánh. Các  ngươi thanh niên chưa ai bì kịp tôi đâu.
Thật vậy. cho nên, 73 tuổi so với 80, còn trẻ hơn 7 tuổi.
Nếu sợ chết rồi không biết đi về đâu, Phật tánh vốn khắp hư không, đâu có chỗ về? Nếu có chỗ để đi về thì không cùng khắp, chẳng phải Phật tánh. Nay chúng ta chưa kiến tánh, dù hôm nay mới học được một ngày, ngày mai lại chết, thì chánh nhân đã gieo, chánh quả sẽ đến, nhân quả rõ ràng, kiếp sau sẽ có nhân duyên tiếp tục tu đến kiến tánh, không cần lo lắng.

Hỏi:    Vậy thì có thể lo cho con cháu xong mới xuất gia cũng chưa muộn, phải không? Đâu cần xuất gia sớm?

Đáp:   Nói vậy cũng không đúng. Vì đâu phải người nào cũng quyết chí như Hiếp Tôn Giả? Nếu nói đợi đến con cháu gã cưới xong mới xuất gia thì không bao giờ kiến tánh, vì đâu có quyết chí!  Như ngài Nguyệt Khê 22 tuổi ra hoằng pháp, giảng kinh thuyết pháp rất hay, nói  đến “bớt được một phần phiền não thì chứng được một phần pháp thân.” Nếu bớt được mười phần phiền não thì chứng mười phần pháp thân, là thành Phật. Lúc đó có một vị lão tu hành nghe được, đợi ngài giảng kinh xong, nói với ngài rằng:

- Phiền não mà ông nói đó, là từ bên ngoài đến hay từ bên trong ra? Nếu từ bên ngoài đến thì chẳng dính dáng với ông, đâu cần diệt trừ? Nếu từ bên trong ra, như nguồn suối chảy xiết, đến khi nào mới hết? 
Ngài Nguyệt Khê không trả lời được, xin vị lão tu hành chỉ dạy cho. Ông nói:

- Người đã kiến tánh thì giảng kinh chẳng sai, nói gì cũng được, chú giải cũng vậy. Cái mà ông giảng đó là chú giải của người khác. Nay hãy đi đến núi Ngưu Thủ, gặp Thiền sư Thiết Nham, sẽ chỉ dẫn cho ông.

Ngài Nguyệt Khê nghe vậy liền thu dọn hành trang lên đường ngay đêm tối, chẳng đợi đến trời sáng, đâu phải đợi sắp xếp cho con cái gã cưới xong mới tu! Đến núi Ngưu Thủ gặp ngài Thiết Nham, Nguyệt Khê hỏi:

  - Ông ở đây làm gì?

 - Dạo chơi nơi non nước

 - Vậy thì uổng qua thì giờ rồi!
 

Ngài Thiết Nham nói:”Tôi thì uổng qua được, ông thì không . Đợi chừng nào ông đi đến điền địa như tôi mới có thể uổng qua.
- Làm sao có thể đi đến điền địa kia?

Ngài Thiết Nham dạy khán thoại đầu, Nguyệt Khê ngày đêm miệt mài công phu, quên cả sự ăn uống, chỉ còn da bọc xương, thân xác như củi khô, nhưng đến 25 tuổi là kiến tánh.
Năm kia, tôi cùng đoàn hành hương của Thiền Đường nước Mỹ đến Hồng Kông, có chiêm ngưỡng nhục thân của ngài. Cho nên, sự quyết chí phải như thế mới mong kiến tánh.

Hỏi:   Làm thế nào để bỏ được tâm chấp thật?

Đáp:   Ngoài khán thoại đầu và hỏi câu thoại ra, chẳng có cách khác. Khi công phu đến mức sẽ kiến tánh. Đối với vấn đề con người cứ chấp thật vào vọng tưởng, tôi kể câu chuyện về Trang Tử để thí dụ:

Trang Tử nói: Có một con rùa sống ở đáy giếng từ nhỏ đến lớn, từ đáy giếng nhìn lên thấy bầu trời chỉ lớn hơn miệng giếng một chút. Một hôm, một con rùa biển đi ngang giếng, bất chợt bị rơi xuống, hai con rùa gặp nhau, rùa giếng hỏi:

 - Bạn từ đâu đến?

Rùa biển đáp: Tôi từ biển đi vào.

Hỏi: Biển bao lớn vậy?

 - Lớn lắm.

Con rùa giếng liền lội khoản 1/3  diện tích giếng, hỏi: Rộng cở này không?

- Lớn hơn nhiều !

Rùa giếng bơi tiếp khoảng 2/3 mặt giếng, hỏi: Lớn bằng vậy không?

 - Lớn hơn nhiều.

 - Vậy là lớn bằng giếng của tôi sao?

 - Lớn hơn nhiều.

 - Đâu có lý như thế! Biển của bạn có phải ở dưới bầu trời này không?

 - Phải.

 - Vậy là bạn nói dối rồi! Bạn hãy nhìn lên bầu trời kìa, đâu có lớn hơn miệng giếng của tôi bao nhiêu? Vậy mà bạn nói biển lớn hơn cái giếng của tôi, thật vô lý, chỉ có nhỏ hơn mới đúng. Nếu bạn nói cái biển của bạn lớn hơn nhiều, vậy là bao nhiêu, hãy nói ra xem !

 - Tôi chẳng nói được.

 - Đó, phải không? Nói còn không được, vậy cứ nói là lớn hơn! còn tôi thì nói được hết, có thể so sánh bằng 1/3, 2/3, 3/3 hoặc bằng với bầu trời, có sự thật chứng minh rõ ràng. Còn bạn thì nói không ra, vậy ai tin cho nỗi! 

Con rùa biển nói:”Thôi, tôi chịu thua, vì chẳng thể nói cho bạn biết được.”

Cho nên, về vấn đề này, tôi cũng chịu thua, quý vị  có ai chưa chịu thua, xin cứ thay cho rùa biển để trả lời rùa giếng vậy.

Hỏi:  Con có vài điều nghi vấn về Giới luật: Theo Giới luật, tội Ba-la-di là tội tứ khí, bị vứt bỏ ra ngoài Phật pháp. nhưng con còn nghi điều này: Trên danh nghĩa, tội Ba-la-di của Tỳ-kheo là có làm rồi mới phạm, còn về giới Bồ Tát, tội Ba-la-di  khi khởi niệm là đã có tội. Vậy xin thưa Sư phụ, chỗ làm có khác, nhưng chỗ thọ tội báo có đồng hay không? Nếu khác thì danh nghĩa phải khác; nếu đồng thì chắc chúng con không thể lãnh thọ nỗi Giới Bồ Tát?

Đáp:  Ngũ giới của cư sĩ, mười giới của Sa-di, đến 250 giới của tỳ-kheo, 348 giới của tỳ-kheo-ni, tất cả đều là giới Thanh văn, còn giới Bồ tát là giới Đại thừa. Đức Phật chế ra giới Thanh văn để kềm chế cho thân chẳng phạm rồi mới đến tâm chẳng phạm. 

Giới Tiểu thừa gọi là Tác phạm, tức có làm mới phạm; giới Đại thừa gồm hai phần: có phần thì tác là phạm, có phần thì chẳng tác là phạm; (tức cần phải làm, không làm thì phạm), gọi là chỉ trì và tác trì. Ví dụ muốn ăn cắp cái tách này, theo Tiểu thừa thì: tay đã chạm vào cái tách, thấy có người đến bèn rút tay lại, chưa phạm. Nếu cầm cái tách lên rời chỗ cũ rồi mới phạm. Còn giới Bồ tát Đại thừa thì ngay khi khởi tâm muốn ăn cắp là đã phạm rồi, nên gọi là giới tâm địa. 

Tất cả Phật pháp đều nói về tâm, gọi là nhất thiết duy tâm tạo, tâm mình khắp không gian thời gian, nay tôi đề cử một sự thật: Dân số ở nước Mỹ gần 3 tỷ, mỗi công dân đều có một thẻ an sinh xã hội, kể cả tôi, dù tôi chưa phải thuộc quốc tịch Mỹ. Tất cả công dân đều có hồ sơ lý lịch trên máy vi tính, khi bị phạt vi cảnh, lý do bị phạt được ghi nhận vào đó; nếu người bị phạt chưa nộp tiền phạt cũng được ghi nhận vào đó, kể cả những giấy phạt do Tòa án gởi đến bao nhiêu lần, thời gian nào v.v…đều ghi vào hồ sơ. Khi muốn xin việc làm, các công ty đều dựa trên hồ sơ lý lịch để đánh giá, dù chỉ vi phạm một lỗi lầm nhỏ hoặc thiếu nợ mười đồng cũng không được nhận việc làm… Trên đây chỉ là một ví dụ về những máy móc do sức tâm kỳ diệu của con người chế tạo ra, đó chỉ là một phần thật nhỏ của sức tâm mà thôi.

Vì nay chúng ta còn chưa tin tự tâm của mình có đủ thứ năng lực, lại hướng ngoại tìm cầu để cho tấm thân này được sung sướng, lo cho gia đình vợ con v.v… Nhưng sự thật ngài Lai Quả có bài “Cứu tâm,” tôi đã dịch trong cuốn Góp Nhặt Lời Phật Tổ và Thánh Hiền. Nói đến cứu tâm: Thân này làm tội, đến chết rồi cái thân cũng mất, Diêm Vương buộc tội là buộc cái tâm. Thân này làm, mà tâm cứ lo cho thân, cuối cùng khiến tâm bị liên lụy, làm oan cho tâm, nên phải cứu tâm của mình.

Đức Phật chế ra giới luật là để chúng ta tập dần từ 5 giới, 10 giới, đến 250 giới, từ chỗ thân chẳng phạm, dần đến tâm cũng chẳng phạm, gọi là Tam đàn Đại giới: Tiểu thừa, Đại thừa truyền một lượt, thọ giới Sa-di rồi thọ luôn giới Tỳ-kheo, giới Bồ tát.

Ở Trung Quốc, một giới đàn kéo dài năm mươi ba ngày; sau khi thọ giới Sa-di, phải có thời gian tu tập cho quen, rồi mới thọ giới Tỳ-kheo. 250 giới, giảng từng điều một cho thật rõ, chẳng những giảng thật kỹ, về 100 điều oai nghi, về cách ăn uống, từ tư thế cầm chén, đũa, cho đến khi ăn quá đường, muốn uống nước đầy chén hay phân nữa, phải ra dấu như thế nào … Cả mấy trăm người cùng ăn chẳng phát ra một tiếng động; cho đến đi tiêu tiểu, tư thế nằm nghỉ v.v… oai nghi đi đứng nằm ngồi đều dạy kỹ càng. Sở dĩ tỉ mĩ  như thế  là vì tập khí con người rất sâu, phải sửa dần từ giới Tiểu thừa đến giới Đại thừa.

Thời nay chia làm giới tiệm lập và đốn lập: 5 giới, 10 giới, 250 giới, đến 348 giới thuộc giới tiệm, muốn thọ 10 giới phải qua 5 giới, muốn thọ 250 giới phải qua 10 giới, từng bước tiến lên không được vượt bậc. Còn đốn lập là thình lình ; như Bát quan trai và giới Bồ tát, khỏi cần qua các giới. Ví dụ cư sĩ có thể thọ giới Bồ tát, người chưa qui y cũng có thể thọ Bát quan trai. Mặc dù nói chưa qui y, nhưng bất cứ thọ giới gì cũng có qua Tam qui y. Cho nên những giới luật do Phật chế ra rất tỉ mỉ, mặc dù tên gọi đủ thứ sai biệt, nhưng ý vốn chẳng khác, tất cả đều muốn đối trị bệnh của tâm chúng ta. Khi bệnh của tâm hết thì bệnh của thân cũng hết luôn.

Hỏi:    Kính bạch Sư phụ: Như trong giới luật, khi phạm các điều như  Tăng tàn, Xã đọa và Bách chúng học, phải hội đủ 20 vị Tăng để tác pháp Yết ma cử tội, nếu không đủ thì chẳng thể giải tội được. Như vậy, đối với chúng con tập khí còn thô, những điều này luôn luôn tái phạm, đời nay thì không có nhân duyên, không có phương tiện, cũng như  không có Tăng đoàn hòa hợp để giải pháp cử tội, vậy chúng con có thể tâm sám được không?

Đáp:  Có thể được. Cũng như ba cấp trì giới: Nửa tháng Bố-tát là cấp phổ thông, cấp thứ nhì là Thiền giới, cũng gọi Định cộng giới, có thiền định tức là giới. Cấp thứ ba là Lậu tận giới, tức đã chứng quả, tập khí dứt sạch, tự nhiên chẳng phạm, thì không cần giữ giới đã là giới rồi. Người đắc đạo gọi là Đạïo cộng giới, cũng như hành giả tham thiền, nếu giữ được nghi tình không mất thì chẳng có phạm.
Đối với vấn đề sám hối, bởi do tâm tạo thì phải tâm sám, như bài kệ: “Tội tùng tâm khởi tùng tâm sám, tâm nhược diệt thời tội diệc vong, tội vong tâm diệt lưỡng câụ không, thị tắc danh vi chơn sám hối.” Bởi tội do tâm tạo, nay muốn sám phải sám hối cái tâm, tâm đã diệt rồi thì tội cũng không, tâm diệt tội không cả hai đều chẳng còn nữa, ấy mới gọi là chơn sám hối. Do đó, nếu sám hối theo bài kệ này cũng được..

Hỏi:  Trong hành giả tham Thiền, nhiều vị cho rằng tham thiền chẳng cần học giới luật, nhưng con tự xét bản thân, từ khi thọ giới đến nay chưa dự pháp hội nào giảng về luật, đối với danh chủng tánh tướng, khai giá trì phạm của giới luật con chẳng thông suốt. 

Đáp:  Nói khỏi học giới luật là không đúng, Hòa thượng Bác Sơn đã kiến tánh còn đi thọ giới Tỳ-kheo, làm sao nói là “không học giới Luật”được ! Bất cứ pháp môn nào đều phải lấy giới luật làm căn bản, Phật giáo tồn tại nơi thế gian là do giới luật, nếu không có giới luật thì Phật pháp không còn ở thế gian, thì cũng như người đời vậy thôi. Nhưng nếu người quyết tử tham Thiền thì tự nhiên hợp với giới luật, vì tất cả đều ở trong tâm mình. 

Tôi đã từng nói chuyện với các vị về giới luật như Hòa thượng Huệ Hưng, Thượng tọa Kim Cang v.v…bởi do tôi nói thông suốt về giới luật, quí vị cứ tưởng là tôi học về Luật. Thật sự tôi chưa từng nghiên cứu luật, tôi chỉ thực hành theo tham thiền thôi. Nhưng tất cả giới luật đâu phải ở ngoài tâm, nên nói  hễ tâm thông thì thuyết thông, tất cả đều thông, vì tâm sẵn đủ tất cả, đều khắp không gian.

Về tội Ba-la-di bằng như tội tử hình, còn Tăng tàn, tàn có nghĩa là tàn phế, chưa phải chết, thuộc tội thứ nhì, còn giữ được Tỳ-kheo.  Người phạm tội Ba-la-di lẽ ra không được sám hối, nhưng nếu trong nửa giờ đồng hồ lập tức báo cáo Tăng đoàn, thì Tăng đoàn mới có thể chấp thuận. Nếu quá nửa giờ thì không được sám hối. (Sư phụ giảng về tội Ba-la-di, đã giảng ở phần trước, xem trang 70).

Hỏi:    Xin Sư phụ nói rõ bổn phận của giám sát viên thiền đường.

Đáp:  Để tránh sự quấy phá làm mất trật tự an ninh trong thiền đường, người đến dự thiền thất phải đăng ký tên họ địa chỉ, giám sát viên phải kiểm tra xem người nào có hoạt động gì trong thiền đường không? Nếu có hút thuốc, nói chuyện về các vấn đề chính trị, hoặc gây gỗ đánh lộn, làm mất trật tự an ninh, thì phải tiến hành can thiệp liền. Người thừa hành chức sự phải đeo phù hiệu để mọi người biết và tuân thủ, giữ đúng qui củ của Thiền đường.

Hỏi: Cuồng tâm ngưng nghỉ tức Bồ đề, tại sao cổ nhân lại quở hai chữ Bồ đề là thằng chết?

Đáp: Bồ đề nghĩa là giác ngộ, tham thiền là muốn đạt đến giác ngộ, đến chừng giác ngộ rồi là viên mãn Bồ đề qui vô sở đắc, chứ chẳng phải đắc được Bồ đề. Vì tất cả đều của mình sẵn đủ, chẳng phải đắc từ bên ngoài; Bồ đề cũng sẵn, Phật tánh cũng sẵn, đã thành từ lâu, chỉ vì bị vọng niệm che khuất mà thôi. Cho nên tất cả lời nói của chư Tổ chỉ là phương tiện, nếu đuổi theo lời nói là con chó đuổi theo cục xương. Cuồng tâm là vọng tưởng, khi vọng tưởng ngưng nghỉ hết thì thể Bồ đề tự hiện, nên nói “Cuồng tâm ngưng nghỉ tức là Bồ đề.”

Hỏi:    Tại sao Tăng độ Ni chúng lại có lỗi?

Đáp:  Đức Phật đã qui định, đáng lẽ Tăng với Ni không được ở chung một chùa mà phải cách nhau khoảng nửa cây số, nhưng lại không thể cách xa quá, vì mỗi nửa tháng bên Ni phải mời hai vị Tỳ-kheo tăng đến giảng dạy cho Tỳ-kheo-ni. Cho nên xa quá không được, gần quá cũng không được. Mà bổn sư xuống tóc gọi là thân giáo sư, chẳng những trong Phật giáo, ngay cả Nho giáo cũng có câu “Nam nữ thọ thọ bất thân,” nên làm sao có thể thân giáo? Lại nữa, xuống tóc cho một người rồi phải có trách nhiệm dạy cho thông suốt Phật pháp và Giới luật, Tỳ-kheo phải thông suốt hai bộ giới luật Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni, còn Tỳ-kheo-ni phải thông suốt giới luật Tỳ-kheo-ni. Xuất gia rồi phải theo bổn sư học mười năm về tất cả Phật pháp và giới luật, mãn mười năm mới có thể xa rời thầy, đi làm thầy cho người khác, gọi là Hòa Thượng. Ở Việt nam, danh xưng Hòa Thượng là cao nhất, còn ở Trung Quốc, xuất gia trên mười năm gọi là Hòa thượng, trên hai mươi năm gọi là Thượng tọa, lại nữa, Đại đức cũng chẳng phải là thấp, trong Kinh, hàng Bồ tát như Văn Thù Sư Lợi cũng xưng là Đại đức, gọi Phật Thích Ca cũng là Đại đức.

Hỏi:    Thế nào là vô phương sở, vô năng sở, vô đắc thất, vô tướng mạo?

Đáp:   Chữ VÔ trong Phật pháp là vô thật, là bảo chúng ta đừng chấp thật thôi. Tất cả sự hiểu biết của mình đều không phải thật, như trong Kinh Lăng Nghiêm, Đức Phật nói với A Nan:”Như ngươi thấy ta, thấy núi sông đất đai đều là kiến bệnh đã thành từ vô thỉ.” Cho nên, mặc dù thấy nhưng chẳng phải thật, chẳng những bốn thứ kể trên, tất cả đều như thế, luôn cả thân này cũng vậy.

Hỏi:    Tại sao Phật giáo Tiểu thừa không cho nữ giới thọ Tỳ-kheo?

Đáp: Các nước Phật giáo Tiểu thừa như Thái Lan, Campuchia, Tích Lan, Lào không cho nữ giới xuất gia, ngoài ra họ còn chấp rằng người nữ chỉ có thể chứng đến Tam quả A-na-hàm, chứ không chứng đến A-la-hán. Chỉ có bên Đại thừa mới cho nữ giới xuất gia.

Hỏi:    Như thế có trái với ý Phật không?

Đáp:   Ý Phật là muốn tất cả chúng sanh đều thành Phật, nhưng vì căn cơ của Tiểu thừa không tin pháp Đại thừa. Ví như khi Phật sắp thuyết Kinh Pháp Hoa thì trong hội có năm ngàn người bỏ đi không muốn nghe, ấy là vì căn cơ chưa đến mức, nhưng chẳng phải vĩnh viễn, khi nhân duyên chín muồi rồi họ cũng sẽ tiến lên Đại thừa. 

Những người chứng quả A-la-hán thì cho quả Niết bàn đã là cùng tột, Đức Phật nói đó chỉ là nửa đường, là Hóa thành chứ không phải Bảo sở, nhưng họ vẫn chẳng tin.  Phật nói đó là do say rượu Niết bàn, phải đợi khi tỉnh rượu rồi mới có thể rời bỏ A-la-hán.

Trong Kinh Pháp Hoa, Đức Phật nói chính áo mình có hạt châu như ý lại không biết đem ra xài, cứ cho mình là nghèo khổ phải đi ăn xin khắp các nơi, tức đi khắp lục đạo luân hồi. Một thí dụ khác là ví như người cha thì giàu sang, muốn trao toàn bộ gia tài cho con, nhưng đứa con lại chẳng chịu nhận, cứ cho mình là kẻ nghèo khổ, trải qua hai mươi năm làm việc cực khổ mới chịu thừa nhận, đó là dụ cho Tiểu thừa.

Hỏi:   Phạm tội trộm Ba-la-di đối với xã hội hiện tại, pháp luật nhà nước xử  như thế nào?

Đáp:  Thời nay khác với thời xưa; xưa kia trộm cắp 5 chỉ là bị tử hình, thời nay trộm cắp 5 lượng vẫn không bị. Tử hình trong Phật giáo không phải bị xử tử, chỉ đuổi ra khỏi Tăng đoàn, không thừa nhận là tu sĩ nữa. Nếu thông qua sự sám hối, còn được nhận là Sa-di, nhưng thân phận Tỳ-kheo đã hết. Thời nay nếu chiếu theo khoảng tiền nhiều hay ít thì chẳng có tiêu chuẩn nào, nhưng hễ phạm vào tội trộm cắp là tội Ba-la-di.

Hỏi:   Thế nào là cùng đạo tương ưng, cùng tình tương ưng?

Đáp:  Ngài Đức Sơn nói “Tình sanh thì trí cách,” hiện nay trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta đều sống trong tình thức. Kinh Lăng Nghiêm nói: “Tình càng nhiều càng chìm lặng,” nếu chúng ta cứ chấp thật là nghiêng về bên tình, tình cảm nhiều chừng nào càng chìm sâu chừng nấy, ấy gọi là tương ưng với tình. Tương ưng với đạo thì phải bớt tình đi, tình cảm nhẹ bớt được một phần là tương ưng với đạo một phần, hết tình thì hoàn toàn là đạo.

Hỏi:   Khi không có Sư phụ, chúng con biết nương ai để tu?

Đáp:  Trong Kinh Pháp Bảo Đàn, Lục Tổ nói:”Nếu các ngươi chẳng tu chơn thật thì có tôi cũng như không, hễ tu chơn thật thì có hay không chẳng ảnh hưởng.” Sự quyết định ở nơi chính mình, nếu ỷ lại có tôi mới tu 100% thì tôi làm sao có thể ở bên cạnh hoài?  Mỗi người đều có cuộc sống riêng, mỗi người đều đã thành Phật.
Trong Kinh Viên Giác, Phật Thích Ca sợ mọi người không tin, nên đã dùng quặng vàng để thí dụ: Trong quặng, vàng đã thành sẵn, chỉ là lẫn với đất cát tạp chất nên không phát hiện được, nếu luyện bỏ đất cát thì vàng thiệt hiện ra. Phật tánh của chúng ta cũng vậy, đã thành từ vô thỉ, chỉ là lẫn với đủ thứ phiền não tham sân si, khiến chẳng được hiện lên. Nay chúng ta tham thiền, dùng cây chổi tức nghi tình quét sạch tất cả thì Phật tánh hiện lên. Cho nên nói “thành Phật”chỉ là luyện bỏ tạp chất mà thôi. Chỉ  cần chơn tu, có tôi hay không chẳng ăn thua gì, chỉ cần đi đúng đường lối, cuối cùng sẽ thành Phật.

Hỏi:  Ngài Đạt Ma nói “Dù đã tạo tội lớn, khi kiến tánh triệt để cũng được giải thoát,” vậy đối với nhân quả như thế nào?

Đáp:  Kiến tánh là ở trong chiêm bao thức tỉnh, khi thức tỉnh tự nhiên mọi việc trong chiêm bao tự hết, nhưng phải kiến tánh triệt để. Mặc dù hết, Phật Bồ tát vì muốn độ chúng sanh cũng thị hiện nhân quả. Ví như trong Hư Vân Niên Phổ đề cập đến dòng tộc Thích Ca bị vua Lưu Ly giết hết, chỉ còn Đức Phật không bị giết, nhưng lại nhức đầu ba ngày. Phật kể lại nhân duyên khi xưa:

Kiếp trước, dòng Thích Ca là dân làng chài cá, vua Lưu Ly là con cá lớn trong ao, tất cả binh lính của vua là cá con, bị dân làng xả nước bắt hết cá trong ao để ăn,  chỉ có một cậu bé không ăn không bắt, mà chỉ dùng cây gõ ba cái vào đầu con cá lớn, cho nên Đức Phật cũng phải nhức đầu ba ngày để trả quả báo. 

Vì muốn khuyên chúng sanh tin nhân quả nên Phật nói như thế, sự thật thì chẳng bị nhức đầu, ấy chỉ là phương tiện chứ chẳng phải vọng ngữ.

Hỏi:  Có một vị Sa-di chê một vị Tỳ-kheo tiếng tụng kinh như chó sủa, đã sám hối rồi, sao lại phải đọa thân chó năm trăm kiếp?

Đáp:  Tại phỉ báng vị Tỳ-kheo tụng kinh như chó sủa, nên phải đầu thai thành con chó sủa. Vị Tỳ-kheo đó là người có tu hành chứng quả mà vị Sa-di kia không biết. Nay người cư sĩ tại gia mà phỉ báng một tu sĩ phàm phu phá giới, cũng còn có tội nặng hơn phỉ báng một người đời. Lại nữa, nếu người bị phỉ báng hạnh tu cao chừng nào thì tội của người phỉ báng nặng chừng nấy. Cũng như bố thí, trong Kinh Bốn Mươi Hai Chương, Bố thí cho mười người ác không bằng bố thí cho một người thiện, bố thí một trăm người thiện không bằng bố thí cho một người thọ ngũ giới; bố thí một ngàn người thọ ngũ giới không bằng bố thí cho một Sa-di… cứ từng bậc đi lên như thế, tội phỉ báng cũng vậy, từng bậc tăng lên. Vì Tỳ-kheo đó đã chứng quả, nên sau khi Sa-di kia sám hối, ngài nói:”Tội địa ngục thì khỏi, nhưng tội nhân quả phải đầu thai thành con chó.”

Hỏi:  Nhân quả xuất phát từ tâm, nếu vô tâm mà phạm thì vẫn phải chịu nhân quả ư?

Đáp:  Nhất thiết duy tâm tạo, còn tâm còn nhân quả, hễ tâm tạo nhân thì tâm phải chịu quả.

Hỏi:  Như chúng con dù tại gia hay xuất gia, nếu chưa thông suốt giới luật mà phạm thì vẫn bị nhân quả như thế không?

Đáp:  Đã thọ giới nào thì theo giới luật đó mà xử phạm. Như tội nào thuộc Ba-la-di, tội nào thuộc Tăng tàn… nếu hai tội Ba-la-di và Tăng tàn đều không thành lập thì lọt vào cấp thứ ba, gọi là Thâu lan giá, tất cả đều do Đức Phật chế định sẵn.

Nếu như người làm mà không biết thì không tâm để tạo nhân, không nhân thì không quả, chẳng những không có tội phá giới, tội nhân quả cũng không có. Mặc dù không có, nhưng nếu sau đó mình biết được cũng phải chịu tội nhân quả, bất quá tội nhẹ hơn. Ví  như đã vô ý giết chết người khác thì sau này cũng sẽ bị người khác vô ý giết chết. Kinh Pháp Hoa nói:”Như thị nhân như thị quả.”

Hỏi:   Rùa giếng hỏi rùa biển “Ông nói biển lớn hơn giếng, cuối cùng lớn cở nào, lớn bao nhiêu?,”  rùa biển nói không được, vậy nhờ Sư phụ khai thị cho chúng con rõ.

Đáp:   Câu hỏi của con rùa giếng là đúng, mà lý của con rùa biển cũng là đúng; lớn hơn nhiều, nhưng lớn hơn bao nhiêu thì không biết. Hiện nay nhà khoa học có thể dùng kỹ thuật khoa học đo lường diện tích nước của Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, kể cả biển Nam Cực và Bắc Cực. Nếu đo thêm diện tích của giếng để so sánh, cũng có thể nói được, nhưng bầu trời thì đo không được, hư không đo không được, dẫu cho đo được các biển, cũng chỉ hạn chế trên quả đất này thôi, ngoài quả đất ra thì đo không được. 

Trái đất này trong Kinh Phật gọi là Nam Thiệm Bộ Châu, chỉ là một trong bốn bộ châu của một tiểu thế giới. Một ngàn tiểu thế giới họp thành một tiểu thiên thế giới; một ngàn tiểu thiên thế giới bằng một trung thiên thế giới; một ngàn trung thiên thế giới bằng một đại thiên thế giới. Vì có ba lần ngàn nhân với nhau, nên gọi là Tam thiên đại thiên thế giới. Cho nên, cả tam thiên đại thiên thế giới có bao nhiêu biển, đâu thể đo đạc !  Đó chỉ là đối với Cõi Ta Bà, ngoài ra còn có vô lượng vô biên cõi, chẳng thể kể xiết.

Hỏi:   Cách đây ít lâu, nhân đọc Kinh Kim Cang con được ít giải ngộ. Con thầm nhận rằng ngoài thân tâm này có một cảnh giới khác rộng lớn, là ý nghĩa cùng tột của Bát Nhã. Nhưng đi tham vấn các nơi, chẳng được sự giải đáp nào vừa ý; sau khi gặp được Sư phụ khai thị, con nhận được điều tin nơi tự tâm. Mấy hôm nay cũng bao nhiêu vị đến hỏi những thắc mắc về làm sao kiên cố lòng tự tin. Vậy kính xin Sư phụ có thể dùng những thí dụ tương đối để diễn tả phần nào về tuyệt đối, để đại chúng vững chắc về lòng tin tự tâm không?

Đáp:   Tương đối làm sao diễn tả được tuyệt đối? Đối với hành giả tham thiền, chư Tổ xưa nay chỉ nói   “Tu hành chẳng bí quyết, chỉ cần sanh tử thiết.” Chúng ta cũng đã tin mình có Phật tánh rồi, cũng tin Phật tánh sẵn đủ chẳng thể giảm bớt gián đoạn, tại sao lại không thể phát huy ra cái sẵn đủ của mình? Tại sao lại phải sanh tử?  Chính những cái không hiểu đó làm tăng thêm nghi tình. 
Còn về lòng tin tự tâm, nhà khoa học phát minh máy vi tính, tại sao cái máy lại làm việc hơn con người? Chính vì con người  bị sự suy nghĩ chướng ngại, tất cả đều muốn giành cho mình trước, còn cái máy thì không có sự suy nghĩ. Nếu có thể phát huy hết sức dụng, có thể họcï theo cái máy thì chẳng chướng ngại. Nay chúng ta tham thiền, lấy cái không biết để tu, ấy là học theo cái máy, chẳng cho suy nghĩ tìm hiểu, quét sạch tất cả thì tự nhiên năng lực phát huy được.

Hỏi:   Làm sao tránh sát sanh trong lúc trồng trọt  hoa màu?

Đáp:   Thiền tông ngài Bá Trượng cũng có nông thiền, cũng phải cuốc đất canh tác. Theo trong kinh nói:”Người chứng sơ quả sẽ không phạm vào côn trùng sâu bọ, họ tự nhiên tránh khỏi bốn tấc, còn người chưa chứng thì sự sát sanh là không thể tránh khỏi. Cho nên trong giới Bồ Tát, người muốn canh tác phải chọn đất trong sạch, tức chẳng có kiến, sâu bọ mới có thể trồng trọt. Nhưng trên thật tế có nhiều sinh vật rất vi tế, ví như trong cơ thể con người đã có biết bao sinh vật tồn tại, khi chúng ta bệnh, đi chữa bệnh để tiêu diệt vi trùng bệnh, đâu thể khuyên người ta không đi điều trị? 
Dù nhân quả rất vi tế, nhưng đó chỉ là nhân quả trong chiêm bao, muốn giải quyết triệt để, phải thức tỉnh mới rời khỏi chiêm bao, chẳng lọt vào nhân quả chiêm bao. Nếu không thì chính trong thân này đã có biết bao nhiêu chúng sanh trong đó, mỗi ngày chẳng biết bao nhiêu tế bào chết rồi lại sanh.

Hỏi:   Thời gần đây có những trước tác và kinh điển mượn danh nghĩa của Phật giáo để lưu hành, ví như cuốn Đại Thừa Khởi Tín Luận; theo nguyên lý cuốn sách này nói:”Ngay nơi bản thể của Tự tánh, do một niệm bất giác sanh khởi vô minh mới tạo tác việc sanh tử, muốn chấm dứt sự sanh tử này phải thu hồi vọng niệm, mới có thể phục hồi lại bản thể Chơn như.” Vậy xin hỏi lý thuyết này so với  Phật giáo như thế nào?

Đáp:  Chính ngài Nguyệt Khê nói đây là tác phẩm của ngoại đạo, ngài chỉ căn cứ bốn chữ “Chơn như duyên khởi”: Chơn như là bản thể của Phật tánh, trong Kinh Lăng Nghiêm và Hoa Nghiêm nói “Vốn  chẳng lay động biến đổi.” Nếu Chơn như có duyên khởi, có sanh khởi thì phải  biến đổi sanh diệt, ấy là luân hồi. Nếu Phật tánh còn sanh diệt luân hồi thì thành Phật đâu có lợi ích? Nên ngài nói là tác phẩm của ngoại đạo chứ chẳng phải của ngài Mã Minh. Vì Mã Minh là Tổ thứ mười hai của Thiền tông, chẳng thể có những lời nói như vậy.
Như trong Kinh Lăng Già  là để phá chấp của ngoại đạo, họ cũng có những lý luận dùng danh từ và giải thích giống như lời Phật, những người không hiểu sẽ rất khó phân biệt, nên trong kinh Bồ tát Đại Huệ đại diện cho đương cơ hỏi Phật:

- Lời của Đức Phật và lời của ngoại đạo vốn chẳng khác, làm sao phân biệt?

Trong Kinh Lăng Già, Đức Phật giải thích rất kỹ càng, trong lời dịch giả tôi cũng có nói “Giống thì rất giống, phải thì chẳng phải.” Tại sao? Vì ngoại đạo có sở trụ, Phật thì vô sở trụ. Ngoại đạo vì có sở trụ, trong thế lưu bố tưởng sanh ra trước tưởng, nên thành điên đảo tưởng. Còn Phật cũng nói như thế nhưng vô sở trụ, tức chỉ có thế lưu bố tưởng, chẳng có trước tưởng, nên không điên đảo như ngoại đạo vậy.
Sự thật rất khó phân biệt, trong Kinh Lăng Nghiêm nói đến 50 thứ ma ngũ ấm, thời Phật hồi xưa ngoại đạo đã đầy dẫy, thời ấy có 96 thứ ngoại đạo, còn thời nay thì vô số kể, ai cũng lấy ý mình mà gắng bảng hiệu của Phật, hành theo pháp ngoại đạo, chẳng cách nào ngăn chặn được. Cũng như con rùa biển và con rùa giếng, mặc dù rùa biển thật biết biển lớn hơn giếng, nhưng cũng không có cách để nói cho rùa giếng biết, chỉ có thể nói là chịu thua thôi.

Hỏi:  Xin Sư phụ giảng rõ về ngũ nhãn trong Kinh Kim Cang.

Đáp:  Có bài kệ rằng: 

Thiên nhãn thông phi ngại, 
Nhục nhãn ngại phi thông
Pháp nhãn duy quán tục, 
Huệ nhãn liễu tri không, 
Phật nhãn như thiên nhựt, 
Chiếu dị thể hoàn đồng

Phật nhãn như ngàn cái mặt trời, mặc dù sở chiếu đến vũ trụ vạn vật  muôn ngàn sai biệt, nhưng bản thể ánh sáng mặt trời thì chẳng khác. Chỉ có Phật mới đủ ngũ nhãn, phàm phu chỉ có nhục nhãn, ngoại đạo có tu hành cũng có được thiên nhãn, còn pháp nhãn và huệ nhãn thì người tu chánh pháp mới có, người chấp ngã thì không được. Khi chứng tới cùng tột mới có Phật nhãn.

Hỏi:   Trong Kinh Bát Nhã nói “Không tu không chứng không đắc,” Sư phụ cũng nói như vậy, thế thì Sư phụ và chúng con ở đây làm gì?

Đáp:   Ở đây tham thiền. Bây giờ là còn tu, đến chừng kiến tánh rồi mới biết là chẳng phải tu chứng, cũng chẳng chứng đắc. Trong Kinh Kim Cang, Phật nói “Nếu nói ta có chứng đắc Vô thượng Bồ đề, thì Phật Nhiên Đăng đã không thọ ký ta thành Phật, hiệu Thích Ca Mâu Ni. Vì ta chẳng chứng đắc Vô thượng Bồ đề, nên Phật Nhiên Đăng thọ ký cho ta thành Phật, hiệu Thích Ca Mâu Ni.” Theo như sư hỏi, đã không chứng đắc thì thọ ký cái gì, phải không? Sư hãy hỏi thử Phật Nhiên Đăng vậy.

Hỏi:   Thế thì chưa chứng đắc vẫn phải tu, phải không?

Đáp:   Nếu không dùng danh từ “Tu”thì dùng danh từ gì để nói? Nhưng Phật thì chẳng phải do tu mới thành, đã thành sẵn như trên tôi đã nói.

Hỏi:   Vì chúng con chưa tin tự tâm, nên còn thắc mắc còn hỏi; Sư phụ thường dạy trong Tự tánh sẵn đủ tất cả, không cần phải học, nhưng khi Sư phụ giảng pháp thường dẫn chứng kinh này kinh kia, vậy xin hỏi đó là tự tánh của Sư phụ biết hay phải đọc qua kinh điển?

Đáp:  Nói “biết”là biết của bộ não, cái biết của bộ não chưa phải là biết. Bây giờ tham thiền là muốn dẹp cái biết của bộ não, chứ không phải muốn cho bộ não biết thêm.  Tổ Sư Thiền này do Phật Thích Ca thân truyền, chỉ chú trọng chữ NGHI, nghi là không hiểu không biết, chẳng có nghi thì chẳng phải tham thiền. (Sư phụ giảng về cách tu Tổ Sư Thiền, lược qua). 
Sở dĩ dẫn chứng các kinh, chẳng phải có ý để biết thêm giáo lý cao siêu, nhưng vì có người chưa tin, nên chỉ để tăng cường lòng tin tự tâm mà thôi.

Hỏi:   Phật tử đã thọ giới Bồ tát, khi phạm giới phải sám hối với ai? Bằng cách nào cho hết tội? Giới Bồ tát còn hay mất?

Đáp:  Sám hối thì giới còn, không bị mất, và sám hối với người đã thọ giới Bồ tát. Nếu thọ giới Bồ tát tại gia thì sám hối với người Bồ tát tại gia cũng được, với người thọ giới Bồ tát xuất gia cũng được. Nếu đã thọ ngũ giới thì sám hối với người đã thọ ngũ giới. Cách sám hối rất dễ, chỉ nói với người ấy rằng: “Tôi vô ý phạm phải giới này, xin ông chứng minh, về sau tôi không phạm nữa.”

Hỏi:  Ví như khởi tâm muốn trộm cắp một món đồ gì thì sám hối được, nhưng nếu phạm giới Ba-la-di thì sao?

Đáp:  Cũng sám hối được, giới Bồ tát hoàn toàn sám hối được.

Hỏi:  Công năng của thần chú Lăng Nghiêm như thế nào? Tại sao có người trì chú vẫn bị ma quấy phá?

Đáp: Tất cả duy tâm tạo, trì chú có công hiệu hay không là do tâm chứ chẳng phải do chú: Người có tâm lực mạnh thì trì chú có công hiệu, dẫu cho không trì chú vẫn có công hiệu; còn người tâm lực yếu thì có trì chú cũng chẳng công hiệu. Người giữ giới trong sạch, tâm luôn thanh tịnh thì trì chú có công hiệu.

Hỏi:  Trong cuốn Noi Gương Niệm Phật nói:”Niệm một câu A Di Đà Phật diệt được tám mươi bốn ngàn tội sanh tử, được tám mươi bốn ngàn công đức vi diệu.” Trong công quả hằng ngày, lúc quét nhà lau nhà lỡ giết hại con kiến côn trùng thì câu Phật hiệu có diệt được tội đó  không?

Đáp:  Nếu nói niệm Phật diệt được tội thì không có nhân quả, ví như tạo ác nhân mà niệm Phật có thể tiêu tội thì đâu sợ tạo nghiệp ! Ai cũng biết niệm Phật, kể cả con nít biết nói, chỉ cần dạy cho nó niệm Phật cũng được vậy ! Chúng ta không thể y văn giải nghĩa, làm oan cho tam thế Phật. Hễ người phạm giới mà sám hối cũng chỉ diệt được tội phá giới, vẫn phải chịu tội nhân quả, chứ chẳng thể sám hối tội nhân quả. Nếu vô ý giết hại con vật thì sau này sẽ bị vô ý giết lại.

Hỏi:  Chúng con còn chấp rằng phải lên chánh điện tọa hương đi hương mới có tâm tham thoại đầu, nếu làm việc nhiều quá thì tham không được, vậy phải làm sao?

Đáp:  Chư Tổ nói “Phải thống thiết vì sanh tử,” nếu phát khởi nghi tình không được, phải tạm ngưng tham thiền mà suy nghĩ đến việc sanh tử của mình:
Nay dù còn sống, nhưng có thể tối nay chết, có thể một lát ra đường bị xe đụng chết, có thể ngày mai chết…Bây giờ không nghĩ đến chết, cứ cho là còn sống đi; năm nay còn sống, sang năm thì thế nào? Dẫu cho sang năm còn sống, như tôi năm nay 71 tuổi, còn ngồi đây giải đáp thắc mắc cho quí vị, đến 81 tuổi tôi ở đâu? Đến 91 tuổi  thì ra sao? 101 tuổi ở đâu? Thời gian có thể tiếp tục mãi, còn sự sống đâu thể tiếp tục mãi ! Cũng phải có ngày phải chết. 

Nay không lo giải quyết việc sanh tử, cứ lo việc ở ngoài: Lo thân, lo tiền lo của, lo gia đình con cháu… những thứ này vốn chẳng dính dáng đến mình, mà chẳng biết sau khi chết sẽ ra sao, hay sẽ đầu thai thành con chó, con heo? Cho nên nói sanh tử là việc lớn, phải giải quyết vấn đề sanh tử  trước khi chết.

Hỏi:  Ngài Lai Quả bảo buông bỏ kiến văn giác tri, thân tâm thế giới, tâm ý, ý thức để tiến đến đầu sào trăm thước. Còn ngài Nguyệt Khê lại bảo phải nương tựa lục căn, phá tan hầm sâu đen tối, vậy lời của hai vị ai đúng?

Đáp:  Hai vị dù nói khác nhưng ý chẳng khác. Nếu theo ngài Nguyệt Khê thì mọi thứ tự động buông bỏ, ngài Lai Quả cũng vậy. Ngài thí  dụ: Bốn phía áp nhau, trước có súng, sau có dao, hai bên là lửa, tới lui đều chẳng được, làm sao ra khỏi? Phải nhờ nghi tình. Lúc nghi tình nổi lên, đâu biết đến bốn phía như thế nào, cứ vậy mà đi là ra khỏi.  Nói buông bỏ hay không buông bỏ chỉ là lời nói phương tiện mà thôi, hễ có nghi tình thì tự động buông bỏ, nếu không có nghi tình thì muốn buông bỏ cũng chẳng được.

Hỏi: Nghi tình phát khởi, ngày đêm ngủ không được, vậy có cần buông bỏ không?

Đáp:   Nếu ngày đêm có nghi tình làm cho không ngủ được là tốt, chẳng ảnh hưởng đến sức khỏe.
 

c

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

慧 佛學 Ngôi 南无阿弥陀佛 佛号 藏版 Phần 1 èˆ æ æ ƒ tien thu Do the van Co xuan ä½ å æ Žç ˆ åŽ ä tin túm niem Gio ngu nghi ve dieu giac ngo thu nhat trong kinh bat dai 教师节的对联 สโตร ส รา Uống trà giúp giảm cân Danh hiệu Avalokiteśvara trong Tịnh Độ Thầy 礼佛大忏悔文 华藏宗门 เพรงดนต ฟ tÃÆ 激安仏壇店 ý nghĩa lễ hằng thuận chí ï¾ ï¼ 一念心性 是 僧人心態 tho cung cha me hay ong ba qua vang nhieu noi co Buffet Cỏ Nội mùa chay quốc hoa ماتش مصر والراس الاخضر يلا ÍÛ Chí cça cam nhan ve dieu giac ngo thu nhat trong kinh bat å æžœå žå¾ 盂蘭盆会応慶寺 4 tot Ã Æ pháp khí tu tập trong phật giáo Tổ 描写家乡的桥的句子