Hỏi:
Khi Đức Phật sắp nhập diệt, Đức A Nan lên tuyên bố rằng:
“Đối với lời dạy của Đức Phật, chúng con không còn
nghi ngờ gì nữa .” Nhưng chuyện hiểu là một vấn đề,
còn tu là một vấn đề; chúng con tâm chí khiếp nhược, đối
với việc sanh tử không có phát tâm chơn chánh, đối với
lòng tin của Phật tánh không có tánh quyết định, vậy thế
nào là chỗ ách yếu của tin tự tâm? Kính xin Sư phụ từ
bi khai thị, để chúng con được lòng tin quyết định và
nỗ lực tu hành.
Đáp:
Pháp môn Tổ Sư Thiền do Đức Phật thân truyền, còn các
kinh điển khác chẳng phải do Phật thân truyền mà chỉ là
nói thôi. Trong kinh điển Đại thừa nói có ba thứ thiền
quán: Sa ma tha, Tam ma bát đề và Thiền Na.
Sa
ma tha dịch là cực tịnh, trong Kinh Viên Giác thí dụ như âm
thanh ẩn trong chuông trống, mặc dù ẩn trong chuông trống,
nhưng hễ đánh lên là có âm thanh phát ra; khi phát ra sự dụng
vượt ra ngoài chuông trống, không bị cái chuông cái trống
hạn chế. Cũng như tâm của mình, tánh Không khắp hư không,
thời gian, vốn chẳng nghĩa lý gì, chẳng nhúc nhích lay động,
tức là cực tịnh. Quán cái cực tịnh đó gọi là tu pháp
Sa ma tha.
Tam
ma bát đề gọi tắt là Tam ma đề, có nghĩa là tùy duyên
bất biến, như lúa mạ huyển hóa mà dần dần tăng trưởng,
cũng như cha mẹ sanh ra chúng ta, từ đứa bé dần chuyển thành
người lớn.
Thiền
na dịch là tịnh lự: Tịnh là yên tịnh, lự là tư lự. Theo
lẽ thường hễ tịnh là không thể lự, hễ lự là không
thể tịnh, nhưng Thiền na thì tịnh lự đồng thời.
Nếu
thí dụ theo Tông Thiên Thai thì Sa ma tha bằng như quán Không,
Tam ma đề bằng như quán Giả, Thiền na bằng như quán
Trung. Ấy là cách thiền mà Đức Phật nói trong kinh điển,
gọi là Như Lai Thiền. Như Lai Thiền là pháp thiền theo kinh
điển, có nghĩa lý thí dụ, phải vừa học vừa tu, còn Tổ
Sư Thiền là giáo ngoại biệt truyền, chẳng nghĩa lý
thí dụ, chỉ cần thực hành thôi, tức chỉ chú trọng chữ
NGHi, giữ nghi tình mãi.
Muốn
phát khởi nghi tình phải hỏi câu thoại, hễ không biết thì
cái không biết đó đụng với tánh ham biết tự thành nghi
tình, nghi tình tức không biết, nhìn vào chỗ không biết.
Mà nói đến “chỗ”thì không biết làm sao có chỗ? Đó
chỉ là phương tiện để diễn đạt mà thôi. Nói tóm lại,
tất cả pháp tu của các loại thiền khác là có lý luận
và thực hành, còn Tổ Sư Thiền thì không có phần lý luận,
chỉ có thực hành, chỉ cần phát khởi nghi tình và giữ nghi
tình, rất đơn giản. Cho nên tôi thường nói đứa trẻ 6
- 7 tuổi cũng tham thiền được, bà già 80 – 90 tuổi cũng
tham thiền được, nhưng sự thật chứng tỏ là em bé 3 tuổi
cũng tham thiền được.:
Năm
1991, tôi được mời đi thuyết pháp tại Canada, cùng đi có
mười mấy vị Phật tử, trong đó có cô Nguyệt Anh và đứa
con 3 tuổi. Cô Anh đã theo tôi tham thiền và thường ngày có
dạy con tham thiền, tôi chỉ cho là đứa bé niệm câu thoại,
vì tôi thường nói đứa bé 6 – 7 tuổi mới biết tham thiền.
Khi
đến thành phố Toronto, đi tham quan một quán khoa học,
trong đó đang triển lãm một máy điện toán kiểm tra sự
hoạt động của bộ não con người. Máy đó chia thành ba mươi
mấy cấp: khi bộ não của mình hoạt động nhiều thì đèn
hiện ở mức trên, bớt suy nghĩ thì đèn hạ xuống bớt.
Lúc tôi ngồi vào bàn, để tay lên máy, đề câu thoại đầu
lên thì ngọn đèn từ trên cao tuột xuống mức thấp nhất
và tắt luôn. Tôi muốn thử đứa bé 3 tuổi, xem bé có tham
thiền không, bèn ẫm bé ngồi trên đùi, đè tay bé lên máy
và bảo nó:”Tham thiền đi!,” ngọn đèn cũng từ trên tuột
xuống và vụt tắt đi.
Lúc
đó những người Canada ở xung quanh cảm thấy rất ngạc nhiên,
sao cả đoàn ai cũng có thể khiến máy đèn vụt tắt mà họ
làm không được?
Tôi
bảo họ “đừng suy nghĩ mới xuống được.”
Họ
nói: “Tôi không suy nghĩ nhưng nó có chịu xuống đâu !”
Vì
họ đâu thể khống chế bộ não ! Những người tham thiền
do dùng sự không biết để tu, kể cả đứa bé 3 tuổi chỉ
mới tập tu mấy tháng, chứng tỏ cái pháp không biết này
ai cũng tu được. Lại có cô Hằng Thiền mà tôi thường kể
cũng đi cùng đoàn, công phu của cô nhiều người không thể
so bằng, mặc dù khi cô để tay lên máy đèn cũng từ trên
cao tuột xuống và tắt đi, nhưng không nhanh bằng đứa bé
đó.
Cho
nên, chỉ cần giữ được cái không biết là tham thiền được,
chỉ cần tin tự tâm mình đầy đủ tất cả thần thông trí
huệ, chẳng kém hơn Phật chút nào. Nay ở Trung Quốc nhiều
người cũng thể hiện được sức dụng của tâm,như ông
Trương Bửu Thắng, Nghiêm Tân, Địch Ngọc Minh v.v…
Mục
đích của chúng ta không phải chỉ thể hiện những thứ
đó, hiện được mấy thứ đó hễ chấp vào thì trở ngại
cho sự kiến tánh, vì tất cả đều ở trong tâm mình sẵn
có, khi kiến tánh đều được hiện ra. Nên Thiền tông chư
Tổ có thần thông cũng không cho ai biết, khi phải hiện ra
thần thông thì sau đó liền thị tịch, vì sợ người ta mê
thần thông quên chánh pháp. Chỉ có chánh pháp mới đưa người
đạt đến tự do tự tại, đó mới là thiết yếu. Chỉ e
rằng chúng ta không đạt đến kiến tánh thành Phật, đã
thành Phật rồi lo gì không có thần thông!
Hỏi:
Con từ trước đến giờ sống trong đường đời vì chén
cơm mảnh áo, nên cũng chẳng biết tu là cái gì, chỉ biết
làm phước làm lành, và con cho những cái đó là tu?
Đáp:
Nói làm phước làm lành, cho là đối với con người làm phước
làm lành đi, nhưng đối với tất cả chúng sanh thì ăn thịt
chúng, giết mạng chúng, làm sao gọi là làm phước làm lành
được? Tất cả Phật pháp đều bình đẳng, và đó thuộc
về nhân quả. Còn nói đền sự tu, trong cuộc sống hằng
ngày, ăn cơm mặc áo đều là tu cả.
Hỏi:
Con nghe Sư phụ nói “ai ăn nấy no,” bấy lâu nay con đi chùa,
cúng dường lạy Phật, ý muốn bòn phước đức cho con cháu,
nhưng Sư phụ lại nói là ai làm nấy chịu, con bòn phước
đức mà con cháu không được hưởng, vậy để lại cho ai?
Chẳng lẽ con phải mang theo sao? Mỗi lần con lạy Phật đều
cầu an cho bá tánh, vậy là không được ư?
Đáp:
Cô muốn để cho ai? Sự tu là tu cho chính mình, hễ có cầu
là không được. Tự mình cầu còn không được, làm sao cầu
cho bá tánh? (Sư phụ dẫn dụ về nghiệp chướng và con đường
gai gốc cứt sình, lược qua)
Hỏi:
Sư phụ nói là chưa kiến tánh, nếu chưa kiến tánh thì làm
sao ra hướng dẫn tu Tổ Sư Thiền?
Đáp:
Đáng lẽ tôi không ra dạy Tổ Sư Thiền, nhưng vào ngày
Mùng một tháng 4 năm 1977, khi tôi đi thọ cúng dường tại
Tịnh xá Giác Huê Quận 5, thì ở chùa Từ Ân, lúc cúng Ngọ
thầy Bổn sư của tôi tuyên bố với Phật tử là ngày mùng
2 sẽ có thầy Duy Lực ra dạy Tổ Sư Thiền, ai muốn học
thì mời đến. Khi tôi về chùa cũng chưa hay biết gì, đến
sáng Mùng 2 Hòa Thượng mới báo cho tôi rằng Phật tử đã
đến, mời tôi ra dạy.
Theo
bản ý của tôi là phải đợi kiến tánh xong mới ra hoằng
pháp. Hồi xưa tôi tự mình ở trong phòng tọa hương đi hương,
giường nằm, bàn ghế đều dời cách xa tường để tôi tiện
việc kinh hành. Quý vị cũng biết, ở trong chùa vị nào có
ra làm Phật sự, tụng kinh mới có lợi dưỡng, vì tôi không
có tụng kinh, nên mọi người nói là họ đi làm cho tôi
ăn, nên có một thời gian khoảng nửa năm tôi tự đi bình
bát khất thực…
Lúc
đó nếu tôi không ra dạy thì e làm mất mặt của thầy Bổn
sư, hễ ra dạy lại nghịch với chí hướng của tôi. Cuối
cùng tôi nghĩ: Ngài Lai Quả và Hư Vân, hai vị đã kiến tánh
mà thầy của hai vị cũng chưa kiến tánh. Theo tôi biết,
nếu đi đúng đường lối thực hành thì sẽ kiến tánh. Nay
tôi đã nắm được đường lối thực hành, nên nghe lời
thầy tôi miễn cưỡng ra hoằng dương Tổ Sư Thiền.
Sau một tuần giảng dạy, tôi hỏi qua những người đến
nghe có ai thích tu Tổ Sư Thiền không? Trong ba mươi mấy người
đến nghe về Tổ Sư Thiền, chỉ có một người mà thôi !
Dù chỉ có một người tôi vẫn tiếp tục dạy, dần dần
số người đông dần, từ mấy trăm cho đến mấy ngàn …đã
ra hoằng pháp thì không thể dừng lại được, cho đến ngày
hôm nay.
Theo
tôi thì dù thầy của ngài Lai Quả chưa kiến tánh, nhưng ngài
vẫn được kiến tánh; thầy của ngài Hư Vân chưa kiến tánh,
nhưng ngài Hư Vân vẫn được kiến tánh, dù rằng tôi là
thầy, tôi chưa kiến tánh, nhưng nếu quí vị kiến tánh trước
cũng được vậy !
Hỏi:
Theo thường lệ là thầy ấn chứng cho đệ tử, nếu như
thầy chưa ngộ mà đệ tử lại ngộ thì có nghịch với tông
chỉ của Thiền tông không?
Đáp:
Lịch sử Thiền tông có ghi về Thiền sư Thần Tán: Thầy
của ngài chưa kiến tánh, ngài xin ra ngoài tham học, gặp Thiền
sư Bá Trượng rồi kiến tánh quay trở về, vẫn làm đệ
tử để chăm sóc thầy. Nhà cửa hồi xưa cửa sổ không có
song, chỉ dán một lớp giấy ở ngoài, ban ngày ánh sáng chiếu
qua cửa sổ, con ruồi ở trong phòng thấy sáng bèn muốn bay
qua cửa sổ, nhưng vì có dán giấy nên cứ dùi vào mãi mà
không ra được.
Thiền
sư Thần Tán thưa với thầy: Cửa đã mở mà không chịu ra,
cứ dùi mãi vào giấy làm chi !
Thầy
của ngài cũng biết đệ tử của mình đang ám chỉ thầy
cứ xem kinh mãi không thể ngộ, nên nói:
-
Mấy năm nay con đi ra ngoài có đắc được gì không?
Lúc
đầu ngài không chịu nói ra, Thầy bảo:
-
Ta thấy ngươi có những lời nói khác thường, hãy nói thật
với thầy.
Ngài
mới nói là đã gặp được ngài Bá Trượng. Thầy nói:
-
Sao không chịu nói sớm !
Bèn
mời đệ tử lên tòa, mời đệ tử thuyết pháp, thầy trở
thành đệ tử, sau đó cũng được kiến tánh. Do đó, đệ
tử làm thầy, thầy làm đệ tử cũng được vậy.
Hỏi:
Con có đi đến một Thiền đường kia để tham dự, thấy
vị sư dẫn chúng tu như sau:Trong giờ tham đều mặc áo tràng,
Sư hỏi chỉ định “Niệm Phật là ai? Sắc tức thị không,
không tức thị sắc,” đi hương thật chậm, hai tay để trước
ngực, chúng đi trước, sư đi sau, trong Thiền đường có giờ
học về Giáo môn. Vậy có tu đúng pháp môn không? Kính xin
Sư phụ khai thị.
Đáp:
Những gì bà nói là không phải Tổ Sư Thiền, Tổ Sư Thiền
chỉ có khán thoại đầu và tham thoại đầu, là dùng cái
không biết để tu, và không có nghi thức gì cả.
Hỏi:
Khi con nhìn vào chỗ đen tối thì lại có cái tâm biết, vậy
cách khán như thế nào mới đúng?
Đáp:
Tôi chẳng bảo nhất định phải nhìn chỗ đen tối, nói “cái
đen tối”là bất đắc dĩ, do không biết nhìn chỗ nào, vì
nó chẳâng có chỗ, chỗ không biết là chỗ chưa có ý niệm
nổi lên. Hễ có ý niệm rồi mới có cái biết, ý niệm là
năng biết, có năng biết phải có sở biết. Bây giờ không
biết thì không có sở, không có năng biết sở biết là không
có ý niệm. nhưng vì mọi người không hiểu, không có chỗ
để nhìn, nên tôi mới phương tiện nói “Nhắm mắt nhìn
chỗ đen tối.” Chỉ là tạm thời nhìn chỗ đen tối, khi
nào nhìn được rồi thì không cần nhìn chỗ đen tối nữa.
Hỏi:
Có phải cái tâm không biết đó ở ngay chỗ nhìn, chứ chẳng
phải là mình nhìn vào chỗ không biết?
Đáp:
Không phải vậy. Tâm biết và tâm không biết đều là một
tâm, nhưng tâm này chẳng hình thể số lượng, dùng cái biết
của bộ não tiếp xúc chẳng được, kiến văn giác tri cũng
tiếp xúc nó không được, thế thì làm sao diễn tả? Chỉ
có thể tạm thời nói là “không biết”thôi.