Hỏi:
Chúng con là Tăng sinh ở Cần Thơ, muốn xin Hòa Thượng giải
giùm, cái này là cái gì?
Đáp:
Hãy tự hỏi chính mình, chẳng những cái này không biết,
tất cả đều không biết, nay chớ hỏi việc ở ngoài thân,
ngay sợi tóc của ông, tế bào của ông còn chẳng tự biết,
tức những gì trong cơ thể cũng chẳng tự biết, nói chi ở
ngoài?
Hỏi:
Tại sao không biết?
Đáp:
Vì muốn có sở hữu, muốn có cái biết, cho cái biết cũng
là sở hữu của mình. Tại có tư tưởng chấp thật, cho nên,
cái biết sai lầm cũng muốn biết. Ông là Tăng sinh, nay
ông học biết được cái gì? Hãy nói ra thử?
Hỏi:
……….con không biết.
Đáp:
Tự mình học mà không biết, còn muốn hỏi cái gì? Bên Thiền
tông, nghi tình là dùng để tự hỏi, nếu hỏi Phật Thích
Ca, dù Phật nói được, đối với tự mình có ích lợi gì?
Huống là nói không được ! Đức Phật rất sợ những người
cứ đuổi theo lời nói để chấp thật như ông, nên trong
Kinh Kim Cang, Phật nói:”Ai nói ta có thuyết pháp là phỉ báng
Phật,” “Vô pháp khả thuyết mới là thuyết pháp.”
Ông
là Tăng sinh, những cái bổn phận của ông mà chẳng chịu
học, chẳng lẽ rồi cũng trả lời thầy giáo rằng “tôi
không biết, không biết là học cái gì?”
Hỏi:
Vùng con ở rất xa, chỗ đó chẳng có bậc thầy dẫn dắt
tu hành, nên một số cư sĩ thỉnh kinh sách về tự học tự
tu, cũng có một số Phật tử đã thọ giới Bồ tát nhưng
về nhà không giữ được giới, không trì giới, vậy có phạm
giới không?
Đáp:
Thọ giới rồi không giữ giới là phạm giới, nếu không
hành trì, không giữ được thì xả giới. Trong Phật pháp
có thể xả giới, ví như thọ Bát quan trai, dù có một ngày
một đêm, nhưng cũng xả được.
Hỏi:
Vậy xả như thế nào?
Đáp:
Thọ giới khó, xả giới thì dễ, chỉ là nói với một người
nghe biết tiếng mình nói là được. Nói với người ấy rằng:”Tôi
đã lỡ thọ giới Bồ tát nhưng nay không giữ được, nên
xả hết những giới mà tôi đã thọ.”ấy là được.
Hỏi:
Có phải nói với người Tu sĩ hay người thường?
Đáp:
Chỉ là cư sĩ với cư sĩ cũng được. Tức là người thọ
ngũ giới nói với cư sĩ đã thọ ngũ giới, người thọ Bồ
tát giới thì nói với người đã thọ Bồ tát giới, cư sĩ
cũng được, khỏi cần thầy. Còn khi truyền giới thì phải
do thầy truyền mới được, sám hối cũng vậy, chẳng thể
sám hối trước bàn thờ Phật vì không ai chứng minh cho.
Hỏi:
Xin Sư phụ nói về sự truyền thừa của Tổ sư thiền như
thế nào?
Đáp:
Ngài Lục Tổ là Tổ thứ sáu ở Trung Quốc, nếu tính từ
Sơ tổ Ca Diếp thì ngài là Tổ thứ ba mươi ba. Mỗi đời
chẳng phải chỉ có một người kiến tánh, nhưng chỉ chọn
một vị làm Tổ để tiêu biểu cho người đời sau.
Dưới
Lục Tổ có bốn mươi ba vị kiến tánh mà không một người
làm Tổ, chỉ được ấn chứng đã kiến tánh mà thôi. Đến
sau này thì chưa kiến tánh cũng nối pháp, ví như thời gần
đây có ba vị kiến tánh là ngài Lai Quả, ngài Hư Vân, và
ngài Nguyệt Khê; ngài Lai Quả kiến tánh nhưng thầy của ngài
khi truyền pháp cho ngài là chưa kiến tánh, ngài Hư Vân cũng
vậy.
Thời
xưa, khi người đệ tử tự kiến tánh rồi mới gửi thư
báo cho thầy rằng “Con được thầy khai thị khiến ngộ,
nay xin nối pháp của thầy.”Có khi thư gửi đến nơi thì
thầy đã tịch rồi, có khi mười mấy năm sau thư mới đến,
thầy cũng quên đi có người đệ tử đó.
Đệ
tử sau khi kiến tánh ra hoằng pháp, đốt nén hương đầu
tiên tuyên bố rằng ”Tôi nối pháp của thầy nào đó,”
lúc chưa tuyên bố thì không biết vị đó là nối pháp của
ai.
Thời
nay là đệ tử chưa kiến tánh thầy cũng truyền pháp, ví
như tôi là đời thứ 89, truyền xuống đời thứ 90. Mặc
dù chưa kiến tánh, nhưng có tham thiền cũng còn khá, truyền
mãi đến người không có tham thiền, người niệm Phật cũng
truyền,vậy cũng được, cũng là có sự tu, nay nhiều người
tu Tịnh độ cũng nối pháp Thiền tông. Nhưng, tồi tệ hơn
là những người Thiền cũng không tu, Tịnh cũng không tu, chẳng
tu gì hết, chỉ là đi ứng phó kinh sám cũng được truyền
thừa, ghi đầy đủ trong pháp quyển, cho nên, truyền mãi là
không có giá trị gì cả.
Hỏi:
Thế nào là tự tứ?
Đáp:
Tự tứ là giải hạ tự tứ. Theo giới luật của Phật, tất
cả Tỳ-kheo đều phải nhập hạ, đến ngày 14, 15, 16 của
tháng bảy là giải hạ, tự tứ là tự kiểm thảo, tất cả
chúng đều phải tuần tự ra quỳ trước mặt đại chúng
hỏi về kiến, văn, nghi: Kiến là mắt thấy, văn là tai nghe,
nghi là không thấy không nghe nhưng có nghi. Ví như hỏi: Tôi
chẳng biết tự mình có phạm giới hay không, nên nhờ đại
chúng hoặc thấy, hoặc nghe, hoặc nghi ngờ tôi có phạm giới
thì xin cử tội ra để giúp đỡ cho tôi sám hối.” gọi
là tự tứ.
Hỏi:
Con thì ăn chay, ở chung với ông bà nội, hằng ngày bà nội
đi chợ mua thịt cá về,bảo con nấu nướng, vậy con có mang
tội không?
Đáp:
Cấp trên có quyền, mình là cấp dưới, nghe lệnh phải làm
theo, tức chẳng có tâm tạo thì không có tội, không tạo
nhân thì không phải chịu quả, mà người ra lệnh phải chịu
nhân quả đó. Còn hễ trong tâm mình cũng khởi niệm thích
như vậy hoặc muốn ăn như vậy thì phải cùng chịu cái quả.
Hỏi:
Vậy con muốn trốn ông bà đi tu, có được không?
Đáp:
Sự tích của Phật Thích Ca ai cũng biết, ngài cũng trốn khỏi
hoàng cung để đi tu., Nhưng hễ đi tu phải tu cho thành, cũng
như Đức Phật vậy, tức là phải tu chơn thật, dù không
thành cũng phải chơn tu, nếu không thì mắc nợ thí chủ.
Nên nhớ rằng:
Thí
chủ một hạt gạo,
Lớn
như núi Tu di.
Nếu
không tu giải thoát,
Mang
lông đội sừng trả.
Do
đó, tôi thường khuyên là nếu chơn tu, tại gia cũng được,
không cần xuất gia, nhất là người nữ.
Hỏi:
Ở nhà khó tu lắm, thưa Sư phụ?
Đáp:
Nếu tu Tổ sư thiền thì không phải là khó, chỗ nào cũng
tu được.
Hỏi:
Khi xưa trên hội Linh Sơn, đức Thế Tôn niêm hoa thị chúng,
cả hội đều ngơ ngác, chỉ có Tôn giả Ma Ha Ca Diếp mĩm
cười tỏ ngộ, được Thế Tôn truyền tâm pháp và nói:”Ta
có Chánh pháp nhãn tạng, Niết bàn diệu tâm, thật tướng
vô tướng, pháp môn vi diệu, nay phó chúc cho Tôn giả Ca Diếp.”
Trong
Kinh Pháp Bảo Đàn có vị dịch rằng: “Con mắt
là cửa của âm dương, là chỗ thần dạo chơi, phải thâu
thần nơi con mắt, khiến trở về tâm khiếu, con mắt xem chỗ
khiếu ấy chẳng rời, ấy là chỗ chánh pháp nhãn tạng, khế
hợp với Niết bàn diệu tâm,” vậy có đúng không?
Đáp:
Đó là lời của tà ma ngoại đạo, vì chẳng hiểu Phật pháp.
Đã nói Thật tướng vô tướng thì làm gì có những thứ
đó?
Hỏi:
Ngài Hư Vân có nói:”Pháp tu phản văn văn tự tánh của Bồ
tát Quán Thế Âm tức là thoại đầu, vậy hai pháp Phản văn
văn tự tánh và tham Tổ sư thiền có giống nhau không? Nếu
đồng thì đồng ở chỗ nào? Nếu khác thì khác ở chỗ nào?
Đáp:
Tổ sư thiền là muốn hiển hiện toàn vẹn của tự tánh,
tự tánh bất nhị, chẳng nhân duyên đối đãi. Kinh Lăng Nghiêm
nói phản văn văn tự tánh: Văn là nghe, trở lại nghe tự
tánh, chẳng nghe âm thanh; chẳng những không nghe động, cũng
không nghe tịnh, vì động tịnh là pháp sanh diệt, còn tự
tánh là pháp bất sanh bất diệt. Nay không nghe âm thanh sanh
diệt động tịnh, tức chiếu cố thoại đầu.
Chiếu
là chiếu soi, cố là nhìn, nhìn chỗ không biết gì hết, vì
không có tướng, trống rỗng vô sở hữu nên chẳng đối
đãi, tức là tự tánh bất nhị. Phản văn văn tự tánh cũng
như mình nhìn chỗ thoại đầu không biết đó, ý vốn không
khác.
Chiếu
cố thoại đầu là dùng tánh thấy, phản văn là dùng tánh
nghe, cũng là một thứ. Khi sắc thân này chết, đem đi thiêu
thành tro, chôn thành đất, còn tánh thấy, tánh ngữi, tánh
nếm tồn tại vĩnh viễn chẳng có chết mất, vấn đề này
có giảng trong Kinh Lăng Nghiêm.
Hỏi:
Thuở Phật còn tại thế, A Nan bị nàng Ma Đăng Già dùng ma
thuật nhiếp vào nhà dâm, sao phải nhờ Đức Phật sai Văn
Thù Sư Lợi đem thần chú Lăng Nghiêm đến mới giải cứu
cho A Nan được?
Đáp:
Do A Nan và Ma Đăng Già kiếp trước đã có nghiệp duyên, chẳng
tự giải thoát được, nên Đức Phật phải sai Bồ tát Văn
Thù đem thần chú đến cứu, và nhân dịp độ luôn cho Ma
Đăng Già. Sau đó Ma Đăng Già trở thành Tỳ-kheo-ni và được
chứng quả A-na-hàm, ấy cũng là nhân duyên.
Hỏi:
Những vị Tổ đã ra đi thường để lại xá lợi, còn những
vị Tổ thời gần đây như ngài Nguyệt Khê, sao để lại
kim thân bất hoại làm gì?
Đáp:
Nguyện lực của mỗi người mỗi khác, như ngài Lục Tổ,
Hám Sơn, Đơn Điền cũng để lại nhục thân, ngài Nguyệt
Khê cũng vậy. Theo nghi lễ của Phật giáo, các vị Tổ khi
thị tịch thường là hỏa táng, vị nào có sự tu chứng thì
để lại xá lợi, vị nào chẳng tu chứng thì không.
Nhưng có xá lợi chẳng thể chứng minh cho sự kiến tánh,
kiến tánh mới cần thiết, còn việc có xá lợi chưa chắc
đã giải thoát, có khi còn ở trong sanh tử luân hồi.
Hỏi:
Người tu theo đạo công giáo khi chết là trở về với Chúa,
theo Tịnh độ thì vãng sanh cõi Cực Lạc, còn hành giả tham
Tổ sư thiền nếu chưa kiến tánh, vãng sanh về đâu?
Đáp:
Tại Thầy chưa tin tự tâm, tự tâm vốn chẳng sanh diệt,
người khi kiến tánh mới biết vốn không có sanh tử, không
sanh tử thì có đi về đâu?