Hỏi:
Ánh chớp phương nam sẹt lông mày, chập chùng cây lá rã tan
ngay, trời đất sanh tử buông tay thẳng, bản lai mặt mũi
chẳng khác mày.
Đáp:
Ý thầy muốn hỏi gì?
Hỏi:
Sanh tử bản lai không.
Đáp:
Bài kệ trên có phải do thầy làm không?
Hỏi:
Chính là con.
Đáp:
Nếu do thầy làm, hãy tham thêm ba mươi năm rồi mới trình
lại.
Gọi
là “kiến tánh thành Phật,”là tự tánh (tâm linh mình) toàn
vẹn hiện ra khắp không gian thời gian; nói “khắp không gian
thời gian”cũng chỉ là phương tiện mà thôi. Nếu nói theo
tự tánh bất nhị thì không gian thời gian tức tâm mình, tâm
mình tức không gian thời gian, chẳng những như thế, tất
cả ở trong không gian thời gian đó cũng là tâm mình. Đã
vậy thì làm sao còn có kiến giải để nói ! Bởi vì hễ
có cái gì để trình tức chẳng phải rồi !
Tôi
kể một câu chuyện: Một vị Tăng đi cùng một vị Thị giả
đã kiến tánh, vị Tăng ấy cũng tự cho mình đã kiến tánh,
nhưng qua cách nói chuyện, Thị giả biết vị này chưa kiến
tánh, mà vị Tăng lại không phục thị giả. Dọc đường
lên núi, Thị giả lượm một miểng đá để trên tảng đá,
bảo Tăng ấy hãy nói ra một lời chuyển ngữ. Tăng chừng
chừ suy nghĩ, Thị giả nói:
-
Như vậy là không phải rồi.
Lúc
đó vị Tăng mới chịu công phu thêm.
Tôi
chưa kiến tánh, mà quí vị đến hỏi tôi còn không cần suy
nghĩ. Các vị Tổ sau khi kiến tánh thường làm ra bài kệ,
nhưng không nhất thiết, không làm cũng được, cũng không
cần ai biết. Nay nhiều người xem ngữ lục của chư Tổ rồi
muốn bắt chước, cũng làm bài kệ cho là mình kiến tánh,
ấy là hiểu theo lời nói văn tự, thời xưa chư Tổ hay mắng
là “Ăn phẩn của người khác, chẳng phải con chó tốt,”ý
nói bắt chước không được, đó là của người khác. Hễ
ngộ là ngộ tâm của mình, tâm mình như hư không, vốn chẳng
có gì, nay đặt ra một nghĩa lý, cho đó là nghĩa lý cao siêu,
có nghĩa lý đã chẳng phải bản tâm rồi.
Hỏi:
Trong hàng Phật tử có những vị phát tâm trì Ngọ, tức sau
giờ Ngọ không dùng thức ăn đặc, chỉ dùng chất lỏng như
sữa, nước cháo, nước trái cây v.v… Vậy trì Ngọ có cần
thiết đối với hàng cư sĩ chúng con không? Trì Ngọ có lợi
ích gì? Sau giờ Ngọ chỉ được uống nước hay có thể dùng
những thức ăn lỏng nói trên?
Đáp:
Theo giới luật nhà Phật, trì Ngọ chỉ đối với hàng Tu
sĩ; đã thọ giới Sa-di, một trong mười điều giới là không
ăn phi thời, tức từ lúc mặt trời đứng bóng cho đến rạng
đông là không ăn, chứ Phật không yêu cầu cư sĩ phải trì
Ngọ.
Lại
nữa, giới Thọ bát cũng là dành cho Tu sĩ, sở dĩ tổ
chức Thọ bát quan trai, là muốn cho cư sĩ học tập cuộc
sống của Tu sĩ trong một ngày đêm. Do đó, trong mười giới
thọ bát quan trai của cư sĩ, có chín điều chỉ giới hạn
trong một ngày đêm, đến giờ không cần xả giới, nó tự
xả.
Còn
nói cư sĩ thọ Bồ tát giới, hàng tháng có sáu ngày là không
ăn phi thời, điều đó không quan trọng, vì cư sĩ phải làm
việc thế gian, đói bụng thì làm không nổi, nhất là ở
xứ lạnh, nên có thể xả giới trì Ngọ và được ăn sau
khi đã báo cho một người khác .
Hỏi:
Trước khi Sư phụ ra hoằng pháp Tổ sư thiền này, chúng con
chỉ biết cách dụng công tham thiền qua cuốn Yếu Chỉ
Tham Thiền của ngài Hư Vân do Hòa thượng Thanh Từ dịch.
Theo ngài Hư Vân thì đề một câu thoại đầu lên, phát ra
nghi tình, rồi nghi tình dần dần yếu đi, lúc sắp tắt lại
đề lên một câu nữa.
Vào
cuối năm 1981, con gặp Sư phụ dạy cách tham như sau:
Đề khởi câu thoại, không hiểu không biết rồi cứ hỏi
nữa, hỏi mãi như thế. Con thấy cách dụng công như vậy
rất hữu ích, vì luôn giữ được nghi tình ở mức độ cao.
Đến
cuối năm 1984- 1985, ở Chùa Huệ Quang, thỉnh thoảng Sư phụ
nhắc đến vấn đề “khán và nhìn vào chỗ tối tăm mờ
mịt,”con vẫn cứ đề câu thoại đầu liên tục, chỉ khi
nào nhức đầu, không khỏe mới đề chậm chậm, chứ không
để ý đến việc “khán thoại đầu.”
Gần
đây, theo con được biết, vì nhiều người đã nhầm lẫn
chấp vào câu thoại, “khán câu thoại”chứ chẳng phải
khán thoại đầu, nên Sư phụ thường nhấn mạnh phải “khán
thoại đầu,”tức chỗ “trước khi có câu thoại,”không
phải tham câu thoại, vì câu thoại chỉ là phương tiện để
công phu mà thôi. Lại nữa, Sư phụ cũng nói nhiều về “chiếu
cố thoại đầu”và “nhìn vào chỗ tối tăm mịt mù.”Bạch
Sư phụ, ngay từ những ngày đầu tiên thọ pháp Sư phụ,
chúng con chỉ biết giữ nghi tình, con biết nghi tình chưa phải
là đầu câu thoại, vậy chỗ mà Sư phụ nói “tối tăm mịt
mù”đó, có phải là nghi tình không?
Đáp:
Chư Tổ cần chúng ta công phu miên mật chứ không cần ra sức
cố gắng, nếu đề câu thoại đầu rồi cách một khoảng
thời gian mới hỏi nữa thì có kẽ hở, vọng tưởng sẽ
từ đó nổi lên, nên phải hỏi tới mãi, giữ cho miên mật.
Khán
thoại đầu và chiếu cố thoại đầu là một nghĩa, chiếu
cố cũng là nhìn, nhưng vì nhìn thì khó hơn, có người không
nhìn được, nếu hỏi thì dễ hơn. Nói là nhìn vào chỗ tối
tăm mịt mù cũng không đúng, nhưng vì mọi người không biết
nhìn thoại đầu là nhìn vào chỗ nào, nên phải nhắm mắt
lại, tạm mượn chỗ đen tối để nhìn, đến khi nhìn được
rồi thì khỏi cần nhìn vào chỗ đen tối nữa. Tôi thường
thí dụ như tập đi xe đạp, lúc đầu tập phải nhờ người
khác vịn, đẩy, khi đi được rồi thì không cần nữa.
Chùa
Cao Mân là Tổ đình của Thiền tông, ngài Lai Quả ở đó
cũng đã mấy mươi năm. Khi tôi đến đó vào năm 1992, mọi
người nói với tôi rằng:
-
Khi đề khởi câu thoại đầu hỏi tới, nghi tình không kéo
dài, vừa hỏi xong là mất, chẳng thể thành khối.
Tôi
nói: Phải chiếu cố câu thoại đầu mới được. Chiếu cố
tức là nhìn.
Mọi
người nghe theo và nhìn vào thoại đầu thì nghi tình được
kéo dài hơn.
Sự
thật cho tôi thấy, đại chúng ở đó luôn có sự thay đổi:
lớp thì mới đến rồi lớp cũ ra đi, kể cả vị Duy na quản
chúng ở chùa cũng bỏ đi. Bởi do hàng ngày ở đó chỉ có
khai thị mà không cho chúng hỏi, chúng có hiểu lời khai thị
hay không cũng chẳng biết, Đối với pháp môn này, cách thực
hành như thế nào phải cho người ta hỏi, hiểu rồi mới
có lòng tin, nhất là lòng tin tự tâm.
Rồi
sợ mọi người nghe chán lại kể qua công án, chính ngài Lai
Quả không cho kể công án, không cho giải thích công án, e
đánh mất sự nghi. Nhiều người ngồi ở đó ngủ gục, và
có năm – mười người thường ở ngoài không vào, thầy
Trụ trì là Hòa thượng Đức Lâm chỉ chăm lo việc xây cất
chùa. Thầy năm nay đã hơn tám mươi tuổi, lúc trước tu học
theo tông Thiên Thai, có tặng cho tôi mấy lời của Thiên Thai
về không, giả, trung… nói đến lịch sử Thiền tông thì
chưa từng xem một chữ.
Khi
tôi đến hỏi thăm, Thầy đem giáo lý ra giải thích, thật
ra Tổ Sư Thiền đâu cho đem giáo lý vào? Ngài Lai Quả đã
quở:”Các ngươi chứa đầy bụng Kinh Hoa Nghiêm, Lăng Nghiêm…
ở đây một chữ cũng xài không được!.”Nay thầy Trụ trì
lại giải theo Giáo môn thì sự thật đã nghịch với Thiền
môn rồi, nhưng tôi làm sao nói được ! Trước tình hình này,
tôi chỉ biết lo tự tu thôi.
Hỏi:
Như vậy chỗ đen tối mà Sư phụ nói đó không phải là nghi
tình?
Đáp:
Bây giờ nói tham thoại đầu, khán thoại đầu, nhưng sự
thật cách thoại đầu còn xa lắm, phải nhờ đến cái hỏi,
hỏi câu thoại đã là thoại vĩ rồi. Phải hỏi để kích
thích cái không biết tức nghi tình, nhờ nghi tình đưa mình
đến thoại đầu. Cho nên phải vừa hỏi vừa nhìn, nhìn vào
chỗ không biết đó, muốn biết mà biết không nỗi, chứ
chẳng phải hoàn toàn không biết. Nếu không nhấn mạnh cái
nhìn, chỉ hỏi không là không được.
Hỏi:
Vậy chúng con phải nhìn vào chỗ nào?
Đáp:
Vì không có chỗ nên nói nhắm mắt thấy đen tối, ví như
mở mắt thấy biết đủ thứ, nhắm mắt thì không thấy,
không thấy nên không biết, chỉ thấy đen tối. Nói “đen
tối”là dùng để thay thế cái không hiểu không biết, chứ
chẳng phải mục đích là nhìn đen tối. Nếu nhìn được
chỗ không biết rồi hãy bỏ cái đen tối đó đi.
Một
vị trình công phu: Kính bạch Sư phụ, khắp trời khắp đất
sao lại có chỗ để lạy?
Đáp:
Cái gì khắp trời khắp đất?
-
Tự tánh.