x
MỤC
LỤC
|
Lời
nói đầu
|
Tiểu
sử của Hòa thượng Thích Duy Lực
|
[01]
Thiền thất 26/10/92–01/11/92 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[02]
29/11/92–05/12/92 tại Chùa Từ Ân, Quận 1
|
[03]
28/03/93–03/04/93 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[04]
27/04/93–03/05/93 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[05]
20/10/93–26/10/93 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[06]
19/11/93–25/11/93 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[07]
Khai thị tại Thủ Đức
|
[08]
18/12/93–24/12/93 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[09]
14/07/94–20/07/94 tại Chùa Từ Ân , Quận 11
|
[10]
12/08/94–18/08/94 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[11]
11/09/94–17/09/94 tại Chùa Từ Ân , Quận 11
|
[12]
10/10/94-16/10/94 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[13]
06/01/95–12/01/95 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[14]
15/02/95–21/02/95 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[15]
06/03/95–12/03/95 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[16]
05/04/95–11/04/95 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[17]
15/05/95–21/05/95 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[18]
03/06/95–09/06/95 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
|
[19]
27/01/96–02/02/96 tại Trường Cơ Bản Phật Học Đại Tòng
Lâm
|
[20]
24/05/96–30/05/96 tại Trường Cơ Bản Phật Học Đại Tòng
Lâm
|
[21]
25/05/97–28/05/97 tại Chùa Pháp Thành, Quận 6
|
[22]
16/05/97–20/05/97 tại Chùa Tam Bảo, Sa Đéc
|
[23]
14/06/97–20/06/97 tại Chùa Tam Bảo, Sa Đéc
|
[24]
14/07/97–20/07/97 tại Chùa Tam Bảo, Sa Đéc
|
[25]
14/08/97–20/08/97 tại Chùa Tam Bảo, Sa Đéc
|
[26]
19/03/99–25/03/99 tại Chùa Hưng Phước, Quận 3
|
[27]
15/05/99–21/05/99 tại Chùa Hưng Phước, Quận 3
|
[28]
1995–1999 Khai thị tại Mỹ Quốc
|
|
QUYỂN
THƯỢNG
|
|
cn
Hòa Thượng
Thích Duy Lực
DUY LỰC NGỮ LỤC
QUYỂN HẠ (TỪ NĂM
1992-1999)
Ban
Văn Hóa Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ chí Minh Thực Hiện
Nhà
Xuất Bản Tôn Giáo Hà Nội P.L.2546 - D.L. 2002
[15] 06/03/95–12/03/95
tại Chùa Từ Ân, Quận 11
Khi
cúng giỗ, ông bà cha mẹ quá cố có hưởng được không?
Lúc
buồn ngủ đừng ráng tham thiền
Cuộc
sống của dân tộc Cogi theo tinh thần giới luật nhà Phật
Làm
sao phát khởi nghi tình?
Người
kiến tánh có thể nhìn thấy hào quang?
Thế
nào là bổn tham?
Kẻ
vác bảng
Chưa
kiến tánh như mất mẹ cha
Khi
nào nhìn được thoại đầu thì khỏi cần hỏi câu thoại
cũng được
Hình
thể và cơ nhân
Làm
sao chứng minh sự tồn tại của tâm linh?
Câu
chuyện ngài Hư Vân nhập định ở núi Chung Nam
Tâm
thanh tịnh là vô thỉ vô minh
Sao
chư Phật chư Tổ chỉ truyền tâm ấn cho một ngườỉ
Tham
thiền và Niệm Phật tu lẫn lộn
Không
biết tức là quên?
Do
ghi nhớ nên công phu bị chướng ngại
Nhất
niệm vô minh & vô thỉ vô minh
Các
hạnh vô thường, là pháp sanh diệt
Chùa
Cao Mân kiết hạ, mỗi ngày chỉ ngủ bốn giờ đồng hồ
Pháp
thiền vô trụ, pháp thiền vô sanh
Năm
thứ chủng tánh
Sao
khi ngộ, làm sao bảo nhiệm?
Thường
ứng chư căn dụng
Thiền
sư Liễu Quán
Qui
củ tòng lâm: Một ngày không làm, một ngày không ăn
Thiên
thượng thiên hạ vô như Phật
Tiểu
tử tiểu hoạt, đại tử đại hoạt
Niệm
Phật thành phiến, có thể tham câu ”Niệm Phật là aỉ”
Làm
sao hóa giải oán thù?
Hỏi:
Khi cúng giỗ, ông bà cha mẹ quá cố có hưởng được không?
Đáp:
Nói vậy là còn ngã chấp, nếu thật phải nhờ sự cúng giỗ
mới được hưởng thì ông bà cũng phải chết đói, vì một
năm chỉ cúng giỗ một – hai lần, làm sao sống nỗi!
Hỏi:
Tâm con cứ muốn ráng tu miên mật, nhưng sao tối đi công phu
thì buồn ngủ không tu nỗi?
Đáp:
Buồn ngủ thì cứ ngủ, thức dậy rồi tiếp tục, khỏi cần
ráng, ít phí sức chừng nào tốt chừng nấy, nếu buồn ngủ
có ráng cũng không được.
Hỏi:
Là người tu hành, chúng con thường muốn sắp việc tu hành
lên hàng đầu, cuộc sống hàng ngày vào hàng thứ hai, nhưng
tại sao cứ bị tuột xuống?
Đáp:
Theo lời Phật dạy, chúng ta ở chung cùng tu thì phải giữ
gìn qui cũ. Tôi đã nói nhiều lần, trong Thiền thất nếu
ai không giữ và phạm qui cũ ba lần phải mời họ ra đi. Bất
cứ Tăng đoàn nào, ở đâu cũng vậy, hễ có chúng đông phải
nhờ qui cũ, chứ không phải ai muốn làm sao cũng được, nhưng
người lãnh đạo phải làm gương mẫu cho đại chúng noi theo,
tự mình làm được rồi nói đại chúng mới chịu nghe.
Lại
nữa, tất cả thời giờ đều nên dùng để tu hành, còn giờ
giấc dành cho lao động, trồng trọt, cuộc sống… phải giới
hạn; hiện nay đa số các chùa có Phật tử cúng dường, không
cần trồng trọt sản xuất, phải thực hiện đúng theo thời
khóa, chớ nên tự xen vào ý mình.
Hôm
trước đài BBC có chiếu một bài phóng sự về một đoàn
ký giả đến phỏng vấn một dân tộc Cogi ở vùng Nam Mỹ,
bài đó có tiêu đề “Thông điệp của người dân tộc Cogi.”
Trong phim tài liệu, cuộc sống của dân làng Cogi đều thể
hiện 100% theo tinh thần giới luật nhà Phật, trong khi tất
cả Phật giáo trên thế giới hiện nay chẳng ai theo nỗi:
Họ
thực hiện cuộc sống có qui luật đúng như sự Yết-ma trong
Tăng đoàn, bất cứ việc lớn nhỏ đều qua đại chúng và
phải thông qua 100%, nếu trong đó có một người không đồng
ý cũng không được. Trẻ em trong làng đến bảy tuổi là
bắt đầu tập theo hạnh Sa-di, đến hai mươi mốt tuổi thì
tập theo hạnh Tỳ-kheo, chỉ khác nhau ở chỗ họ có gia đình
vợ con.
Mặc
dù có vợ con, nhưng không ai có tài sản riêng của cá nhân
và của gia đình; tất cả đều là của chung, luôn cả lương
thực cũng không tích chứa. Điều đó cũng giống giới luật
nhà Phật, hễ hôm nay khất thực được bao nhiêu thì ăn bấy
nhiêu, không tích chứa phần ngày mai.
Dân
làng tốn rất ít thời gian về việc ăn uống, phần nhiều
thời gian giành cho sự tu. Họ cho tất cả đều là anh em trong
một đại gia đình nhân loại nên họ không ăn cá thịt, điều
này phù hợp với Phật giáo rằng tất cả chúng sanh đều
là anh em họ hàng. Đối với thực vật, nếu không cần thiết
thì họ cũng không phá hủy một cách vô lý, và điều này
cũng phù hợp theo kinh Phật dạy, họ thực hành trong mọi
mặt chứ không chỉ là nói suông.
Họ
không giao thiệp bên ngoài, nhưng lại biết rõ về mọi việc
đang diễn ra trên thế giới: Biết rõ sẽ có một cuộc họp
về tôn giáo thế giới tại Hoa Kỳ vào tháng 9 năm 1993, nên
muốn nhân dịp này nhờ đoàn ký giả của Đài BBC gởi một
thông điệp đến toàn thế giới: Hiện nay trên toàn thế
giới về vấn đề ô nhiễm môi trường, chặt cây phá rừng,
thiên tai, chiến tranh, đổ máu v.v… đều là do con người
không chịu gìn giữ, chỉ biết phá hoại gia tài của mẹ
(vũ trụ)ï mà gây lên, khắp thế giới ngày nay đều
nghịch với thiên nhiên, cho nên, họ đưa ra thông điệp với
cương vị là người đàn anh mà dạy dỗ đàn em.
Hỏi:
Bạch Sư Phụ, con vẫn chưa rõ cách tham: Là niệm câu thoại
đầu hay hỏi thầm trong bụng? Vậy là trong trí của mình
đặt lên câu hỏi rồi hỏi thầm trong bụng, phải không?
Đáp:
Tôi đã nói là “hỏi”chứ không phải là niệm, đừng có
cho là trí hay ngu, đừng đem ý mình xen vào, cứ nhìn và hỏi
câu thoại. Hỏi là để khởi lên sự không biết, nhìn là
nhìn chỗ không biết, hỏi và nhìn một lượt, đừng cho là
bất cứ cái gì cả. Ông nói “phải hỏi thầm trong tâm,”
cho là phải cũng không được, cho là không phải cũng không
được.
Hỏi:
Vậy phải làm sao mới đặt được câu hỏi?
Đáp:
Chỉ có hỏi và nhìn, đến khi nào ngộ mới thôi, chớ có
cho là cái hỏi phải làm sao, cái nhìn phải làm sao, ngộ là
tự biết. Bây giờ cứ cho là phải như thế này mới đúng,
như thế kia không đúng; cho là trí, là ngu, là vô ký v.v…đều
chướng ngại sự tham thiền.
Hỏi:
Có một vị tu sĩ nói với con rằng “những người tu thường
được Hộ pháp bảo vệ, nhiều khi có tiếng nói vang trong
đầu để hướng dẫn việc đúng sai trong chỗ hành…”Vậy
có thật là Hộ pháp chỉ dạy hay do ma cảnh tạo ra?
Đáp:
Do chính mình có tâm chấp, mới lọt vào tà ma. (Xem chương
nói về 50 Thứ Ma Ngũ Ấm trong Kinh Lăng Nghiêm)
Hỏi:
Có lần con nằm chiêm bao thấy mấy con chuột kiện với con
rằng con mèo trong nhà săn đuổi chúng quá, vậy phải làm
sao?
Đáp:
Cách giải quyết chỉ là đề câu thoại đầu khởi lên nghi
tình nhìn và hỏi, mới là cách giải quyết căn bản, ngoài
ra không biết tới. Mấy cái kia không cần giải quyết, như
lời Phật nói “Chỉ là tùy duyên tiêu nghiệp chướng và
không tạo thêm nghiệp mới”thôi.
Hỏi:
Người đã kiến tánh có thể nhìn thấy hào quang của người
khác không?
Đáp:
Không nhất thiết. Có người kiến tánh rồi do tập khí thế
gian còn nhiều nên chưa có thần thông, phải dứt sạch tập
khí thế gian rồi thần thông mới có thể hiện lên. Cũng
có những người cư sĩ tham thiền đến một mức nào rồi
hiện được sức dụng của tự tâm, cũng gọi là thần thông,
nhưng rất ít.
Về
vấn đề hào quang, nếu tâm lực của mình phát huy ra hết
thì không cần thấy hào quang nữa, vì đã thấy khắp không
gian rồi ! Phật tánh gọi là Chánh Biến Tri, cái biết đúng
như thực tế, thấy khắp không gian thời gian, vô lượng vô
biên chúng sanh hễ có một chúng sanh nổi lên một niệm đều
biết, chứ không phải chỉ thấy biết hào quang mà thôi.
Hỏi:
Thế nào là bổn tham?
Đáp:
Bổn tham tức câu thoại đầu mà mình tham, chỗ chưa khởi
niệm lên gọi là thoại đầu, khi phá sơ quan gọi là phá
bổn tham.
Hỏi:
Thế nào là “Chấp lý bỏ sự là kẻ vác bảng, chấp dụng
bỏ thể là kẻ lỗ mãng”?
Đáp:
Bất cứ chấp về cái gì, coi trọng về cái gì đều chướng
ngại sự tham thiền, hễ chấp vào chỗ nào đều là kẻ vác
bảng. Có một câu chuyện như sau:
Một
vị tăng lên đường đi gặp Mã Tổ, dọc đường thấy một
khúc cây rất to, đến nơi gặp ngài và kể cho ngài nghe về
khúc cây đó, Mã Tổ nói:
-
Không ngờ ông lại có sức mạnh đến thế!
Tăng
nói: - Tôi có sức mạnh gì đâu?
Mã
Tổ nói:- Ông vác cả khúc cây to kia từ đó đến đây, chẳng
phải là có sức mạnh sao !
Thật
ra, ông Tăng kia đâu có vác, chỉ là ghi nhớ mà thôi, đó
là nghĩa vác bảng, chúng ta tham thiền chấm dứt hết tất
cả tìm hiểu ghi nhớ suy nghĩ, tức tránh khỏi những thứ
đó.
Hỏi:
Câu “Trước khi chưa ngộ như mất cha mẹ, sau khi đại ngộ
như mất mẹ cha”là như thế nào?
Đáp:
Ở ngoài đời, cha mẹ đối với con cái rất quan trọng, chuyện
gì cũng không gấp bằng khi hay tin cha mẹ mất, bất kể khó
khăn thế nào, dù đang ở thật xa cũng phải về liền. Câu
nói này dụ cho sự khẩàn thiết, ý nói việc kiến tánh cần
thiết như mất cha mẹ, chẳng việc nào cần hơn. Sau khi kiến
tánh rồi, tập khí chưa dứt sạch, chẳng thể hiện ra sức
dụng, nên cần sự bảo nhiệm để dứt trừ tập khí, gọi
là cần thiết như mất mẹ cha.
Hỏi:
Trong khi công phu, con luôn khán vào chỗ chưa khởi niệm, tức
hầm sâu vô minh, bất kể đi đứng nằm ngồi. Ngài Hư Vân
trong Ngữ Lục có nói: Khi khán công án đến lúc châm châm
như mèo rình bắt chuột thì không cần đề khởi câu thoại
đầu, vì sợ khi đề câu thoại lên là trên đầu lại thêm
đầu, phải không?
Đáp:
Sở dĩ hỏi câu thoại là vì chưa khởi được nghi tình, nên
nhờ câu thoại để kích thích; đến khi nào nhìn được rồi,
nghi tình được kéo dài thì khỏi cần hỏi câu thoại cũng
được.
Hỏi:
Theo sự nhận xét của con thì cõi Cực Lạc và địa ngục
đều là ở đây hết cả: Nếu cuộc sống của mình cảm
thấy hạnh phúc yên vui thì đó là Cực Lạc; nếu sanh nhằm
vào chỗ luôn bị bức bách thì đó là địa ngục, phải không?
Đáp:
Đức Phật đã nói “Nhất thiết duy tâm tạo,” địa ngục
là tâm tạo, Cực Lạc cũng là do tâm tạo, chúng sanh, cõi
Phật…cũng là do tâm tạo, chẳng phải ở nơi đây hay tại
nơi đó, là ở nơi tâm, tâm thì chẳng có chỗ, khắp không
gian thời gian.
Hỏi:
Chủng tử của nhà Phật và cơ nhân của tế bào có ảnh
hưởng gì không?
Đáp:
Cơ nhân của tế bào chỉ tạo ra hình thể và di truyền, Cơ
nhân là nhân của thể xác, hễ thể xác này hoại rồi ra
thể xác khác. Còn chủng tử là do nghiệp của mình tạo ra,
có mật mã ghi trong tâm linh, nếu không sửa đổi thì nó cứ
tiếp tục mãi.
|