CHƯƠNG
II
HƯỚNG
CAO TĂNG HỌC TẬP THIỀN TÂM
KHÔNG
NÊN MIỆNG LƯỠI,
ĐA
NGÔN KHÔNG SAO KHỎI LỖI
TRIỆU CHÂU TÙNG PHẨM
Phần
trước đã đề cập về mèo, bây giờ thì đến chó. Bút
giả vốn không cố ý đùa bỡn văn chương, nhưng một khi
nói đến Triệu Châu Tùng Thẩm thiền sư, đương nhiên không
thể không đề cập đến công án nổi tiếng của “Con chó
Triệu Châu”. Công án này được ghi ở chương nhất, mở
đầu của “Vô Môn Quan”
Có
một tăng nhân thỉnh giáo Triệu Châu thiền sư (777-897): “Thưa
thiền sư, chó có Phật tánh không?” Triệu Châu thiền sư
đáp: “Không!”
Chỉ
một câu vấn đáp đơn giản và ngắn ngủi như thế, vả
lại đây chỉ là một vấn đề chúng ta thường thấy. “Chó
không có Phật tánh” -- chỉ có thế thôi
Nhưng
công án này tương đối vốn được chú trọng vì lẽ nó
được sắp xếp ngay nơi trang đầu của quyển “Vô Môn Quan”
bất luận thế nào cũng phải có một bài được sắp ở
trang nhất, nếu không thì làm gì có trang hai, trang ba...? Nếu
có lối nghĩ như thế, độc giả có lẽ sẽ nói: “Con chó
Triệu Châu” chẳng qua gặp may mà được sắp ở bài thứ
nhất, điều đó có gì đáng nói?” nhưng, sự “ngẫu nhiên”
này dường như có sự tất nhiên của nó. Then chốt là chữ
“không” trong câu trả lời của thiền sư.
Chọn
công án có liên quan đến “Vô” làm đầu bài này, là tương
đối phù hợp với tên sách “Vô Môn Quan”. Cái gọi là
“Vô Môn Quan” có nghĩa là “Không có ai kiểm tra”. Ý nói
phàm những người muốn vào cảnh địa của thiền đều cần
phải thông qua trước cái ải “Vô” này, điểm này phải
là điểm chủ ý của tác giả Vô Môn Huệ Khai thiền sư nên
ngài đã đặt cho tên sách là “Vô Môn Quan”. Chữ “Vô”
của tên sách tương đương với ý chữ “Vô” của Triệu
Châu thiền sư. Cho nên, chúng ta cần phải nhìn thẳng vào
câu nói “Con chó không có Phật tánh” lần nữa. Ồ, không!
Nói vậy, khác chi bảo rằng chúng ta cần phải lý giải ý
nghĩa của “Vô”. Điều này không thể sử dụng thường
lý để giải lý được.
Ở
đây xin độc giả cho phép tôi được nhiều lời, ý tôi muốn
nói: Nếu các vị thật tình nghĩ mãi mà không hiểu được,
thì chi bằng thử cái “diệu kế” của tôi, cái được
gọi: Phương pháp “Đánh mèo mà trúng chỉnh”. Tục ngữ
thường bảo: “Mèo đui gặp chuột chết”. Tay súng không
thiện xạ nhiều khi bắn thêm vài phát và có thể vì “bất
cẩn” mà trúng mục tiêu. Vì thế tôi khuyến khích quý vị
hãy phát huy toàn bộ sức tưởng tượng của mình, cho dù
đoán đông đoán tây, biết đâu chừng cũng sẽ rất có thể
trúng câu đó.
Tiếp
đến, chúng ta hãy bàn về thoại đề liên quan đến chó.
Căn
cứ trong Cơ Đốc giáo, đặc biết là Thiên Chúa Giáo, cho
rằng chó là loài không có linh hồn. Nột dung dưới đây,
do vị linh mục Phi Na Thái Lợi người Ý miêu tả khi ông đến
Nhật Bổn, đối với việc một phụ nữ Nhật đã yêu cầu
ông làm phép và tế lễ cho con chó cưng của bà mà kinh hãi:
Cái
gọi là tế lễ là vì những việc làm khi còn sống của người
chết mà lmà nghi thức chuộc tội và kỳ đảo khẩn cầu
thiên thần giáng ân. Tiếng La Tinh gọi là “An hồn tế lễ”,
hoặc tục gọi là “Trấn hồn tế lễ, và “Truy điệu tế
lễ” v.v. Tôi làm chức linh mục nên thường trong ngày giỗ
kỵ của người chết được yêu cầu tế lễ cho người chết.
Nhưng
còn tế lễ cho con chó đã chết là điều xưa nay chưa từng
có, ít nhất, đối với người Ý như tôi thì quả thật là
điều không thể tưởng tượng.
Không
những đây là vấn đề chưa có tiền lệ, hơn nữa đối
tượng của tế lễ phải là con người, chó thì không. Dù
gì tế lễ cũng là một nghi thức cầu cho linh hồn được
yên nghỉ, còn đối với loài chó không có “linh hồn” thì
như đã được lý luận, “Tế lễ vì chó” là việc không
cách nào có thể làm lễ được.
Tại
nước Ý, dù người không có trình độ trí thức đến đâu
đi nữa cũng không đưa ra yêu cầu như vậy, nhưng đối với
sự tín ngưỡng kiên thành của bà lão Nhật thì lại có thể
do lòng quá thương con chó đã chết mà đã đưa ra sự thỉnh
cầu một cách rất tự nhiên. Sự kiện ấy thật tình đã
tạo cho tôi một niềm xung kích tương đối rất lớn.
[Cha Phi Na Thái L?i (Thu?ng th?c Co Ð?c Giáo)]
Vì
chó không có linh hồn, cho nên chó không thể lên thiên đàng
được -- Đối giáo đồ Cơ Đốc Tây Phương thì đây là
vấn đề thường thức phổ thông. Nhưng đối với người
Nhật thì nó lại là nan đề khó giải thích. Theo cách nghĩ
của người Nhật thì chó hay người cũng đều là sinh vật
như thế tại sao lại có sai biệt? Chó vẫn có thể lên thiên
đàng mới đúng...
Người
Nhật sở dĩ có lối nghĩ như vậy, vì lẽ họ hoàn toàn chịu
ảnh hưởng của Phật giáo. Phật giáo cho rằng dẫu là người
hay động vật, nếu đã thuộc về sinh mạng có linh tánh thì
đều có thể thành Phật. Chúng ta tạm thời không bàn đúng,
sai, tốt, xấu, nhưng từ chỗ này có thể thấy rằng Phật
giáo và Cơ Đốc giáo (hoặc Thiên Chúa Giáo) khác nhau rất
lớn.
Nói
đến cái gọi là “Phật tánh” hay về tính chất có thể
thành Phật, thì câu nói này tương đương với Cơ Đốc giáo,
đó là, có khả năng sanh lên thiên đường. Cho nên vấn đề
được hỏi đến của Triệu Châu thiền sư: “Chó có Phật
tánh không?” đổi theo cách nói của Cơ Đốc giáo thì: “Chó
có thể lên thiên đàng không?”
Như
thế, câu trả lời cho vấn đề đó là đối với Cơ Đốc
giáo thì phải là “No!” nhưng đối với Phật giáo thì “Yes!”
Đứng trên giáo nghĩa của Phật giáo thì trả lời như thế
rất là chính xác, còn trên phương diện Cơ Đốc giáo thì
dựa vào những lời của linh mục Phi Na Thái Lợi cũng có
thể suy luận được.
Trở
lại câu trả lời của Triệu Châu thiền sư, đương nhiên
“Không” cũng tức là cái ý “No”. Nếu vấn đáp thì sẽ
như thế này:
“Chó cũng có Phật tánh sao?”
“Vô lý, đừng nói ngốc!”
Trả
lời thế nếu sơ với cách nói của Cơ Đốc giáo thì có
gì sai khác? Không lẽ Triệu Châu thiền sư không biết Phật
pháp, hoặc giáo nghĩa: “Tất cả chúng sanh đều có Phật
tánh” hay ngài đã quên tất cả?
Hai
điểm này đều không đúng.
Bút
giả cho rằng cái “không” của Triệu Châu thiền sư đã
khẳng định phải là cái ý “No”, trái lại so với sự
khẳng định của “Yes” còn ở vào tấng cấp cao hơn.
Tại
sao nói thế?
“Chó
cũng có Phật tánh sao?” bản thân vấn đề này nếu lấy
bất cứ quan điểm nào thì câu đáp của nó cũng đều rơi
vào sự chấp trước của hai bên là “có” và “không”.
Nếu Triệu Châu thiền sư đáp “Có”, thế là người hỏi
có thể hỏi tiếp “Mèo có Phật tánh không?” Sau khi mèo
được khẳng định, tiếp đến lại hỏi khỉ, rồi ngựa,
hải cẩu, chuột bọ, heo lợn v.v..., vấn đề sẽ không bao
giờ chấm dứt. Tôi nghĩ cho dù không phải Triệu Châu thiền
sư, cũng không cần thiết phải lý sự như vậy. Huống hồ
bản thân vấn đề vốn đã có sẵn vấn đề.
“Chó
cũng có Phật tánh sao?” hỏi như thế rõ ràng đã đặt Phật
tánh sao?” hỏi như thế rõ ràng đã đặt Phật tánh là vật
ở tầng thứ thấp mà tra thúc thuộc tánh của nó, như thế
bản thân của vấn đề tự nó đã nổi bật lên sự ngu xuẩn.
Phật
tánh là Phật tánh
Trong
Phật tánh không có vấn đề phân biệt sai dị của cái gọi
là con người, hoặc chó hoặc khỉ v.v... Phật tánh xưa nay
vốn đang tồn tại, thế thì làm gì có vấn đề ở người
mà không ở trên thân khỉ? Phật tánh tồn tại trên mọi
phân biệt như thế.
Tôi
nghĩ, ý của Triệu Châu thiền sư là vậy!
Tất
cả chúng sanh đều sẵn có Phật tánh –
Nhưng
đã không có cái loại “Phật tánh của chó” như vậy.
Cho
nên Triệu Châu thiền sư bất đắc dĩ phải trả lời như
thế:
“Chó
cũng có Phật tánh sao?”
“Không!”