CHƯƠNG
I
THIẾN
LÀ TRÍ TUỆ CỦA SINH HOẠT
ĐỪNG
CHO RẰNG MỤC HẠ VÔ NHÂN LÀ “TINH THẦN TỰ TẠI”
Mặc dù đối với phương thức tu thiền, tôi đã không cho
là như thế.
-- Miễn toạ Thiền --
Phương thức của tôi, thoạt nghe qua có lẽ có điều chi quái
dị, nhưng tôi vẫn cứ thử đề xướng. Đối với những
tục gia tu tập tại nhà như chúng ta, cứ nghĩ rằng ngày nào
cũng phải đến thiền dường dường như là việc khó có
thể được. Chẳng lẽ vì thế mà ngồi nhà không thể tu
thiền được sao?
“Không thể tại gia”, số người chủ trương như vậy không
phải là ít, trước khi, Đạo Nguyên thiền sư là một trong
số vị ấy. Tuy khi từ Trung Quốc trỏ về Nhựt Bổn, Ngài
khẳng định là người tại gia có thể tu thiền, nhưng về
sau Ngài lại chuyển sang chủ nghĩa xuất gia tuyệt đối. Từ
diểm này đã biểu hiện tron vẹn tánh cách tuyệt đối không
thỏa hiệp đối với sự việc chưa đủ viên mãn của thiền
sư
Mãi đến nay, chủ trương “không thể tại gia” vẫn chiếm
đa số. Chỉ một ít nhân sĩ thiền tôn cho rằng tu tại gia
cũng không sao, nhưng những người chủ trương như thế đại
khái rất ít. “Nói một cách lý tưởng, phương thức tu thiền
chân chính đúng nhất là phải tìm đến đạo trường chuyên
tu, thỉnh cầu thiền sư cao minh chỉ đường dẫn lối”,
những người chủ trương “không thể tại gia” phát biểu
như thế là muốn nêu rõ cái ý: nếu không dựa theo phương
thức này, cứ ở nhà xem càn mấy quyển sách mở trí mà lại
muốn hiểu rõ về thiền, trên căn bản, đó là việc không
thể có được.
Có lẽ cá tánh tôi phóng khoáng, thích tiện nghi, nên cảm
thấy muốn chống lại chủ thuyết này. Nếu cứ một mực
câu nệ hình thức xuất gia hay tại gia, thì đó không phải
là xa lìa tinh thần căn bản của thiền sao? Tôi cho rằng “Thiền”
là một loại tinh thần rất tự do tự tại, khoáng đạt khai
lãng và như thế mới đích thật là thiền.
Trước khi thảo luận về phương pháp thiền của tôi, xin
có vài lời có thể không được vui thích mấy. Đôi khi, chúng
ta phát giác những vị tu thiền có một số người đặc lập,
độc hành. Bảo rằng họ bàng nhược vô nhân cũng được,
quấy nhiễu người khác vô ý thức cũng vô hại, tóm lại
là có một số người “ta làm, mặc ta tồn tại”. Đương
nhiên, số này chỉ là thiểu số, và phần lớn vẫn là thiền
sư có đạo phong tương đối viên mãn.
Cho nên, nếu chúng ta lìa tinh thần căn bẳn của thiền, thì
phải chăng đó là một hành động xô đẩy thiền hướng
về một loại trí thức chuyên môn? Tuy ở đây, loại người
phàm tục như chúng ta mà bàn về thiền, luận thuyết về
đạo thì không khỏi khiến người khác có cảm giác rằng
chúng ta là kẻ múa rìu qua mắt thợ, nhưng, nếu như chúng
ta có thể nắm vững động mạch của Phật pháp thì đối
với sự giải thích có chỗ xê dịch cũng không thể tránh
được. Điểm này tôi sẽ tường thuật thêm. Ở đây tạm
thời gọi thiền là “Tinh thần của tự tại”! Kỳ thực
thiền vốn chính là loại tinh thần này, nếu thờ ơ cái tinh
thần thực chất mà chỉ nhấn mạnh cái hình thức bên ngoài,
thì cho dù ghi dấu thiền là “Tinh thần tự tại”, nhưng
khác nào bảo nó chỉ là môn học được chuyên hoá. Đối
với điểm này, chúng ta không thể không nghĩ đến một cách
sâu thẳm hơn.
Lấy công án “Lão bà đốt am” làm điển hình, trọng tâm
có thể nói là nằm trong chữ “Thanh Tăng”. Khi chúng ta còn
mang tư tưởng hạn hẹp cho rằng “Thanh tăng” phải thề
này thế kia, thì sẽ dính quàng rối rắm đến đời sống
thường phàm biết bao! Vì thế, xuyên qua mẩu chuyện này,
chúng ta có thể lãnh ngộ đích xác thiền có thể mang lại
một tư tưởng không gian càng tự do càng thên thang rộng lớn.
Nhưng nói đi phải nói lại, hiện nay đã có người xe thái
độ bàng nhược vô nhân như là một phong thái hào phóng lịch
sự mà đặc dị độc hành và lại còn tự cho đó chính là
“Thiền” thì quả thật đã làm cho mọi người cảm thấy
phân vân mơ hồ khó tả!!