|
.
BƯỚC
VÀO THIỀN CẢNH
Tác
Giả-HIROSACHIYA - Dịch Giả-Thích Viên Lý
Viện
Triết Lý Việt Nam & Triết Học Thế Giới Xuất bản 1998
|
|
MỤC
LỤC
Đôi
Lời Của Tác Giả của T.T. THÍCH VIÊN LÝ
TỰA
của HIROSACHIYA
CHƯƠNG
I- THIỀN LÀ TRÍ HUỆ CỦA SINH HOẠT
Thanh
Tăng Và Mỹ Nữ
Làm
Thế Nào Vẹt Mây Để Thấy Mặt Trời
Đừng
Cho Rằng Mục Hạ Vô Nhân Là “Tinh Thần Tự Tại”
Khải
Thị Thấy Được Từ Một Tiểu Thiền Sinh Dùng Rổ Tre Để
Hứng Nước Mưa
Không
Nên Biến Thành Tù Binh Của Thường Thức
Thiền
Là Thuốc Có Công Hiệu Đặc Biệt Để An Định Tâm Thần
Bảo
Trì Tâm Thức Khoáng Đạt
Tỉnh
Giác Quán Chiếu Thế Giới Nội Tâm
Không
Nông Nỗi Vì Nhân Tình Thế Thái
Làm
Sao Để Có Thể Sinh Hoạt Một Cách Tự Tại
CHƯƠNG
II - HƯỚNG CAO TĂNG HỌC TẬP THIỀN TÂM
Sinh
Hoạt Trí Huệ Thẳng Thắn Lỗi Lạc
Tham
Cầu Công Đức Là Vô Công Đức
Không
Phải Gió Động Cũng Không Phải Phướn Động Mà Chính Là
Tâm Của Nhơn Giả Đang Động
Hành
Động Ngu Muội Của Việc Mài Gạch Làm Kính (ma Chuyên Tác
Kính)
Đói
Thì Ăn Cơm Buồn Ngủ Thì Ngủ
Đối
Với Vật Xả Bỏ Mà Cảm Thấy Tiếc Nuối Thì Chính Đó Là
Một Loại Phiền Não
Trẻ
Nít 3 Tuổi Tuy Biết, Ông Già 80 Không Làm Được
Thế
Nào Mới Tránh Cho Mèo Khỏi Bị Giết?
Không
Nên Miệng Lưỡi, Đa Ngôn Không Sao Khỏi Lỗi
“Hành
Vi” Giống Nhau Nhưng Hoàn Toàn Không Thể Biểu Đạt “Ý
Tưởng” Như Nhau
Nhận
Rõ Bản Lai Diện Mục Của Mình
Khăng
Giữ Giáo Điều, Biến Thành “Cang Phục Tự Dụng”
Dưỡng
Thành (trưởng Dưỡng, Tác Thành) “Phi Thường Thức” Của
Siêu Việt Thường Thức
Bất
Sanh Của Phật Tâm
Đoạn
Trừ Lưới Me Của Nhân Sinh
Diệu
Pháp Thoát Ly Tai Nạn
CHƯƠNG
III - LÀM SAO THỂ NGỘ ĐẠO LÝ “ĐƯƠNG HẠ TỨC THỊ” (ĐANG
KHI ĐÓ CHÍNH LÀ)
Vì
Sao Thiền Sư Cự Tuyệt Ba Lần
Không
Nên Cưỡng Cầu Hoàn Mỹ
Không
Phải Là “Lầm Lỗi” Mà Là Vì “Mê Muội” Nên Bị Quở
Trách
Chớ
Nên Rong Ruỗi Tìm Cầu
Do
Dự, Bất Quyết Thảy Đều Vô Dụng
Trân
Tiếc “Hiện Tại, Ngay Bây Giờ”
Hiện
Tại Không Thể Nhẫn Nại, Vị Lai Chắc Chắn Thọ Báo
Hậu
Ký
LỜI
GIỚI THIỆU
Trong
thời đại của chúng ta hôm nay, thiền không phải chỉ là
pháp môn tu tập để kiến tánh thành Phật, vốn được xem
như là sắc thái đặc thù của chốn sơn môn, mà đã và đang
trở thành những phương thức trị liệu đầy kiến hiệu
trong các ngành tâm lý và xã hội. Ở cả Đông và Tây phương,
con người càng ngày càng trực nhận ra được khả tính ưu
việt và độc đáo của thiền trong việc giải thoát những
khổ luỵ, những ưu phiền của đời sống cá nhân và xã
hội.
Chính
trong chiều hướng đó, ngày càng có nhiều người đến với
thiền. Cảnh giới thiền, vì vậy, thường xuyên đã có khác
vãng lai. Trong số những khách vãng lai ngày này không ít người
còn mang cái cảm thức xa lạ, ngại ngùng, lo lắng hoặc thậm
chí còn bị lầm lạc. Trong tình cảnh đó, một cuốn chỉ
nam thật là cần thiết và hữu ích biết bao!
“Bước
Vào Thiền Cảnh”, như chính tác giả gọi là một cuốn “Du
Lịch Chỉ Nam” đến thế giới thiền. Mặc dù, tác giả
đã khiêm tốn và tế nhị tự ví mình là “người ngoại
địa” để nêu lên cái giới hạn của cuốn sách, nhưng
người đọc sẽ nhận chân ra được sức mạnh tâm linh thực
chứng của kẻ nội địa mà chính tác giả đã trang trải
trên từng chữ từng lời. hirosachiya đích thực là một hành
giả thiền xuất thân từ các thiền viện truyền thống của
Nhật Bản. Người chuyển dịch tác phẩm này từ Nhật Ngữ
sang Hoa ngữ là Pháp Sư Thích Pháp Chứng, một danh Tăng của
Phật Giáo Trung Hoa
Thượng
Tọa Thích Viên Lý, một nhà lãnh đạo trẻ ưu tú của Phật
Giáo rất uyên thâm về phật học và lãm bác về Hán văn
với những dịch phẩm giá trị đã được xuất bản trong
những năm vừa qua, nhất là tác phẩm mới xuất bản bằng
Anh Ngữ: “The Four Sublime States,” Thượng Toạ đã nhận thức
được sự cần thiết về một cuốn “Chỉ Nam” đến thế
giới thiền hầu giúp ích cho khách thập phương tránh được
những lầm lạc, những ngỡ ngàng ở bước khởi đầu, nên
đã phát tâm dịch cuốn “Bước Vào Thiền Cảnh.”
Chúng
tôi xin thành tâm tri ân công đức vô lượng của Thượng
Toạ đối với việc làm đầy ý nghĩa này và trân trọng
kính giới thiệu đến quý độc giả cuốn “Bước Vào Thiền
Cảnh”
California,
mùa hè năm 1998
Viện
Triết Lý Việt Nam & Triết Học Thế Giới
TỰA
Quyển
sách này thuộc loại “Du Lịch Chỉ Nam” dùng để hướng
dẫn đến một quốc gia có tên là THIỀN, hay gọi là “Thiền
Chi Quốc”. “Du Lịch Chỉ Nam” là loại sách chuyên viết
cho người du lịch. Thí dụ, muốn thực hiện một chuyến
du ngoại Âu Châu hoặc tháp tùng một cuộc hành hương chiêm
bái các Phật tích tại Ấn Độ, chúng ta sẽ cần phải mua
loại “Du Lịch Chỉ Nam” có liên quan đến Châu Âu, Ấn
Độ v.v... Tuy nhiên, ý định đôi khi cũng có một vài ngoại
lệ vì không hẳn chỉ khi nào đi thăm thú nơi xa mới mua “Du
Lịch Chỉ Nam”, mà mua vì tự nhủ” “Một dịp nào đó
khi thực hiện chuyến du lịch sẽ dùng đến...” Tóm lại,
“Du Lịch Chỉ Nam” Là loại sách lấy du lịch làm chủ đề
Nhưng,
nên hiểu rõ quyển “Du Lịch Chỉ Nam” này là quyển sách
chỉ dẫn đến nước Thiền. “Thiền Chi Quốc” chỉ chuyên
viết cho những người muốn học cách để du lịch “Nước
Thiền” Vì thế, nếu ai toan tính di cư đến thổ ngơi của
“Thiền Quốc” thì quyển nầy chẳng giúp ích được bao
nhiêu, điều thiết yếu cho những người nầy là cần có
thêm nhiều loại sách cao thâm hơn.
Ngoài
ra còn điểm cần nói rõ: Lấy thí dụ như lịch chỉ nam ở
Ấn Độ, sách loại nầy ít khi do người Ấn Độ viết mà
thường là do người quốc biên soạn. Chẳng phải người
Ấn Độ không viết được, nhưng vì bản thân người nội
địa không nhìn ra những khó khăn ràng buộc của vấn đề
như người ngoại quốc nhận thấy, nên đa số sách chỉ nam
do họ viết dễ hiểu hơn. Nhưng, cũng vì tác giả không là
người bản xứ nên khó tránh những điều sơ xuất.
Không
khác, đối với “Thiền Quốc”, Cảnh Giới Thiền lại do
bút giả là “người ngoại địa” biên soạn, cho nên quyển
sách đơn giản và dễ hiểu này (là điểm bút giả lấy làm
hãnh diện nhưng tuyệt đối không tự do là siêu phàm) nếu
có gì sơ xuất, xin tạ lỗi trước cùng độc giả.
Quý
độc giả muốn nhờ sách nầy để đến “Thiền Quốc”
du ngoạn một phen? Tôi xin được vinh hạnh đưa các bạn đến
“Thiền Quốc” để du lịch, nhân cơ hội nầy, bút giả
lại có dịp trở lại “Thiền Quốc” thăm thú lần nữa.
HIROSACHIYA
|