CHƯƠNG
I
THIẾN
LÀ TRÍ TUỆ CỦA SINH HOẠT
LÀM
SAO ĐỂ CÓ THỂ SINH HOẠT MỘT CÁCH TỰ TẠI
Nếu có thể vì hiểu rõ đạo lý của thiền mà sống một
cuộc sống không bị ràng buộc và tự do tự tại là điều
rất tốt, nhưng trên thực tế, sự việc không đơn giản
như chúng ta tưởng tượng. Trái lại, vì chúng ta càng muốn
tránh thoát ràng buộc chừng nào thì càng có cảm giác bị
ràng buộc chừng ấy. Dù sao, trong đời sống thực tế đã
không cho phép cá nhân chúng ta có thể phát triển một cách
tự do. Nếu cứ cố chấp mang cái vốn hiểu biết rất ư
thiếu sót về thiền mà phóng ngôn ngữ bừa bãi và thổi
phồng ra, thì chắc chắn là sẽ tạo cho người khác những
cảm nhận tương phản.
Thiền tuy dạy chúng ta không nên câu nệ ở sự lý, nhưng
đồng thời cũng không nên tử thủ trong thành trì giáo pháp
này mà biến thành ngựa bị sút cương hoặc hành sự buông
lung đến nổi không có lấy một tiêu chuẩnnguyên tắc nào.
Những lưu ý nêu ra, chẳng qua chỉ để nhắc nhở rằng khi
học xong thiền, bối cảnh sinh hoại chung quanh sẽ giống như
ảo thuật, chỉ một chớp nhoáng, mọi hiện tượng đã hoàn
toàn thay đổi. Từ lâu, tánh ngoan cố và tính lười biếng
của chúng ta chẳng khác nào tốc độ vun vút của xe, có dùng
sức đạp thắng thế nào, nó tức khắc dừng lại. Nếu cố
gắng miễn cưỡng muốn nó dừng gấp lại, không chừng còn
có thể xảy ra những sự việc đáng tiếc ngoài ý muốn!
Nhưng nói như thế, không có nghĩa là khinh thường bỏ qua.
Chỉ cần đầu tư thời giờ tinh tiến nỗ lực tu hành liên
tục thì cuối cùng sẽ có ngày có thể đạt đến cảnh giới
liễu ngộ.
Trong phương thức tu hành “ Miễn ngồi thiền”, chỉ cần
chúng ta không ngừng đọc ngữ lục có liên quan đến thiền,
và công án cũng như truyện ký tu hành của thiền tăng thì
rất có thể trong bất tri bất giác chúng ta có thể vận dụng
trí tuệ của thiền để tư khảo, tất nhiên sẽ đưa đến
liễu ngộ đạo lý của thiền
Chú
(1): Công án chỉ vào văn kiện tư liệu của công gia hoặc
phán quyết ký lục v.v... thiền tôn công án tức là nói đến
sự liên quan của một số lời dạy hay việc khai ngộ của
các thiền sư về đối thoại hoặc ký lục của hành nghi
khi chỉ đạo cho những người tập thiền.
Chú
(2): Đại đạo trường của Lâm Tế Tôn, toạ lạc tại hoa
viên Kinh Khu phía phải chợ kinh đô. Vốn là sở tại ly cung
của hoa viên thiên hoàng, sau này vì sau khi Thiên Hoàng thoái
vị để quy y tam bảo đốc tín Phật Giáo, nên đã cung thỉnh
Quan Sơn Huệ Huyền thiền sư làm khai sơn tổ sư để khởi
công kiến lập Diệu Tâm Tự
Chú
(3): Người Nhã Lợi An (Nhơn) là danh xung tổng hợp của sắc
dân Ấn Âu, họ đã xâm nhập Ấn Độ, theo tài liệu thì
họ đã có sớm khoảng 1,300 năm trước kỷ nguyên.
Chú
(4): Là một đại biểu Đại Thừa kinh điển. Tên chính thức
gọi là “Diệu Pháp Liên Hoa Kinh”, trong Phật giáo, bộ kinh
này được sùng kính mãnh liệt nhất và được xưng tụng
với mỹ danh là “Kinh trung chi vương”