CHƯƠNG
I
THIẾN
LÀ TRÍ TUỆ CỦA SINH HOẠT
TỈNH
GIÁC QUÁN CHIẾU THẾ GIỚI NỘI TÂM
Sở dĩ tôi đề xướng phương thức “Miễn ngồi thiền”,
là nhắm vào những đối tượng hằng ngày đi làm, có tâm
muốn tu thiền nhưng không có thời giờ rỗi rảnh đến thiền
đường ngồi thiền. Cho dù có lợi dụng dăm ba ngaỳ nghỉ,
hoặc xin sở lmà nghỉ dài hạn để đến thiền đường tham
thiền, ngồi thiền đi nữa, thì chẳng qua tạm thời cho thân
tâm được thư thả, nhưng đối với việc thể ngộ được
thiền lý thì hiệu ích không lớn. Vả lại cách xin nghỉ
pháp cũng không thể kéo dài được. Đối với thiền sư,
thì việc hành tập ngồi tham thiền là phải đến thiền đường
hằng ngày, và là việc kiên trì liên tục suốt đời. Nếu
chúng ta muốn bỏ tất cả mọi thứ để hoàn toàn đầu nhập
vào trong ấy thì dường như không thể được. Nói như thế,
chẳng lẽ cả đời chúng ta không có cách để thể nghiệm
được thiền hay sao? Thành thực, cá nhân tôi không tán thành
cách nói “Thiền chỉ có trong thiền đường”. Nếu thiền
mà người làm lụng thường ngày không thực hành được,
thế thì thiền còn có thể mang tính chân chính?
Cho nên ở đây tôi đề xướng “Miễn tọa thiền”
“Miễn tọa thiền” là phương thức thế nào?
Người thông thường giải thích thiền định là “Thống
nhất tinh thần”, cũng là phương pháp làm cho tâm tán loạn
lên xuống bất ổn có thể an định lại một cách chuyên
nhất. Nhưng trong phương pháp “Miễn toạ thiền”, chúng
ta đối với thiền lại có sự giải thích khác; Cái gọi
là “Thiền”, tức là muốn để cho tâm chúng ta từ trong
dính líu ràng buộc và mê vọng khốn đốn nghi nan được
giải phóng ra ngoài. Vì thế bước thứ nhất học thiền,
là phát hiện thử xem tâm chúng ta đang bị cái gì mắc dính
và bó buộc.
Trong sinh hoạt hằng ngày, thông thường người ta không chú
ý quan sát đến nội tâm của mình, ví như đôi nam nữ đang
yêu nhau cứ mãi tha thiết mù quáng, đến độ không thấy
trên mặt người yêu của mình có tàn nhang hay đồng tiền
(Tình nhân nhãn lý xuất tây thi); người đi làm việc thì
dốc sức mưu cầu được thăng chức, thường nhắm vào sự
thăng chức làm mục tiêu trong đời; học sinh vì có khảo
thí mà ôn bài không mệt mỏi, sở cầu chẳng qua là để
có thể chen vào cánh cửa hẹp để lên lớp. Những người
đem lòng truy cầu sự vật ngoại tại đương nhiên càng không
chú ý đến nội tâm của mình.
Cho nên, người học thiền ngay bước khởi đầu cần thực
hiện bằng được, đó là quán sát sự hoạt động tâm thức
của mình. Nếu có thể nhận diện được nó, thì tâm thức
của mình sẽ được tự do. Ví như nói: Luyến ái là mù quáng.
Cho đến khi nào thấy được sự mù quáng của lòng mình thì
lúc bấy giờ lòng dạ hai bên trai gái sẽ được tự do. Bởi
vì nó có thể tự do lựa chọn, cho nên hoặc tiếp tục mê
luyến, hoặc sẽ dùng nhãn quan lý trí để xử sự vấn đề
tình cảm?
Do đó, ta có thể biết người nào có thể cảm giác, qún
sát và nắm vững nội tâm của mình thì người đó tự do.
Cũng có thể nói, hướng thiền đã bước được bước thứ
nhất.