CHƯƠNG
II
HƯỚNG
CAO TĂNG HỌC TẬP THIỀN TÂM
DƯỠNG
THÀNH
(TRƯỞNG
DƯỠNG, TÁC THÀNH)
“PHI
THƯỜNG THỨC”
CỦA
SIÊU VIỆT THƯỜNG THỨC
NHẤT HƯ TÔN THUẦN
Tuyền
Châu ở vào thế kỷ 15, là trung tâm mậu dịch đương thời
của Nhật Bổn và Minh triều. Trong phố chợ tụ tập không
biết bao nhiêu thương gia buôn bán, phàm phu tẩu tuất, và
nhân sĩ đủ hạng đủ ngành, có thể nói đó là Quan Cái
Vân tập, náo nhiệt phi phàm
Một
hôm trên đường, mặt trời vừa xế bóng.
Nhất
Hư hòa thượng lưng mang kiếm gỗ thượng đeo kiếm gỗ? Một
kết hợp quá kỳ lạ nên khiến mọi người đi đường cảm
thấy tức cười, nhưng, Nhất Hưu Hòa thượng thì xem như
không, ngài vẫn thản nhiên tiếp tục dấn bước. Đến khi
những người theo coi lần lượt vây quanh, cuối cùng Nhất
Hưu Hòa thượng lên tiếng:
“Các
vị! Các vị biết không, hòa thượng hiện nay đều đeo kiếm
gỗ. Kiếm gỗ lúc nằm trong vỏ thoạt trông có vẻ giống
như kiếm thật, nhưng một khi rút ra mới biết kiếm đó được
làm bằng gỗ, căn bản không thể làm ai bị thương!.
“Vậy
à?...” Mọi người nhạo xong cười rộ rồi im lặng. Bấy
giờ Nhất Hưu Hòa thượng nói tiếp:
“Nhưng!...cũng
không cách nào làm cho người sống trở lại”.
Lúc
ấy Nhất Hưu Hòa thượng đang tuổi 42, đã qua tuổi trung
niên.
Ngài
đã từng là một tiểu tăng nổi tiếng là bậc có trí.
Ngài
cũng đã từng, từ nhị tỳ nơi gò chôn người chết, nhặt
đầu lâu buộc trên cán trúc, trong một buổi sáng nhằm ngày
Nguyên Đán đi qua từng nhà và la lớn: “Mọi người hãy
đển xem!” lúc bấy giờ Nhất Hưu Hòa thượng dụng tâm
khổ sở để dạy dỗ thế nhân lưu ý về chân lý thế gian
vô thường.
Đã
từng là thị giả, hầu hạ thầy mình là Hoa Tẩu, khi cùng
thầy đến Đại Đức tự để tham gia Phật sự của tiên
sư, Nhất Hưu mình khoác áo vải, chân mang giày rơm đứng
giữa chúng tăng mặc đầy những cà sa hoa lệ nên biến thành
một đối tượng khiến đám đông tập trung ánh mắt nhìn
ngài, thậm chí thầy của ngài cũng phải nheo mày. Lúc bấy
giờ Nhất Hưu Hòa thượng ngang nhiên tuyên bố: “Tôi là
con người thật hoàn toàn, tôi không cần thiếtphải nhờ
đến quần áo để trang sức”. Lúc ấy Hoa Tẩu vì sự hấp
dẫn bởi đởm thức của đệ tử nên đã bảo rằng: “Sau
này, kẻ có thể kế thừa thiền phong của ta, chỉ có Nhất
Hưu Tôn Thuần”.
Nhưng,
đến thời vãn niên, khi ở tuổi 77 Nhất Hưu đã dan díu với
phụ nữ, vị nữ tánh này đã là đối tượng yêu thương
của ông, và ông bắt đầu trong đòi sống ái dục. Trong thi
tập “Cuồng Vân tập” của Nhất Hưu đã miêu tả trắng
trợn những sinh hoạt ái dục không ăn khớp mấy với hình
tướng của một thiền tăng
Đây
chính là thiền tăng nằm “ở giữa hư thực” --cuộc đời
của Nhất Hưu hòa thượng.
Sở
dĩ nói “Ở giữa hư thực” bởi lẽ trong làng xóm vẫn
còn lưu truyền “Nhất Hưu truyền kỳ” mà nhiều phần mãi
đến thời đại Giang Hộ (thế kỷ 15) mới thành lập, còn
tư liệu truyềy kỳ thì có rất nhiều truyện do người sau
này thêm thắt. Dẫu sao, lời nói và hành động của Nhất
Hưu hòa thượng đích thực đã có nhiều điểm khác thường.
Vì thế ông bị người đời gọi là “Điên cuồng thiền
sư” hoặc “Phi thường thức thiền sư”, điều đó không
phải là không có lý.
Vào
cuối niên đại nhà Đường có vị Vân Môn Văn Yêm thiền
sư. Chuyện kể rằng, khi ngài bị hỏi “Cái gì là Phật?”,
ngài thoáng nghĩ ngợi và liền trả lời: “Bảng quẹt phân!”
Trước đây chúng ta cũng đã từng đề cập đến “Bảng
quẹt phân” là vật rất ô uế. Dụng ý của Vân Môn thiền
sư là nhắm vào cái thường thức của “Phật là chí cao
vô thượng”. Nếu Phật là cái gì cao vời thì trên cõi trần
này có sự cách xa không thể vói được, thế thì người
phàm tục chúng ta làm sao có thể nhận được sự phò hộ
của từ quang Phật Đà? Còn những người tu hành làm sao có
thể từ sự tu hành mà thành Phật? Có thể nói quan niệm
xem Phật cao cao tại thượng, xa không vói được, đó là một
chướng ngại rất lớn cho việc tu hành.
Có
một vị cao tăng khác ở vào đời Đường là ngài Thạch
Đầu Hy Thiền thiền sư, một lần nọ, cùng với sư huynh
đồng môn lên núi làm việc, làm việc cần phải mang theo
dao liềm nhưng sư huynh lại quên mất. Do vậy ông bảo với
Thạch Đầu: Này! Đưa đầu cán cho ta!” Thạch Đầu thiền
sư tức khắc trả lời: “Lấy cán không thể sử dụng!”
Thông
thường khi cầm dao đưa cho người khác, cán dao phải hướng
ra ngoài và lưỡng hướng vào trong, đó là sự lễ phép thường
thức thông dụng mà chúng ta đã được dạy dỗ từ bé. Nhưng,
vị sư huynh này chỉ nhớ thường thức thông thường, còn
dao liềm trọng yếu thật sự lại quên mang theo, điều đó
phải chăng là gốc ngọn đã bị đảo ngược? Lúc này cấn
phải phát huy tác dụng chân chính đó là lưỡi dao chứ nào
phải cán dao! Dụng ý của Thạch Đầu thiền sư chính là
ở đó.
Thiền
ở trong thiền tự -- Đây là quan niệm thông thường. Nếu
tin tưởng và gìn giữ quan niệm này, nhất là ở vào xã hội
công thương nghiệp phồn thịnh bận rộn hiện tại, e rằng
chúng ta không cách nào có thể học thiền được. “Đợi
lúc sau khi sự việc xong xuôi thì đến thiền tự!” Nhưng,
cái thời khắc hứa hẹn này e rằng vĩnh viễn chờ hoài mà
không bao giờ đến. Hay thử bỏ quan niệm này đi! “Thiền
đâu chỉ có riêng nơi chốn cửa thiền”, nếu có thể kiến
lập được điều phi thường thức này, thì đây chính là
thời khắc mà bạn có thể bắt đầu học thiền.
Nhất
Hưu hòa thượng đã ở trong am Nhu Ý Đại Đức Tự (1), chưa
được mười hôm thì bỏ đi, lúc sắp rời khỏi nơi đây,
ông đã lưu lại bài thơ như sau:
Trú am thập nhựt ý man man,
Cước hạ hồng tơ tuyến thậm trường
Thu nhựt quân lai như vấn ngã
Như hành tửu tứ hựu dâm phường
Chữ
“Quân” trong thơ là nói người đối đầu bình sanh của
Nhất Hưu hòa thượng là sư huynh của ông -- Dưỡng Tẩu hòa
thượng.
Ý
của Nhất Hưu bảo: “Dưỡng Tẩu thật thà cố gắng ơi!
Sao ông cứ mãi cho rằng tại chùa mới có thể tu thiền, riêng
tôi chỉ ở có mười hôm đã cảm thấy chán phiền, đại
khái thiền của tôi là Thiền ở trong dâm phòng tửu quán!...”
Thuyết pháp như thế là một loại quan niệm siêu việt thế
tục.
Trong
quan niệm của người thông thường, một năm chia ra làm 365
ngày, để gán cho ý nghĩa khác nhau của mỗi ngày, như: “Hôm
nay là ngày 15 tháng 8”, “Hôm nay là sinh nhật của tôi”
v.v...., có thể nói, “Hôm nay” thành một cái ngày đặc
định. Sau khi mỗi ngày được đặt lên cái nhật kỳ, chúng
ta thường thường vì câu nệ nhật kỳ mà bỏ lỡ biết bao
thời cơ hy hữu. Vì để đả phá quan niệm này cho nên Vân
Môn thiền sư bảo rằng
:
“Ngày ngày đều là ngày tốt”
Chỉ
cần trong tâm có Phật thì mỗi một ngày, mỗi một giờ đều
là thời cơ tốt”.
Phàm
người ta cho là mồng 1 tháng giêng là ngày bắt đầu của
một năm, cho nên cần phải ăn mừng –đây cũng là quan niệm
cố hữu. Nhưng Nhất Hư hòa thượng đối với quan niệm này
thì cười khỉnh.
“Người
kinh thành ơi! Hãy xem chiếc đầu lâu này...Nhìn đi! Ở đây
có hai lỗ hủng, trước đó ở đây có hai tròng con mắt!
Nhưng, hãy ngám cái bộ dạng hiện nay kìa! Đáng vui không?
Đáng chúc mừng không?”
“Sự
tu hành trong Phật giáo cốt ở thực tiễn trugn đạo, nếu
cứ nhấn mạnh thiền là phi thường thức của siêu vật thường
thức, điều có phải là quá thiên chấp?” Người có nghi
vấn này chắc chắn đang bị lẫn lộn giữa ý nghĩa “Trung
Đạo” và “Trung gian”
Trung
đạo không phải là trung gian. Ngày xưa Thạch Sương hòa thượng
ở triều nhà Đường tuy đã từng bảo “Trăm thước đầu
cán làm sao tiến thêm một bước”, nhưng tôi vẫn cho rằng
chỗ trăm thước ở đầu cán mà muốn tiến thêm một bước
đó là “Trung đạo”, Nếu theo “Trung gian” mà nói, tức
là ½ của 100 thước --chỗ 50 thước. Nếu chúng ta ở ngay
chỗ 50 thước, giữa điểm bất tri bất giác thì vị trí
này đã là trung điểm. Thông thường một số phần tử trí
thức tự cho là hành sự của mình không thiên, vô ngã: trái
lại thì đúng hơn! Vì như thế đã thành một người cố
chấp không linh hoạt,. Có thể nói “trung gian” tức là thường
thức và “trung đạo” tức phi thường thức, vì thế, phi
thường thức mà thiền đã đề cập kỳ thực chính là tư
tưởng trung đạo của Phật giáo.
Trong
“luận ngữ” Khổng Tử từng bảo “Hương nguyện, đức
chi tặc dã” (“Luận ngữ. Tử Lộ”) , cái gọi là “Hương
Nguyện”, là nói trong một thôn, loại nguỵ quân tử cố
ý làm ra vẻ như kẻ trung hậu có đạo đức để người
ta vui thích. Nếu nói theo thời hiện đại thì một số phần
tử trí thực miệng luôn nhơn nghĩa đạo đức nhưng lòng
lại giảo hoạt. Khổng Tử ghét nhất là người thuộc loại
hình này. Còn nói: “Bất đắc trung hình nhi dữ chi, tất
đã cuồng quyên phu? Cuồng dã tấn thủ, quyên giả hữu sở
bất vi dã” (“Luận ngữ. Tử Lộ”). Khổng Tử cho rằng
trung đạo là điều khó cầu, cho nên thoái lùi mà cầu điều
sau, tức là lấy cuồng giả và quyên giả. Cuồng giả, ý
nói con người ý khí phong phát, chí ở tiến thủ; Quyên giả,
ý nói phẩm tánh cao khiết, con người hữu sở bất vi. Không
tử cho rằng hai loại người này đều là loại người tiếp
cận với Trung đạo, còn những phần tử trí thức xảo trá
chính mình là người lìa xa Trung đạo nhất. Có thể nói “Trung
đạo” của Khổng Tử cũng là một loại phi thường thức.
Pháp
hiệu của “Nhất Hưu” do thầy của ngài là Hoa Tẩu đặt.
Nhất Hưu hòa thượng khi tiếp nhận tên này đã từng làm
một bài ca như sau:
“Tùng hữu lậu địa hồi quy vô lậu địa, tạm thả nhất
hưu
Vũ yếu hạ, phong yếu quát, nhất thiết do tha”
Hữu
lậu địa là chỉ cho thế giới phiền não, vô lậu địa
là nói về thế giới khai ngộ. Bài ca này ý nói: “Từ con
dường thế giới sa bà thông đến thế giới cực lạc, nghỉ
ngơi một lát”. Nhưng “nghỉ ngơi một lát” của Nhất
Hưu chẳng phải để rồi đình trệ ở đó và không tiến
tới, sau khi nghỉ ngơi, ngài là con người không chịu thua
cuộc cho dù trong gió lớn mưa to, vẫn nghểnh đầu thẳng
ngực bước tới, cho nên sau bài ca này còn có những câu kế
tiếp:
“Mưa ơi! Rơi đi, rơi đi! Gió ơi! Thổi đi, thổi đi!
Cuồng
khách điên cuồng dẫm lên cuồng phong, lai vãng cả trong dâm
phường men rượu”.
Những
nơi Nhất Hưu đến, nếu không tửu lầu thì thanh lâu. Đợi
đến sau khi no say mới trở về chùa, nhưng về chùa chẳng
qua mươi hôm rồi lại bắt đầu tìm rượu làm vui. Đối
với sự không đầu hàng chuyện phàm tục của Nhất Hưu,
thì âu cũng là thiền pháp đặc biệt độc đáo của ngài?
Nhưng,
khi Nhất Hưu lâm chung đã từng lưu lại một số giới cấm
cho đệ tử, đó là:
“Sau
khi bần tăng quá vãng, trong số môn đồ đệ tử nếu có
người nào ở chốn sơn lâm dưới cây hoặc ra vào tiệm rượu
dâm phường mà mở miệng đàm thiền thuyết đạo, thì những
kẻ như thế chính là đạo tặc của Phật pháp, là oán địch
của chúng ta”.
Chính
Nhất Hưu đã ra vào tiệm rượu dâm phường nhưng lại cấm
môn nhân ra vào chốn ấy. Nhưng ở đây đã không có bất
cứ điểm mâu thuẫn nào. Nhất Hưu hòa thượng đi vào tiệm
rượu dâm phường nhưng kỳ thực chính là chỗ “Một trăm
kẽ một thước”. Hơn nữa ngài biết sau này trong môn nhân
sẽ không có người đạt đến trình độ như mình, nếu muốn
học theo đường đi nước bước giống nhau thì khác nào vẻ
cọp không thành cọp mà trái lại trở thành giống chó. Thiền
chân chính phải là độc nhất vô nhị.
Nhất
Hưu hòa thượng rất kính ngưỡng Hư Đường Trí Ngu thiền
sư dưới thời đại Nam Tống Trung Quốc, ngài thường tự
xưng là pháp tôn (cháu đạo) đời thứ 7 của Hư Đường
thiền sư. Vì thế khi ngài lâm chung đã để lại di kệ như
sau: