CHƯƠNG
II
HƯỚNG
CAO TĂNG HỌC TẬP THIỀN TÂM
NHẬN
RÕ BẢN LAI DIỆN MỤC CỦA MÌNH
LÂM TẾ NGHĨA HUYỀN
“Lâm
Tế Lục” là cách nói gọn của “Trấn Châu Lâm Tế Huệ
Chiếu thiền sư ngữ lục”, Huệ Chiếu thiền sư là thiền
tăng Lâm Tế Nghĩa Huyền (? – 867) rất nỗi tiếng ở đời
Đường.
Lâm
Tế thiền sư là thủy tổ khai sơn của Lâm Tế Tôn, đầu
tiên ngài theo học thiền với Huỳnh Bá thiền sư, vì thế
một mạch ngài đã thừa tậpt thiền phong nghiêm tuấn của
Huỳnh Bá.
“Hu?nh
Bá B?ng, Lâm T? Hát”
Đã
có câu truyền tụng như thế để biểu tỏ phương thức giáo
đạo tham thiền tu hành của hai vị này, Huỳnh Bá dùng cây
thước bảng đế đánh và Lâm Tế thì lớn tiếng la hét.
Trong “Lâm Tế Lục” đã thể hiện đầy đủ phong cách
nghiêm lệ của cá nhân Lâm Tế thiền sư.
Khi
Lâm Tế thượng đường, ngài tuyên bố: “Trên Xích Nhục
Đoàn có một vị Vô Vị Chân Nhân thường ra vào trước mặt
các ngươi, ai là người chưa chứng cố mà có thể nhận diện”.
Lúc ấy có một tăng nhân hỏi: “Thế nào là Vô Vị Chân
Nhân?” Thiền sư vội bước xuống thiền sàng nắm lấy ông
ta và hét lớn: “Đạo! Đạo!” Vị tăng ấy định muốn
nói điều gì thì thiền sư đã buông ra và bảo: “Vô Vị
Chân Nhân là cái thẻ gỗ quẹt thân!” (1)
Một
hôm, Lâm Tế thiền sư đứng trên pháp đường và bảo: “Trong
thân sanh nhục thể của mỗi con người, đều có một vị
tuyệt đối chân nhân vô hình vô tượng, thường xuyên ra
vào từ khí qua cảm giác của các vị. Vẫn không cách nào
có thể thấy rõ Vô Vị chân nhân này. Hãy xem đây! Xem đi!”
Lúc
bấy giờ, có một tăng nhân bước ra hỏi rằng: “Vị chân
nhân vô hình vô tượng này là gì?” Thiền sư rời khỏi
thiền tọa, chụp vị tăng nhân rồi hét lớn: “Nói đi! Nói
đi!” Trong khi vị tăng nhân ấy đang lúng túng, do dự, thiền
sư liền buông tay và thét lớn: “Vị Vô Vị chân nhân này
chính là cái gì giống cái nẹp bản quẹt phân...”
Hy
Lạp trước kia, có một triết gia vĩ đại là Tô Cách La Đê,
ông đã để lại ngay trước cửa ra vào của thần điện
A La Ba (2) một đoạn minh văn như sau:
GNOTHI
EAUTON
Bia
năm này là câu cách ngôn để ông thường xuyên cảnh giác,
cảnh tỉnh, phiên dịch ra Hán ngữ là “Tự tri bản thân”
nghĩa là “Tự mình biết mình”. Ông đem câu nói này khắc
ngay chỗ vào thần điện, điều đó không khác nào để cảnh
cáo thế nhân.: Từ của vào, bước thêm một bước là lãnh
vực của thần linh. Nhân loại các ngươi dù hô phong hoán
vũ trong chốn nhân gian nhưng dưới mắt thánh thần thì chẳng
qua chỉ nhỏ bé như hạt cát. Khi muốn vào thế giới của
thần, tốt nhất các người nên tự biết thân phận như vậy.
Thực
ra, ý của Tô Cách Lan Đê không phải như thế. Ý của ông
là: “Phải tự biết rõ chính các ngươi!”
Nhưng
muốn hiểu rõ chính mình là gì và làm sao để hiểu rõ thì
phải làm thế nào mới đúng?
“Tôi
mang chức khóa trưởng, thuộc giai cấp công nhân, tiền lương
đủ xài, tướng mạo bình thường, có một vợ một con, thân
thể thuộc loại máu O...” thí dụ này cũng là một cách
hiểu rõ chính mình, nhưng, đấy chỉ là bên ngoài. Tôi không
cho rằng lời của Tô Cách La Đe mục đích chỉ để diễn
đạt về những bộ phận có tính cách hời hợt bên ngoài
như thế.
Tô
Cách Lan Đê đã bảo.. Đừng lo, không phải tôi muốn lên
lớp triết học cùng quý vị, chẳng qua trước khi tôi nói
về “Vô Vị chân nhân” của Lâm Tế thiền sư, nên bất
đác dĩ phải nói rõ trước việc này vì đó là điều cần
thiết. Dẫu sao, Tô Cách La Đê cũng đã nghiêm khắc tách rời
“mình” và “sở hữu của mình”. Bất cứ thân thể nào
cũng vậy, tướng mạo nào cũng thế, hoặc là tài sản, địa
vị, chức vụ, vợ con...v.v.., những thứ này đều là “sở
hữu của mình” -- thuộc về vật của mình. Nếu so sánh,
“chính mình” đương nhiên là trọng yếu hơn so với “sở
hữu của mình” mới phải, nhưng người đời vì do ngu si
nên cứ nghĩ đến “Thân ngoại chi vậy”, thật là hành
vi đảo ngược. Cho nên, Tô Cách La Đê muốn mách cho chúng
ta rằng, không nên có thái độ ngu xuẩn, ta nên nắm vững
lấy ta, còn “Sở hữu của chính mình” chỉ là thứ yếu.
Như
thế, “Hiểu rõ chính mình” của Tô Cách La Đê có thể
nói tương dương với cái ý “Xem Vô Vị chân nhân trên xích
nhục đoàn (khối thịt đỏ) của Lâm Tế thiền sư. “Xịch
nhục đoàn” tức là nhục thể của con người. Mà cái nhục
thể này chẳng qua là “Sở hữu của mình”. Trong thân xác,
còn có một vị khác đó là Vô Vị chân nhân của thể xác
hiện đang có mặt đó đích thực là “Chính mình” (bản
lai diện mục của chính mình). Bất cứ là người có địa
vị như thế nào, từ khóa trưởng, giáo sư đại học, uỷ
viên lập pháp, thậm chí kể cả người buôn bán ở đầu
đường xó hẻm, hay bán thuốc lá dạo...., trước khi có sự
sai biệt thân phận chức nghiệp như thế đã có một con người
chân thật tồn tại. Vị “Vô Vị chân nhân” này ra vào
trong tai, mắt, mũi, họng, của chúng ta. Tại sao ta không thấy
nó? Lâm Tế thiền sư cho rằng: Không có lý do gì mà không
trông thấy cả, không phải thế sao? Hãy xem nhanh! Xem đi!.
Nhưng,
chúng ta đã không thấy được gì!
Muốn
xem, thì quả thật rất dễ trông thấy, nhưng, điều đã khiến
cho con người chán nản đó là cái gì cũng không thấy. Không!
phải nói là chính chúng ta không chịu quán sát. Cứ ngoan cố
giả vờ không thấy, nên chỉ một mạch truy cầu danh lợi
thế gian và trong lòng không lúc nào không mơo nghĩ về năm
việc, đó là: “Tài, sắc, danh, thực, thuỳ (ngủ)”, thật
là vô minh đáo để.
Như
thế thì Vô Vị Chân Nhân này là vị thần thánh nào?” Một
đệ tử đã hỏi thế.
Tăng
nhân là ai? Là vị khờ ngốc hay sự thật là vị có chút
tài ba? Người dám cả gan nêu lên chất vấn này, có lẽ ít
nhiều đã được lãnh ngộ?
Lâm
Tế thiền sư thấy tăng nhân này dường như có điểm đáng
dùng, thế là đạc biệt rời khỏi thiền tọa, túm lấy ngực
ông ta, giống như thầy dạy đô vật đang huấn luyện học
viên, hỏi dồn ông rằng:
“Là
gì? Nói đi! Nói coi!”
Nhưng,
ở ngay cái mắc gút quan trọng này, tăng nhân lại không thốt
nên lời.
Lâm
Tế thiền sư thất vọng, bèn nói:
“Vô
Vị Chân Nhân của ngươi là kẻ giống cái que quẹt phân!...”
[Căn
cứ vào thuyết Liễu Điền Thánh Sơn thị học giả Nhật
Bổn: “Que quẹt phân” cũng có thể giải thích là cục phân
khô như là que cây. Trên thực tế giải thích như thế thì
càng chính xác hơn”. (“Thiền tư tưởng” năm 1975).]
Thế
là, câu nói này thành ra “Cái gì! Vô Vị chân nhân của ngươi
giống như cục phân khô!...”
Viết
đến đây, tôi muốn nói “Đáng thương thay! đột nhiên bị
thộp ngực còn bị ép hỏi: “Nói nhanh! Nói mau!” và vì
do dự nên lại bị mắng “Ngươi là cái thứ đại tiện”,
thử nghĩ không đáng thương hại sao?” Kỳ thực nếu trường
hợp chúng ta bị ép hỏi như thế, có lẽ cũng bị rơi vào
tâm trạng y hệt đó là cảm thấy do dự lúng túng. Kết quả
cũng bị Lâm Tế Thiền sư quở trách:
“Tên
này chỉ là một đống phân chó thối!...rõ ràng là ở đó...Xem
kìa! Không phải chính là nó đang ra vào ở đó sao?”
Cho
dù mắt chúng ta có mở trừng trừng thì vẫn như là đui mù
không thấy. Nhưng, ở tình trạng này vẫn còn có một cơ
hội sống.
Cái
mà tôi có thể nói là, chỉ có cái này thôi.
Chú
(1): Cây bảng làm bằng tre để gạt phân. Đời xưa những
nhà nghèo không có giấy để chùi phân, cho nên dùng cây này
thay thế.
Chú
(2): Ngang hàng với Olympic, là hai thánh địa lớn của thời
cổ Hy Lạp. Lấy mặt trời, thần A Bà La làm trung tâm tế
bái.