Chương
III
LÀM
SAO THỂ NGỘ ĐẠO LÝ “ĐƯƠNG HẠ TỨC THỊ”
(ĐANG
KHI ĐÓ CHÍNH LÀ)
VÌ
SAO THIỀN SƯ CỰ TUYỆT 3 LẦN
Trước
đã giới thiệu về “Bất Sanh Thiền” của Bàng Khuệ thiền
sư, sau đây giới thiệu thêm mẫu chuyện vặt nhỏ có liên
quan đến đời ngài. Mẩu chuyện lục từ sách “Chánh Nhãn
quốc Sư Dật Sự Trạng”, Chánh Nhãn quốc sư tức Bàng Khuệ,
sách nầy do đệ tử của ngài tên là Trạm Nhiên biên soạn
để ghi lại những gì có liên quan đến sự hành hoạt và
ngôn hạnh của Bàng Khuệ thiền sư.
Mẩu
chuyện xảy ra ở chùa Địa Tạng, Sơn Khoa.
Một
hôm, thiền sư dặn dò thị giả của ngài lên kinh thành mua
một số giấy thượng hạng. Vị thị giả nầy xưa nay được
khen là có “Tư tài của Tử cống”, như thế đủ thấy
vị thị giả này là người tương đối thông minh lanh lợi.
Ai cũng biết, Tử Cống là một trong 72 hiền nhân môn hạ
của Khổng Tử, không những tài trí thông minh mà còn rất
sở trường về tài biện luận. Ông thường qua lại hai nước
Lỗ, Vệ và ông đã giành được rất nhiều thắng lợi to
lớn trên phương diện ngoại giao. Ngoài ra, Tử Cống còn giỏi
về mặt thương mãi, quản trị. Thiền sư đã sai người đệ
tử “tái trí so bằng Tử Cống” đi mua giấy cũng vì lý
do như đã được dẫn.
Đương
nhiên, thị giả không dám khinh thường, trăm chọn ngàn lựa
cuối cùng vất vả mang về một số giấy tốt
Không
ngờ, sau khi thiền sư xem qua giấy rồi phê rằng:
“Loại
nầy không được!” Thiền sư cự tuyệt không chút vị nể
Vì
thế, thị giả chỉ còn cách lên kinh tìm mua loại giấy khác.
“Thứ
nầy cũng không được!”
Thiền
sư xem qua loại giấy vừa được mua về lần này nhưng vẫn
lạnh lùng chê trách.
Kết
quả, thị giả phải đành cố gắng lặn lội lên kinh lần
nữa. Từ Sơn Khoa đến kinh đô cách nhau khá xa, đương thời
phương tiện giao thông khó khăn nên mấy lần trở tới trở
lui rất là cực nhọc. Chỉ vì vấn đề mua giấy mà hạnh
hạ đệ tử phải vất vả ngược xuôi, vả lại người đệ
tử đã không biết là ý sư phụ muốn loại giấy gì...Xem
đến đây cólẽ có nhiều người không dằn lòng được và
đồng tình với hoàn cảnh của vị đệ tử nầy mà liên
tưởng đến trường hợp một viên chức nhỏ trong một công
ty vì thường mua tính chỉ tư nhân cho thượng cấp khó tính
mà p hải bôn ba cực khổ nhiều lần.
Nhưng,
tình tiết phát triển của câu chuyện thiền lại thường
khi có một kết quả khiến người ta không thể ngờ được,
cho nên hãy khoan luận đoán bừa bãi mà cứ tiếp tục đọc
tiếp!
Lần
thứ ba, sau khi vị thị giả đi mua giấy về, thiền sư vẫn
lạnh lùng bảo:
“Không
được!”
Người
đệ tử suy nghĩ: “Quả thật sự lao khổ của mình không
thể lường được.”
Nhưng,
sau khi suy nghĩ, người đệ tử đã giật mình vì đã phát
giác lỗi lầm của mình nên liền sám hối sư phụ.
“Chà!
Bây giờ mới rõ!...thực ra, giấy mua lần đầu đã được
rồi”.
Thiền
sư dạy thế.