MỤC LỤC
CHƯƠNG I- THIỀN LÀ TRÍ HUỆ CỦA SINH HOẠT
Thanh Tăng Và Mỹ Nữ 
Làm Thế Nào Vẹt Mây Để Thấy Mặt Trời 
Đừng Cho Rằng Mục Hạ Vô Nhân Là “Tinh Thần Tự Tại” 
Khải Thị Thấy Được Từ Một Tiểu Thiền Sinh Dùng Rổ Tre Để Hứng Nước Mưa 
Không Nên Biến Thành Tù Binh Của Thường Thức 
Thiền Là Thuốc Có Công Hiệu Đặc Biệt Để An Định Tâm Thần
Bảo Trì Tâm Thức Khoáng Đạt 
Tỉnh Giác Quán Chiếu Thế Giới Nội Tâm
Không Nông Nỗi Vì Nhân Tình Thế Thái
Làm Sao Để Có Thể Sinh Hoạt Một Cách Tự Tại
CHƯƠNG II - HƯỚNG CAO TĂNG HỌC TẬP THIỀN TÂM
Sinh Hoạt Trí Huệ Thẳng Thắn Lỗi Lạc 
Không Phải Gió Động Cũng Không Phải Phướn Động Mà Chính Là Tâm Của Nhơn Giả Đang Động 
Hành Động Ngu Muội Của Việc Mài Gạch Làm Kính
Đói Thì Ăn Cơm Buồn Ngủ Thì Ngủ 
Đối Với Vật Xả Bỏ Mà Cảm Thấy Tiếc Nuối Thì Chính Đó Là Một Loại Phiền Não
Trẻ Nít 3 Tuổi Tuy Biết, Ông Già 80 Không Làm Được
Thế Nào Mới Tránh Cho Mèo Khỏi Bị Giết?
Không Nên Miệng Lưỡi, Đa Ngôn Không Sao Khỏi Lỗi
“Hành Vi” Giống Nhau Nhưng Hoàn Toàn Không Thể Biểu Đạt “Ý Tưởng” Như Nhau
Nhận Rõ Bản Lai Diện Mục Của Mình 
Khăng Giữ Giáo Điều, Biến Thành “Cang Phục Tự Dụng” 
Dưỡng Thành (trưởng Dưỡng, Tác Thành) “Phi Thường Thức” Của Siêu Việt Thường Thức 
Bất Sanh Của Phật Tâm 
Đoạn Trừ Lưới Me Của Nhân Sinh 
Diệu Pháp Thoát Ly Tai Nạn 
CHƯƠNG III - LÀM SAO THỂ NGỘ ĐẠO LÝ “ĐƯƠNG HẠ TỨC THỊ” (ĐANG KHI ĐÓ CHÍNH LÀ)
Vì Sao Thiền Sư Cự Tuyệt Ba Lần
Không Nên Cưỡng Cầu Hoàn Mỹ 
Không Phải Là “Lầm Lỗi” Mà Là Vì “Mê Muội” Nên Bị Quở Trách
Chớ Nên Rong Ruỗi Tìm Cầu 
Do Dự, Bất Quyết Thảy Đều Vô Dụng 
Trân Tiếc “Hiện Tại, Ngay Bây Giờ” 
Hiện Tại Không Thể Nhẫn Nại, Vị Lai Chắc Chắn Thọ Báo
Hậu Ký 
.
BƯỚC VÀO THIỀN CẢNH
Tác Giả-HIROSACHIYA - Dịch Giả-Thích Viên Lý
Viện Triết Lý Việt Nam & Triết Học Thế Giới Xuất bản 1998
 

CHƯƠNG II
HƯỚNG CAO TĂNG HỌC TẬP THIỀN TÂM

ĐOẠN TRỪ LƯỚI MÊ CỦA NHÂN SANH
     BẠCH ẨN HUỆ LẠC 

     
Bạch Ẩn thiền sư (1685 – 1768) là một thiền tăng trung kỳ ở thời Giang Hộ, cũng là trung hưng tổ sư của Lâm Tế Tôn. Thiền sư biệt hiệu là Hộc Lâm, Húy hiệu Huệ Hạc, người nước Tuấn Hà. Năm 1699 xuất gia tại thôn làng chùa Tòng Âm, sau đó du lịch nhiều nước, và đạ từng theo học với những đại sư như Tức Thông của Đại Thánh Tự Chiuể Tân, Mã Ông của Đại Viên Thoại Vân tự, Mỹ Nùng và Dịch Thiền của Chánh Tôn Tự Y Dữ Tòng Sơn v.v...Sau nầy, vào năm 1708 lại đến tu hành ở Anh Nghiêm Tự của Việt Hậu Cao Điền. 
     
Đưong thời Bạch Ẩn thiền sưtự cho rằng đã đạt đến cảnh giới khai ngộ giải thoát nên cảm thấy rất đắc ý, tự mãn. Mãi đến một lần có cơ duyên ngẫu nhiên quen biết Chánh Thọ lão nhân của Tín Châu Phạn Sơn (Đạo Cảnh Huệ Đoan, 1642-1721), mới lần lần tham thiền liễu ngộ được tâm thức ngã mạn của mình và phản tỉnh sửa lỗi triệt để, cuối cùng như thật mà đạt đến cảnh giới đại triệt đại ngộ. Sau khi đại ngộ, ngài vẫn lưu liạ học pháp 8 tháng với Chánh Thọ lão nhân và sau đó mới rời khỏi Tín Châu để tiếp tục hành trình vân thủy của ngài. Do Bạch Ẩn Thiền sư không màng danh lợi, nên đến khi tịch ngài vẫn ở tại một ngôi miếu nhỏ trong thôn, lấy sự viết lách và thuyết pháp để hóa độ chúng sanh. Trước tác của ngài gồm có “Ngữ Lục” (102 quyển), “Hòa An Quốc Ngữ)”, “Viễn La Thiên Phủ”, “Dạ Thuyền Nhàn Thoại” v.v.. Ở trong “Bích Sanh Thảo” tự truyện của ngài, bức thủy mặc đồ ve bằng mực nước cũng triển hiện ý cảnh độc đáo đạc biệt của cá nhân thiền sư. Còn môn hạ ngài như Đông Lãnh Viên Từ, Nga Sơn Từ Điệu v.v...., ai nấy đều tài trí xuất chúng. 
     
Bạch Ẩn thiền sư ở tuổi 15 đã vào cửa Phật, năm lên 19, vì bởi trong lúc tu hành có một nghi vấn nhưng nghĩ trăm bề mà không giải nổi nên tự cảm thấy khổ não vô cùng. Nghi vấn nầy có liên quan đến truyền thuyết của Nham Đầu hòa thượng, một vị cao tăng đời Đường bị đạo tặc trảm thủ. 
     
Nham Đầu hòa thượng sanh tiền thường nói với đệ tử rằng: “Lúc ta chết chỉ có môt tiếng rên than”. Quả nhiên, khi đạo tặc muốn chặt đầu của Nham Đầu hòa thượng, chỉ nghe ngài la lớn một tiếng, thiên hạ đồn rằng tiếng la ấy truyền xa ngoài mấy dặm. Bạch Ẩn thiên sư đối với truyền thuyết ấy cảm thấy hết sức buồn chán. Bởi vì nếu cả cao tăng như Nham Đầu hòa thượng mà vẫn không cách nào tránh k hỏi cái vận ách bị đạo tặc trảm thủ, thế thì mình cũng khó tránh quả báo của địa ngục? Nghĩ mãi và nghĩ mãi, trong tâm lý bỗng nhiên nổi lên ý niệm muốn hoàn tục. 
     Nhưng --- 
     
Không lâu sau, ngài gặp Mã Ông thiền sư của Thoại Vân Tự Mỹ Nùng. Ngày ấy nhằm ngày định kỳ của Thoại Vân Tự hong phơi kinh thơ. 
     
Bạch Ẩn thiền sư đứng trước mặt Mã Ông thiền sư và đánh cá một độ. Ngài sẽ nhắm mắt lại và từ trong mấy trăm quyển kinh thơ nầy mà bốc chọn một quyển. Nếu lựa chọn trúng phải kinh điển của Nho học thì ngài nhất định lập chí trở thành một người nho giả, trái lại nếu chọn trúng quyển kinh Phật, thì ngài sẽ tiếp tục tu hành Phật đạo. Đó là ván cá độ của ngài. 
     
Có lẽ trong số độc giả sẽ có người bảo: “Chọn cách thức như thế là quá bừa bãi”. Nhưng tôi không cho như thế là sai mà trái lại còn khích lệ lối cá độ đó. 
     
Lý do là, chúng ta thường hỏi: “Như vậy tốt hay là thế kia tốt?” vì vậy mà trong lòng do dự không thể quyết định. Từ việc nhỏ mà luận, ví như hôm nay, buổi trưa nên ăn gì tốt hơn? Hay là ăn mì? Từ việc lớn mà nói thì ví như nên từ chức công ty hay vẫn lưu chức tốt hơn? Thoáng nghe có vẻ ăn cơm và từ chức là hai việc không liên can gì nhau, nhưng hai việc này, tính chất mê hoặc tồn tại thì đã chẳng có gì sai khác. 
     
Vì thế, khi mê hoặc thì phải làm sao? Lúc ấy tôi cho rằng, tấn thoái lưỡng nan do dự bất quyết, chi bằng dùng phương thức bia xu hoặc xóc tào cáo làm tiêu chuẩn để lấy hoặc bỏ. 
     
Nhưng, vấn đề lại sanh ra nữa. 
     
“Đợi chút, bia thêm lần nữa xem sao!...” Thế nầy thế nọ, đối với kết quả không thể hạ quyết tâm một cách thực tiễn, trái lại còn làm cho sự việc càng lún vào khốn cảnh khó lấy khó bỏ. Có thể nói, con người như thế là nhu nhược và thiếu quyết đoán. 
     
Đời người chỉ sống một lần, cho nên không thể cách nào việc gì cũng tuỳ lòng mà muốn, muốn gì được nấy. Những món vật không thể đạt được mà nếu càng tham cầu nó thì càng tăng thêm sự đau khổ đối với nội tâm, kết quả chỉ phí công vô ích. 
     
Vì thế, xin khuyên quý vị tốt nhất trước khi cá độ nên khai tử cái tâm ấy. Nhưng thế sau khi xóc tào cáo sẽ không thể xảy ra ý niệm “Khoan đã, thử thêm lần nữa!...” Việc do dự không quyết đoán nầy có thể nói, khó “lấy” hay “bỏ” bởi vì nguyên cớ không thể đoạn niệm (chặt đứt vọng niệm) 
     
Câu nói “Tức tâm đoạn niệm”, ở trong Phật pháp còn có thêm hàm ý là “Biết rõ chân lý”. Khi một cặp vợ chồng cả ngày than khóc vì mất đứa con yêu, nếu đem chân lý “người chết không thể sống lại” để nói cho họ rõ mà đoạn niệm là một thí dụ. 
     
Cho nên một khi tâm của con người mà những ý niệm tham, sân, si đã được tiêu trừ, thì điều đó có nghĩa là giống như đã được khai ngộ. 
     
Vì thế, sự cá độ của Bạch Ẩn thiền sư tự nó dã bao hàm một thiền vị vô hạn. 
     
Và, kết quả cuộc cá độ đó đã như thế nào? 
     
Bạch Ẩn thiền sư đã lựa trúng quyển sách có tên “Thiền Quan Sách Tấn”, dựa theo tên mà suy thì đó là một quyển sách thiền được biên soạn bởi ngài Chu Hoằng đời Minh, Trung Quốc, là một truyền ký tổng quát của tất cả thiền tôn tổ sư, ngữ lục và tổng tập kinh luận của thiền mà các thiền giả cần đọc. 
     
“Cá độ” mặc dù từ trong ngẫu nhiên để cầu kết quả, nhưng nếu người cá độ sớm đoạn niệm (giác ngộ), thì “ngẫu nhiên” ở đây đã thành ‘Tất Nhiên”! Bạch Ẩn thiền sư chắc chắn là đã giác ngộ vì thế ngài dã không một chút do dự và đã ngang nhiên cố gắng bước tới trên đường thiền đạo. Và, cũng do ở lần cá độ ấy, mới tạo thành một vị thiền sư vĩ đại. Tuy là mẫu chuyện hơi giàu kịch tính, nhưng không thể khiến người không khỏi kính sợ vì ngài. 
     
Do một nhân duyên tình cờ, Bạch Ẩn thiền sư và Chánh Thọ lão nhân đã gặp gỡ nhau. Bấy giờ Bạch Ẩn ở tuổi 24, là lúc mà tâm ngã mạn phát sanh mạnh mẽ. Tá túc trong chùa Anh Nham của Việt Hậu cao điền, Bạch Ẩn đã quên ăn bỏ ngủ và tinh thiến ngồi thiền. Đem nọ, khi ngài nhập định, vì nghe tiếng chuông từ xa vọng đến mà hoát nhiên “khai ngộ”. Lúc ấy ngài không suy nghĩ gì nữa, la lớn: 
    
“Nham đầu hòa thượng vẫn mạnh khoẻ!” 
     
Nham đầu hòa thượng là vị cao tăng Đời Đường mà chúng ta đã đề cập ở trước. Lúc ấy những nghi hoặc tích trữ trong lòng ngài từ mấy năm nay đột nhiên khói tiêu mây tán. Không! phải nói là trong tự chính ngài đã cho rằng như vậy. Vì thế ngài rất tự phụ bảo rằng: “300 năm nay chưa ai bằng tôi là người sung sướng vì được giác ngộ!” 
     
Khẩu khí giống như thủ lãnh sơn trại. Điều này có thể bảo đó là một loại tâm kiêu mạn do đại ngã thúc dục. 
    
“Mạn” (1), cao ngạo, ỷ mình hiếp người. Trong quyển 43 “Đại Tỳ Bà Sa Luận” và quyển19 của “Cu Xá Luận”, đã lược cử 7 loại ngoại mạn như sau: 

Mạn: Đối với người dở hơn mình thì cho rằng mình là người thù thắng hơn họ; còn đối với người ngang hàng với mình thì lại bảo là ngang với mình mà kiêu lòng cao Mạn. 

Quá Mạn: Đối với người cùng hàng với mình, cứ khăng khăng bảo rằng mình thù thắng hơn đối phương; đối với người thắng hơn mình, cũng lập luận bảo rằng ngang hàng với mình 

Mạn quá Mạn: Đối với người vượt thắng hơn mình thì có lối nhận xét trái ngược, cho rằng mình vượt thắng hơn đối phương 

Ngã Mạn: Căn bản của 7 mạn ở thân ngũ uẩn giả hợp, chấp trước về ngã, ngã sở, ỷ y vào mình mà kiêu mạn. Trong chấp có ngã, và cho rằng mọi người không bằng tôi; Bên ngoài thì chấp có ngã sở, thì phàm cái gì thuộc về s3ơ hữu của mình cũng đều cao đẹp hơn của người khác. 

Tăng thượng mạn: Chưa chứng được quả vị hoặc đúc của thù thắng mà tự cho là đã chứng đắc. 

Ty Mạn: Đối với người rất ưu việt, lại cho rằng mình chỉ hơi sút hơn người ấy chút ít; hoặc tuy đã hoàn toàn thừa nhận sự cao thắng của người khác, và dù bản thân mình thật dở kém, nhưng tuyệt đối không chịu hư tâm để học tập với người ấy. 
 

Tà mạn: Vô Đức lại tự nhận là có đức. 
     
Xem qua 7 thứ tâm ngã mạn trên đây, không thể không khiến mọi người cảm thấy lo âu sợ sệt vì lẽ không ngờ trong tâm chúng ta lại cất dấu những món vật xấu xa nhiều đến như thế. 
     
Dù Bạch Ẩn thiền sư sanh lòng kiêu mạn như thế nhưng lại có được cơ duyên ngẫu nhiên quen biết một vị du tăng có tên là Tôn Cách. Tôn Cách đã mách cho ngài biết là Chánh Thọ lão nhân đang ở Tín Châu Phạn Sơn, thế là ngài đã dấn thân thẳng đến Tín Châu 
      
Lần đầu tiên khi gặp Chánh Thọ lão nhân, Bạch Ẩn một mặt thuật rõ kiến giải của mình, mặt khác tỏ vẻ làm như không ai bằng mình. 
      
Đối với kiến giải của Bạch Ẩn, Chánh Thọ lão nhân đã không khách sáo đưa tay trái làm động tác như bắt cái gì trên không rồi ném bỏ và bảo: 
      
“Đúng là một động vật chó địt không thông. Hãy đem những món vật mà ông trông thấy đưa ra đây!” 

      Nói xong ngài đưa tay phải ra và tiếp: 
      “Nếu có thì mửa vào chỗ nầy!” 
      Bạch Ẩn thiền sư làm động tác oẹ mửa. 
      Lão nhân tức khắc hỏi tiếp: 
      “Làm sao trông thấy chữ “Vô” trong công án của Triệu Châu?” 
      “Không là k hông, không thể thấy được vật tồn tại” 
      
Bạch Ẩn thiền sư vừa đáp xong liền bị lão nhân dùng tay bóp mũi và bóp thật mạnh, sau đó kéo vòng một vòng rồi bảo: 

      “Không phải của ông, ta vẫn có thể bắt được!” 
      
Lời nói của lão nhân đã đánh trúng vào sự cống cao ngã mạn của Bạch Ẩn. 
      
Chính vì khế cơ lần nầy, Bạch Ẩn lư lại bên cạnh lão nhân để tham học Phật pháp. Lão nhân hình dung Bạch Ẩn thiên sư là “Tử thiền của chó địt không thông (2)”, và đã cho đó là việc không đúng tí nào. Chính vì thế mà Bạch Ẩn thường xuyên bị quở trách. Dù vậy, ngài vẫn nổ lực khai triển, tinh tân tu hành một cách vô cùng khổ hạnh. 
      
Một hôm, khi Bạch Ẩn nâng bát khất thực, ngài đến trước cửa của một gia đình, chủ nhà từ chối cúng dường nhưng vì ngài đang suy nghĩ công án nên chẳng để ý, vì cứ đứng mãi trước cửa nên khiến chủ nhà tức giận, ông ta đã xách chổi đánh Bạch Ẩn xối xả và ngài đã ngãi xuống bất tỉnh. 
      
Khi Bạch Ẩn khôi phục lại thần trí, ngài đã đạt đến cảnh địa đại triệt đại ngộ. Chờ Bạch Ẩn tỉnh lại, Chánh Thọ lão nhân liền bảo: 

      “Ông triệt ngộ rồi!” 
      
Bạch Ẩn thiền sư theo học chánh pháp với Chánh Thọ lão nhân chỉ trong thời gian 8 tháng, nhưng lại có thể tri nhận tường tận những điểm ảo diệu của thiền, có thể nói, nếu không có Chánh Thọ lão nhân thì không có Bạch Ẩn thiền sư sau nầy. Như vậy đủ thấy chỉ là lần gặp gỡ ngẫu nhiên nhưng kỳ thực cả một sự ẩn tàng huyền cơ không thể biết được? 

Chú (1): Tên của Tâm Sở (Tác dụng của Tâm). Cu Xá Tôn lấy một của Bát Bất Định địa pháp trong 46 tâm sở, Duy Thức Tôn thì lấy một của 6 căn bản phiền não trong 51 tâm sở. Tức so sánh, cao thấp, hơn thua, ưa ghét v.v. giữa chính mình và người khác, mà sanh ra lòng tự thị khinh rẻ người khác, gọi là mạn. Cũng tức là ý tự phụ và khinh bỉ. 

Chú (2): Còn có tên là Thiền Hòa tử, tức là người Tham Thiền

c

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

å æžœ đơn gia n chi la mô t câu xin lô i 村上市お墓 佛家说身后是什么意思 những hạt ngọc thầy trao æ ˆå ƒ 簡単便利戒名授与水戸 士用果 阿彌陀經教材 Ï Phật Nhập từ Tam muội phóng sinh Việc của năm cũ qua đi 大安法师讲五戒 Sóng 河南有专属的佛教 慧 佛學 Ngôi 南无阿弥陀佛 佛号 藏版 Phần 1 èˆ æ æ ƒ tien thu Do the van Co xuan ä½ å æ Žç ˆ åŽ ä tin túm niem Gio ngu nghi ve dieu giac ngo thu nhat trong kinh bat dai 教师节的对联 สโตร ส รา Uống trà giúp giảm cân Danh hiệu Avalokiteśvara trong Tịnh Độ Thầy 礼佛大忏悔文 华藏宗门 เพรงดนต ฟ tÃÆ 激安仏壇店 ý nghĩa lễ hằng thuận chí ï¾ ï¼ 一念心性 是