CHƯƠNG
II
HƯỚNG
CAO TĂNG HỌC TẬP THIỀN TÂM
ĐÓI
THÌ ĂN CƠM BUỒN NGỦ THÌ NGỦ
ĐẠI CHU HUỆ HẢI
“Đói
thì ăn cơm, buồn ngủ thì ngủ” – đây chính là thiền,
nếu thực hiện được điểm này, thì đó gọi là hiểu biết
về thiền. Thời đại Cao Trung, tôi đã đọc một tác phẩm
lớn của Linh Mộc Đại Chuyết tiên sinh một câu như thế.
Lúc ấy tôi cho rằng câu nói đó là của Linh Mộc [Suzuki(?)]
tiên sinh, nhưng sau này khi tiếp xúc với nền Phật học, tôi
mới biết là thiền ngữ này đã được trích từ “Đốn
Ngộ Yếu môn” của Đại Chu Huệ Hải thiền sư đời Đường.
Dưới đây là nguyên văn:
Hữu
Nguyên Luật sư đến hỏi: “Hòa thượng tu đạo, có dụng
công không?” Thiền Sư Đại Chu Huệ Hải đáp: “Dụng công”
Hỏi: “Dụng công thế nào?” Thiền sư trả lời: “Đói
thì ăn cơm, buồn ngủ thì ngủ” Hỏi: “Tất cả mọi người
đều vậy, như thế thì vấn đề dụng công có giống với
thiền sư hay không?” Thiền Sư trả lời” “Không giống”
Hỏi: “Tại sao không giống?” Đáp: “Khi họ ăn cơm, nhưng
họ không chịu ăn cơm vì bị trăm điều đòi hỏi; khi ngủ
thì không chịu ngủ, vì phải so sánh tính toán vạn sự”.
Hữu Nguyên bí lối.
[Đốn ngô yếu môn]
Có
người tên Nguyên Luật Sư đến hỏi “Khi hoà thượng tu
hành có cần dùng đến công phu?” Đại Chu thiền sư trả
lời: “Cần”. Hỏi: “Công phu ấy như thế nào?” Trả
lời: “Đói thì ăn cơm, buồn ngủ là ngủ”. Hỏi: “Người
thông thường đều như vậy cả, công phu của Hoà thượng
chỉ có thế sao?” Đáp: “Chẳng giống nhau”. Hỏi: “Có
gì khác nhau?” Đáp: “Khi người khác lúc đáng ăn cơm thì
không chịu ăn, lại phải đủ điều đòi hỏi; khi đáng ngủ
thì không yên tâm để ngủ, vì còn ngàn việc đán đo. Vì
thế ta với họ khác nhau”. Nguyên Luật Sư lặng im vì đã
không còn lời nào để chất vấn.
Vừa
thoạt nghe qua đã có đồng cảm. Có lúc dù cho một chút ý
ngủ cũng không, nhưng trong quan niệm thì cứ cảm thấy là
không ngủ thì không được nên tự cưỡng bức: Mình phải
ngủ. Thì ra như thế, một mặt trong não ý nghĩ lung tung, một
mặt vì tiếng đống hồ tích tắc mà cảm thấy tâm trí phiền
não nóng nảy, kết quả càng không cách nào ngủ được. Mãi
đến tảng sáng 2, 3 giờ...cuối cùng chỉ thấy bi ai tuyệt
vọng.
Ăn
cơm cũng thế, khi phải ăn cơm thì ăn cơm, nhưng thông thường
ngưuời ta cứ phải tống điều phối thức ăn dinh dưỡng
trước, sau đó mới chịu ăn, vì thế mà bao tử đã bị khổ
sở vì đói.
Do
vậy, “Đói là ăn, buồn ngủ là ngủ, đó tức là thiền”.
Lời nói đơn giản này, tuy trên mặt chữ rất dễ lý giải,
nhưng trên thực tế lại là việc mà những người phàm tục
không thể làm được, mặc dù câu nói này lúc nào cũng “Nao
nao trong lòng”, nhưng ban đêm vẫn không ngủ được, khi đang
ăn cơm thì nghĩ bậy nghĩ bạ, nếu không thì một mặt vừa
xem báo một vừa ăn cơm, hoặc một mặt vừa xem báo một
mặt vừa ăn cơm, hoặc một mặt đánh cờ một mặt ăn cơm,
muốn ăn bữa cơm ngon lành đúng nghĩa dường như là việc
không phải dễ.
Nhất
là đối với những ai đang đi làm, đói thì ăn, muốn ngủ
thì ngủ, điều đó chẳng khác nào như một mộng tưởng
xa xăm vói không bao giời tới. Ví như, lúc 2, 3 giờ chiêu
đang cơn buồn ngủ, nếu phải ngủ ngon trên chiếc bàn làm
việc, thì bảo đảm là không bao lâu sẽ bị sa thải khỏi
sở. Nghĩ đến thời đại cao trung, khi thầy đứng trên bục
giảng say sưa giảng đến nước mồm tung tóe còn mình thì
ở dưới lén ăn thức ăn mang sẵn theo, tâm trạng vừa có
phần sợ hãi vừa có phần vui thú ấy, đối với một viên
chức cũng là một loại luận đàm xa xôi. Có thể nói: “Đói
thì ăn, buồn ngủ thì ngủ”, đại khái chỉ có những người
xuất gia xa lìa trần tục mới có thể làm được, đối với
chúng sanh thường tình như chúng ta, thì đó là vấn đề “có
thể gặp mà không thể cầu”.
Nhưng,
kỳ khôi nhất là tại sao sau 2, 3 giờ chiều chúng ta lại
buồn ngủ? Phải ngủ bao nhiêu tiếng đồng hồ mới đủ?
điều này đương nhiên tuỳ theo mỗi người mà có sự sai
biệt. Trong truyền thuyết, Nã Phá Luân vị anh hùng của nước
Pháp, mỗi ngày, chỉ ngủ 3 tiếng đồng hồ, vì thế ông
thường hay ngủ gật, thậm chí có một chuyện khôi hài đó
là vì ngủ gật mà ông đã bị rơi từ trên lưng ngựa xuống
đất. Đời nay, chúng ta thường thấy trên công xa đầy khác,
nhiều người tay nắm cái móc, và cứ như thế mà đứng ngủ
ngon lành. Nghe bảo trước đây trong quân đội đã có người
vừa hành quân vừa ngủ gật. Khi thời gian ngủ bị thiếu
thốn nhiều, đương nhiên rất dễ ngủ gật. Nói theo thường
thức, bình quân mỗi người mỗi ngày ngủ khoảng 6 đến
7 tiếng đồng hồ, vì thế ban đêm nếu ngủ đầy đủ, thì
ban ngày sẽ không bị tình trạng ngủ gà ngủ gật. Sau cùng,
chúng ta cần kết luận là: Sinh hoạt cần phải có những
quy luật rõ ràng.
Cái
gọi là quy luật sinh hoạt, đó là 3 bữa ăn nên định lượng,
và phải ngủ nghê đầy đủ, như thế thì khi đi làm, sẽ
không bị ngủ gật và đói bụng, và ban đêm cũng tự nhiên
vì không buồn ngủ mà mất ngủ.
Nếu
có thể làm được quy luật sinh hoạt như thế -- Đói ăn
cơm, buồn ngủ thì ngủ thì đó tức là thiền. Đó là sự
thể ngộ gần đây nhất của tôi. Có lẽ là vì liên quan
đến tuổi cao! Khi con người đến tuổi trung niên, thì không
thích sự vật mới mẻ khác lạ. Đối với tuổi trẻ, có
lẽ cho rằng thiền như thế hơi bị gò bó, hơi “tượng
gỗ” (không linh hoạt), và vì muốn truy cầu cảnh giới thiền
mà đã có rất nhiều thay đổi không chừng.
Tôi
đã từng nói, phương thức thực tiễn của thiền không phải
chỉ có một loại. Có loại thiền thích hợp vời người
tuổi trẻ, có loại thiền thích hợp cho người trung niên,
và cũng có loại thiền thích hợp với bậc lão niên. Tóm
lại, thiền không rơi vào bất cứ cái ổ cố định nào.