CHƯƠNG
II
HƯỚNG
CAO TĂNG HỌC TẬP THIỀN TÂM
ĐỐI
VỚI VẬT XẢ BỎ MÀ CẢM THẤY TIỀN NUỐI
THÌ
CHÍNH NÓ LÀ MỘT LOẠI PHIỀN NÃO
BÀNG CƯ SĨ
Quyển
sách “Chánh Pháp Nhãn Tạng Tuỳ Văn Ký” này, là ngũ lục
của Đạo Nguyên thiền sư – Khai sơn tổ sư của Tào Động
Tôn Nhật Bổn. Người soạn là cao túc (học trò) của Ngài
là Hoài Trang thiền sư. Tôi muốn đem nội dung của quyển
sách này để giới thiệu tỉ mỉ đến quý vị, nhưng, vì
trang giấy có hạn nên chỉ có thể dẫn dụng những phần
có liên quan đến nội dung thảo luận trong sách, và dưới
đây là trích đoạn dịch văn đã tiết lục:
Một
hôm, có một vị tăng đến hỏi tâm yếu của tâm hành. Tôi
bảo với ông thế này: “Người học đạo có thể cần phải
“Nghèo” trước, vì tiền bạc nhiều thì dễ mua sắm đắm
đuối vào vật chất mà nản chí tinh thần, người tu hành
tại gia thường lo lắng tiền tài, lưu luyến chỗ ở, và
giao dịch qua lại với bao nhiêu thân hữu, do vậy dù mà có
chí tu hành, cũng bị cản trở rất nhiều trong phần nhân
duyên chứng đạo. Cho nên xưa nay dù người tham gia tu học
đông đảo, nhưng số người ưu tú vẫn không bằng người
xuất gia. Người xuất gia ngoại trừ ba y một bát tất cả
đều không có tiền tài, không truy cầu chổ ở yên ổn, không
tham áo gấm khăn ngọc, một lòng chuyên chú đạo nghiệp,
cho nên việc tu hành phần nhiều đều đạt kết quả. Đó
là duyen do của “An bần chi sở dĩ lạc đạo”.
Bàng
Cư Sĩ tuy là tục nhân tại gia, nhưng tu hành không thua gì
người xuất gia, và ông đã chiếm được một vị trí quan
trọng trong Thiền Lâm. Bàng Cư Sĩ khi mới tham thiền, liền
đã gom góp toàn bộ sở hữu tài vật trong nhà để chuẩn
bị bỏ vào biển cả. Người đi đường thấy thế khuyên
lơn là nên mang tài vật đó là dùng vào việc cứu nhân tế
thế hoặc tạo tháp lập chùa thì tốt hơn. Cư Sĩ bảo rằng:
“Vật này vì có hại đối với tôi nên tôi mới mang nó
vứt bỏ, làm gì có cái đạo lý lấy cái vật hại mình đem
tặng người khác!” Nói xong, không chút luyến tiếc ông đã
đổ hết tiền tài xuống biển. Cư Sĩ tuy người tại gia,
nhưng sự không tham luyến tài sản thế gian, thật đáng được
gọi là một xuất gia hành giả”.
Khi
tôi đang cai thuốc lá đã từng mang một máy quẹt đắt tiền
tặng cho người khác. Lúc ấy cơn nghiện thuốc của tôi rất
lớn, mỗi ngày phải hút độ khoảng 50 chục điếu thuốc.
Vì nghĩ đến sức khoẻ nên mới nhất quyết cai thuốc, đó
là chuyện dĩ vãng 20 năm trước. Khi đó tuy quyết lòng cai
thuốc, nhưng tự biết mình không phải là người ý chí kiên
định, nên đối với kỷ luật bản thân tôi đã không đủ
tự tin để dứt khoát quyết tâm cai thuốc do thế mới nhất
định tặng cái quẹt máy cho người khác.
Khi
đọc giáo thị của Đạo Nguyên thiền sư, tôi đã không khỏi
nghĩ đến dĩ vãng. Vì sức khoẻ mà mang vật không dùng tặng
lại bạn bè, đây có phải là một việc làm thiều đạo
đức? Đúng ra phải quăng bỏ nó đi mới phải...
Đa
phần con người thường sa vào lề lối suy tư mê man như thế.
Hiển
nhiên, cái quẹt máy sở dĩ có hại là vì dùng nó để đốt
thuốc. Nếu không nhận thức được điểm này thì đối với
suy tư trên mặt tiền tài lại càng không thể phân tích xác
đáng. Tiền tài đối với kẻ tu hành Phật đạo có lúc đích
thị là một chướng ngại, nhưng, cũng không thể phủ nhận
sự hữu ích của nó. Ví như chúng ta có thể dùng nó để
cứu tế kẻ nghèo khó, hoặc sử dụng nó để kiến tạo
chùa chiền, chấn chỉnh đạo tràng v.v...Có khi cũng có thể
dùng để quyên giúp cho các hội Bảo Trợ Nhi Đồng Quốc
Tế ở Liên Hiệp Quốc v.v...chẳng hạn. Nếu đứng trên khía
cạnh này đề suy gẫm, thì mang bạc tiền liệng vào lòng
biển là một sự việc đáng tiếc.
Nhưng,
cái tình cảm “Bỏ đi thất tiếc” này đã không là cái
khổ não chướng ngại của việc tu hành ư? Vì thế, nếu
còn luyến tiếc khi mang tài vật vứt bỏ thì không thể hoàn
toàn chấm dứt khổ não. Bàng Cư Sĩ sở dĩ đáng kính, ,vì
ông không do dự tí nào khi đoạn tuyệt tài vật. Thế mới
mong kiên trì ôm cái chủ nghĩa “xuất thế trên hết” (tức
là “chủ trương không xuất gia thì không thể hiểu rõ thiền”
của Đạo Nguyên thiền sư), đồng thời cũng rất đáng tôn
sùng công phu “năng xả” của Bàng Cư Sĩ vì ông can cường
hơn cả những người xuất gia.
Ở
chương thứ 10 “Tân Ước Thánh Kinh, Mã Khả Phúc Âm” ghi
lại một mẫu chuyện thế này:
Lúc
Gia Tô đi đường, có một thanh niên đến sụp xuống lạy
và thưa rằng: “Lạy Thầy nhân hậu, tôi phải làm gì để
được sống mãi?” Gia Tô bảo anh ta: “Tại sao gọi ta là
nhân hậu? Không có ai là nhân thiện trừ Thiên Chúa. Để
được sống mãi mãi ngươi phải giữ các giáo răn. Những
giáo răn như ngươi biết: Chớ giết người, không trộm cướp,
không tà dâm, đừng hại người, không làm chứng dối, phải
hiếu kính cha mẹ và thương nguời thân như bản thân”.
Người
thanh niên thưa với Gia Tô: “Tất cả những điều răn đó
tôi đã tuân thủ từ thuở bé, thế thì tôi phải làm gì
thêm?” Gia Tô người thanh niên, tỏ tình âu yếm và bảo:
“Ngươi còn thiếu một việc: ngươi hãy về bán hết tài
sản và chia phát cho người nghèo, làm thế ngươi sẽ được
tài sản trên trời, rồi ngươi đến đây để theo ta”. Anh
ta nghe Gia Tô nói xong, buồn rầu bỏ đi vì anh ta là người
giàu có nhiều ruộng đất và lợi tức. Gia Tô buồn rầu
nhìn các môn đồ rồi bảo rằng: “Các con hãy xem, người
giàu muốn vào thiên đàng quả thật khó khăn! Này các con!
Thầy bảo thật: Lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người
giàu có vào nước thiên đàng”.
Lời
nói của Gia Tô trọng điểm là không phải mang tiền tài thí
xá cho người nghèo mà nhấn mạnh đến sự vướng mắc tiền
tài chính là sự chướng ngại cho con đường thông đến thiên
quốc, điểm này mà chủ trương của Đạo Nguyên thiền sư
giống nhau.
So
với phú ông truy cầu con đường đi đến thiên quốc thì
quyết tâm của Bàng Cư Sĩ đáng tôn kính hơn. Ông vì cầu
đạo mà mang hết tài sản trút bỏ xuống biển, đích thật
cần có quyết tâm và dũng khí. Không luận là Phật giáo hay
Cơ Đốc giáo, đều cần những người có quyết tâm và dũng
khí lớn như vậy để thực tu.
Bàng
Cư Sĩ(? – 808) là một trong số ít người với thân phận
tại gia mà lư danh trong thiền sử. Càng đáng đề cập hơn,
Bàng Cư Sĩ cả nhà gồm có bốn người đều xứng đáng gọi
là “Gia tộc của thiền”, bởi vì cái chết của họ tương
đối khác thường, có thể nói đó là lối chết của thiền
giả chính tông.
Những
thiền gia tu hành cao thâm, phần đông đều có thể biết trước
ngày chết của mình. Sự việc này thường thấy trong “Cao
Tăng truyện”. Thậm chí không những biết trước ngày giờ
ra đi mà nhiều thiền giả còn có thể tuỳ theo ý chí của
mình mà quyết định công việc tử sanh. Bàng Cư Sĩ là một
trong số những vị ấy. Giai thoại dưới đây được ghi trong
lời tựa của “Bàng Cư Sĩ ngữ lục”:
Một
hôm, Bàng Cư Sĩ quyết định vãng sanh (đương nhiên khác với
tự tử, tuy chúng ta không rõ nguyên nhân trong ấy).
Bàng
Cư Sĩ đem ý định của ông nói với cô con gái là Linh Chiếu
và dặn dò:
“Thế
gian hư ảo không thật. con ra ngoài cửa giúp ta để canh cao
độ của mặt trời, đến khi đúng ngọ thì hãy thông tri
cho ta một tiếng”
Bàng
Cư Sĩ dự tính vừa đúng chánh ngọ thì sẽ vãng sanh.
Đến
chánh ngọ, cô con gái vào nhà báo:
“Phụ
thân đại nhân, đã chánh ngọ rồi, nhưng hôm nay là ngày
nhật thực, không tinh cha hãy ra xem!”
“Thật
có việc như thế sao!”
Thừa
lúc Bàng Cư Sĩ bước ra ngoài nhà, Linh Chiếu cô nương đã
toạ vãng sanh.
“Động
tác con nhỏ này thật lanh lợi”
Bàng
Cư Sĩ vừa mắng yêu vừa nhặt củi khô lo việc thiện hậu
cho người con gái.
Bảy
hôm sau, thái thú sở tại đến phúng điếu. Vị thái thú
này bình thời đã dành rất nhiều sự kính ngưỡng đối
với Bàng Cư Sĩ. Bàng Cư Sĩ gặp thái thú liền bảo:
“Phàm
các hiện tượng đang hiện hữu điều là không tướng, nếu
chấp không lmà có thì không thể được. Vì thế...” Lúc
ấy trong nhà tràn đầy mùi thơm lạ và, Bàng Cư Sĩ đã vãng
sanh.
Thế
là thái thú phải long trọng cử hành tang lễ cho cư sĩ, và
thông báo tin này cho Bàng phu nhân. Nghe tin, Bàng phu nhân bảo
rằng:
“Thật
là đáng ghét, không thông tri cho tôi một tiếng mà đi trước,
làm sao chịu nổi!”
Bàng
phu nhân lập tức truyền tin này cho người con trai đang làm
ruộng hay.
“Ba
con và Linh Chiếu đều đã chết rồi!” Bàng phu nhân vừa
nói dứt lời, thì người con đang cầm cuốc đã buông lỏng
và tằng hắng một tiếng rồi đứng đó vãng sanh.
Bàng
phu nhân một mặt lo hậu sự cho con một mặt mắng yêu: “Thằng
con thật bất hiếu!” sau đó đến từng nhà cáo biệt những
người lân cận và từ đó không biết bà đã đi đâu.