CHƯƠNG
I
THIẾN
LÀ TRÍ TUỆ CỦA SINH HOẠT
THANH
TĂNG VÀ MỸ NỮ
“Cô mộc hàn nham” có nghĩa là: cây gỗ khô, ghềnh đá
lạnh. Trong danh tác “Ngã Thị Miêu” của văn học gia Hạ
Mục Sấu Thạch đã xuất hiện thành như thế.
Con mèo, vai chính trong tác phẩm, trong một đoạn văn khi bình
thuật về người chủ Khổ Sa Di của nó, đã phát triển biểu
như sau:
“Thường ngày, chủ nhân tôi cứ mang bộ mặt biểu lộ cái
tình cảm “cô mộc hàn nham” lạnh lùng như gỗ đá, nhưng
thật sự tuyệt đối ông không phải là người lãnh đạm
với nữ nhân....”
Hạ Mục tiên sinh thường hay sử dụng một từ ngữ khó hiểu,
điển hình như “Cô mộc hàn nham”, nhưng dựa trên mặt
chữ vẫn thừa sức nhận ra cái ý “Cây khô và ghềnh đá
lạnh”. Và xem lại toàn ý của đoạn văn, có thể hình dung
ngay thái độ lãnh đạm đối với nữ nhi quả giống như
cây khô ghềnh lạnh, khô khốc không một mảy may nhiệt tình
nào.
Đấy là lối dụng ngữ trên văn đàn, thực tế thì đây
là một câu Thiền ngữ. Nguyên lai điển tích như thế nầy:
Trước kia, có một vị hoà thượng thanh tu, sống cuộc sống
rất thanh tịnh trang nghiêm gần như là cảnh giới thánh nhân.
Vì thế, quanh ông không thiếu gì người đeo đuổi, trong đó
có một vị lão thái bà, ngưỡng mộ vị Thanh Tăng Nầy hơn
ai hết. Liên tục suốt 20 năm liền, bà chưa gián đoạn sự
cung dưỡng đối với vị Tăng bao giờ
Nhưng, phương thức cung dưỡng của vị lão thái bà nầy tương
đối kỳ quặc đặc biệt, bà luôn lựa mấy thiếu nữ xinh
đẹp đưa đến để phục dịch hầu hạ vị Thanh Tăng. Nhưng
cuối cùng, mỹ nữ đối với Thanh Tăng giống như đồng tiền
vàng đối với mèo. Trên căn bản không có tác dụng gì sao?
Hay giống như cá khô đối với mèo, có một hấp lực dụ
dỗ lôi cuốn mãnh liệt? Đây là việc không thể biết được.
Hai mươi năm trôi qua.
“Phải, đã đúng lúc rồi...” Lão bà nghĩ thầm trong lòng
Thế là một hôm, bà đặc biệt dạy bảo bọn thiếu nữ
cố gắng quyến rủ hoà thượng.
“Lại đây nào! Chịu không nào!” Những thiếu nữ được
bà căn dặn, bày lộ tư thái khêu gợi. Bên tai Thanh tăng phát
ra những tiếng phát nộ, bấy giờ Thanh tăng lên tiếng:
“Cô mộc ỷ hàn nham, tam đông vô noãn khí”
Tam đông ý nói gồm Mạnh đông, Trọng đông, Quý đông, tức
ba tháng mùa đông. Trong mùa đông vốn đã lạnh lẽo, cây
cỏ bám leo theo vách hố thẳm càng lạnh lẽo hơn. Thanh tăng
thốt ra lời nầy để bày tỏ rằng: lòng ông đã triệt ngộ
nên được trong sạch yên tịnh, không vì sắc đẹp mà giao
động thối hoá. Xem ra, thật vị Thanh tăng nầy đã tu đến
cảnh giới “như như bất động”...Không, hãy khoan luận
đoán bừa bãi, câu trả lời với đám mỹ nữ của Thanh tăng
sẽ được đãi ngộ ra sao, đó mới là trọng điểm
Sau khi nghe thiếu nữ trở về bẩm báo rõ rành sự việc,
lão thái bà đùng đùng nổi giận:
“Á! Tức chết được! Ta đã phí công cung dưỡng người
phàm tục nầy suốt hai mươi năm...” Nói xong, bà tức khắc
đuổi vị Thanh Tăng ra khỏi lều tranh, rồi phóng hỏa thiêu
rụi túp lều
Đấy là điển tích của thành ngữ “Cô mộc hàn nham”.
Quý độc giả có lãnh ngộ được đạo lý gì từ điển
cố này không?