Chương
III
LÀM
SAO THỂ NGỘ ĐẠO LÝ “ĐƯƠNG HẠ TỨC THỊ”
(ĐANG
KHI ĐÓ CHÍNH LÀ)
KHÔNG
PHẢI LÀ “LẦM LỖI” MÀ LÀ VÌ “MÊ MUỘI”
NÊN
BỊ QUỞ TRÁCH
Chúng
ta hãy trở lại đề mục nói về Bàng Khuệ thiền sư và
thị giả, để tìm hiểu thử xem câu chuyện này muốn dạy
chúng ta điều gì?
Trong
sách “Chánh Nhãn quốc sư dật sự trạng”, do Trạm Nhiên
pháp sư soạn, cuối câu chuyệncó thêm đoạn chú giải như
sau:
“...Những
học giả vì lấy sự tư lự đề phân biệt, cho nên đã có
sự cách biệt, trở ngại ngàn vạn dặm. Dụng ý của thiền
sư là như thế. Do vì không phân biệt tư lự nên thoát thể
hiện tiền. Xưa có Đại Tổ quốc sư khen ngợi một tiểu
tăng lấy rổ hứng mưa, ngàn thánh cùng một dấu tích. Diệu
môn của con người điều ở đây, nên phải thường xuyên
tham khảo điều này”.
Xem
qua đoạn chú giải nầy, vẫn khiến cho người cảm thấy
mơ hồ. Nhưng, nếu xem kỹ, suy gẫm cách dụng ngữ, chúng
ta sẽ dễ dàng nhận ra rằng ý của ngài là nhắm vào sự
lo âu, phân biệt của học giả để cảnh tỉnh. Từ đấy
suy đoán, cái gọi là “Học giả”, phải chăng nói hạng
người chỉ biết mổ xẻ trên những sự kiện nhỏ nhặt
Ngoài
ra, trong bài văn có đề cập đén “Đại tổ quốc sư khen
ngợi tiểu tăng lấy rổ hứng mưa” cũng là một trọng điểm
khác. Đại tổ quốc sư tức là Quan Sơn Huệ Huyền thiền
sư đã đề cập trong bài thứ nhất của quyển sách nầy.
Trạm Nhiên pháp sư cho là câu chuyên Quan Sơn thiền sư khen
ngợi vị tiểu tăng dùng rổ hứng mưa, dường như đối với
câu chuyện Bàng Khuệ thiền sư và thị giả mặc dù có những
bài học hay đẹp khác nhau nhưng đã có cùng công dụng như
nhau. Như thế, câu chuyện nầy có thể giải thích:
Người
thị giả có tài quản lý, nếu căn cứ trên phương diện
lợi lạc mà đo lường cân nhắc, nhất là sau khi ở tiệm
đã lựa chọn kỹ rồi mới mua giấy mang về. Nhưng trong lòng
người đệ tử vẫn không tránh khỏi ái náy rằng: mình đã
mua loại A, nhưng không chừng loại C còn tốt hơn...
Bàng
Khuê thiền sư vì để phá trừ ý tưởng mê muội trong tâm
đệ tử, cho nên cố ý làm mặt lạnh lùng: “Không được!”
Nhưng thực ra, đối với một vị thiền sư khai ngộ thì không
boa giờ phân biệt tốt xấu về những loại giấy. Có cho
ngoài loại giấy rơm cỏ hạng xấu đi nữa ngài cũng không
chê. Giống như một đứa con nít nhân ngày sinh nhật của
ba nó, dùng tiền lẻ bỏ ống mua một bình rượu hạng thường
để làm lễ vật tặng cho ngươi cha nghiện rượu, ắt hẳn
người cha cũng xem đó là vật quý báu mà uống ngon lành!
Nhưng,
nếu người con bủn xỉn, cố ý mua bình rượu hạng bét để
tặng cho xong việc, thì không những tâm tình vui vẻ của người
cha suy giảm mà còn có thể là phiền giận là khác.
Đối
với Bàng Khuệ thiền sư thì giấy loại nào cũng xong. Điểm
nầy chúng ta có thể thấy rọ là khi thị giả sám hối thiền
sư sau khi đã đi mua giấy về lần thứ ba và thiền sư đã
nói “Kỳ thực mua giấy về lần đầu là được rồi”.
Then chốt của vấn đề chính là tâm thái của người thị
giả.
Có
lẽ lúc đầu, khi lựa giấy tâm người thị giả đã nghĩ:
“Mua loại giấy nầy về, không chừng sẽ bị sư phụ khen
thưởng...” Có lẽ thiền sư đã tri nhận được mê muội
của người đệ tử và vì muốn khai đạo cho học trò nên
mấy phen liền ngài đã bắt người đệ tử phải lên kinh
thành để tìm mua giấy tốt.