MỤC LỤC
CHƯƠNG I- THIỀN LÀ TRÍ HUỆ CỦA SINH HOẠT
Thanh Tăng Và Mỹ Nữ 
Làm Thế Nào Vẹt Mây Để Thấy Mặt Trời 
Đừng Cho Rằng Mục Hạ Vô Nhân Là “Tinh Thần Tự Tại” 
Khải Thị Thấy Được Từ Một Tiểu Thiền Sinh Dùng Rổ Tre Để Hứng Nước Mưa 
Không Nên Biến Thành Tù Binh Của Thường Thức 
Thiền Là Thuốc Có Công Hiệu Đặc Biệt Để An Định Tâm Thần
Bảo Trì Tâm Thức Khoáng Đạt 
Tỉnh Giác Quán Chiếu Thế Giới Nội Tâm
Không Nông Nỗi Vì Nhân Tình Thế Thái
Làm Sao Để Có Thể Sinh Hoạt Một Cách Tự Tại
CHƯƠNG II - HƯỚNG CAO TĂNG HỌC TẬP THIỀN TÂM
Sinh Hoạt Trí Huệ Thẳng Thắn Lỗi Lạc 
Không Phải Gió Động Cũng Không Phải Phướn Động Mà Chính Là Tâm Của Nhơn Giả Đang Động 
Hành Động Ngu Muội Của Việc Mài Gạch Làm Kính
Đói Thì Ăn Cơm Buồn Ngủ Thì Ngủ 
Đối Với Vật Xả Bỏ Mà Cảm Thấy Tiếc Nuối Thì Chính Đó Là Một Loại Phiền Não
Trẻ Nít 3 Tuổi Tuy Biết, Ông Già 80 Không Làm Được
Thế Nào Mới Tránh Cho Mèo Khỏi Bị Giết?
Không Nên Miệng Lưỡi, Đa Ngôn Không Sao Khỏi Lỗi
“Hành Vi” Giống Nhau Nhưng Hoàn Toàn Không Thể Biểu Đạt “Ý Tưởng” Như Nhau
Nhận Rõ Bản Lai Diện Mục Của Mình 
Khăng Giữ Giáo Điều, Biến Thành “Cang Phục Tự Dụng” 
Dưỡng Thành (trưởng Dưỡng, Tác Thành) “Phi Thường Thức” Của Siêu Việt Thường Thức 
Bất Sanh Của Phật Tâm 
Đoạn Trừ Lưới Me Của Nhân Sinh 
Diệu Pháp Thoát Ly Tai Nạn 
CHƯƠNG III - LÀM SAO THỂ NGỘ ĐẠO LÝ “ĐƯƠNG HẠ TỨC THỊ” (ĐANG KHI ĐÓ CHÍNH LÀ)
Vì Sao Thiền Sư Cự Tuyệt Ba Lần
Không Nên Cưỡng Cầu Hoàn Mỹ 
Không Phải Là “Lầm Lỗi” Mà Là Vì “Mê Muội” Nên Bị Quở Trách
Chớ Nên Rong Ruỗi Tìm Cầu 
Do Dự, Bất Quyết Thảy Đều Vô Dụng 
Trân Tiếc “Hiện Tại, Ngay Bây Giờ” 
Hiện Tại Không Thể Nhẫn Nại, Vị Lai Chắc Chắn Thọ Báo
Hậu Ký 
.
BƯỚC VÀO THIỀN CẢNH
Tác Giả-HIROSACHIYA - Dịch Giả-Thích Viên Lý
Viện Triết Lý Việt Nam & Triết Học Thế Giới Xuất bản 1998
 

CHƯƠNG II
HƯỚNG CAO TĂNG HỌC TẬP THIỀN TÂM

“HÀNH VI” GIỐNG NHAU NHƯNG HOÀN TOÀN
KHÔNG THỂ BIỂU ĐẠT “Ý TƯỞNG” NHƯ NHAU
     CỤ CHỈ HÒA THƯỢNG 

     
Cái gọi là “Chân lý”, kỳ thực rất là bình thường. 
     
Nói theo lý, muốn thực hiện việc bình thường đáng lẽ rất dễ, nhưng thực tế lại không phải thế. 
     
Tôi từng được nghe về một sự kiện thế nào: 
     
Tại một cơ quan công cộng, có hai vị khóa trưởng họ Lâm và Trần. Trong cơ quan ấy, Lâm khóa trưởng có nhân tâm hơn, nên các thuộc cấp đều thích gần gũi. 
     
Một hôm, cơ quan có một viên chức qua đời vì tai nạn xe cộ. Tin buồn trên được truyền đến văn phòng đang khi Lâm khóa trưởng chuẩn bị đi công tác cán xa. Do nhiệm vụ trọng yếu, ông không cách chi có thể thay đổi hành trình để ở lại. 
     
Vì thế, Lâm khoá trưởng căn dặn thư ký mang phẩm vật đến nhà người chết để phúng điếu và thay mặt gửi lời phân ưu đến phu nhân người quá cố. 
     
Số tiền mang đi phúng điếu là 10.000 đồng. Trị giá theo lúc ấy là con số vừa phải. Nhưng vấn đề không phải số tiền nhiều hay ít, mà là nội dung của cái túi phúng điếu. 

     Loại mới, bạc giấy lớn 1000 đồng...9 tờ 
     Loại mới, bạc giấy 100 đồng...5 tờ 
     Loại mới, bạc giấy 50 đồng...8 tờ 
     Lóng tánh loạn tiền đúc 10 đồng....10 đồng 
     
Có lẽ có người sẽ hỏi tại sao không gói gọn 10 tờ loại 1,000 đồng? Đúng vậy, nếu không thì không được. 
     
Theo cái gọi là điện nghi, vật phúng điếu trong lúc an ủi tang gia để biểu đạt tâm lý và không để tang gia bị bất cứ trở ngại khó khăn nào về mặt tiền bạc. Thông thường, bởi sự việc bất ngờ xảy ra nên phúng điếu dù giấy bạc cũ cũng không can chi, còn nếu bì thư chứa toàn bạc mới, sẽ khiến tang gia hiểu lầm phải chăng trường hợp nào đó đối với sự phát sinh tang tóc hình như đã được đợi chờ sẵn. Đồng thòi, vì để biểu hiện lòng cảm thông trước sự việc ngoài ý muốn nên cố tình đặt nhiều loại tiền như 1000, 100, 50, 10 đồng v.v... để tỏ ý là vì đột ngột không thể chuẩn bị kịp nên chỉ nhất thời góp lại. 
     
Nhưng, Lâm khóa trưởng sử dụng bạc mới là để biểu hiện cá nhân ông có tác phong tế nhị khác với người bừa bãi, đó là một dụng tâm khéo léo chứng tỏ mình thuộc hạng người nào. 
     
Người vợ nhận phúng điều, rơi lệ cảm kích trước sự tế nhị của Lâm khoá trưởng. Không những không trách cứ việc ông không đến viếng tang lễ mà còn tỏ ra cảm kích muôn phần 
     
Việc này đến tai Trần khoá trưởng, trong lòng ông ta chợt có chủ ý: Sau này nếu gặp cơ hội như thế thì cũng y theo đó mà bào chế một phen... 
     
Quả nhiên, không lâu cơ hội lại đến (sự việc tựa hồ phát triển thuận lợi đến độ giống như sắp xếp một mẫu chuyện. Tuy tôi hoài nghi như vậy nhưng cho dù bịa đặt cũng không sao. Tóm lại, Trần khóa trưởng học theo Lâm khóa trượng, cũng gói loại giấy bạc mới để đi phúng điếu) 
     
Nhưng, nghe nói sau đó vợ của người chết đã oán trách và bảo với người khác rằng: 
    
“Con người của Trần khóa trưởng thật là không có hảo ý...” 
     
Mẫu chuyện trình thuật trên đây, trọng điểm muốn được biểu đạt đó là: Tuy là hành vi giống nhau, nhưng con người khác nhau nên động cơ làm việc khác nhau. Cũng một hành động giống hệt như thế nhưng sẽ mang lại cho người sự vui thích và chán ghét khác nhau. 
     
Cụ Chỉ hòa thượng mỗi khi có ai cật vấn Phật pháp thì ngài đưa lên một ngón tay. Sau đó có một đồng tử vì có người ngoài hỏi là hòa thượng đã dạy pháp nào trọng yếu nhất, đồng tử cũng đưa ngón tay lên để trả lời. Việc này sau khi hòa thượng nghe được, đã dùng dao chặt đứt ngón tay của đồng tử ấy. Đồng tử bị đau đớn khóc lóc rồi bỏ đi, hòa thượng gọi lại, đồng tử quay đầu, Cụ Chỉ lại đưa ngón tay lên, đồng tử đột nhiên lãnh ngộ. Khi Cụ Chỉ sắp viên tịch, ngài bảo với những đệ tử rằng: “Sau khi ta đã thể ngộ được Nhất Chỉ thiền từ Thiên Long Hòa Thượng, thọ dụng cả đời không hết”. Nói xong thì viên tịch. [ Vô Môn Quan] 
     
Năm tháng sanh thác của Cụ Chỉ hòa thượng đã không thể tra khảo được. Bài tựa bảo rằng sở học của ngài được truyền từ Thiên Long hòa thượng nhưng Thiên Long hòa thượng sanh và tịch vào năm nào thì cũng không thể tra cứu, chỉ biết thiền tăng là người ở vào cuối đời Đường. Nhưng việc này không trọng yếu, cái mà chúng ta muốn học là ngữ lục và hành nghi của ngài. 
     
Cụ Chỉ hòa thượng nhờ thầy của ngài là Thiên Long hòa thượng đưa ra một ngón tay (phải là ngón trỏ?) mà khai ngộ. Có lẽ đương thời Cụ Chỉ đã thỉnh giáo với Thiên Long hòa thượng “Cái gì là Phật?”, nên Thiên Long hòa thượng đã làm động tác như vậy? 
     
Nhưng, điều quan trọng xin quý vị chớ nên hiểu lầm rằng, ý của Thiên Long hòa thượng đã chẳng phải cho rằng ngón tay trỏ là Phật. Đại khái là khi Cụ Chỉ hỏi cái gì là Phật thì Thiên Long hoà thượng đã nhìn thấu rõ trong tận cùng tâm khảm của người đệ tử đã xem Phật là một tuyệt đối thể vừa sùng cao vừa uy nghiêm, vì thế để đánh tan thiên chấp của Cụ Chỉ nên ngài đã dùng ngón tay để điểm tỉnh sự mê vọng đó. 
     
Cụ Chỉ thấy thế tức khắc đại ngộ. 
     
Vẫn xin quý vị chớ nên hiểu lầm rằng, tuy chấp rằng ý nghĩa Phật là chí cao vô thượng vẫn là một sự chấp trước sai lầm, nhưng trước hết cũng không nên vì đó mà hiểu lầm rằng Phật là vật thuộc tầng thứ kém giống như ngón tay trỏ. Tóm lại, Phật là Phật, biết rõ Phật chỉ là Phật thì sẽ giác ngộ được chân lý. 
     
Về sau, khi những đệ tử thỉnh thị Cụ Chỉ hòa thượng bất cứ vấn đề gì, hòa thượng đều bật một ngón tay ra để đáp. Ở đây dường như lại dẫn đến một hiểu lầm khác cho độc giả, rằng ngài đã chấp vào Nhất Chỉ thiền. Tuy Phật pháp có đến 8 vạn 4 ngàn pháp môn, Cụ Chỉ hòa thượng chỉ độc chọn một pháp thì cũng đành chịu, nhưng nhất nhất đều sử dụng phương pháp này như thế có đúng không?...Có lẽ những pháp khác ngài cho rằng phiền phức nên dùng Nhất chỉ thiền thì cũng thế, mà làm mặt ma quỉ thì cũng vậy, thét một tiếng lớn cũng chả sao, bảo rằng “Sáng khoẻ” cũng không can chi, miễn sao sử dụng bất cứ pháp gì mà mục đích tối hậu có thể biểu đạt cái ý giống nhau là được. Đã vậy, cứ sảng khoái và đơn giản dùng Nhất Chỉ thiền để biểu thị lối nghĩ gọn gàng thuần nhát thì cũng chẳng có gì sai trái. Không cần làm bộ làm tịch, tất cả đều dùng một ngón tay lmà phương tiện tiêu biểu, trước sau gì Cụ Chỉ hòa thượng vẫn một mực lấy Nhất Chỉ Thiền để nhất tâm trả lời. 
     
Vì tiểu đồng chưa lãnh ngộ được đạo lý này, nên thấy hòa thượng giơ ngón tay trả lời đã lầm tưởng chìa ra một ngón tay tức là Thiền, là biểu đạt được thiền ý. Sự lãnh hội sai lạc về thiền này đã khiến tiểu đồng tử sinh ra bắt chước y hệt mà không tự biết mình đang sa vào mê vọng thiên chấp. 
     
Kỳ thực, bất cứ sử dụng phương thức nào cũng đều không thể biểu hiện thiền chân chính – Chính vì thế, thiền có thể biểu hiện qua bất cứ phương tiện thiện xảo nào, trong ấy bao gồm cả phương pháp sử dụng một ngón tay. Riêng trường hợp tiểu đồng tử vì chưa triệt ngộ được đạo lý này nên chỉ đơn thuần nghĩ là muốn biểu hiện là biểu hiện, thế thôi. 
     
Chính thế nên khi người khác hỏi: “Cái gì là Phật?” Tiểu đồng tử học theo cách biểu thị của hòa thượng mà đưa lên một ngón tay. 
     
Nhưng khi Cụ Chỉ hòa thượng biết được, ngài đã không cho giải bày điều gì mà lập tức chặt đứt ngón tay của tiểu đồng, sau đó đang khi đồng tử còn đớn đau khóc lóc, ngài lại đưa ra một ngón tay, ngay sát na chớp nhoáng ấy, tiểu đồng tử đã nhờ đó mà khai ngộ. 
     
Tiểu đồng tử đã liễu đạt được đạo lý gì mà khai ngộ? Thật rất khó thuyết minh. Nếu lấy lý mà luận đoán về thiền, trên căn bản đã là phí uổng miệng lưỡi, huống hồ muốn kẻ phàm phu chúng ta thuyết minh về cảnh giới khai ngộ. Cuối cùng thì việc sẽ như thế nào? Cảnh giới của người khai ngộ giống như người giàu thưởng thức sơn trân h ải vị và người nghèo nhất định không có cách nào có thể thẩm thấu được mùi vị thơm ngon trong ấy. 
     
Nhưng, ở đây tôi cần thuyết minh, nếu không, e sẽ làm cho độc giả hiểu lầm rằng phương thức “Miễn ngồi thiền” mà tôi đã đề xướng đó là sự treo đầu dê để bán thịt chó. 
     
Đối với tiểu đồng, có thể đây đúng là một loại “Khế cơ của phủ định” -- Đồng tử vì tin tưởng rằng Nhất Chỉ thiền có nghĩa là Phật, vì thế mà có thiên chấp mê vọng nên bị Cụ Chỉ hòa thượng chặt ngón. Tuy hơi tàn nhẫn, nhưng vì muốn phá trừ chấp trước của nó mới cắt đứt ngón tay của nó. Có lẽ sẽ có người chỉ trích việc làm tàn nhẫn này vì cho dù là thầy của người cũng không nên có hành động nhẫn tâm như thế. Không biết quý vị có từng nghe rằng thầy thuốc vì muốn cắt bỏ tế bao ung thư nên đã cắt bỏ một trong năm ngón tay. Có sao đâu. Huống chi đối với đồng tử chấp trước về Nhất Chỉ Thiền, thì ngón tay ấy khác gì tế bào bị ung thư. Cho nên, cắt đứt một ngón tay mà phá trừ được vọng chấp của tâm là điều rất cần thiết. 
     
Dẫu sao thì ngón tay cũng đã không còn nữa, nhưng, Cụ Chỉ hòa thượng vẫn chìa ra ngón tay để minh chứng rằng đây là Phật. Ý muốn nói rằng, đã không phải là ngón tay nữa, mà đích thị là Phật. 
     
Tiểu đồng vì mất ngón tay nên chợt hoàn toàn liễu ngộ. 
     
Vấn đề của Lâm khóa trưởng và Trần khóa trượng cũng thế. Trần khóa trưởng không được mọi người trọng vọng vì lẽ cho rằng giấy bạc mới mang ý nghĩa “kính trọng nhân viên dưới quyền”. Theo lý luận, thì dấu hiệu đồng nghĩa này quả tình đã không thuận hợp với luận lý, nhưng ông ta lại cả tin là muốn “kính trọng thuộc hạ” thì phải dùng bạc giấy mới để biểu hiện, vì thế mà ông đã y theo đó mà bày tỏ ý nghĩ của mình. 
     
So với tiểu đồng tử, vị Trần khóa trưởng đã thiếu mất “khế cơ của phủ định”, vì thế mà ông bị sự phản cảm của thuộc cấp và tang gia, có thể nói đó là việc làm phí uổng tâm sức. 
     
Theo cá nhân tôi thì tôi cho rằng cái gọi là thiền thường thường trong sự “phủ định” có mặt nghiêm túc và nhận chân của nó. Phủ định ngón tay, phủ định giấy bạc mới, phủ định chủa nghĩa hình thức, thậm chí phủ định cả “Phật”..., nhưng, trong tất cả phủ định, phải xô đẩy tư tưởng con người đến chỗ không còn bị cục hạn nữa mới đạt tới tự do thật sự. Như thế, vạn sự vạn vật lại được phú cho cái ý nghĩa hoàn toàn nguyên mới mẻ, như ngón tay có thể là Phật thì bạc giấy mới cũng có thể đồng nghĩa là “kính trọng thuộc hạ” vậy. 
 

c

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

æåŒ å æžœ đơn gia n chi la mô t câu xin lô i 村上市お墓 佛家说身后是什么意思 những hạt ngọc thầy trao æ ˆå ƒ 簡単便利戒名授与水戸 士用果 阿彌陀經教材 Ï Phật Nhập từ Tam muội phóng sinh Việc của năm cũ qua đi 大安法师讲五戒 Sóng 河南有专属的佛教 慧 佛學 Ngôi 南无阿弥陀佛 佛号 藏版 Phần 1 èˆ æ æ ƒ tien thu Do the van Co xuan ä½ å æ Žç ˆ åŽ ä tin túm niem Gio ngu nghi ve dieu giac ngo thu nhat trong kinh bat dai 教师节的对联 สโตร ส รา Uống trà giúp giảm cân Danh hiệu Avalokiteśvara trong Tịnh Độ Thầy 礼佛大忏悔文 华藏宗门 เพรงดนต ฟ tÃÆ 激安仏壇店 ý nghĩa lễ hằng thuận chí ï¾ ï¼