CHƯƠNG
II
HƯỚNG
CAO TĂNG HỌC TẬP THIỀN TÂM
DIỆU
PHÁP THOÁT LY TAI NẠN
ĐẠI NGU LƯƠNG KHOAN
Lương
Khoan thiền Sư, khi đề cập đến danh tánh ngài đã khiến
cho người cảm thấy có gì hết sức thân mật. Trong truyền
thuyết, vì thích hồn nhiên và tâm thơ trẻ vẫn còn, nên
ngài thường hay đùa giỡn với những trẻ nít, có một lần
cũng vì chơi trò cút bắt mà bị ngủ lùm cả đêm. Tóm lại,
ngài là con người vui tính và rất hòa hài.
Nhưng,
thân thế của Lương Khoan thiền sư lại tương đối hiển
hách, ngài là trưởng nam của quốc quân Sơn Bổn Gia Việt
hậu quốc thời kỳ Giang Hộ. Khi 18 tuổi (có sách nói 22 tuổi)
xuất gia làm tăng, chuyên tu theo Thiền Tào Động, có thể
bảo ngài là vị thiền tăng xuất gia chánh thống. Đồng thời
ngài cũng là một thi nhân kiêm thư pháp gia, viết chữ đẹp
nổi tiếng. Thơ của ngài đơn giản dễ hiểu nhưng giàu tính
triết lý, đặc biệt là có một thi pháp cao nhã không vẽ
vời. Ở đây xin giới thiệu cùng quý vị mấy bài thi Hán
của Lương Khoan thiền sư:
Hoa vô tâm chiêu Diệp
Diệp vô tâm tầm hoa
Hoa khai thời Diệp lai
Diệp lai thời hoa khai
Ngô diệc bất tri nhân
Nhân diệc bất tri ngô
Bất tri tùng đế tắc
Dư Hương hữu nhất nữ
Sĩ niên mỹ dung tư
Đông lý nhân triều ước
Tây lâm khách tịch kỳ
Hữu thời truyền dĩ ngôn
Hữu thời di dĩ tư
Như thị kinh tuế sương
Chí tế bất dữ di
Tùng bỉ thử hựu phi
Hứa thử bỉ bất khả
Quyết ý phó thâm uyên
Ai tai đồ nhữ vi
Đọc
xong bài Hán thi nầy, Khiến người ta liên tưởng đến hai
mỹ nữ Chân Gian Thủ Nhi Nại và Thố Nguyên Xứ Nữ trong
thi tập cổ điển “Vạn Diệp tập” của Nhật Bản. chân
Gian chính là thị xã Thi Xuyên, huyện Thiên Diệp ở Nhật
Bản hiện nay. Mỹ nữ Thủ Nhi Nại vì sợ làm phương hại
đến lòng cầu ái của quá nhiều thanh niên nên nàng đã nhảy
xuống sông tự tử. Còn Thố Nguyên Xứ Nữ thì theo truyền
thuyết là mỹ nữ ở ngoại ô thị xã Lô Ốc, huyện Binh
Khố hiện nay. Vây quanh bên người đẹp có hai chàng trai tên
là Huyết Chiêu tráng sĩ và Thố Nguyên tráng sĩ, hai người
nầy vì ghen tương nhau nên đã dùng kiếm để hướng vào
nhau. Thố Nguyên Xứ Nữ vì do cảm thấy xuất thân từ một
giai cấp thấp hèn, không bằng lòng việc hai người đàn ông
chỉ vì mình mà làm thương tổn đối phươong, thế nên nàng
đã quyết định dùng phương thức tự vận để giải quyết
vấn đề ba góc, luyến ái tay ba.
Câu
chuyện đến đây vẫn chưa chấm dứt Vào đem nàng tự tử,
Huyết Chiêu tráng sĩ nằm mộng thấy nàng tự vận nên tự
kết thúc tánh mạng để được đi theo kề cận mỹ nhân.
Thố Nguyên tráng sĩ hay tin cũng không chịu thua ông, đã sử
dụng đoản kiếm thường mang bên mình để kết liễu mạng
sống của mình.
Bài
Thu Lục trong “Vạn Diệp Tập” là bài truy điệu hai mỹ
nữ. Có thể Lương Khoa hòa thượng đã lấy tài liệu từ
hai truyền kỳ nầy mà viết thành bài Hán thi trên
“Ái”
xuất phát từ tâm. Nhân loại thường vì “Ái” mà lmà tổn
hại đối phương. Ái thường khi không thể làm cho đối tượng
mình “Ái” được bảo hộ, thăng hoa, trái lại còn làm
cho người mình thương bị tổn hại, ràng buộc. Vì thế khi
một người nói rằng: “Anh thương em”, kỳ thực lời nói
đó ít nhiều có tương thông với ý “Em phải thành nô lệ
của ta”
Người
Cơ Đốc giáo bảo phải thương thế nhân, nhưng Phật giáo
lại bảo rằng “Ái” là không tốt.
Kỳ
thực Cơ Đốc giáo và Phật giáo đối với định nghĩa của
ái đã chẳng giống nhau. Chữ “Ái” Phật giáo đề cập
đó là sự thương yêu được xuất phát từ trong bản vị
của tự ngã. Ái này chẳng phải cho và vì đối phương, mà
ái chính là cho và vì dục vọng của bản thân mình. Vì có
ái, mới có chấp trước và nảy sinh vọng niệm muốn người
mình ái hoặc sự vật mình ái vĩnh viễn thuộc về sở hữu
của mình, có thể nói ái kỳ thực là một loại dục vọng
ích kỷ.
Ở
trong Phật giáo, thay thế ái là “Từ Bi”
Tương
đối với “Ái” xuất phát nơi bản vị tự ngã là tâm
“từ bi” lấy đối tượng làm bnả vị. Từ Bi có ý nghĩa:
“Bạt khổ dữ lạc”, nghĩa là “cứu người khổ từ trong
bể khổ, và ban phát hạnh phúc an lạc đích thực cho mọi
chúng sanh”, đó là Từ Bi.
Vì
thế, Phật giáo là tôn giáo phủ định “Ái” nhưng khẳng
định “Từ Bi”
Trong
Hán thi của Lương Khoan thiền sư, chúng ta có thể thấy được
sự khẳng định tư tưởng nầy của ngài. Đương nhiên ngài
đã không vì muốn biểu đạt tư tưởng của Phật giáo mà
cố ý làm bài thi nầy, mà có thể nói bài thi này đã bộc
lộ một cách tự nhiên tâm lượng từ bi của ngài. Dẫu sao,
mong độc giả đừng quên định nghĩa về “chân ái: của
Phật giáo. Chân ái cũng có thể là một loại “Bi Tâm”
và chính qua bài thi nầy mà ta có thể cảm và thấy được
“Bi tâm” đó.
Tiếp
theo chúng tôi xin giới thiệu thêm bài Hán thi khác:
Gia hữu miêu dữ thử
Tổng thị nhứt mông bì
Miêu bảo bạch trú miên
Thử cơ huyền dạ chi
Miêu nhi hữu hà năng
Thứ sanh lữ trung cơ
Thử tử hữu hà nhất
Xuyên khí dã thái phi
Khí xuyên nhi khả bổ
Thệ giả bất phục quy
Nhược vấn tội khinh trọng
Xưng khả khuynh Miêu nhi
Vào
ngày 12 tháng 11, 1828, lúc Lương Khoan thiền sư vừa đúng 71
tuổi, tại xứ Tam Điền, kiến phó của Việt Hậu quốc đã
xảy ra một trận động đất lớn, kết quả 9,800 nhà cửa
bị sụp đổ, thiêu huỷ 1,200 nóc gia và con số tử thương
hơn 1,440 người. Căn cứ theo sách “Lý Khoa niên biểu” thì
trận địa chấn lúc ấy ở cấp 6.9. Sau cơn động đất,
Lương Khoan thiền sư gởi thư cho bạn là Sơn Điền Đỗ để
thông báo là ngài vẫn bình an:
“Động
đất thật đáng sợ, may là thảo am của bần tăng vô sự,
người nhà cũng an nhiên vô sự, may thật! may thật!
Nhưng,
khi tai nạn đến tuỳ theo cảnh ngộ mà an lạc, và lúc đối
đầu với tử vong thì vui vẻ thản nhiên mà chấp nhận, đây
là diệu pháp thoát ly tai nạn, Viết vào ngày 8-8.
Cẩn chí,
Sơn Điền Đỗ Cao Lão
Lương Khoan.”
Phàm
con người khi gặp tai nạn, chẳng khác nào những con trùng
nhỏ đang rơi vào lưới nhện, rất đau khổ sợ sệt nhưng
không biết phải làm sao. Tuy biết rõ dù sợ sệt nhưng không
biết phải làm sao. Tuy biết rõ dù sợ sệt cũng chẳng ích
lợi gì, nhưng không thể tự chủ được. Đây là điểm ngu
muội của phàm nhân. Bởi vì càng cảm thấy sợ hãi thì càng
quýnh quáng, kết quả càng bị cái lưới tơ đau khổ ràng
chặt không thoát nổi...
Nhưng
Lương Khoan thiền sư đã nói “Khi tai nạn đến tuỳ theo
cảnh ngộ mà an lạc, chết chóc xảy ra thì vui vẻ thản nhiên
mà chấp nhận, đó là diệu pháp thoát ly tại nạn”. Khi
tai nạn đến tuyệt đối không nên để tư tưởng bi rối
loạn, chỉ cần nội tâm không tương ứng với tai nạn thì
tự nhiên sẽ không khổ vì nó, đó tức là thiền. Lời nói
này của thiền tăng Lương Khoan quả xứng đáng là một thiền
sư đích thật...
Theo
truyền thuyết thì vào ngày 06 tháng 01 năm 1831 Đại Ngu Lương
Khoan thiền sư đã an nhiên thị tịch trước sự chứng kiến
của rất nhiều người, ngài hưởng thọ 74 tuổi. Trước
giờ lâm chung ngài còn làm một bài kệ từ giã trần thế,
ngài đã thực thi câu nió của chính ngài đó là “Khi sự
chết đến thì chấp nhận một cách vui vẻ tự nhiên”.
Đổng triệt lý biên