CHƯƠNG
II
HƯỚNG
CAO TĂNG HỌC TẬP THIỀN TÂM
HÀNH
ĐỘNG NGU MUỘI CỦA VIỆC
MÀI
GẠCH LÀM KÍNH
(MA
CHUYÊN TÁC KÍNH)
MÃ TỔ ĐẠO NHẤT
Trong
số đệ tử của Lục Tổ Huệ Năng đại sư có hai vị thiền
sư ưu tú, đó là Nam Nhạc Hoài Nhượng và Thanh Nguyên Hành
Tư. Thanh Nguyên thiền thiền sư có đệ tử là Thạch Đầu
Hy Thuyên, còn Nam Nhạc thiền sư thì có Mã Tổ Đạo Nhất.
Thạch Hầu Hy Thuyên thiền sư đã truyền bá thiền pháp ở
Hồ Nam một cách rực rỡ, còn Mã Tổ Đạo Nhất thiền sư
thì hoằng dương ở vùng Giang Tây. Có thể nói, Thiền Tôn
của Trung Quốc đã do bốn vị thiền sư là Nam Nhạc, Mã Tổ,
Thanh Nguyên và Thạch Đầu mà Thiền tôn đã rực sáng một
cách dị thường.
Mẫu
chuyện dưới đây là mẫu chuyện có liên quan đến Mã Tổ
Đạo Nhất (709-788) khi ngài còn tu hành dưới môn hạ của
Nam Nhạc Hoài Nhượng.
Trong
truyền thuyết, Mã Tổ thiền sư là người có vóc hình khôi
vũ “Ngó như hổ, đi như trâu, lưỡi thè khỏi mũi, chân
đạp thành chữ”. Khi ngài còn là môn hạ của Hoài Nhượng
hằng ngày đều rất tinh cần và thường ngồi xếp bằng
tham thiền nhập định. Mãi đến một hôm, Hoài Nhượng thiền
sư hỏi Mã Tổ:
“Ngươi làm gì đó?”
“Ngồi thiền mà!”
“Tại sao phải ngồi thiền?”
“Vì muốn thành Phật”.
Hoài
Nhượng thiền sư nghe câu trả lời của Mã Tổ, liền ngồi
xuống bên cạnh Mã Tổ, tiếp đó ngài nhặt những thớt gạch
chất kế bên chân chẳng nói chẳng năng gì, cứ cắm cúi
mài gạch trên đá.
Trông
thấy cử chỉ quái gở của sư phụ, Mã Tổ giật mình hỏi:
“Sư phụ! Ngài làm gì thế?”
“Mài gạch”.
“Tại sao mài gạch?”
“Vì muốn mài gạch thành gương soi”.
“Nhưng bạch sư phụ! gạch có mài thế nào cũng không thể
thành kiếng gương được!”
“Ồ, vậy sao? Nếu ngươi hiểu rõ đạo lý này, tại sao
ngươi còn muốn ngồi thiền để thành Phật? Tọa thiền cũng
không thể thành Phật đâu!”
Mã Tổ nhất thời đã không lời đáp lại.
Một
lát sau, Mã Tổ lại thỉnh giáo với Hoài Nhương thiền sư:
“Đệ tử phải làm thế nào?”
“Một người đang khiển xe bò, xe bò bất động, theo ngươi
nên dùng roi đánh xe, hay dùng roi đánh bò?”
Mã
Tổ hoát nhiên tức khắc đại ngộ. Nguyên là mình cú mãi
làm công việc lấy roi đánh xe, một hành vi xuẩn ngốc. Cũng
nhờ cơ duyên này mà sau đó Mã Tổ đã kế thừa y bát của
Hoài Nhượng.
Đoạn
đối đáp này đối với chúng ta có phần nan giải. Đại
khái thì dụng ý mài gạch của Hoài Nhượng là để kho8i
dậy cái đạo lý ngồi thiền vô dụng của Mã Tổ? Bề ngoài
thì bảo rằng ngồi thiền là vô dụng, nhưng thực tế có
đúng như thế không?
Biểu
đạt của Hoài Nhượng kỳ thực chỉ muốn sửa đổi lại
kiến giải sai lầm “Ngồi thiền tức có khai ngộ thành Phật”
của Mã Tổ. Thật vậy, vì mọi người đều có Phật tánh,
nên có thể nhờ vào phương thức ngồi thiền mà kiến tánh
thành Phật. Nhưng, nếu cừ bảo thủ rằng ngồi thền thì
sẽ có thể thành Phật, thành Tổ, thì phải chăng đó chính
là một loại chấp trước? Như thế, không những ngồi thiền
dã không thể giải thoát mà trái lại còn bị phương pháp
tọa thiền ràng buộc. Hoài Nhượng thiền sư đã giảng dạy
quan niệm quan trọng này cho Mã Tổ.
Ví
như những người làm việc ở Nhật Bổn, công tác luôn luôn
được đạt lên hàng đầu. Nhất là những người đảm nhiệm
chức vụ trung cấp trở lên, ngày đêm thường phải cắm
cúi trong công tác mà không tự biết. Tuy nhiên chính nhờ sự
nhiệt tình công tác này đã biến đổi cục diện Nhật Bản
trở nên một quốc gia siêu cường về kinh tế, nhưng, cũng
vì thế mà bị các nhân sĩ Âu Mỹ phê bình là “Động vật
kinh tế”.
Đối
với “Động vật kinh tế” của người Nhật, thì rõ ràng
lời của Hoài Nhượng thiền sư đã gọi họ quay về “Nhân
tính”. Công tác cố nhiên rất trọng yếu, nhưng không thể
vì đó mà biến thành nô lệ của công tác. Theo ví dụ của
Hoài Nhượng thiền sư, thì chẳng khác nào người khiển xe
bò đã không đánh bò mà cứ đánh xe, quả thật đây chính
là một việc làm điên đảo.
Nhưng,
phải chăng khi bị phê bình là một “Động vật kinh tế”
thì lại bỏ bê toàn bộ trách nhiệm công tác? Cũng thế,
tọa thiền để mong thành gương soi, nói thế phải chăng cho
rằng tọa thiền là điều hoàn toàn không có ý nghĩa? Nếu
nghe lời của Nam Nhạc thiền sư mà giải thích như thế thì
bị rơi vào tình trạng đổi thay quá quắt.
Điểm
khó của thiền là chỗ này.
Chấp
trước vào việc tọa thiền không thành Phật đã đành, nhưng
nếu không tọa thiền thì cũng không thể thành Phật. Phàm
mọi sự đều nên hành trì theo lý Trung đạo. Đối với thiền
biết một mà giải nữa là việc hết sức nguy hiểm.
Trong
điển tịch thiền học, đã có hai đoạn liên quan đến sự
vấn đáp của Mã Tổ thiền sư, đó là nhắm vào câu hỏi
“Thế nào là Phật” để khai triển. Do ở nội dung trả
lời khác nhau, nên khi nghe qua có thể khiến cho người nghe
thu thập ít nhiều.
Một
tăng nhân hỏi Mã Tổ:
“Thế
nào mới gọi được là Phật?”
Mã
Tổ trả lời:
“Tức
tâm tức Phật”.
“Tức
tâm tức Phật”, có nghĩa “Tâm tức là Phật, Phật tức
là tâm”. Nhưng khi một tăng nhân khác cũng khỏi cùng một
vấn đề, Mã Tổ lại trả lời:
“Phi
tâm phi Phật”.
“Phi
tâm phi Phật”, tức là phủ định câu “Tức tâm tức Phật”
như đã dìễn thuật ở trên. Sự thật, tâm tức là Phật,
có lẽ vì muốn tránh sự thiên chấp ở tâm quá đáng, có
nghĩa là đạo lý của Phật mà bị tâm sở sai khiến nên
biến thành một vật nô lệ của tâm, cho nên Mã Tổ thiền
sư mới trả lời như thế?
Tôi
xin lấy bản thân tôi làm thí dụ: Tôi thường bị đứa con
của tôi chất vấn:
“Có
lúc ba nói chuyện quá mâu thuẩn!”
“Ồ!
Mâu thuẩn thế nào?”
“Mấy
ngày trước ba nói với con, gát bài lại cũng không quan hệ
gì, ba bảo đừng nên quá chú ý đến bài vở của nhà trường.
Nhưng tại sao vừa rồi ba lại bảo con phải ngoan ngoãn cố
công đọc sách?”
Con
tôi mới học lớp 6, mà đã mạnh dạn kháng nghị với tôi.
Tôi đáp:
“Không
có chổ nào mâu thuẩn cả!”
“Nhưng
rõ ràng là ba đã nói không dụng công cũng chẳng sao mà!”
“Đúng,
ba có nói như vậy”.
“Thế
thì tại sao đêm nay ba lại nói khác? Bao bảo hãy ngoan ngơãn
dụng công đọc sách”.
“Ba
thấy chưa, điều đó không phải mâu thuẫn sao?”